YOMEDIA
ADSENSE
CÁC CÁCH TRƯỢT PATIN CƠ BẢN
123
lượt xem 7
download
lượt xem 7
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tài liệu là một vài kinh nghiệm trượt patin căn bản dành cho các bạn ưa thích môn thể thao này tham khảo và mong muốn trượt siêu. Hi vọng tài liệu là những kiến thức hữu ích mà bạn đang cần.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CÁC CÁCH TRƯỢT PATIN CƠ BẢN
- CÁC CÁCH TRƯỢT PATIN CƠ BẢN Môn thể thao này rất hay và bổ ích đối với các bạn teen hiện nay, mình cũng đã thử cùng các bạn trong lớp đi trượt patin và mình đã cảm thấy thích ngay từ ngày đầu đi trượt. Tuy mình chưa biết trượt và ngã liên tục nhưng mình vẫn kiên nhẫn tập luyện nên bây giờ mình đã biết trượt rồi và mình xin chia sẽ một vài kinh nghiệm mà mình đã thu nhặt được cho những bạn ưa thích môn thể thao mới này và muốn trượt siêu. Đây là những gì mình muốn chia sẽ với các bạn. I. KĨ THUẬT PATIN CƠ BẢN CHO NHỮNG BẠN MỚI BIẾT TRƯỢT NHƯ MÌNH 1.Tư thế của thân. Cơ thể bạn phải thoải mái, hơi cong, nếu bạn thẳng người quá thì trọng tâm sẽ cao và sẽ gây khó khăn trong di chuyển. Càng thấp thì chúng ta càng thăng bằng . Cần chú ý là chân bạn cũng phải cong chứ không riêng gì thân. Nếu bạn mới tập mà muốn thử gập người không cong chân thì tôi khuyên bạn nên có đủ đồ bảo vệ 2.Mắt nhìn Mắt luôn nhìn thẳng ra phía trước, tất nhiên là để nhìn thấy và tránh những chướng ngại vật. Nếu bạn nhìn xuống đất hay chân bạn, thứ nhất bạn không có thăng bằng, thứ hai như đã nói phản xạ của bạn chưa đủ để tránh “hòn gạch” với khoảng cách gần. 3.Đầu gối Hơi cong về phía trước và đươc thả lỏng để tránh tình trạng lưng bị gập lại.
- 4.Tay Hơi cong và được đặt ở phía trước. Gan bàn tay úp xuống, nên nhớ là không bao giờ nên cứng tay vì khi trượt, tay vung nhịp nhàng sẽ giúp bạn thăng bằng hơn. 5.Chân Hai chân cong sẽ giúp bạ thăng bằng hơn và tránh được những cú sốc trên đường (như ổ gà chẳng han). 6.Bàn chân Đặt rộng ngang vai dĩ nhiên để bạn không bi ngã sang 2 bên 7.Cách rẽ cho Roller *Kiểu 1 (đơn giản) Đi roller cũng như đi xe đạp, chúng ta rẽ nếu nghiêng trọng tâm vào phía cần rẽ. Điều chúng ta cần nói đến ở đây là trọng tâm của cả cơ thể bạn. Với các bạn mới tập điều này không phải đơn giản. Các bạn có xu hướng nghiêng phần trên của cơ thể còn phần chân thì lại nghiêng sang phía còn lại để giữ thăng bằng, các bạn nên tránh điều này vì như thế bạn vẫn chỉ đi thẳng thôi. Nói đến nghiêng ở đây là nghiêng cả người, cả cơ thể và đôi roller của bạn. Trọng lượng của cơ thể dồn vào chân ở phía trong. Chân trong hơi trùng xuống và chân ngoài đẩy nhẹ để giúp bạn rẽ dễ dàng hơn. Vai và hông của bạn vặn theo chiều quay. Tay của bạn đánh theo hướng còn lại để lấy thăng bằng. * Kiểu 2 (cấp độ khó) Để tả sơ qua về kiểu này : chân bước trong lúc rẽ, rẽ sang bên nào thì vắt chân phía bên kia sang. Với kiểu này bạn sẽ không bị mất tốc độ khi rẽ.
