YOMEDIA
Cá chép (Tên khoa học: Cyprinus carpio; tiếng Anh: Common carp)
Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh
| Ngày:
| Loại File: PDF
| Số trang:5
297
lượt xem
31
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Đặc điểm hình thái và phân bố Cá chép có hình dạng cơ thể hơi dẹp, bụng khá tròn. Chiều dài cơ thể gấp 2,8 - 3,5 lần chiều cao và 3,4 - 4,3 lần chiều dài đầu. Màu từ phía trước vây lưng hơi xẫm. Cá có hai đôi râu miệng, vảy đường bên từ 33 - 39 cái.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Cá chép (Tên khoa học: Cyprinus carpio; tiếng Anh: Common carp)
- Cá chép (Tên khoa học: Cyprinus carpio; tiếng
Anh: Common carp)
4.1- Đặc điểm hình thái và phân bố
Cá chép có hình dạng cơ thể hơi dẹp, bụng khá
tròn. Chiều dài cơ thể gấp 2,8 - 3,5 lần chiều cao và
3,4 - 4,3 lần chiều dài đầu. Màu từ phía trước vây
lưng hơi xẫm. Cá có hai đôi râu miệng, vảy đường
bên từ 33 - 39 cái.
Cá chép là loài phân bố rộng rãi không chỉ ở Việt
nam mà còn ở khắp nơi trên thế giới.
4.2- Đặc điểm sinh học
* Tập tính bắt mồi
Cá chép là loài cá ăn tạp nhưng có thiên hướng
nghiêng về động vật. Với sự phát triển mạnh của răng
hầu cá chép có thể nghiền nát nhiều loại thức ăn cứng
thành những mảnh nhỏ. Dưới điều kiện tự nhiên thức
ăn chủ yếu của cá chếp là ấu trùng muỗi,ốc, hến,
- động vật đáy, tôm, tép,... Thêm vào đó nó cũng ăn
các loại thực vật thủy sinh, các loài tảo sợi, hạt cây và
mùn bã hữu cơ. Thành phần thức ăn của cá chép khác
nhau rất nhiều theo mùa. Vào mùa Xuân thức ăn chủ
yếu là thực vật, mùa Hè thức ăn chủ yếu lại là động
vật.
Xương mũi của cá chép đặc biệt phát triển, nó
cùng với hàm trên và hàm dưới hình thành một ống
cứng để có thể đào bới lớp bùn đáy nhằm tìm kiểm
thức ăn. Khi cá bắt mồi nó đào nhiều lỗ với kích
thước khác nhau sâu vào đáy và bờ ao làm cho màu
nước trong ao bị đục. Đôi râu của cá chép có tác dụng
rà tìm mồi và đánh hơi.
Ở điều kiện nuôi trồng cá chép cũng ăn các loại
thức ăn bổ sung như bột đậu nành, khô dầu, cám gạo,
mì, bột ngũ cốc, nhộng tằm,...
* Đặc điểm sinh trưởng
- Cá chép lớn nhanh về chiều dài ở năm thứ nhất
và năm thứ hai, nhưng trọng lượng tăng nhanh nhất ở
năm thứ 3-4. Thông thường cá cái lớn nhanh hơn cá
đực. Tốc độ tăng trưởng của cá chép là khác nhau khi
nuôi ở các loại hình thủy vực và điều kiện nuôi
dưỡng khác nhau. Cá sống ở sông lớn nhanh hơn cá ở
hồ chứa.
Trong những năm gần đây các nhà khoa học Việt
nam đã nghiên cứu và sản xuất thành công giống cá
chép lai 3 dòng. Con lai có tốc độ tăng trưởng nhanh,
kích thước lớn.
* Tập tính sống
Cá chép thuộc nhóm cá sống đáy. Nó thích sống
ở lớp nước phần đáy ao và ở những nơi mà thực vật
thủy sinh phát triển mạnh. Rất hiếm khi cá chép bơi
lên tầng mặt. Cá chép bắt mồi mạnh vào mùa Xuân
để vỗ béo chuẩn bị cho mùa sinh sản. Vào mùa Đông
- chúng lặn xuống xuống vùng nước sâu nơi có nhiều
rong cỏ thủy sinh để tránh lạnh.
Cá chép thích nghi một cách rộng rãi với điều
kiện môi trường. Nó có thể sống ở thủy vực có độ
mặn 17% nơi mà các loài cá nước ngọt khác sống rất
khó khăn.
* Đặc điểm sinh sản
Sinh sản của cá chép khác rất nhiều so với cá mè,
cá trắm, cá trôi. Nó có thể tự đẻ trứng trong ao, hồ,
hồ chứa, sông. ở csac vĩ độ khác nhau tuổi thành thục
của cá cũng khác nhau. ở những vùng vĩ độ thấp
thường cá thành thục sớm hơn. Nhiệt độ thuận lợi
cho cá đẻ trứng từ 18 - 220C và tối thiểu là 14 -
180C.
Trứng cá chép là loại trứng dính. Vì vậy, cá chép
khi đẻ thường tìm những nơi cơ nhiều rong cỏ thủy
sinh, hoặc các loại thực vật nổi (bèo lục bình) để đẻ
- trứng. Thông thường cá chép đẻ trứng vào buổi sảng
sớm, đôi khi nó cũng đẻ kéo dài đến tận buổi chiều.
4.3- Những ưu và nhược điểm của cá chép
* Ưu điểm
Có thể dùng trong nhiều hình thức nuôi khác nhau
(trong ao, trong lồng,...)
Thịt cá thơm ngon và được mọi người ưa chuộng
ít bị dịch bệnh và có thể tự tạo nguồn cá giống chủ
động bằng cách cho đẻ tự nhiên
* Nhược điểm
Thường hay đào bới đáy và bờ ao làm cho nước
đục và làm hỏng ao
Mật độ nuôi không cao và tốc độ tăng trưởng chậm
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
Đang xử lý...