Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2014<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ GẮN BÓ CỦA CÔNG CHỨC VIÊN CHỨC ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC<br />
TẠI TỈNH KHÁNH HÒA<br />
FACTORS IMPACT ON THE COMMITMENTS OF THE OFFICERS<br />
TO THE STATE AGENCIES IN KHANH HOA PROVINCE<br />
Châu Thị Minh Vi1, Hồ Huy Tựu2<br />
Ngày nhận bài: 06/5/2013; Ngày phản biện thông qua: 10/01/2014; Ngày duyệt đăng: 02/6/2014<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu của nghiên cứu này là khám phá các nhân tố tác động đến sự gắn bó của công chức - viên chức đối với<br />
các cơ quan Nhà nước tại tỉnh Khánh Hòa. Nghiên cứu áp dụng các lý thuyết về sự gắn bó để xây dựng khung cơ sở lý<br />
thuyết. Khảo sát và thu thập mẫu điều tra từ 200 cán bộ công chức - viên chức đang làm việc trong các cơ quan Nhà nước<br />
tại Khánh Hòa. Sau đó, tiến hành kiểm định Cronbach alpha và phân tích nhân tố để kiểm định độ tin cậy của các biến đo<br />
lường và rút trích nhân tố. Tiếp theo, thực hiện phân tích mô hình hồi quy với sáu biến độc lập tác động đến sự gắn bó. Kết<br />
quả nghiên cứu cho thấy, bốn trong sáu biến độc lập trên có tác động đến sự gắn bó với mức ý nghĩa 5%. Trên cơ sở đó,<br />
tác giả cũng đã đề xuất một số hàm ý về việc “giữ chân” nhân tài trong các cơ quan Nhà nước.<br />
Từ khóa: sự gắn bó, chảy máu chất xám, Khánh Hòa<br />
<br />
ABSTRACT<br />
This research aims to figure out the factors impact on the commitments of the officers to the State agencies in Khanh<br />
Hoa Province. The paper applies theories of organization commitement for its conceptual framework. A survey of 200<br />
officers working at State agencies was conducted. Cronbach alpha and factor analysis were applied to test the reliability<br />
of the measurements and extract the latent constructs. A model regressed six independent variables to commitent variables<br />
was estimtaed. Four out of six factors were reported to impact significantly at 5% level on the organization commitment.<br />
The paper then provides several susggestions to the state organization on how to retain the officers.<br />
Keywords: the organization commitment, brain drain, Khanh Hoa<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Duy trì nguồn nhân lực là một trong ba chức<br />
năng cơ bản của quản trị nguồn nhân lực (Trần Kim<br />
Dung, 2009). Đặc biệt đối với khu vực công, thực<br />
hiện tốt chức năng này là nhiệm vụ vô cùng quan<br />
trọng và cấp thiết. Tuy nhiên, sự phát triển của nền<br />
kinh tế thị trường và quá trình hội nhập kinh tế quốc<br />
tế đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn ngoài hệ<br />
thống Chính phủ, thu hút không ít nhân viên có năng<br />
lực ra khỏi cơ quan Nhà nước. Tình trạng “chảy máu<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
chất xám” này đang là thực trạng đáng báo động đối<br />
với sự phát triển chung của quốc gia. Đa số các<br />
công chức – viên chức Nhà nước thôi việc chuyển<br />
sang làm việc cho các công ty, tổ chức tư nhân, phi<br />
chính phủ hoặc nước ngoài. Việc thu hút nhân tài<br />
vào làm việc trong khu vực công vốn là một bài toán<br />
khó thì việc giữ chân họ làm việc và cống hiến lâu<br />
dài càng trở thành một vấn đề nan giải.<br />
Khánh Hòa nằm trong số những tỉnh/thành có<br />
nền kinh tế phát triển, đặc biệt là phát triển dịch vụ<br />
<br />
Châu Thị Minh Vi: Cao học Quản trị kinh doanh 2010 - Trường Đại học Nha Trang<br />
TS. Hồ Huy Tựu: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
212 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2014<br />
<br />
du lịch, khai thác, chế biến và xuất khẩu thủy sản.<br />
<br />
năm 1946 áp dụng với các đối tượng là nhân<br />
<br />
Trong ba năm, từ 2009 đến 2011, theo số liệu cung<br />
<br />
viên trong nghành công nghiệp (Hersey and<br />
<br />
cấp từ Sở Nội vụ Khánh Hòa, tỷ lệ công chức -<br />
<br />
Blanchrd, 2001, Trần Kim Dung, 2011) với 9 thành<br />
<br />
viên chức nghỉ việc ngày càng gia tăng. Riêng lĩnh<br />
<br />
phần động viên khuyến khích nhân viên: Công<br />
<br />
vực sự nghiệp, tỷ lệ này tăng từ 1,75% đến 3,42%,<br />
<br />
việc thú vị; Được công nhận đầy đủ công việc<br />
<br />
phần lớn trong số nhân viên này là những người có<br />
<br />
đã làm; Sự tự chủ trong công việc; Công việc lâu<br />
<br />
bằng cấp và trình độ cao. Vì vậy, vấn đề cấp thiết<br />
<br />
dài; Lương cao; Sự thăng tiến và phát triển nghề<br />
<br />
là xác định lại những yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn<br />
<br />
nghiệp; Điều kiện làm việc tốt; Sự gắn bó của cấp<br />
<br />
bó của công chức – viên chức đối với các cơ quan<br />
<br />
trên và công ty với nhân viên; Sự hỗ trợ của cấp<br />
<br />
Nhà nước, từ đó có những giải pháp kịp thời và<br />
<br />
trên. Trong “Khảo sát cuộc chiến nhân tài năm<br />
<br />
phù hợp để giữ chân người tài. Nhiều học giả đã<br />
<br />
2000”, McKinsey và Company cũng đã đưa ra 8<br />
<br />
tiếp cận khái niệm Sự gắn bó một cách gián tiếp từ<br />
<br />
nhân tố ảnh hưởng đến mức độ gắn bó của nhân<br />
<br />
nhiều hướng khác nhau, đó có thể là từ khía cạnh<br />
<br />
viên đối với tổ chức, gồm: Môi trường làm việc;<br />
<br />
sự hài lòng công việc (Trần Kim Dung, 1999), sự<br />
<br />
Lương, thưởng; Cơ hội thăng tiến; Văn hóa tổ<br />
<br />
động viên nhân viên (Trần Kim Dung, 2011), hay<br />
<br />
chức; Ý thức sở hữu; Giờ giấc làm việc linh động;<br />
<br />
sự thỏa mãn với tổ chức (Lê Hồng Lam, 2009)… Ở<br />
<br />
Mối quan hệ với cấp trên; Sự cân bằng trong<br />
<br />
mỗi hướng nghiên cứu, các học giả đã đưa ra các<br />
<br />
cuộc sống và công việc. Và gần đây nhất, trong<br />
<br />
nhóm nhân tố khác nhau ảnh hưởng đến sự gắn<br />
<br />
nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến dự định<br />
<br />
bó. Nghiên cứu này vận dụng có chọn lọc các yếu<br />
<br />
nghỉ việc của công chức – viên chức Nhà nước”<br />
<br />
tố phù hợp và mở rộng mô hình sự gắn bó với 2<br />
<br />
năm 2009 của Võ Quốc Hưng và Cao Hào Thi, đã<br />
<br />
tiền tố mở rộng là Cơ hội việc làm và Tính ổn định<br />
<br />
đưa ra được mô hình sự gắn bó với 8 biến, gồm:<br />
<br />
của công việc, với mục tiêu xác định một mô hình<br />
<br />
Sự phù hợp; Hành vi lãnh đạo; Quan hệ nơi làm<br />
<br />
phù hợp về sự gắn bó của công chức - viên chức<br />
<br />
việc; Huấn luyện và phát triển; Lương, thưởng<br />
<br />
trong khu vực công tại tỉnh Khánh Hòa, từ đó đưa<br />
<br />
và công nhận; Truyền thông; Sự yêu thích; Môi<br />
<br />
ra những gợi ý chính sách nhằm duy trì nhân tài,<br />
<br />
trường làm việc vật lý.<br />
<br />
phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh<br />
<br />
Các nghiên cứu về sự gắn kết của nhân viên<br />
<br />
tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa nói riêng và Nhà nước<br />
<br />
đối với cơ quan, tổ chức Nhà nước không chỉ dừng<br />
<br />
nói chung.<br />
<br />
lại ở mức độ đo lường sự thỏa mãn của nhân viên<br />
<br />
II. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGIÊN CỨU<br />
1. Mô hình nghiên cứu<br />
<br />
với tổ chức, mà còn bao hàm nhiều khía cạnh khác<br />
về sự đánh giá và cảm nhận của nhân viên đối với<br />
công việc, môi trường bên trong và bên ngoài, sự<br />
<br />
Khái niệm về sự gắn bó (Organizational<br />
<br />
định hướng… Vì vậy, nghiên cứu này kế thừa và<br />
<br />
Commitment - OC) vẫn chưa đạt đến một sự nhất<br />
<br />
mở rộng của các nghiên cứu trước đây như: “Đo<br />
<br />
trí. Một định nghĩa chấp nhận được là: Sự gắn<br />
<br />
lường sự thỏa mãn của cán bộ công nhân viên đối<br />
<br />
bó với công việc đo lường mức độ hiểu biết về<br />
<br />
với tổ chức tại công ty trách nhiệm hữu hạn Long<br />
<br />
công việc của người lao động, sự tham gia tích<br />
<br />
Sinh” (Lê Hồng Lam, 2009), “Đánh giá ý thức gắn<br />
<br />
cực, và sự quan tâm đến việc thực hiện nhiệm vụ<br />
<br />
kết với tổ chức và sự thỏa mãn công việc trong bối<br />
<br />
là quan trọng đối với anh ta (Nguyễn Hữu Lam,<br />
<br />
cảnh Việt Nam” (Trần Kim Dung và Morris Abraham,<br />
<br />
2007). Các mô hình nghiên cứu các thành phần<br />
<br />
2005), “Ảnh hưởng của văn hóa công ty đến sự<br />
<br />
của Sự gắn bó trong hơn 50 năm qua thường chú<br />
<br />
cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên làm<br />
<br />
trọng chủ yếu đến các thuộc tính công việc (Job -<br />
<br />
việc trong các doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí<br />
<br />
Related). Trong đó nghiên cứu nổi bật (làm tiền<br />
<br />
Minh” (Đỗ Thị Lan Hương, 2008), “Các yếu tố ảnh<br />
<br />
đề cho các nghiên cứu tiếp theo) do Viện Quan<br />
<br />
hưởng đến dự định nghỉ việc của công chức –<br />
<br />
hệ Lao động New York (The Labor Relations<br />
<br />
viên chức Nhà nước” (Võ Quốc Hưng và Cao Hào<br />
<br />
Institutes of New York) xây dựng lần đầu tiên<br />
<br />
