intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bước đầu khảo sát mối liên hệ giữa đô thị hóa và sự biến động sinh viên ở Việt Nam (Qua phân tích số liệu các vùng kinh tế - xã hội giai đoạn 2015-2020)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

5
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày mối quan hệ giữa đô thị hóa và sự phát triển của nhu cầu giáo dục đại học thông qua việc khảo sát sự tương quan giữa các yếu tố xã hội quan trọng của đô thị hóa (dân số, thị dân, di cư) với sinh viên tại các vùng kinh tế của Việt Nam bao gồm: Đồng bằng sông Hồng; Đông Nam Bộ; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; Đồng bằng sông Cửu Long; Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bước đầu khảo sát mối liên hệ giữa đô thị hóa và sự biến động sinh viên ở Việt Nam (Qua phân tích số liệu các vùng kinh tế - xã hội giai đoạn 2015-2020)

  1. BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT MỐI LIÊN HỆ GIỮA ĐÔ THỊ HÓA VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG SINH VIÊN Ở VIỆT NAM (Qua phân tích số liệu các vùng kinh tế - xã hội giai đoạn 2015 - 2020) Lê Vy Hảo1 Tóm tắt: Bài viết trình bày mối quan hệ giữa đô thị hóa và sự phát triển của nhu cầu giáo dục đại học thông qua việc khảo sát sự tương quan giữa các yếu tố xã hội quan trọng của đô thị hóa (dân số, thị dân, di cư) với sinh viên tại các vùng kinh tế của Việt Nam bao gồm: Đồng bằng sông Hồng; Đông Nam Bộ; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; Đồng bằng sông Cửu Long; Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Kết quả bước đầu cho thấy dân số đô thị và di cư có mức độ tương quan tuyến tính với số lượng và sự biến động sinh viên. Điều này cho thấy đô thị hóa là một yếu tố thúc đẩy sự phát triển của giáo dục đại học. Kết quả của bài viết có thể trở thành cơ sở tham khảo cho chiến lược phát triển giáo dục của các tỉnh, thành cũng như của các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam. Từ khóa: đại học, đô thị hóa, Đông Nam Bộ, sinh viên, vùng INITIAL INVESTIGATION OF THE LINK BETWEEN URBANIZATION AND STUDENT CHANGE IN VIETNAM (Through data analysis of socio-economic regions in the period 2015 - 2020) Abstract: The article presents the relationship between urbanization and the development of higher education demand through examining the correlation between important social factors of urbanization (population, urbanization, migration, residence) with students in economic regions of Vietnam including the Red River Delta; Southeast; North Central and Central Coast; Mekong Delta; Northern Midlands and Mountains and Central Highlands. Initial results show that urban population and migration have a linear correlation with the number and fluctuations of students. This shows that urbanization is a factor promoting the development of higher education. The results of the article can become a reference for the educational development strategies of provinces, cities as well as higher education institutions in Vietnam. Keywords: university, urbanization, Southeast, students, region 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sau một giai đoạn có dấu hiệu sụt giảm do ảnh hưởng tỷ lệ sinh thấp, giáo dục đại học của Việt Nam trong những năm đầu thập niên 2020 đã có sự tăng trưởng trở lại về số lượng cơ sở đào tạo và số lượng sinh viên. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong năm học 2020 - 2021, số lượng sinh viên của Việt Nam là 1.905.956, nhưng lại phân bố thiếu đồng đều giữa các vùng kinh tế - xã hội. Hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ tập trung hơn một nửa sinh viên cả nước. Trong khi đó, vùng Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên có chỉ số giáo dục đại học thấp nhất cả về cơ sở đạo tạo, số lượng sinh viên và tỷ trọng sinh viên/1 vạn dân (Hình 1). Qua thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể thấy sự phân bố của sinh viên thường tập trung ở những vùng đồng bằng đô thị lớn, nơi đông dân, có điều kiệu kinh tế - xã hội tốt. Thống kê cũng chỉ ra một số điểm bất thường về phân bố sinh viên: Trường hợp 1: Tỷ lệ dân số của Đông Nam Bộ chỉ cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long 1% (18,8% so với 17,75%) trong tổng dân số cả nước nhưng số sinh viên lại gấp 4 lần (Đông Nam Bộ chiếm 33,87% so với Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 8,24%). 1. Trường Đại học Thủ Dầu Một (Thu Dau Mot University). Email: haolv@tdmu.edu.vn. 156
  2. Trường hợp 2: So với Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung, tỷ trọng dân số Đông Nam Bộ thấp hơn 2,05%, nhưng tỷ trọng sinh viên lại gấp 2,57 lần (Đông Nam Bộ chiếm 33,87% so với Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung chiếm 13,19%). Trường hợp 3: So với Đồng bằng sông Hồng, tỷ trọng dân số Đông Nam Bộ thấp hơn khoảng 4,7%, tỷ trọng sinh viên của Đông Nam Bộ cũng thấp hơn Đồng bằng sông Hồng tương ứng khoảng 6% (Đông Nam Bộ chiếm 33,87% so với Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 39,86%). Tuy nhiên, Đông Nam Bộ lại vượt hơn Đồng bằng sông Hồng về tỷ trọng sinh viên trên/1 vạn dân (Đông Nam Bộ có 373 sinh viên/1 vạn dân so với Đồng Bằng sông Hồng chỉ có 352 sinh viên/1 vạn dân). Điều này có nghĩa là phân bố sinh viên của Đông Nam Bộ cao hơn so với Đồng bằng Sông Hồng khi đặt trong đối sánh về quy mô dân số giữa hai vùng. Hình 1. Thống kê sinh viên các vùng kinh tế - xã hội Việt Nam. (Nguồn: Hướng Sáng, 2024) Những vấn đề trên cần có sự quan tâm nghiên cứu, lý giải để tìm ra những yếu tố tác động đến sự phát triển và phân bố sinh viên, từ đó có cơ sở để hoạch định chiến lược phát triển giáo dục đại học để đáp ứng nhu cầu của người học. Bài viết nghiên cứu tìm ra mối liên hệ giữa các yếu tố xã hội của đô thị hóa2 và những sự biến động của sinh viên, từ đó đưa ra khuyến nghị cho chính quyền cũng như các cơ sở đào tạo ở những vùng và địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh như Đông Nam Bộ và tỉnh Bình Dương. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong tham luận này, chúng tôi sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích và so sánh số liệu thu thập từ Tổng cục Thống kê Việt Nam và một số nguồn khác để tìm ra mối liên hệ giữa lĩnh vực xã hội của đô thị hóa và việc phân bố sinh viên giữa các vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam. Những chỉ số xã hội liên quan đến đô thị hóa được sử dụng trong bài viết là dân số, dân số đô thị, tỷ suất di cư thuần trong hai năm 2015 và 2020 (trước khi có những biến động về xã hội do đại dịch COVID- 19 gây ra) để đối sánh với số lượng sinh viên và tỷ lệ sinh viên. Cơ sở lý thuyết của bài viết dựa vào một số kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa đô thị hóa và giáo dục đại học cũng như mối quan hệ giữa dân số và đô thị hóa với sinh viên. Về mối quan hệ giữa đô thị hóa và giáo dục đại học, Nukhet Konuk và cộng sự của mình (2016) nghiên cứu về mối quan hệ giữa đô thị hóa và giáo dục đã khẳng định gia tăng số lượng và nâng cao chất lượng của các cơ sở giáo dục trong các đô thị ở Thổ Nhĩ Kỳ. Meimei Wang và Bas van Leeuwen 2. Chúng tôi nhận thức rằng có rất nhiều lĩnh vực của đô thị hóa có thể tác động đến số lượng sinh viên như thu nhập, mức sống, việc làm, trình độ dân trí,… Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ tiếp một số yếu tố của lĩnh vực xã hội liên quan đến đô thị hóa bao gồm quy mô dân số, dân số đô thị (thị dân), tỷ suất di cư thuần để nghiên cứu. 157
  3. (2019) khi nghiên cứu về tác động của đô thị hóa đến giáo dục Trung Quốc cho rằng đô thị hóa đòi hỏi nhiều giáo dục hơn, do đó việc mở rộng giáo dục cũng được đưa vào chiến lược của chính phủ. Wenying Zhao (2023) đã chỉ ra mối hệ tích cực giữa đô thị hóa với sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học Trung Quốc. Kết quả mà Wenying Zhao đưa ra có thể là một cơ sở tham khảo để tác giả tiến hành bài viết này vì đô thị hóa ở Trung Quốc có nhiều đặc điểm tương đồng với quá trình đô thị diễn ra tại Việt Nam, nhất là sự phổ biến của hiện tượng di cư nông thôn - thành thị trong quá trình đô thị hóa. Nghiên cứu về quan hệ giữa dân số và đô thị hóa với sinh viên, Eyal Apatov1 và Arthur Grimes (2019) khảo sát mối quan hệ giữa các cơ sở giáo dục đại học với dân số địa phương và tăng trưởng việc làm, sử dụng mẫu gồm từ 57 địa phương thuộc lãnh thổ New Zealand từ năm 1986 đến năm 2013. Kết quả cho thấy tỷ lệ sinh viên đại học toàn thời gian (hoặc tương đại học) tăng 1 điểm phần trăm có liên quan đến mức tăng 0,19 điểm phần trăm trong tốc độ tăng trưởng dân số và 0,14 việc làm trung bình hàng năm. Smiljana Jošić và cộng sự (2022) so sánh giữa giáo dục nông thôn và đô thị ở vùng Balkan cho thấy sự chênh lệch về tỷ trọng sinh viên giữa vùng đô thị và nông thôn của các quốc gia vùng này: Albania có tỷ trọng sinh viên khu vực đô thị chiếm 63%, khu vực nông thôn 37%; Bonia & Herzagovina có tỷ trọng sinh viên khu vực đô thị chiếm 60%, khu vực nông thôn 40%; Montenegro có tỷ trọng sinh viên khu vực đô thị chiếm 85%, khu vực nông thôn 15%,… Kết quả của những nghiên cứu trên là cơ sở để tìm hiểu mối quan hệ giữa đô thị hóa và sự biến động sinh viên. Để đặt cơ sở cho việc khảo sát về sự tương quan giữa các yếu tố xã hội của đô thị hóa (dân số, dân số đô thị, di cư) với sinh viên, chúng tôi thiết ra khung phân tích: Hình 2. Khung phân tích tương quan giữa đô thị hóa và số lượng sinh viên Các giả thuyết được đưa ra trong khung phân tích như sau: 1. Đô thị hóa có liên quan đến biến động dân cư và ngược lại quy mô dân cư là tiêu chí để đánh giá đô thị. 2. Đô thị hóa thúc đẩy dân số đô thị tăng; dân số đô thị tăng làm cho đô thị hóa nhanh hơn. 3. Di cư là yếu tố thúc đẩy gia tăng dân số đô thị, góp phần gia tăng quy mô dân số, qua đó thúc đẩy quá trình đô thị hóa. 4. Sự thay đổi về quy mô dân số quan hệ đến sự tăng lên hay giảm xuống của số lượng sinh viên. 5. Sự gia tăng dân tố đô thị dẫn đến sự gia tăng số lượng sinh viên. Trên cơ sở khung lý phân tích, chúng tôi đưa ra một số câu hỏi và giả thuyết sau: Bảng 1. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu STT Câu hỏi Giả thuyết 1 Quy mô dân số có phản ánh quy mô sinh viên? Dân số càng đông, sinh viên càng nhiều và ngược lại. Đô thị hóa tăng tỷ lệ đô thị hóa và quy mô dân số. Quy mô Đô thị hóa có động đến biến động sinh viên 2 dân số và dân số đô thị lớn → tỷ lệ sinh viên trong dân số bằng cách nào? càng cao, sinh viên càng nhiều. 158
  4. Di cư làm tăng dân số và dân số đô thị → tăng tỷ lệ đô thị 3 Di cư có tác động đến đô thị hóa không? hóa Di cư làm tăng quy mô dân số và dân số đô thị (vùng nhập Di cư có có ảnh hưởng đến biến động sinh 4 cư) và giảm dân (vùng xuất cư) từ đó gây ra biến động về viên như thế nào? số lượng sinh viên. (Nguồn: Tác giả thiết lập) 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Một số luận giải về mối quan hệ giữa số lượng sinh viên với các yếu tố xã hội liên quan đến đô thị hóa 3.1.1. Luận giải 1 - Quy mô dân có mối quan hệ với số lượng sinh viên Số lượng sinh viên đại học phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có quy mô dân số. Đây là cách lý giải đơn giản nhất vì càng đông dân, nhu cầu về giáo dục đào tạo càng lớn. Bảng 2 và cho ta thấy mối liên hệ theo tỷ lệ thuận giữa số dân số và số sinh viên, tức dân số càng đông, sinh viên càng nhiều. Cụ thể một số vùng ở nhóm cao và thấp như sau: Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ có dân số đông nhất và thứ hai cả nước nên hai vùng này có số lượng sinh viên cao nhất (Đồng bằng sông Hồng xếp thứ nhất với 744.757 sinh viên và Đông Nam Bộ xếp thứ hai với 651.727 sinh viên). Tương tự, trường hợp vùng Trung du và miền núi phía Bắc và vùng Tây Nguyên dân số ít nhất cả nước nên hai vùng này có số lượng sinh viên thấp nhất (Trung du và miền núi phía Bắc xếp thứ 5/6 trong các vùng trong cả nước về số sinh viên, Tây Nguyên xếp thứ 6/6). Bảng 2. Phân bố sinh viên các vùng kinh tế - xã hội năm 2020 dựa trên quy mô dân số (sắp xếp các vùng theo thứ tự giảm dần về dân số) Tỷ trọng sinh viên so với Vùng Dân số Số sinh viên cả nước (%) Đồng bằng sông Hồng 22.920.180 744757 39,86 Đông Nam Bộ 18.342.890 651727 33,87 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 20.343.180 254965 13,91 Đồng bằng sông Cửu Long 17.318.550 160653 8,21 Trung du và miền núi phía Bắc 12.725.780 63633 3,33 Tây Nguyên 5.932.110 30221 1,50 (Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2020) Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào số dân khó có thể giải thích được về sự chênh lệch sinh viên giữa các vùng. Hình 2 khảo sát sự phân tán giữa biến số quy mô dân số và số lượng sinh viên cho thấy quy mô dân số và số lượng sinh viên có quan hệ đồng biến nhưng độ chụm các biến không cao, nghĩa là mức độ đồng biến không cao. Quan trọng hơn, mặc dù hệ số tương quan Pearson là 0.748 những giá trị Sig. = 0.87 (> 0.05) không có ý nghĩa kiểm định. Như vậy, chưa đủ bằng chứng để khẳng định có sự liên quan giữa quy mô dân số và sinh viên. Thực tế cho thấy những trường hợp ngoại lệ. Chẳng hạn như dân số vùng Đông Nam Bộ chỉ hơn vùng Đồng bằng sông Cửu Long 1 triệu dân nhưng sinh viên lại gấp 4 lần. Hay như trường hợp vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung dân số lớn hơn Trung du và miền núi phía Bắc 37,5% nhưng số lượng sinh viên lại gấp 4 lần. Một trường hợp nữa là dân số Đông Nam Bộ ít hơn Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung đến 2 triệu người nhưng số sinh viên của Đông Nam Bộ lại nhiều hơn đến 2,5 lần (Bảng 2). 159
  5. Correlations Danso Sinhvien Pearson Correlation 1 .748 Danso Sig. (2-tailed) .087 N 6 6 Pearson Correlation .748 1 Sinhvien Sig. (2-tailed) .087 N 6 6 Hình 3. Phân tán biến số và hệ số tương quan giữa biến số dân số và số lượng sinh viên (Nguồn: Tác giả thiết lập bằng SPSS) 3.1.2. Luận giải 2 - Dân số đô thị có tác động đến số lượng sinh viên Ở Luận giải 1, ta thấy mặc dù giữa quy mô dân số với số lượng sinh viên dường như có sự liên hệ: quy mô dân số đông hơn, số lượng sinh viên lớn hơn. Tuy nhiên, lý giải này vẫn còn có điểm chưa chặt chẽ thể hiện kết quả kiểm định đã trình bày ở trên. Căn cứ vào Bảng 2, có thể thấy dân số vùng Đồng bằng sông Hồng đông hơn vùng Đông Nam Bộ vì vậy số lượng sinh viên lớn hơn, nhưng không đồng nhất về tỷ lệ chênh lệch: tỷ lệ chênh lệch giữa dân số hai vùng là 20% (tức dân số Đồng bằng sông Hồng lớn hơn dân số Đông Nam Bộ 20%), tỷ lệ chênh lệch sinh viên chỉ là 12,5%. Đáng lưu ý hơn là 5 năm trước, số lượng sinh viên vùng Đồng bằng sông Hồng nhiều hơn Đông Nam Bộ đến 31%, trong khi dân số Đồng bằng sông Hồng lớn hơn dân số Đông Nam Bộ 23%. Như vậy, trong giai đoạn 2015 - 2020, dân số Đông Nam Bộ tăng trưởng nhanh để giảm bớt khoảng cách so với Đồng bằng sông Hồng (từ chênh lệch 23% xuống chênh lệch 20%). Trong khi đó, số lượng sinh viên vùng Đông Nam Bộ còn phát triển mạnh mẽ hơn tốc độ tăng dân số, qua đó nhanh chóng rút ngắn đáng kể so khoảng cách với Đồng bằng sông Hồng (từ chênh lệch 30,7% năm 2015, xuống còn 12,5% năm 2020) (Bảng 3). Yếu tố tác động chính đến tự gia tăng dân số và sinh viên của Đông Nam Bộ không phải do gia tăng tự nhiên mà chủ yếu là từ di dân cơ học, một yếu tố xã hội quan trọng thúc đẩy quá trình đô thị hóa vùng này. Bảng 3. Chênh lệch về dân số và sinh viên giữa Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ (2015 - 2020) Chênh lệch về Chênh lệch về Năm Vùng Dân số Sinh viên dân số (%) sinh viên (%) Đồng bằng sông Hồng 21.368.400 728.271 2015 23 30,7 Đông Nam Bộ 16.448.500 504.772 Đồng bằng sông Hồng 22.920.180 744.757 2020 20 12,5 Đông Nam Bộ 18.342.890 651.727 (Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2015 – 2020) Để góp phần làm sáng tỏ vấn đề này, chúng tôi sử dụng chỉ số dân số đô thị để đối chiếu với số lượng sinh viên và xem xét thêm một chỉ số là tỷ lệ sinh viên trong toàn bộ dân số của vùng (tính bằng công thức: Số lượng sinh viên/tổng số dân x 100), vì chỉ số này có khả năng phản ánh chính xác hơn mức độ phân bố sinh viên của từng vùng thay vì dựa vào số liệu số lượng sinh viên đơn thuần (do không phụ thuộc vào quy mô dân số). Căn cứ lựa chọn chỉ số dân số đô thị dựa vào kết quả của các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng môi trường đô thị tạo ra điều kiện thuận lợi để phát triển giáo dục, trong đó có giáo dục đại học và có tác động đến số lượng sinh viên. 160
  6. Bảng 4. Phân bố sinh viên và tỷ lệ sinh viên các vùng kinh tế - xã hội năm 2020 dựa trên dân số đô thị (sắp xếp các vùng theo thứ tự giảm dần về dân số đô thị) Tỷ lệ sinh Vùng Dân số đô thị Số sinh viên viên/dân số (%) Đông Nam Bộ 12.172.290 651.727 3.6 Đồng bằng sông Hồng 8.4978.60 744.757 3,2 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 6.409.130 254.965 1,3 Đồng bằng sông Cửu Long 4.482.780 160.653 0,9 Trung du và miền núi phía Bắc 2.597.830 63.633 0,5 Tây Nguyên 1.707.320 30.221 0,5 (Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2020) Bảng 4 cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa dân số đô thị và tỷ lệ sinh viên. Theo đó, vùng nào có dân số đô thị càng đông, tỷ lệ sinh viên càng cao. Theo thứ tự: Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long, Trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên. Điều này có thể hiểu là trong môi trường đô thị, số lượng sinh viên cao hơn so với môi trường nông thôn. Đông Nam Bộ là vùng có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất nên có tỷ lệ sinh viên cao nhất (trung bình 3,6%), tức trong 1000 người dân có khoảng 36 - 37 sinh viên. Trong tương lai nếu tốc độ đô thị hóa của vùng này tiếp tục diễn ra nhanh, số lượng sinh viên sẽ có xu hướng tăng. Vùng Đồng bằng sông Hồng có dân số đông nhất cả nước, số lượng sinh viên cũng cao nhất nhưng tỷ lệ sinh viên chỉ là 3,2%, thấp hơn Đông Nam Bộ vì dân số đô thị của Đồng bằng sông Hồng thấp hơn Đông Nam Bộ. Nói cách khác, mức độ đô thị hóa của vùng này thấp hơn Đông Nam Bộ dẫn đến tỷ lệ sinh viên thấp hơn Correlations Dansodothi Sinhvien Pearson Correlation 1 .963 Dansodothi Sig. (1-tailed) .001 N 6 6 Pearson Correlation .963 1 Sinhvien Sig. (1-tailed) .001 N 6 6 Hình 4. Phân tán biến số và hệ số tương quan giữa biến số dân số dân số và số lượng sinh viên (Nguồn: Tác giả thiết lập bằng SPSS) Hình 4 cho thấy biểu đồ phân tán giữa biến số dân số đô thị và tỷ lệ sinh viên thể hiện mối quan hệ đồng biến cao, đồng thời hệ số tương quan r = 0.963 có ý nghĩa (Sig. = 0.001 < 0.05) thể hiện sự tương quan tuyến tính khá mạnh với nhau. Như vậy, có thể thấy rằng dân số đô thị có tương quan khá chặt chẽ đối với số lượng sinh viên trong vùng. Những vùng có dân số đô thị đông, số lượng sinh viên thường cao hơn những vùng có dân số tương đồng những tỷ lệ đô thị hóa thấp hơn (dân số đô thị ít hơn). Có thể thấy rõ qua trường hợp Đông Nam Bộ, dân số chỉ hơn Đồng bằng sông Cửu Long 1 triệu người (Bảng 2) nhưng số lượng sinh viên và tỷ lệ sinh viên Đông Nam Bộ đều hơn 4 lần so với Đồng bằng sông Cửu Long (Bảng 2 và 3). 161
  7. 3.1.3. Luận giải 3 - Biến động sinh viên có liên quan đến tỷ suất di cư thuần Phần này chúng tôi trình bày mối tương quan giữa tỷ suất di cư thuần3, một yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình đô thị hóa Việt Nam, thúc đẩy gia tăng dân số, nhất là dân số đô thị, từ đó tác động sự biến động số lượng sinh viên. Xu hướng di cư chủ yếu là từ nông thôn ra thành thị nên Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng xuất cư chủ yếu; Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng là địa nhập nhập cư chủ yếu. Những nơi đô thị hóa sớm từ thập niên cuối của thế kỷ XX như Đông Nam Bộ, đến đầu thập niên 2010, nhu cầu học đại học bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Đô thị hóa gắn với quá trình thu hút lao động nhập cư, đa số họ là thanh niên trong độ tuổi kết hôn và sinh sản nên trong vòng hai thập niên sau đó, con cái họ bắt đầu tốt nghiệp THPT và vào đại học. Bên cạnh đó, các lao động di cư còn đưa người thân của mình (con, cháu, em,…) đến nơi học làm việc để học tập, càng làm tăng nhu cầu về giáo dục đại học. Tình trạng này dẫn đến sự gia tăng nhanh của số lượng sinh viên ở những vùng thu hút đông lao động nhập cư mà Đông Nam Bộ là trường hợp điển hình. Bảng 4. Biến động sinh viên các vùng kinh tế - xã hội trong đối sánh với tỷ suất di cư Biến động sinh viên Tỷ suất di cư thuần Vùng 2015 2020 (2015 - 2020) (%) (2015 - 2020) (‰) Đồng bằng sông Hồng 728.271 744.757 2.3 5.8 Trung du và miền núi phía Bắc 76.950 63.633 -17.3 -16.5 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 260.500 254.965 -2.1 -16.4 Tây Nguyên 30.835 30.221 -2 -14.8 Đông Nam Bộ 504.772 651.727 29.1 66.9 Đồng bằng sông Cửu Long 151.846 160.653 5.8 -38.3 (Nguồn: Tổng Cục thống kê Việt Nam, 2024) Bảng 4 phản ánh mối quan hệ thuận chiều giữa tỷ suất di cư thuần và biến động sinh viên của các vùng, trừ vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Những vùng có tỷ suất di cư thuần dương (Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng) có tỷ lệ tăng sinh viên tương ứng từ 2.3 - 2.5, tương ứng tỷ suất di cư thuần dương tăng trung bình 24‰, số lượng sinh viên tăng lên 10%. Ngược lại, các vùng có tỷ suất di cư thuần âm (Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên) đều có sự sụt giảm về số lượng sinh viên. Ngoài ra, mức độ sụt giảm sinh viên của từng vùng phụ thuộc vào những yếu tố khác nhau như địa bàn di cư, mục đích di cư và thời gian di cư, đặc điểm của người di cư,… Chẳng hạn, vùng Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên có dân số ít, điều kiện học tập đại học hạn chế, nhiều sinh viên phải học đại học ở vùng khác. Việc di cư gắn nhiều với nhu cầu học tập dẫn đến sự tụt giảm nhanh về số lượng sinh viên của vùng này. Khảo sát mối quan hệ tương quan giữa tỷ suất di cư thuần và biến động sinh viên của 05 vùng (Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ) cho thấy có sự tương quan tuyến tính giữa hai biến số này. Hệ số tương quan r = 0.933 và có ý nghĩa kiểm định (Sig. = 0.021 < 0.05). Điều này có nghĩa là sự biến động dân số tạo ra bởi quá trình di cư có thể có liên quan đến sự biến động sinh viên. Cụ thể tỷ lệ tăng (giảm) của sinh viên khá tương ứng với tỷ lệ tăng (giảm) của dân cư (giảm dân số ở nông 3. Tỷ suất di cư thuần phản ánh tình trạng nhập cư của dân số vào một đơn vị lãnh thổ và tình trạng xuất cư của dân số ra khỏi đơn vị lãnh thổ trong thời kỳ nghiên cứu. Tỷ suất di cư thuần được tính bằng hiệu số giữa người nhập cư và người xuất cư của một đơn vị lãnh thổ trong kỳ nghiên cứu tính bình quân trên 1000 dân của đơn vị lãnh thổ đó. Tỷ suất di cư thuần được tính bằng công thức: Tỷ suất di cư thuần = Tỷ suất nhập cư - Tỷ suất xuất cư. 162
  8. thôn/tăng dân số đô thị) do quá trình di cư gây ra. Bảng 5. Hệ số tương quan giữa tỷ suất di cư và biến động sinh viên (Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ) Correlations Tysuatdicu Biendongsinhvien Pearson Correlation 1 .933 Tysuatdicu Sig. (2-tailed) .021 N 5 5 Pearson Correlation .933 1 Biendongsinhvien Sig. (2-tailed) .021 N 5 5 (Nguồn: Tác giả thiết lập bằng SPSS) Tuy nhiên, Bảng 4 cũng cho thấy Đồng bằng sông Cửu Long nằm ngoài xu hướng chung của các vùng kinh tế - xã hội về mối quan hệ tuyến tính giữa tỷ suất di cư thuần và biến động sinh viên. Kết quả khảo sát hệ số tương quan giữa tỷ suất di cư và biến động sinh viên của toàn bộ 06 vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam, bao gồm vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thể hiện hệ sống tương quan r = 0.764 những Sig. = 0.077 > 0.05 không có ý nghĩa kiểm định. Như vậy, Đồng bằng sông Cửu Long là trường hợp đặc biệt khi có tỷ suất di cư cao nhưng không có biến động sinh viên theo chiều hướng sụt giảm. Để giải thích điều này, cần có những kiểm định chuyên sâu với những biến đa chiều hơn. Có thể tạm thời giải thích rằng: những người xuất cư từ vùng Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu có học vấn thấp, còn những người có học vấn càng cao càng ít di cư (Lê Công Tâm, 2022), vì vậy mặc dù Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ suất di cư thuần âm nhưng số lượng sinh viên lại không sụt giảm. 3.2. Thảo luận và đề xuất Trong nghiên cứu này, những chỉ số xã hội của đô thị hóa có sự tương quan đến số lượng và sự biến động sinh viên, đặc biệt là dân số đô thị và tỷ lệ di cư. Những vùng có tốc độ đô thị hóa càng nhanh, tỷ lệ đô thị hóa càng cao, số lượng sinh viên cũng có chiều hướng tăng nhanh làm cho tỷ trọng sinh viên trong cơ cấu dân số cũng ngày càng cao. Thực tế trên thể hiện rõ ở Đông Nam Bộ, vùng có tỷ lệ đô thị hóa cao và nhất là có tỷ lệ di cư thuần dương lớn nhất cả nước. Năm 2020, vùng này chiếm 33,87% tổng số sinh viên cả nước với tỷ trọng sinh viên lên đến 373 sinh viên/1 vạn dân nhưng tỷ lệ trường đại học của Đông Nam Bộ chỉ chiếm 22,95% cả nước, ít hơn hẳn so với Đồng bằng sông Hồng (chiếm 44,26% trường đại học cả nước). Việc này dẫn đến hạn chế trong khả năng đáp ứng nhu cầu học tập cho sinh viên có xu hướng tăng nhanh. Các tỉnh, thành Đông Nam Bộ cần có chiến lược để phát triển hệ thống đào tạo đại học để đáp ứng cho nhu cầu học tập có xu hướng ngày càng tăng của cộng đồng dân cư, nhất là cộng đồng thị dân. Tỉnh Bình Dương là một trường hợp hội tụ rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc gia tăng số lượng sinh viên như tốc độ đô thị hóa nhanh, tỷ lệ đô thị hóa cao (năm 2022 là 82%), dân số tăng nhanh (tăng hơn 2 triệu người trong vòng 15 năm, từ năm 670.000 năm 1997 lên 2.763.120 năm 2022). Quan trọng hơn, tỉnh Bình Dương là địa phương có số lượng người nhập cư rất lớn. Kết quả Tổng điều tra dân số năm 2019 cho thấy, Bình Dương có tỷ suất di cư thuần dương cao nhất (200,4‰) cả nước với hơn 489.000 người nhập cư (Tổng cục Thống kê, 2020). Điều này làm cho số lượng sinh viên của tỉnh tăng nhanh. Khi mới được tái lập (1997), số lượng sinh viên cao đẳng, đại học của tỉnh chỉ có 888 sinh viên (Cục Thống kê tỉnh Bình Dương, 2000) với 01 cơ sở đào tạo đại học. Đến năm 2022 toàn tỉnh có 8 trường đại học, bao gồm 05 trường công lập và 03 trường ngoài công lập với số lượng sinh viên đại học là 31.413 (Cục Thống kê tỉnh Bình Dương, 2023), tăng 35 lần so với năm1997. Với những chỉ số xã hội liên quan đến số thị hóa cao như đã trình bày, dự báo 163
  9. số lượng sinh viên của Bình Dương sẽ tiếp tục phát triển theo chiều hướng tăng. Tuy nhiên cần phải thấy rằng, ở vùng Đông Nam Bộ, xu hướng đô thị hóa hiện nay đang có xu hướng lan rộng ra những địa phương xa thành phố hơn, đồng thời các vùng kinh tế - xã hội khác cũng đang trong tiến trình đẩy mạnh chuyển dịch kinh tế và đô thị hóa sẽ diễn ra nhanh hơn, trong khi đó, đô thị hóa Bình Dương đã ở mức cao và có thể đi đến bão hòa. Vì vậy, vẫn có khả năng có sự thay đổi về quy mô dân số và luân chuyển sinh viên giữa Bình Dương và các nơi khác trong vùng hoặc các vùng khác trong thời gian tới. Vì vậy, chính quyền tỉnh Bình Dương một mặt cần chú trọng đến việc quy hoạch giáo dục đại học theo hướng mở rộng quy mô đào tạo, đặc biệt là tại khu vực đô thị phía Nam của tỉnh, nơi có dân số đông và có tỷ suất nhập cư cao, mặt khác cần quan tâm đến những biến động về xã hội để có thể kịp thời điều chỉnh quy hoạch đảm bảo tính cân bằng giữa khả năng đáp ứng và nhu cầu học đại học. Vì vậy, công tác tính toán và dự báo biến động xã hội là rất cần thiết. Đối với các cơ sở đào tạo, cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu về những biến động kinh tế - xã hội đến sự biến động số lượng sinh viên, từ đó có chiến lược phát triển quy mô dài hạn một cách hợp lý cũng như xây dựng kế hoạch tuyển sinh và đào tạo từng năm sát với nhu cầu học tập thực tế. 4. KẾT LUẬN Kết quả phân tích bước đầu cho thấy có mối quan hệ tương quan giữa đô thị hóa với sự biến động của số lượng. Những vùng đô thị hóa nhanh của Việt Nam trong thời gian qua như Đông Nam Bộ và Đồng bằng Bắc Bộ đều có sự tăng trưởng về sinh viên trong bối cảnh sụt giảm chung của sinh viên cả nước. Kết quả bước đầu cho thấy di cư cũng là yếu tố tác động đến sự biến động của sinh viên. Cụ thể, những vùng và tỉnh, thành có tỷ suất di cư thuần dương (chủ yếu nhập cư), số lượng sinh viên xu hướng chung là tăng. Ngược lại, những địa phương có tỷ suất di cư thuần âm (chủ yếu xuất cư), số lượng sinh viên thường giảm hoặc tăng chậm do giảm dân, nhất là dân số trẻ. Từ đó, chúng tôi khuyến nghị chính quyền các địa phương và các cơ sở giáo dục đại học trong chiến lược phát triển dài hạn và các kế hoạch đào tạo thường kỳ cần quan tâm đến những chỉ số xã hội có liên quan đến đô thị hóa để đảm bảo việc đáp ứng tốt nhu cầu của người học. Như tiêu đề, nghiên cứu này bước đầu khảo sát để chỉ ra mối quan hệ giữa số lượng sinh viên và đô thị hóa dựa vào việc so sánh, đối chiếu và khảo sát sự tương quan giữa số lượng dân số, dân số đô thị với số lượng sinh viên cũng như nhưng tỷ lệ di cư thuần với biến động sinh viên, chưa sử dụng các mô hình và chưa được kiểm tra bằng các phương pháp định lượng chặt chẽ, cho nên kết quả có thể còn nhiều hạn chế: chưa tìm ra mối quan hệ phụ thuộc giữa đô thị hóa và biến động sinh viên; chưa giải thích được một số hiện tượng bất thường, không trùng khớp tương quan, nhất là trường hợp đồng bằng sông Cửu Long dân số khá lớn nhưng số lượng sinh viên không cao, tỷ lệ xuất cư cao nhưng sinh viên không những không giảm mà lại tăng… Vì vậy, cần có những nghiên cứu chuyên sâu, quy mô hơn, nguồn dữ liệu phong phú, đa chiều hơn, nhất là được khảo chứng qua các mô hình và phương pháp chặt chẽ hơn để có thể khẳng định về mối quan hệ phụ thuộc giữa những chỉ số xã hội của đô thị hóa và biến động sinh viên ở Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO Apatov, Eyal & Agrimes, Athurs. (2019). “Impacts of Higher Education Institutions on Local Population and Employment Growth”. International Regional Science Review, 42(1) 31-64. https://doi.org/10.1177/0160017617698742. Cục Thống kê tỉnh Bình Dương. (2000). Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 1999. NXB Thống kê. Cục Thống kê tỉnh Bình Dương. (2023). Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2022. NXB Thống kê. Hướng Sáng. (2024, 27 February). “Giáo dục đại học: cần quy hoạch mạng lưới nhưng hơn hết vẫn là đầu tư đúng tầm”, https://giaoduc.net.vn/giao-duc-dai-hoc-can-quy-hoach-mang-luoi-nhung-hon-het-van-la- dau-tu-dung-tam-post241093.gd. 164
  10. Jošić, Smiljana., Pavešić, Barbara Japelj., Gutvajn, Nikoleta., Rožman, Mojca. (2022). “Scaffolding the Learning in Rural and Urban Schools: Similarities and Differences”, Inaric Perspectives on TIMSS 2019. IEA Research for Education, Vol.13 (pp.213-239). Springer, Cham. https://doi.org/10.1007/978- 3-030-85802-5_10. Konuk, Nukhet., Turan, Gamze,. Ardali, Yuksel. (2016). “The importance of urbanization in education”. The Eurasia Proceedings of Educational& Social Sciences (EPESS). https://www.epess.net/ index.php/epess/article/view/278/278. Lê Công Tâm. (2023). “Các yếu tố tác động đến di cư tại Đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Công thương, số 9(2023), tr.176-181. Tổng cục Thống kê Việt Nam. (2020). Kết quả toàn bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. NXB Thống kê. Tổng cục Thống kê Việt Nam. (2020). Số liệu thống kê về giáo dục và dân số. https://www.gso.gov.vn/ Wang, Meimei & Leeuwen, Bas van. (2019). “Spatial-economic development: the effect of urbanization on education in China”, c. 1890-present. Regional Economic Development and History (pp.164). Routledge. http://dx.doi.org/10.4324/9780429445545-2. Zhao, Wenying. (2023, 30-31 December). “Research on the Relationship between Population Urbanization and Higher Education Development in China”. 11th International Conference on Social Science, Education and Humanities Research (SSEHR 2023). https://webofproceedings.org/ proceedings_series/ESSP/SSEHR%202023/SR25.pdf. 165
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1