intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các hóa chất trong lốp xe có thể gây hại cho tôm hùm

Chia sẻ: Do Ngoc Ngan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

68
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

.Theo kết quả một nghiên cứu gần đây của Trường Đại học Wilkes và Trường Đại học Connecticus, các alkylphenol được tìm thấy trong chất tẩy rửa ở hiệu giặt, chất hàn răng và lốp xe có thể đe dọa đến nguồn lợi tôm hùm ở vùng Bờ biển phía Đông của Mỹ. Sau khi tôm hùm chết rất nhiều tại khu vực Eo Long Island mấy năm trước, các nhà nghiên cứu của hai trường đại học này đã phát hiện thấy trong máu tôm hùm có sự hiện diện của các alkylphenol. Ước tính có tới 500 triệu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các hóa chất trong lốp xe có thể gây hại cho tôm hùm

  1. Các hóa chất trong lốp xe có thể gây hại cho tôm hùm
  2. Theo kết quả một nghiên cứu gần đây của Trường Đại học Wilkes và Trường Đại học Connecticus, các alkylphenol được tìm thấy trong chất tẩy rửa ở hiệu giặt, chất hàn răng và lốp xe có thể đe dọa đến nguồn lợi tôm hùm ở vùng Bờ biển phía Đông của Mỹ. Sau khi tôm hùm chết rất nhiều tại khu vực Eo Long Island mấy năm trước, các nhà nghiên cứu của hai trường đại học này đã phát hiện thấy trong máu tôm hùm có sự hiện diện của các alkylphenol. Ước tính có tới 500 triệu pao các hóa chất này được sử dụng hàng năm trong sản xuất chất tẩy rửa ở hiệu giặt, chất hàn răng, dầu máy công nghiệp và cao su làm lốp xe. Các alkylphenol ở hàm lượng cao gây độc cho giáp xác và có thể góp phần đáng kể trong việc gây tử vong cho tôm hùm và ở hàm lượng thấp có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và sinh sản của tôm hùm. Theo nghiên cứu này, các hóa chất nói trên ngoài việc được sử dụng trong các thuốc trừ sâu còn được dùng nhiều làm
  3. chất chống ôxy hóa trong công nghiệp như ngăn cản khả năng cracking của cao su. Các hóa chất này bị nhiễm vào môi trường và ảnh hưởng đến đời sống các sinh vật tại các sông hồ, đại dương và bùn đáy và không may là tình hình này ngày càng lan rộng. Khoảng 30% trong số 500.000 tấn các APE (alkylphenol ethozylate) được sản xuất đã thoát khỏi các hệ thống xử lý nước thải và đi vào môi trường thủy sinh. Kể từ năm 1995, EC đã ban hành một lệnh cấm tự nguyện về việc sử dụng các APE do độc tố của chúng nhưng Mỹ vẫn chưa thực hiện động thái tương tự. Cục Bảo vệ Môi trường của Mỹ (EPA) hiện đang nghiên cứu các ảnh hưởng của các alkylphenol đối với đời sống động vật thủy sinh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2