- Khi bắt đầu vào khúc cua, trọng tâm của cơ thể bạn dồn vào chân phía bên trong theo chiều cua. Chân phía bên ngoài bước vào trong và chuyển trọng tâm vào chân đó. Khi rẽ chân phía trong đẩy mạnh ra phía ngoài để có đà ngay khi rẽ. Hai bàn chân nên đẩy vuông góc để có lực lớn nhất. 8. Đi lùi 2 chân bạn mở ra và khép lại liên tục, với một vận tốc vừa phải. Lúc bắt đầu, 2 chân bạn để rộng ngang vai, 2 mũi chân hơi hướng vào trong. Đẩy 2 chân ra ngoài, người hơi hướng ra phía trước để tạo lục đẩy ra phía sau. Đan chân lùi. Muốn tập kiểu này dễ dàng thì bạn cần phải có một lực nào đó để đi lùi như tôi lúc đầu tập thì đẩy vào cột điện để lấy đà . Một chân đưa ra sau rồi 2 chân đan để lấy đà. Trọng tâm của ban đặt vào chân trước. 9.Phanh Khi đã đứng vững trên đôi roller, bạn sẽ muốn đi nhanh hơn nhưng nếu bạn không biết phanh thì đôi khi cũng hơi phiền phức. Vậy nên phanh cũng rất quan trọng. Hãy bắt đầu từ những kiểu phanh cơ bản : *Phanh cơ bản: Lúc đầu mua roller (đa số) bạn sẽ có 1 cái phanh khá to, khá dài ở phía sau (thường là chân phải). Không khó khăn gì bạn sẽ nghĩ ngay ra làm thế nào để phanh, nhưng cứ thử 1 lần rồi xem bạn sẽ thấy nó cũng không đơn giản lắm. Kĩ thuật thì chỉ có thế này : 2 chân tách ra, 1 trước 1 sau. Chân sau trùng xuống làm trụ, chân phanh đằng trước thì ngửa lên để tì cái phanh xuống và phanh. Lúc đầu mới tập bạn nên ấn nhẹ nhẹ thôi không là bạn sẽ phanh kiểu mới (phanh bằng mặt đấy).
- Kiểu phanh đầu tiên đã xong (chứng tỏ bạn cũng có chút năng khiếu). Lúc này bạn có thể tập slalom, bạn sẽ thấy cái PHANH no to thế nào, dài thế nào. Hãy vứt cái phanh đi và tập kiểu phanh khác, bằng bánh (hơi hại bánh nhưng không sao) : * Chữ T: đúng như tên gọi, bạn để 1 chân đi thẳng, chân đó là chân trụ của bạn, chân còn lại đưa ra sau và đặt ngang ra để 4 bánh mài xuống đất, thế là phanh được. Chân sau của bạn có thể đặt 45° hay 90° so với chân trước. Có 3 cách đặt chân sau : chân sau sát với chân trước, chân sau cách xa chân trước (tốc độ càng nhanh thì khoảng cách 2 chân càng lớn), và kiểu phanh từng chân một. Cái khó của kiểu này là khi bạn đặt chân ngang ra thì bạn sẽ bi quay 1 vòng, thế nên chân trụ của bạn phải hơi mở ra ngoài. * Phanh quay: kiểu phanh này là ít mòn bánh nhất và còn giúp bạn khi tập đi thẳng chuyển sang lùi. Cũng như phanh T, bạn để 1 chân đi thẳng, quan trọng là chân sau. Chân sau hơi kiễng (nhớ là hơi kiễng thôi) rồi quay ngang ra, người ngả vào tâm đường tròn, hai đầu gối mở ra 180° và thế là tự chân bạn sẽ quay. * Phanh song song: kiểu này dành cho những bạn đã vững trên roller (các bạn nên có bảo vệ nếu không chắc chắn vào bản thân). Đây là kiểu phanh an toan nhất va cũng là khó nhất ở mức độ cơ bản. Kiểu phanh này chỉ làm được ở một tốc độ nhất định (khá cao với người mới tập). Bạn phải có 1 sự chuẩn bị trước khi phanh tức là phải để 2 chân song song đi 1 đoạn, rồi đột ngột chân bạn bẻ ngang ra (tùy vào bên thuân), chân sau sẽ tự theo chân trước, còn nếu không theo thì bạn phải kéo nó theo, đó là chân của bạn mà. Để phanh đẹp nên chú ý 2 chân bạn phải song song khi phanh. Thế là đã xong phần cơ bản của môn trượt patin nghệ thuật rùi, sau khi các bạn đã nắm vững những bước cơ bản trên mình sẽ post thêm những kĩ thuật khó hơn nữa cho các bạn tham khảo và tập luyện.