Thi, 2009).<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 213<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2014<br />
Gới tính<br />
<br />
Lương, thưởng và<br />
chính sách đãi ngộ<br />
<br />
H1+<br />
Tuổi<br />
<br />
Môi trường<br />
làm việc<br />
Thái độ đối với<br />
công việc<br />
Tinh thần<br />
vì việc công<br />
<br />
H2+<br />
Lĩnh vực công tác<br />
<br />
H3+<br />
<br />
Vị trí công tác<br />
<br />
Sự gắn bó<br />
<br />
H4+<br />
<br />
Số năm công tác<br />
<br />
H5+<br />
<br />
Tình trạng<br />
hôn nhân<br />
<br />
Tính ổn định<br />
của công việc<br />
Cơ hội việc làm<br />
<br />
Thu nhập<br />
trung bình tháng<br />
<br />
H6Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất<br />
<br />
2. Đo lường<br />
Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 7 điểm cho<br />
tất cả các biến đo lường.<br />
Lương, thưởng và chính sách đãi ngộ: Mục tiêu<br />
của tiền lương và chính sách đãi ngộ là tạo động<br />
lực kích thích cao nhất đối với nhân viên trong việc<br />
thực hiện công việc tốt hơn. Nhân tố này được đánh<br />
giá theo các phát biểu: (a1) Lương tương xứng<br />
công việc và năng lực; (a2) Thu nhập đảm bảo<br />
được cuộc sống; (a3) Được trả thưởng tương xứng<br />
với đóng góp; (a4) Được công nhận và đánh giá<br />
đúng năng lực; (a5) Được tạo điều kiện để tham gia<br />
huấn luyện, học tập; (a6) Nhận thấy có cơ hội thăng<br />
tiến; (a7) Chính sách ưu đãi hợp lý, được khích lệ<br />
tinh thần.<br />
Môi trường làm việc là sự kết hợp của những<br />
yếu tố xung quanh người lao động, có tác động đến<br />
tâm lý, sức khỏe và hiệu quả công việc của người<br />
lao động. Yếu tố này không những liên quan đến<br />
điều kiện an toàn vệ sinh lao động, áp lực công việc,<br />
trang thiết bị hỗ trợ… mà còn liên quan đến các mối<br />
quan hệ trong công việc đối với cấp trên, cấp dưới,<br />
đồng nghiệp, bản sắc văn hóa của doanh nghiệp<br />
(Douglas B. Currivan, 1999). Nhân tố này được đánh<br />
giá dựa trên bốn phát biểu: (b1) Điều kiện nơi làm<br />
việc thoáng đãng, đảm bảo sức khỏe; (b2) Không<br />
khí làm việc vui vẻ, hòa đồng; (b3) Môi trường làm<br />
việc không có chủ nghĩa cá nhân, cạnh tranh, thi<br />
đua lành mạnh, công bằng; (b4) Được đồng nghiệp,<br />
<br />
214 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
cấp trên, cấp dưới giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình.<br />
Thái độ đối với công việc: Thái độ là một sự<br />
biểu lộ mang tính chất đánh giá của một người đối<br />
với người khác, đối với sự vật hoặc sự việc. Đối với<br />
công việc, có ba thái độ chủ yếu cần được quan<br />
tâm: Sự thỏa mãn đối với công việc; Sự gắn bó với<br />
công việc; và Sự tích cực nhiệt tình với tổ chức.<br />
Nhân tố này được đánh giá dựa trên bốn phát biểu:<br />
(c1) Công việc phù hợp với chuyên môn, trình độ;<br />
(c2) Công việc phát huy được năng lực bản thân;<br />
(c3) Được tích lũy nhiều kinh nghiệm, trau dồi, nâng<br />
cao kỹ năng bản thân; (c4) Cảm thấy hài lòng với<br />
công việc hiện tại.<br />
Tinh thần vì việc công: Theo nghiên cứu của<br />
Ting (1997) cho thấy, nhiều cá nhân bị thu hút bởi<br />
các tổ chức khi họ nhận thức được rằng ở các tổ<br />
chức này có các giá trị tương tự như họ mong mỏi<br />
và chọn lựa các nghề nghiệp phù hợp với niềm tin<br />
và giá trị của họ. Nhiều cá nhân bị hấp dẫn bởi các<br />
dịch vụ công để thỏa mãn niềm tin và mong muốn<br />
phục vụ cho cộng đồng. Yếu tố này được đánh giá<br />
dựa trên các phát biểu: (d1) Vẫn muốn được phục<br />
vụ cộng đồng dù chính sách đãi ngộ của cơ quan<br />
chưa tốt; (d2) Luôn vui vẻ phục vụ cộng đồng dù<br />
chịu nhiều áp lực trong môi công việc; (d3) Nếu phải<br />
tìm một công việc khác thì vẫn tìm công việc được<br />
phục vụ cộng đồng; (d4) Niềm vui hoàn thành công<br />
việc, đóng góp cho Nhà nước và nhân dân là động<br />
lực cho công việc.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Tính ổn định của công việc: Trong thời kì kinh<br />
tế khủng hoảng, sự ổn định là một trong những yếu<br />
tố quan trọng mà người tìm việc cân nhắc kỹ trước<br />
khi quyết định đăng kí vào vị trí tuyển dụng. Tình<br />
trạng bấp bênh trong công việc có khả năng gây ảnh<br />
hưởng lớn đến năng suất làm việc, tinh thần và sự<br />
tự tin của nhân viên, và đi xa hơn nữa, có thể ảnh<br />
hưởng đến sự gắn bó của nhân viên. Nhân tố này<br />
được đánh giá qua những phát biểu: (e1) Công việc<br />
đảm bảo ổn định về mặt thu nhập; (e2) Tôi cảm thấy<br />
công việc của tôi là ổn định; (e3) Không cảm thấy có<br />
rủi ro mất việc, không phải lo lắng nhiều về việc sẽ<br />
bị mất công việc này; (e4) Đảm bảo cân bằng cuộc<br />
sống, công việc và gia đình; (e5) Nói chung, tôi cảm<br />
thấy được đảm bảo làm công việc hiện nay.<br />
Cơ hội việc làm đang được đề cập ở đây chính<br />
là tính sẵn có của công việc, tức là khả năng tìm<br />
được một công việc tốt hơn hoặc tương đương<br />
của một nhân viên trong một khoảng thời gian chấp<br />
nhận được. Trong quản trị Marketing, Philip Kotler<br />
đã viết: “Những khách hàng dù cho đã hài lòng vẫn<br />
có thể dễ dàng chuyển sang người cung ứng khác<br />
nếu hàng của họ tốt hơn”, điều này không chỉ đúng<br />
với việc người mua lựa chọn một sản phẩm mà còn<br />
có thể liên hệ đến việc một người đang lựa chọn<br />
công việc mà mình sẽ gắn bó. Nhân tố này được<br />
đánh giá dựa trên các phát biểu sau: (f1) Tôi có thể<br />
tìm được công việc tương tự trong thời gian hợp<br />
lý có thể chấp nhận được; (f2) Tôi có thể tìm được<br />
công việc tốt hơn trong thời gian hợp lý có thể chấp<br />
nhận được; (f3) Tôi nhận thấy mình đủ kinh nghiệm,<br />
kiến thức và kỹ năng để đáp ứng yêu cầu của các<br />
nhà tuyển dụng khác; (f4) Nhận thấy cơ hội việc làm<br />
rất nhiều,<br />
Sự gắn bó được đánh giá qua các phát biểu:<br />
(g1) Tôi luôn cố gắng cao nhất để hoàn thành nhiệm<br />
vụ được giao; (g2) Tôi luôn tự nguyện nỗ lực nâng<br />
cao kỹ năng để có thể cống hiến nhiều hơn cho<br />
cơ quan/tổ chức; (g3) Sẵn sàng hy sinh quyền lợi<br />
cá nhân khi cần thiết để giúp đỡ cơ quan/tổ chức<br />
làm việc thành công; (g4) Tôi vui mừng vì đã chọn<br />
cơ quan/tổ chức này để làm việc; (g5) Tôi tự hào<br />
vì được làm việc trong cơ quan/tổ chức này; (g6)<br />
Tôi có ý định ở lại lâu dài cùng cơ quan/tổ chức;<br />
(g7) Tôi sẽ ở lại cùng cơ quan/tổ chức mặc dù có<br />
nơi khác có sự đề nghị lương bổng hấp dẫn hơn;<br />
(g8) Về nhiều phương diện, Tôi xem cơ quan/tổ<br />
chức là mái nhà thứ hai của mình.<br />
<br />
Số 2/2014<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Quá trình nghiên cứu được chia làm 2 giai đoạn<br />
chính là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định<br />
lượng. Sau khi hình thành khung lý thuyết và định<br />
hướng mô hình nghiên cứu, tiến hành tổ chức cuộc<br />
phỏng vấn sơ bộ để bước đầu khám phá sơ bộ về<br />
sự thỏa mãn trong công việc, cảm nhận đối với môi<br />
trường làm việc, đánh giá về những đãi ngộ của<br />
cơ quan và các tác nhân chính đối với sự gắn bó<br />
của công chức – viên chức đối với các cơ quan<br />
Nhà nước. Kết quả phỏng vấn sơ bộ còn được sử<br />
dụng để xây dựng bảng câu hỏi điều tra phục vụ cho<br />
nghiên cứu định lượng tiếp theo. Bảng câu hỏi bao<br />
gồm nhiều mục hỏi liên quan đến sự gắn bó của<br />
công chức – viên chức đối với các cơ quan Nhà<br />
nước cũng như những thông tin cá nhân của người<br />
được phỏng vấn. Việc thu thập 200 mẫu dữ liệu<br />
được tiến hành qua việc gửi mail và phỏng vấn trực<br />
tiếp các công chức viên chức Nhà nước trong các<br />
lĩnh vực Đảng – Đoàn thể, quản lý hành chính, lĩnh<br />
vực sự nghiệp trong tháng 7 năm 2012.<br />
Thủ tục phân tích: Bước thứ nhất của phân tích<br />
dữ liệu là kiểm định các thang đo đảm bảo độ tin<br />
cậy, độ hiệu lực hội tụ và độ hiệu lực phân biệt. Để<br />
thực hiện mục đích này, nghiên cứu sử dụng phân<br />
tích hệ số Cronbach’s Alpha kiểm định thống kê<br />
về mức độ hội tụ của các thang đo các nhân tố.<br />
Bước thứ hai là kiểm định các mối quan hệ giữa các<br />
khái niệm trong mô hình đề xuất. Nghiên cứu thực<br />
hiện phân tích mô hình đo lường bằng phương pháp<br />
phân tích nhân tố khám phá (EFA), đánh giá giá trị<br />
hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo, với sự trợ<br />
giúp của phần mềm SPSS 16.0. Tiếp theo, sử dụng<br />
phân tích hồi quy để phân tích tác động của các biến<br />
độc lập đối với biến phụ thuộc. Kết luận về mô hình<br />
nghiên cứu được chấp nhận và có giá trị nghiên cứu<br />
sau khi thỏa mãn các kiểm định về khả năng vận<br />
dụng mô hình như kiểm định tự tương quan và kiểm<br />
định đa cộng tuyến.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Dữ liệu thu thập từ 200 bảng câu hỏi điều tra,<br />
qua xử lý và làm sạch cho kết quả các thang đo<br />
đảm bảo độ chặt chẽ và độ tin cậy với các hệ số<br />
Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0.6 và không vượt<br />
quá 0.95, đáp ứng yêu cầu độ hiệu lực hội tụ và độ<br />
hiệu lực phân biệt của nghiên cứu.<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 215<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2014<br />
<br />
Bảng 1. Bảng hệ số tải và kiểm định tính hội tụ của các nhân tố<br />
Nhân tố<br />
Phát biểu Tính ổn định<br />
Sự gắn bó<br />
công việc<br />
<br />
e5<br />
e4<br />
e3<br />
e2<br />
g7<br />
g6<br />
g8<br />
g5<br />
f2<br />
f1<br />
f4<br />
f3<br />
c2<br />
c3<br />
c1<br />
c4<br />
b3<br />
b4<br />
b2<br />
b1<br />
d2<br />
d4<br />
d1<br />
d3<br />
a6<br />
a5<br />
a4<br />
a1<br />
a2<br />
a3<br />
<br />
0,853<br />
0,814<br />
0,715<br />
0,660<br />
<br />
Cơ hội<br />
việc làm<br />
<br />
Tưởng<br />
thưởng<br />
tinh thần<br />
<br />
Thái độ với Môi trường Tinh thần vì<br />
công việc<br />
làm việc<br />
việc công<br />
<br />
Cronbach’s<br />
Alpha<br />
<br />
Tưởng<br />
thưởng<br />
vật chất<br />
<br />
0,887<br />
0,858<br />
0,808<br />
0,768<br />
0,763<br />
<br />
0,922<br />
0,903<br />
0,888<br />
0,871<br />
0,79<br />
<br />
0,938<br />
0,917<br />
0,911<br />
0,871<br />
0,847<br />
<br />
0,936<br />
0,846<br />
0,841<br />
0,833<br />
0,777<br />
<br />
0,864<br />
0,823<br />
0,789<br />
0,717<br />
0,709<br />
<br />
0,851<br />
0,799<br />
0,722<br />
0,687<br />
<br />
0,806<br />
0,832<br />
0,804<br />
0,695<br />
<br />
0,830<br />
<br />
Trong bảng này, chúng ta dễ dàng nhận thấy có sự phân biệt rõ ràng giữa các nhân tố và độ hội tụ giữa các<br />
biến trong cùng một nhân tố. Trong đó, hai biến được đặt tên mới là Tưởng thưởng tinh thần và Tưởng thưởng<br />
vật chất được tách ra từ biến Lương, thưởng và chính sách đãi ngộ trong mô hình đề xuất ban đầu. Mặt khác,<br />
hệ số Cronbach’s Alpha của các nhóm nhân tố này đều vượt mức 0,7 (mức đề nghị) điều này chứng tỏ thang<br />
đo mà nghiên cứu sử dụng là tốt.<br />
Bảng 2. Hệ số hồi quy với 7 biến độc lập<br />
Mô hình<br />
<br />
B<br />
<br />
Sai số chuẩn<br />
<br />
Giá trị p – (sig.)<br />
<br />
VIF<br />
<br />
Hằng số<br />
<br />
.431<br />
<br />
.441<br />
<br />
.330<br />
<br />
Tưởng thưởng vật chất<br />
<br />
.014<br />
<br />
.052<br />
<br />
.784<br />
<br />
1.623<br />
<br />
Tưởng thưởng tinh thần<br />
<br />
.341<br />
<br />
.070<br />
<br />
.000<br />
<br />
1.253<br />
<br />
Môi trường làm việc<br />
<br />
-.012<br />
<br />
.060<br />
<br />
.840<br />
<br />
1.589<br />
<br />
Tinh thần vì việc công<br />
<br />
.110<br />
<br />
.075<br />
<br />
.141<br />
<br />
1.387<br />
<br />
Tính ổn định của công việc<br />
<br />
.413<br />
<br />
.070<br />
<br />
.000<br />
<br />
1.175<br />
<br />
Cơ hội việc làm<br />
<br />
-.182<br />
<br />
.052<br />
<br />
.001<br />
<br />
1.268<br />
<br />
Thái độ đối với công việc<br />
<br />
.234<br />
<br />
.054<br />
<br />
.000<br />
<br />
1.352<br />
<br />
R2 hiệu chỉnh<br />
<br />
216 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
0. 542<br />
<br />