intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bù nước cho trẻ như thế nào?.Trời nóng, trẻ dễ bị mất nước nên rất nguy hiểm. Trẻ bị mệt mỏi, táo bón, mạch máu dễ tổn thương. Vậy bù nước cho trẻ như thế nào? Thiếu nước: Hạ huyết áp, tim đập nhanh Mùa hè nắng nóng, thời tiết oi bức làm cơ thể dễ bị mấ

Chia sẻ: Ma Nhac Phi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

109
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bù nước cho trẻ như thế nào? .Trời nóng, trẻ dễ bị mất nước nên rất nguy hiểm. Trẻ bị mệt mỏi, táo bón, mạch máu dễ tổn thương. Vậy bù nước cho trẻ như thế nào? Thiếu nước: Hạ huyết áp, tim đập nhanh Mùa hè nắng nóng, thời tiết oi bức làm cơ thể dễ bị mất nước, nhất là trẻ em vì tính hiếu động, ham chơi đùa làm cho trẻ bị xuất tiết nhiều mồ hôi khiến trẻ càng dễ bị thiếu nước. Vì vậy, người lớn nên chủ động cung cấp lượng nước cho trẻ. Không...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bù nước cho trẻ như thế nào?.Trời nóng, trẻ dễ bị mất nước nên rất nguy hiểm. Trẻ bị mệt mỏi, táo bón, mạch máu dễ tổn thương. Vậy bù nước cho trẻ như thế nào? Thiếu nước: Hạ huyết áp, tim đập nhanh Mùa hè nắng nóng, thời tiết oi bức làm cơ thể dễ bị mấ

  1. Bù nước cho trẻ như thế nào?
  2. Trời nóng, trẻ dễ bị mất nước nên rất nguy hiểm. Trẻ bị mệt mỏi, táo bón, mạch máu dễ tổn thương. Vậy bù nước cho trẻ như thế nào? Thiếu nước: Hạ huyết áp, tim đập nhanh Mùa hè nắng nóng, thời tiết oi bức làm cơ thể dễ bị mất nước, nhất là trẻ em vì tính hiếu động, ham chơi đùa làm cho trẻ bị xuất tiết nhiều mồ hôi khiến trẻ càng dễ bị thiếu nước. Vì vậy, người lớn nên chủ động cung cấp lượng nước cho trẻ. Không những thế, biết chọn lọc đồ uống vừa giải khát vừa bổ dưỡng thì không phải phụ huynh nào cũng làm được. Theo Ths.BS Đinh Thạc, BV Nhi đồng 1, TP. HCM, nước có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là những phản ứng sinh học của cơ thể giúp cơ thể phát triển và thích ứng với những tác động từ môi trường bên ngoài. Theo phản ứng tự nhiên, khi thiếu nước cơ thể sẽ ưu tiên đưa nước tới các cơ quan trọng yếu như não, tim, gan, phổi, thận, đồng thời giảm lượng nước tới các cơ quan ít quan trọng hơn
  3. như tiêu hóa, cơ, khớp, da và niêm mạc, chính vì vậy dấu hiệu thiếu nước sẽ xuất hiện sớm nhất ở các cơ quan ít quan trọng này. Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế. Vì vậy, nếu thiếu nước nhẹ và vừa sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ, đi tiểu ít, táo bón; da khô, ngứa vì các tế bào da thiếu nước bị bong tróc, nổi mụn trứng cá; chảy máu mũi vì niêm mạc khô, mạch máu dễ tổn thương; nhức đầu, chóng mặt, cơ bắp mềm yếu; dễ tái phát viêm tiết niệu vì ít nước tiểu nên không loại trừ được các chất cặn bã và vi khuẩn qua đường tiểu; sỏi thận cũng dễ hình thành hoặc tái sinh do sự cô đặc các chất khoáng. Thiếu nước còn tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng hầu họng, đường hô hấp do không khí qua mũi không được làm ẩm, gây kích thích và làm cho phổi nhạy cảm với khói, bụi, hóa chất, viêm mũi dị ứng…
  4. Thiếu nước trầm trọng dẫn đến hạ huyết áp, tim đập nhanh, tiểu tiện ít; miệng khô, rất khát nước; da, niêm mạc khô, không có mồ hôi; mắt khô và sưng đau, cơ thể mất thăng bằng… Theo khuyến cáo của của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), lượng nước cần thiết hàng ngày cho cơ thể thay đổi tùy theo từng khu vực và theo từng lứa tuổi. Tại vùng nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, do khí hậu lượng mồ hôi thải ra lớn nên lượng nước mất đi mỗi ngày khoảng 1,8 – 2 lít nước. Nếu ăn nhiều canh, rau thì lượng nước uống hàng ngày cần thiết đối với người lớn khoảng 1 lít (5 – 6 ly nước), nếu bữa ăn ít canh, rau thì nên uống nhiều hơn, khoảng 1,5 lít nước mỗi ngày. Mỗi ngày trẻ em cần uống khoảng 50 – 60ml nước cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Nhu cầu nước uống tăng lên trong một số trường hợp như trẻ ra mồ hôi quá nhiều sau khi hoạt động thể lực hoặc trong thời tiết nắng nóng của mùa hè.
  5. Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình, những bài thuốc chữa bệnh nhân gian. Bổ sung nước, chất bổ dưỡng thế nào? Theo bác sĩ Đinh Thạc, bất kỳ loại nước giải khát nào cho trẻ uống cũng cần đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Nước giải khát cho trẻ uống không quá ngọt vì chứa nhiều đường, sẽ làm cho trẻ dễ đầy bụng hoặc ngang dạ gây ảnh hưởng đến các bữa ăn chính của trẻ.
  6. Nếu cần nước giải khát có màu sắc bắt mắt, phụ huynh có thể chọn những loại nước ép từ trái cây tươi tự nhiên, đảm bảo bổ dưỡng, vừa an toàn cho sức khỏe của trẻ. Thức uống dùng cho trẻ phải phù hợp theo lứa tuổi, trẻ nhỏ 0 – 6 tháng tuổi nên cho bú mẹ hoàn toàn không cần uống thêm bất cứ loại nước gì khác vì sữa mẹ chứa một lượng nước rất dồi dào. Lứa tuổi ăn dặm từ 6 – 12 tháng tuổi ngoài các bữa ăn chính có thể cho trẻ uống thêm nước sôi nguội, nước suối, nước canh, nước cháo hoặc một ít nước ép trái cây tươi các loại mà trẻ yếu thích tùy theo tình trạng thiếu nước của trẻ. Trẻ từ 1 tuổi hoặc lớn hơn có thể uống bất cứ loại nước nào mà người lớn sử dụng. Sau đây là một số loại nước giải khát khuyên dùng cho trẻ vào mùa hè nắng nóng
  7. Nước chanh, cam: chứa nhiều vitamin C, vừa có công hiệu giải khát, giải nhiệt rất tốt, còn tác dụng làm đẹp da, sát khuẩn, trị ho… Nước mía tươi: tác dụng giải khát, lại bổ dưỡng cho sức khoẻ nhờ mía có vị ngọt, tính hàn, giàu dinh dưỡng, nhưng phụ huynh không nên cho trẻ uống quá nhiều. Dưa hấu hay dưa bở: gọt bỏ vỏ xay hay ép lấy nước cho một chút đường uống vừa giải nhiệt, giải khát và bổ dưỡng. Rau má: xay lấy nước uống, thêm chút đường cho dễ uống, có tác dụng giải nhiệt tốt. Xoài ép: một ly nước xoài tươi khoảng 160 ml cung cấp 75 kcal và hơn 50% nhu cầu trong ngày về vitamin C. Sữa chua: rất tốt trong ngày hè vì có lợi cho tiêu hóa và còn có tác dụng làm đẹp da.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0