- Các cách trượt cơ bản: - Cách trượt cơ bản 1 (làm thế nào để đứng trên đôi giầy patin): Bạn là người bắt đầu tập chơi patin, vậy làm thế nào để đứng trên đôi giày patin. Tôi khuyên bạn đừng bắt đầu ngồi trên nghế hoặc cái gì đó tương tự, vì bắt đầu từ đó quá dễ dàng để đứng dậy và không phải lúc nào bạn cũng tìm thấy cái ghế hay chỗ ngồi ngoài công viên. Hãy đến công viên hoặc vỉa hè nơi bạn có thể bám tay vào bờ tường hoặc hàng rào nào đó, tìm chỗ có sân nhẵn là tốt nhất vì nền nhẵn sẽ bảo vệ bánh patin của bạn tốt hơn. Ngồi xuống và đi đôi giày patin vào, bạn phải đảm bảo đôi giày vừa với chân bạn và buộc chặt vào vì điều đó rất quan trọng. Quỳ hai đầu gối xuống đất, đưa 1 bàn chân cách xa bờ tường hoặc hàng rào lên đặt sát với đầu gối của chân còn lại, 1 tay chống vào đầu gối, tay kia bám vào tường, từ từ đưa bàn chân còn lại lên làm sao để hai bàn chân tạo thành chữ V một góc 45 độ. Giữ 2 đầu gối chụm vào nhau. Thế là bạn đã đứng được trên đôi giày mới có bánh lăn. Hãy cẩn thận vì lần đầu tiên đứng trên giày patin bạn, khi đứng thẳng bạn dễ bị mất thăng bằng, nếu dồn trọng tâm về phía trước bạn thì đôi giày của bạn sẽ trượt về phía sau, nếu dồn trọng tâm về sau thì nó lại trượt về phía trước. Bạn nên giữ 2 đầu gối sát vào nhau, hơi trùng xuống một chút trọng tâm thẳng đứng dồn vào bàn chân, 2 gót chân chụm vào nhau, 2 bàn chân tạo thành chữ V bạn sẽ giữ được thăng bằng để bắt đầu những bước đi đầu tiên với đôi giày patin mới. - Cách trượt cơ bản 2 (làm thế nào để giữ thăng bằng): Thứ 1: Bạn nên chọn chỗ mà bạn có thể bán vào để bước đi từng bước nhỏ một. Đây gọi là bước đi em bé “baby walk” Mới tập đi giầy patin cũng như em bé mới tập đi, bạn phải tập đi từng bước một. Điều quan trọng nhất là bạn phải giữ được thăng bằng.
- Thứ 2: Hai chân rộng ngang vai, Nếu 2 chân chụm vào nhau thì rất khó giữ thăng bằng, nếu 2 chân giang quá rộng thì chân bạn sẽ bị trượt ra rộng hơn. Trọng tâm của cơ thể dồn vào hai bàn chân, đầu gối hơi cong. Nếu bạn dồn trọng tâm về phía trước thì bạn sẽ bị trượt về đằng sau, nếu bạn dồn trọng tâm về sau thì bạn bị trượt về phía trước. Thứ 3: Hai tay đưa ra phía trước để giữ thăng bằng, phòng khi bạn ngã về phía trước 2 tay sẽ chống xuống đất để giữ cơ thể bạn. Luôn nhớ đi bảo vệ cho bàn tay, khủy tay và đầu gối. - Cách trượt cơ bản 3 (làm sao để trượt trên 1 chân): Tại sao lại phải trượt trên 1 chân? Khi bạn tiến về phía trước và muốn đi nhanh hơn, bạn phải trượt từng chân một. Vậy giữ thăng bằng trên một chân như thế nào? Đầu tiên mới học đứng giữ thăng bằng trên 1 giày patin bạn nên chọn chỗ nào có thể bám 1 tay vào, có một mẹo nhỏ cho người mới chơi patin là đừng bao giờ đứng thẳng đầu gối trên 1 chân vì rất dễ mất thăng bằng. Giữ đầu gối hơi cong, trọng tâm cả người thẳng từ một bên vai xuống dồn vào 1 hàng bánh giày patin, chân còn lại nhấc lên và tập đứng vài phút. Nếu nền hoặc sân trượt hơi dốc bạn cứ để nó hơi trượt 1 chút về phía dốc và dùng tay bán vào tường để giữ thăng bằng. Và bây giờ bạn bắt đầu trượt từng chân một. Bắt đầu với từng bước nhỏ. Khi bước 1 chân về phía trước bạn đẩy bàn chân trượt đi sau đó dồn trọng tâm để đứng trên chân đó, chân còn lại nhấc lên phía sau, bước lên phía trước đẩy trượt đi, dồn trọng tâm về chân trượt chân còn lại nhấc lên phía sau bước về phía trước…và cứ như thế bạn thực hiện từng bước nhỏ rồi dần dần các bước dài hơn. - Cách trượt cơ bản 4 làm sao để dừng lại, cách phanh, thắng patin: Có 3 cách chính để phanh patin cho người mới chơi. Cách thứ nhất: Gọi là phanh cày, cách này dùng cho người mới bắt đầu trong lúc đi chậm, 2 mũi bàn chân dần đưa gần vào nhau, hài đầu gối chụm vào nhau và bạn sẽ dừng lại.
- Cách thứ hai: Phanh bằng gót giầy. Đối với người mới chơi patin, khi mua giầy thì luôn có 1 phanh ở gót chiếc giầy patin bên phải. Khi bạn đang trượt trên hai chân, trọng tâm ở giữa chân trước và chân sau. Chân phải có phanh là chân phía trước, bạn chỉ cần hơi nhấc mũi bàn chân phải lên và tì gót chân phải xuống. Thế là bạn đã dừng được lại. Cách thứ 3: Phanh chữ T. Cách này dành cho người đã chơi được 1 thời gian. Khi bạn đang di chuyển, trọng tâm dồn vào một chân, chân còn lại đưa ra phía sau, đặt xuống vuông góc với chân trước, bạn càng tì mạnh chân sau xuống thì tốc độ giẩm càng nhanh. Khi bạn đã thực hiện cách phanh chữ T được rồi thì bạn nên tháo phanh dưới gót chiếc giầy patin bên phải ra, vì từ giờ bạn không còn cần nó nữa.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn