intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các tiêu chí đánh giá kinh tế số và thực trạng phát triển kinh tế số tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

11
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong phạm vi nghiên cứu, nhóm tác giả tổng hợp các tiêu chí để đánh giá thực trạng phát triển kinh tế số của nền kinh tế Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý chính sách để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế số tại Việt Nam trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các tiêu chí đánh giá kinh tế số và thực trạng phát triển kinh tế số tại Việt Nam

  1. Trường Đại học Kinh tế Nghệ An CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KINH TẾ SỐ VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ TẠI VIỆT NAM Hồ Thị Hiền1,*, Lê Thị Xuân1, Lê Thị Trang1 Lê Phan Hà Linh2, Phan Hoàng Tiến2 1 Trường Đại học Kinh tế Nghệ An, 2Sinh viên trường Đại học Kinh tế Nghệ An * Email: hothihien@naue.edu.vn Tóm tắt: Thế giới đang phát triển nhanh chóng với xu thế số hóa và các hoạt động của nền kinh tế cũng nằm trong sự vận động này. Trong phạm vi nghiên cứu, nhóm tác giả tổng hợp các tiêu chí để đánh giá thực trạng phát triển kinh tế số của nền kinh tế Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý chính sách để thức đẩy quá trình phát triển kinh tế số tại Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: Tiêu chí đánh giá; Kinh tế số; Phát triển kinh tế số; Việt Nam. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ còn rất nhiều tiềm năng chưa được khai phá Kinh tế số đang trở thành một phần và cần có giải pháp nhằm phát triển kinh tế quan trọng của nền kinh tế thế giới. Theo số cho Việt Nam trong dài hạn. World Economic Forum (2021) ước tính 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 70% giá trị mới được tạo ra trong nền kinh 2.1. Khái niệm về kinh tế số tế trong thập kỷ tới sẽ dựa trên các nền tảng Kinh tế số không phải là một lĩnh vực kinh tế kỹ thuật số. Tại các nước phát triển mới trong giới nghiên cứu. Kể từ sự ra đời như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản của mạng Internet vào năm 1974, trải qua và Singapore, các khái niệm như thành phố nhiều thập kỷ, đã có nhiều định nghĩa khác thông minh, dữ liệu lớn (Big Data), Internet nhau và tên gọi khác nhau về kinh tế số như: vạn vật (IoT), robot... không còn là những kinh tế tri thức, kinh tế Internet, kinh tế chia điều mới mẻ. Điều này đã cho thấy các nước sẻ, kinh tế mới, kinh tế xanh, kinh tế không này đã bắt đầu bước sang giai đoạn mới nơi biên giới… như: các thành tựu về khoa học công nghệ và chia Theo Tapscott (1996), coi kinh tế số là sẻ dữ liệu mang lại những lợi thế cạnh tranh thời đại của kết nối trí thông minh. Theo đó, mới khó có thể bắt chước hay theo sau. Phát kinh tế số không chỉ là máy móc và công triển kinh tế số là xu hướng tất yếu đối với nghệ mà còn là kết nối con người dựa vào bất kỳ quốc gia nào nếu không muốn tụt lại công nghệ. Công nghệ ở đây được hiểu là tri phía sau. Tuy nhiên, để phát triển nền kinh tế thức và sự sáng tạo để tạo ra những đột phá số, đòi hỏi những giải pháp đồng bộ: kết cấu trong tạo ra của cải và phát triển xã hội. hạ tầng, khả năng tài chính, nguồn lực và quỹ Lane (1999), Kinh tế số là sự hội tụ của đầu tư dài hạn… Nền kinh tế số Việt Nam công nghệ điện toán và truyền thông trên 98
  2. Tạp chí Khoa học, Tập 1, Số 2, Tháng 12/2022 nền tảng Internet. Nó tạo nên các dòng chảy G20 DETF (2016), Nền kinh tế số là thông tin và công nghệ để thúc đẩy phát triển nền kinh tế trong đó các hoạt động kinh tế thương mại điện tử (TMĐT) và các sự thay dựa vào số hóa thông tin và kiến thức làm đổi lớn bên trong tổ chức. nhân tố sản xuất chính; mạng lưới thông tin Brynjolfsson và Kahin (2000), Kinh tế hiện đại là một không gian quan trọng; và số là quá trình chuyển đổi số thông tin của việc khai thác hiệu quả công nghệ thông tin tất cả các thành phần trong nền kinh tế dựa và truyền thông (CNTT-TT) là một động lực trên máy tính. quan trọng để thúc đẩy tăng năng suất và tối Kling và Lamb (2000), Kinh tế số bao ưu hóa cơ cấu kinh tế. gồm hàng hóa và dịch vụ có quá trình phát Knickrehm & cộng sự (2016), Kinh tế triển, sản xuất, bán hoặc phân phối dựa chủ số là tỷ trọng tổng sản lượng kinh tế thu được yếu vào công nghệ số. từ các đầu vào “kỹ thuật số”. Những đầu vào Mesenbourg (2001), Kinh tế số bao “kỹ thuật số” này bao gồm: kỹ năng số, thiết gồm 3 bộ phận: Hạ tầng số, chuyển đổi số bị số (thiết bị phần cứng, phần mềm và thông và TMĐT. tin liên lạc) và hàng hóa, dịch vụ kỹ thuật số - Hạ tầng số là tỷ lệ hạ tầng kinh tế hỗ trung gian được sử dụng trong sản xuất. Các trợ chuyển đổi số và TMĐT. đầu vào “kỹ thuật số” này tạo nền tảng cho - Chuyển đổi số là bất kỳ quá trình hay nền kinh tế số. hoạt động nào của doanh nghiệp được thực OUP (2017), Nền kinh tế số là nền kinh hiện qua mạng máy tính. tế hoạt động chủ yếu bằng công nghệ số, đặc TMĐT là hàng hóa và dịch vụ được bán biệt là các giao dịch điện tử được thực hiện qua mạng máy tính. qua mạng Internet. OECD (2013), Kinh tế số cho phép Rujoiu (2019), Nền kinh tế số bao gồm thực hiện các giao dịch TMĐT dựa trên nền các hoạt động kinh tế phức tạp được thực tảng Internet. hiện thông qua các nền tảng như Internet, Department of Broadb & mạng di động, mạng cảm biến và TMĐT. Communications & the Digital Economy Mục đích chính của kinh tế số là tăng tính (2013), Kinh tế số là mạng lưới các hoạt hiệu quả trong quá trình sản xuất và phân động kinh tế và xã hội trên toàn cầu được phối của cải cho xã hội. thực hiện thông qua công nghệ số như mạng Ở Việt Nam, khái niệm Kinh tế số Internet và mạng di động. được đề cập đến tại “Diễn đàn Kinh tế tư European Commission (2013), Kinh tế nhân Việt Nam năm 2019”, theo đó, kinh số là nền kinh tế dựa vào công nghệ số và tế số được hiểu là toàn bộ hoạt động kinh cũng được gọi là nền kinh tế Internet. tế dựa trên nền tảng số, và phát triển kinh British Computer Society (2014), Nền tế số là sử dụng công nghệ số và dữ liệu kinh tế số liên quan đến các hoạt động kinh tế để tạo ra những mô hình kinh doanh mới. dựa vào công nghệ số. Theo đó, các hoạt động Mô hình kinh tế số bao gồm 3 cấu phần: kinh doanh trên thị trường dựa vào Internet. Kinh tế số ICT/VT, Kinh tế số Internet/nền 99
  3. Trường Đại học Kinh tế Nghệ An tảng, và Kinh tế số ngành/lĩnh vực, trong nền tảng công nghiệp số, học trực tuyến, đó: (1) Kinh tế số ICT/VT (Kinh tế số ICT) khám bệnh trực tuyến, làm việc từ xa, vận là lĩnh vực công nghiệp CNTT và dịch vụ chuyển, giao nhận, quảng cáo trực tuyến… viễn thông, gồm các hoạt động như: sản Chính vì vậy, việc phát triển kinh tế số xuất phần cứng, sản xuất phần mềm, sản là sự hội tụ của nhiều công nghệ mới, như: xuất nội dung số, cung cấp dịch vụ CNTT dữ liệu lớn, điện toán đám mây, Internet và cung cấp dịch vụ viễn thông; (2) Kinh vạn vật - IOT, blockchain - Chuỗi khối, tế số Internet/nền tảng (Kinh tế số internet) Trí tuệ nhân tạo AI, mạng không dây 5G; gồm các hoạt động kinh tế dựa trên mạng công nghệ mới cho phép con người xử lý internet như: kinh doanh bằng nền tảng số khối lượng công việc lớn, đưa ra quyết định (như Uber, Grab, Airbnb, …), kinh doanh thông minh hơn. Điều này cũng đồng nghĩa dựa trên dữ liệu số, kinh doanh các dịch vụ với phân tích dữ liệu lớn tạo ra cấp độ mới số trực tuyến, và các hình thức kinh doanh trong phát triển kinh tế số. dựa trên mạng Internet khác; (3) Kinh tế số 2.2. Các tiêu chí đánh giá kinh tế số ngành/lĩnh vực (Kinh tế số ngành) là các Ngày 31/12/2021, Bộ Kế hoạch và Đầu hoạt động kinh tế dựa trên việc áp dụng các tư đã ban hành danh mục chỉ tiêu thống công nghệ số, nền tảng số vào các ngành, kê kinh tế số kèm theo Thông tư số: 13/ lĩnh vực truyền thống nhằm tăng năng suất TT-BKHĐT. Theo đó, 50 chỉ tiêu được sử lao động, tạo giá trị kinh tế mới, tăng thêm, dụng để thống kê kinh tế số chia thành năm gồm các hoạt động như: quản trị điện tử, nhóm như sau: quy mô kinh tế số (10 chỉ thương mại điện tử, nông nghiệp thông tiêu liên quan tới chi cho chuyển đổi số, minh, sản xuất thông minh, du lịch thông R&D về công nghệ số, doanh thu từ hoạt minh v.v…; động sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch Nói cách khác, kinh tế số là nền kinh vụ số; hạ tầng số (7 chỉ tiêu liên quan tới tế sử dụng kiến thức, thông tin được số hóa dung lượng băng thông Internet, tỷ lệ hộ gia để hướng dẫn, nâng cao phân bổ nguồn lực, đình và doanh nghiệp tiếp cận internet và năng suất, mang lại tăng trưởng kinh tế chất các biện pháp an ninh mạng); mức độ phổ lượng cao. Nền kinh tế trong đó bao gồm các cập thương hiệu số (19 chỉ tiêu liên quan tới mô hình kinh doanh và quản lý tạo ra sản tỷ lệ người dân, doanh nghiệp, và các đơn phẩm, dịch vụ số hoặc hỗ trợ cung cấp dịch vị hành chính, sự nghiệp sử dụng các thiết vụ số cho chính phủ, doanh nghiệp và người bị di động, nền tảng số và kết nối Internet); dân. Thực chất nền kinh tế số chính là các mô mức độ phổ biến dịch vụ trực tuyến (11 chỉ hình tổ chức và phương thức hoạt động của tiêu đo lường mức độ người dân và doanh nền kinh tế dựa trên ứng dụng công nghệ số. nghiệp sự dụng dịch vụ công trực tuyến, Những ứng dụng của kinh tế số hàng ngày thương mại điện tử và thanh toán điện tử); để đáp ứng nhu cầu thuận tiện cho con người và kỹ năng số và nguồn nhân lực số (3 chỉ bao gồm: thương mại điện tử xuyên biên tiêu đo lường số lao động và trình độ của giới, bán lẻ trực tuyến, đồng tiền số chung, nguồn nhân lực về kinh tế số). 100
  4. Tạp chí Khoa học, Tập 1, Số 2, Tháng 12/2022 Bảng 01. Danh mục các chỉ tiêu đo lường kinh tế số 01. Quy mô kinh tế số 1 Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong tổng sản phẩm trong nước 2 Chi cho chuyển đổi số 3 Tỷ lệ chi cho nghiên cứu và phát triển về công nghệ số của doanh nghiệp 4 Số doanh nghiệp công nghệ số 5 Doanh thu dịch vụ viễn thông 6 Doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin 7 Doanh thu sản xuất, kinh doanh phần cứng 8 Doanh thu sản xuất, gia công phần mềm 9 Doanh thu sản xuất, kinh doanh thiết bị viễn thông 10 Doanh thu dịch vụ nền tảng số và kinh doanh trực tuyến 02. Hạ tầng số 11 Dung lượng băng thông Internet quốc tế 12 Tỷ lệ hộ gia đình có máy tính 13 Tỷ lệ dân số được phủ sóng bởi mạng di động 14 Tỷ lệ dân số được phủ mạng Internet băng rộng cáp quang 15 Lưu lượng Internet băng rộng 16 Phạm vi phủ sóng mạng di động 17 Số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh áp dụng biện pháp an toàn an ninh mạng 03. Mức độ phổ cập phương tiện số 18 Số lượng thuê bao điện thoại 19 Số lượng thuê bao truy nhập Internet băng rộng 20 Số sản phẩm thuộc lĩnh vực an toàn, an ninh mạng do Việt Nam sản xuất 21 Số ứng dụng di động do Việt Nam sản xuất 22 Số lượng tàu cá khai thác thủy sản biển có lắp đặt thiết bị giám sát hành trình 23 Tỷ lệ người sử dụng điện thoại di động 24 Tỷ lệ người sử dụng Internet 25 Tỷ lệ người dân có danh tính số 101
  5. Trường Đại học Kinh tế Nghệ An 26 Tỷ lệ người sử dụng thiết bị Internet vạn vật cá nhân Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc 27 các tổ chức được phép khác 28 Tỷ lệ hộ gia đình có kết nối Internet 29 Tỷ lệ doanh nghiệp có trang thông tin điện tử 30 Tỷ lệ doanh nghiệp có kết nối Internet cáp quang 31 Tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng công nghệ số vào sản xuất kinh doanh 32 Tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng nền tảng số vào sản xuất kinh doanh 33 Tỷ lệ doanh nghiệp đã triển khai chuyển đổi số 34 Tỷ lệ trường học có Internet dùng cho mục đích giảng dạy, học tập 35 Tỷ lệ trường học có tổ chức học trực tuyến 36 Tỷ lệ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có triển khai tư vấn khám, chữa bệnh từ xa 04. Mức độ phổ cập dịch vụ trực tuyến 37 Tổng số chứng thư số đang hoạt động 38 Số dịch vụ hành chính công có phát sinh hồ sơ trực tuyến 39 Tỷ lệ người dân có sử dụng dịch vụ công trực tuyến 40 Tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa 41 Tỷ lệ người dân tham gia mạng xã hội Tỷ lệ cá nhân, tổ chức sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt qua 42 các kênh thanh toán điện tử 43 Giá trị thanh toán không dùng tiền mặt so với GDP 44 Số hộ sản xuất nông, lâm, thủy sản có giao dịch thương mại điện tử 45 Tỷ lệ hộ sản xuất kinh doanh cá thể sử dụng thương mại điện tử 46 Tỷ lệ hợp tác xã sử dụng thương mại điện tử 47 Số thương nhân có giao dịch thương mại điện tử 05. Kỹ năng số và nguồn nhân lực kỹ thuật số 48 Số người tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo máy tính và công nghệ thông tin, truyền thông 49 Số lao động kinh tế số 50 Tỷ lệ người dân biết kỹ năng về công nghệ thông tin và truyền thông Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2021) 102
  6. Tạp chí Khoa học, Tập 1, Số 2, Tháng 12/2022 Tiếp theo đó, ngày 07/7/2002, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng ban hành danh mục các chỉ tiêu đo lường kinh tế số kèm theo Quyết định số 1354/QĐ- BTTTT bao gồm ba nhóm chính: chỉ tiêu đo lường Kinh tế số cấp quốc gia; chỉ tiêu đo lường Kinh tế số Bộ/ngành; chỉ tiêu đo lường Kinh tế số cấp tỉnh. Bảng 02. Bộ chỉ tiêu, công cụ đo lường kinh tế số của Bộ Thông tin và Truyền Thông STT Chỉ tiêu đo lường kinh tế số I Bộ chỉ tiêu đo lường Kinh tế số cấp quốc gia 1 Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP 2 Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ 3 Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử 4 Tỷ lệ doanh nghiệp nộp thuế điện tử 5 Tỷ lệ lao động kinh tế số trong tổng số lao động (KTS chung) 6 Tỷ lệ nhân lực công nghệ thông tin, công nghệ số trong lực lượng lao động II Bộ chỉ tiêu đo lường Kinh tế số bộ/ngành 7 Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực (KTS ngành) Số lượng doanh nghiệp khai thác, sử dụng dữ liệu mở trên cổng dữ liệu mở của bộ/ 8 ngành để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh Số lượng nền tảng số chuyên ngành, nền tảng quản trị và kinh doanh theo từng lĩnh 9 vực thuộc thẩm quyền quản lý đã được triển khai III Bộ chỉ tiêu đo lường Kinh tế số cấp tỉnh 10 Tỷ trọng kinh tế số trong GRDP 11 Số doanh nghiệp công nghệ số (Số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông - CNTT) 12 Số lượng doanh nghiệp nền tảng số 13 Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận, tham gia chương trình SMEdx 14 Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số 15 Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử 16 Tỷ lệ doanh nghiệp nộp thuế điện tử 17 Số điểm phục vụ của mạng bưu chính công cộng có kết nối internet băng rộng cố định 18 Số lượng giao dịch trên sàn thương mại điện tử Vỏ sò và Postmart 19 Số lượng tên miền .vn 20 Tổng kinh phí đầu tư từ Ngân sách nhà nước cho kinh tế số 103
  7. Trường Đại học Kinh tế Nghệ An 21 Tổng kinh phí chi thường xuyên từ Ngân sách nhà nước cho kinh tế số Tỷ lệ các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp thực hiện chuyển 22 đổi số (hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở) Tỷ lệ các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông thực hiện chuyển 23 đổi số (hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở). Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông (2022). Nhìn chung, hai bộ chỉ tiêu trên khá vạn vật, người máy, dữ liệu lớn, blockchain… tương đồng về các tiêu chí đo lường và chủ mới chỉ bắt đầu hoặc chưa khởi động. Vì vậy, yếu tập trung vào đo lường sự phổ biến, ứng để nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi thành dụng của các thành tựu công nghệ thông tin, nền kinh tế số, Việt Nam còn rất nhiều việc truyền thông vào các hoạt động kinh tế, xã cần phải làm trong thời gian tới. hội. Tuy nhiên, các đòn bẩy công nghệ được Theo báo cáo “Nền kinh tế số Đông nhắc tới trong cả hai bộ chỉ tiêu của Bộ Kế Nam Á năm 2019” do Google, Temasek và hoạch và Đầu tư và Bộ Thông tin và Truyền Bain công bố ngày 3/10/2019, nền kinh tế số thông, đặc biệt là các tiêu chí đánh giá về hạ Việt Nam năm 2019 trị giá 12 tỷ USD (đóng tầng số, có phạm vi khá hẹp và vẫn chỉ thuộc góp 5% GDP quốc gia trong năm 2019), cao giai đoạn phát triển thứ nhất hoặc giai đoạn gấp 4 lần so với giá trị của năm 2015. Cũng phát triển thứ 2 của nền kinh tế số. theo báo cáo “Nền kinh tế số Đông Nam Á 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 2020”, tốc độ tăng trưởng kinh tế số của Việt 3.1. Thực trạng phát triển kinh tế số Nam luôn tăng trưởng ở mức hai con số, dẫn tại Việt Nam đầu khu vực cùng với Indonesia. Nền kinh Trong thời gian qua, Kinh tế số Việt tế số tại Việt Nam từ 3 tỷ USD năm 2015 đã Nam phát triển tự phát nhưng tăng trưởng tăng lên 12 tỷ USD vào năm 2019 và 14 tỷ khá nhanh. Việt Nam có lợi thế về hạ tầng USD năm 2020. Dự kiến đến năm 2025 bứt viễn thông - Công nghệ thông tin khá tốt, phủ phá lên 52 tỉ USD, bao gồm các lĩnh vực: sóng rộng, mật độ người dùng cao; mức độ Thương mại điện tử (TMĐT), du lịch trực phổ cập Internet Việt Nam cao … tuyến, truyền thông trực tuyến và gọi xe công Kinh tế số đang bùng nổ tại Việt Nam nghệ 6. Các doanh nghiệp TMĐT luôn chiếm (CSIRO, 2019), tuy nhiên nó vẫn chưa thực thị phần lớn, các dịch vụ giao hàng, xe công sự phát triển một cách đầy đủ và đồng đều nghệ của các hãng lớn trên thế giới đã có mặt (Sangwon & cộng sự, 2017). Nói cách khác, và khẳng định vị trí ở thị trường Việt Nam một số lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế số như: Shopee, Lazada, Grab… ngoài ra còn ở Việt Nam đang phát triển rất nhanh như có các doanh nghiệp TMĐT của Việt Nam TMĐT, ICT, kinh tế chia sẻ… nhưng các lĩnh cũng phát huy thế mạnh của mình ở trong vực khác như nông nghiệp thông tin, Internet nước như: Bee group, Sendo, FPT shop, Thế 104
  8. Tạp chí Khoa học, Tập 1, Số 2, Tháng 12/2022 giới di động, Điện máy xanh, VNPAY… Các điện tử là nơi trung gian, kết nối khách hàng công ty thương mại điện tử hoạt động dưới với người bán, đáp ứng cung cầu của hai bên hình thức các sàn giao dịch, vận hành từ các và đảm bảo mang lại trải nghiệm tốt nhất cho trang web. Từ đó, các công ty thương mại người dùng của họ. Hình 01. Quy mô nền kinh tế số Việt Nam, 2015-2021 Nguồn: Google, Temask và Bain & Company (2020). Hầu hết số liệu thống kê mô tả về nền vẫn đang đứng ở nửa dưới của bảng xếp hạng kinh tế số Việt Nam đều không sẵn có. Do toàn cầu. Chỉ số NRI đã cho thấy nền kinh tế đó, việc mô tả thực trạng nền kinh tế số Việt số của Việt Nam có xuất phát điểm thấp hơn Nam chủ yếu dựa vào các chỉ số đo lường một số nước trong khu vực Asean như Thái quốc tế. Vị thế của nền kinh tế số Việt Nam Lan, Malaysia và Singapore và nỗ lực của Việt trên bản đồ kinh tế số thế giới như sau: Nam trong việc đuổi kịp tốc độ phát triển của Thứ nhất, Chỉ số sẵn sàng mạng (Network kinh tế số toàn cầu vẫn chưa đủ. Trong khi đó, Readiness Index-NRI1) đã cho thấy thứ tự có thể thấy nền kinh tế số Việt Nam, Indonesia của Việt Nam trên bản đồ NRI thế giới không và Philippines có xuất phát điểm bằng nhau có nhiều thay đổi trong suốt giai đoạn 2010- nhưng Việt Nam đã trải qua tốc độ phát triển 2020 (Bảng 3). Trải qua 10 năm, Việt Nam nhanh hơn để vượt lên 2 quốc gia này. Bảng 03. Chỉ số NRI của Việt Nam so với một số nước Asean, 2010-2020 Quốc gia 2010 2012 2014 2016 2019 2020 Điểm 5,6 5,9 6,0 6,0 82,13 83,39 Singapore Xếp hạng 2/138 2/142 2/148 1/139 2/121 3/134 Điểm 4,7 4,8 4,8 4,9 63,76 61,43 Malaysia Xếp hạng 27/138 29/142 30/148 31/139 32/121 34/134 Điểm 4,0 3,8 4,0 4,2 51,54 53,45 Thailand Xếp hạng 47/138 77/142 67/148 62/139 54/121 51/134 105
  9. Trường Đại học Kinh tế Nghệ An Điểm 3,9 3,7 3,8 3,9 49,57 49,68 Việt Nam Xếp hạng 54/138 83/142 84/148 79/139 63/134 62/134 Điểm 3,5 3,6 3,9 4,0 47,70 45,59 Philippines Xếp hạng 85/138 85/142 77/148 77/139 71/121 74/134 Điểm 3,7 3,8 4,0 4,0 46,15 46,71 Indonesia Xếp hạng 67/138 80/142 64/148 73/139 76/121 73/134 Nguồn: Tổng hợp từ WEF (2010, 2012, 2014, 2016); Dutta và Lanvin (2019, 2020) Thứ hai, xu hướng tương tự cũng được ghi nhận trong bảng xếp hạng của Chỉ số kết nối toàn cầu (Global Connectivity Index - GCI3) giai đoạn 2015-2020. Theo đó, Việt Nam vẫn duy trì vị trí năm ở nửa cuối bảng xếp hạng. GCI của Việt Nam qua các năm vẫn bị bỏ xa bởi Singapore, Malaysia và Thái Lan; và chỉ cao hơn Indonesia và Philippines (Bảng 4). Bảng 04. Chỉ số GCI của Việt Nam so với một số nước Asean, 2015-2018 Quốc gia 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Điểm 69 71 75 75 80 81 Singapore Xếp hạng 2/79 2/79 2/79 2/79 2/79 2/79 Điểm 40 44 45 48 53 53 Malaysia Xếp hạng 43/79 33/79 32/79 32/79 30/79 34/79 Điểm 35 37 39 40 44 46 Thailand Xếp hạng 50/79 52/79 51/79 51/79 49/79 46/79 Điểm 29 31 33 34 41 41 Việt Nam Xếp hạng 64/79 63/79 61/79 61/79 55/79 55/79 Điểm 30 32 32 33 38 39 Indonesia Xếp hạng 63/79 59/79 63/79 64/79 58/79 58/79 Điểm 30 33 34 35 38 38 Philippines Xếp hạng 61/79 57/79 57/79 57/79 58/79 59/79 Nguồn: Tổng hợp từ Huawei (2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020). Thứ ba, vì đổi mới sáng luôn là một đặc điểm quan trọng của kinh tế số, Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (Global Innovation Index - GII4) cũng có thể dùng để đo lường trình độ phát triển kinh tế số của Việt Nam. Bảng 5 cho thấy, trong giai đoạn 2010-2020, chỉ số GII của Việt Nam có xu hướng tăng nhưng vị trí của Việt Nam lại có xu hướng tụt xuống, nằm ở nửa dưới của bảng xếp hạng. So với các nước trong khu vực Asean, Việt Nam không có nhiều cải thiện về thứ bậc, chỉ cao hơn Philippines, Indonesia; tương đương với Thái Lan và thấp hơn nhiều so với Malaysia và Singapore. Điều này có nghĩa là sự đổi mới sáng tạo của Việt 106
  10. Tạp chí Khoa học, Tập 1, Số 2, Tháng 12/2022 Nam thấp hơn mức trung bình của thế giới mặc dù so với các nước trong khu vực Asean, Việt Nam có trình độ đổi mới sáng tạo ở mức trung bình khá. Bảng 05: Chỉ số GII của Việt Nam so với một số nước Asean, 2008-20205 Quốc gia 2010 2012 2014 2016 2018 2020 Điểm 4,65 63,5 59,24 59,16 59,83 56,61 Singapore Xếp hạng 8/132 3/141 7/143 6/128 5/126 8/131 Điểm 3,77 45,9 45,6 43,36 43,16 42,42 Malaysia Xếp hạng 28/132 32/141 33/143 35/128 35/126 33/131 Điểm 3,06 36,9 39,28 36,51 38 36,68 Thailand Xếp hạng 60/132 57/141 48/143 52/128 44/126 44/131 Điểm 2,95 33,9 34,89 35,37 37,94 37,12 Việt Nam Xếp hạng 71/132 76/141 71/143 59/128 45/126 42/131 Điểm 2,89 29 29,87 31,83 31,56 35,19 Philippines Xếp hạng 76/132 95/141 100/143 74/128 73/126 50/131 Điểm 2,95 28,1 31,81 29,07 29,8 26,49 Indonesia Xếp hạng 72/132 100/141 87/141 88/128 85/126 85/131 Nguồn: Tổng hợp từ Dutta (2010, 2012); Dutta và cộng sự (2014, 2016, 2018, 2020). Như vậy, phân tích các chỉ số đo lường lấy đổi mới sáng tạo làm động lực phát triển. cho thấy nền kinh tế số Việt Nam vẫn đang Tại Việt Nam, kinh tế số vẫn chủ yếu dựa nằm ở nhóm dưới trong bảng xếp hạng kinh vào các ngành CNTT-TT và TMĐT mà chưa tế số thế giới. Tại khu vực Asean, kinh tế thực sự bứt phá để tiếp nhận và mở rộng các số Việt Nam bị bỏ xa bởi nhóm dẫn đầu là lĩnh vực của CMCN 4.0 như dữ liệu lớn, trí Singapore và Malaysia, tương đương hoặc thông minh nhân tạo, Internet vạn vật, robot thấp hơn một chút so với Thái Lan và cao tự hành… Quan trọng hơn, Việt Nam vẫn hơn Philippines và Indonesia. Không thể đang trong giai đoạn phát triển kinh tế số dựa phủ nhận sự phát triển của kinh tế số Việt vào động lực từ phía người tiêu dùng thay Nam trong những năm gần đây, tuy nhiên so vì động lực chuyển đổi số từ phía các doanh với thế giới và các nước trong khu vực, Việt nghiệp trong nền kinh tế thực để chuyển sang Nam vẫn chưa theo kịp tốc độ phát triển dẫn hoạt động trong môi trường số. đến không cải thiện được nhiều về thứ bậc Bên cạnh những kết quả đạt được cũng hoặc có nguy cơ bị tụt hậu lại phía sau. Trải như những thuận lợi về phát triển kinh tế qua 10 năm phát triển, kinh tế số Việt Nam số thì Việt Nam chúng ta cũng gặp không ít vẫn đang trong giai đoạn theo sau, sao chép thách thức, khó khăn: hoặc tiếp nhận các thành tựu về công nghệ Thứ nhất, nhận thức của người dân và số mà chưa chuyển sang giai đoạn dẫn đầu, một bộ phận cán bộ quản lý nhà nước về lợi 107
  11. Trường Đại học Kinh tế Nghệ An ích cũng như thời cơ và thách thức của kinh tới trong tương lai. Một kế hoạch phát triển tế số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội còn toàn diện sẽ giúp tạo cơ sở phân bổ ngân sách chưa đồng đều ở các cấp, các ngành. Vì vậy, tương ứng để tránh xảy ra trường hợp chỉ có việc đồng bộ cơ sở dữ liệu về kinh tế số còn chính sách trên giấy mà không có triển khai manh mún và phân tán, chưa có sự kết nối, cụ thể. Bên cạnh đó, việc xây dựng kế hoạch liên thông giữa các bộ, ngành, địa phương. phát triển toàn diện sẽ giúp tất cả các thành Thứ hai, môi trường pháp lý và thể chế phần của nền kinh tế số được rà soát nhằm phát triển kinh tế số còn yếu, chưa đồng bộ, đảm bảo không bỏ sót những thành phần nên chưa khai thác hết tiềm năng để phát tiềm năng và phát huy điểm mạnh của nền triển kinh tế số. kinh tế số Việt Nam. Thứ ba, sự cạnh tranh gay gắt của các Thứ hai, hoàn thiện các quy định quản doanh nghiệp công nghệ số nước ngoài với lý các hoạt động kinh tế số giữ vai trò trụ tiềm lực mạnh với các doanh nghiệp trong cột trong nền kinh tế số. Đối với Việt Nam, nước còn hạn chế về quy mô và trình độ TMĐT, kinh tế chia sẻ và CNTT-TT là những công nghệ. thành phần được coi là xương sống của nền Thứ tư, thói quen mua sắm truyền thống, kinh tế số và đã có độ chín nhất định. Theo tâm lý, thị hiếu tiêu dùng tiền mặt của đại đa kinh nghiệm quốc tế, các thành phần này nên số người tiêu dùng ảnh hưởng lớn đến quá được quản lý chặt chẽ hơn và có sự định hướng trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. để chúng phát triển lành mạnh. Nói cách khác, Thứ năm, nguồn nhân lực công nghệ TMĐT, kinh tế chia sẻ và CNTT-TT không thông tin còn thiếu, yếu cả về lượng và chất. nên là công cụ và môi trường để các để các Thứ sáu, an ninh bảo mật và an toàn hoạt động phi pháp diễn ra hoặc các lỗ hổng thông tin ngày càng gặp khó khăn. Kinh tế về pháp lý như trốn thuế khi kinh doanh trên số dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, môi trường mạng không nên được lấp đầy để internet chứa đựng nguy cơ lớn về bảo mật, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. an toàn thông tin, tài chính và tính riêng tư Thứ ba, đẩy nhanh quá trình chuyển của dữ liệu, của các chủ thể kinh tế số. đổi sang chính phủ điện tử, lấy người dân 3.2. Hàm ý chính sách góp phần phát làm trung tâm phục vụ. Phát triển chính phủ triển nền kinh tế số tại Việt Nam trong điện tử sẽ giúp đơn giản hóa các thủ tục hành thời gian tới chính; người sử dụng dịch vụ công được tiếp Để tiếp tục phát triển nền kinh tế số cận dễ dàng và thuận tiện hơn; cắt giảm chi trong thời gian sắp tới, Việt Nam cần lưu tâm phí vận hành; và xây dựng hệ thống cơ sở dữ một số điểm như sau: liệu phục vụ cho quá trình lập kế hoạch, dự Thứ nhất, Việt Nam cần xây dựng chính báo cũng như ra quyết định. Tại Việt Nam, sách và kế hoạch phát triển kinh tế số một chính phủ điện tử mới chỉ ở giai đoạn đầu và cách toàn diện và theo từng giai đoạn. Điều chỉ số EGDI của Việt Nam thấp hơn nhiều so này giúp xác định rõ mục tiêu và một nền với mặt bằng chung của thế giới và khu vực kinh tế số mà Việt Nam mong muốn hướng Asean. Cơ sở dữ liệu tại các bộ/ban/ngành 108
  12. Tạp chí Khoa học, Tập 1, Số 2, Tháng 12/2022 có sự không đồng nhất, không được công 4. KẾT LUẬN bố rộng rãi và luôn có sự chỉnh sửa liên tục. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam được Đặc biệt, cơ sở dữ liệu tại cơ quan chuyên đánh giá là một trong những quốc gia có tốc về thống kê tại địa phương và trung ương độ phát triển kinh tế số ở mức khá với hạ cũng có sự khác biệt nhất định. Các nội dung tầng viễn thông - công nghệ thông tin khá số liệu chưa được cập nhật cho phù hợp với tốt, phủ sóng rộng, mật độ người dùng cao. thực tiễn. Do đó, để nâng cao hiệu quả vận Hiện nay xu hướng số hoá xuất hiện ở nhiều hành của các cơ quan quản lý, Việt Nam nên lĩnh vực, ngành kinh tế, từ thương mại, thanh đẩy nhanh hơn nữa quá trình phát triển chính toán đến giao thông, giáo dục, y tế… Việt phủ điện tử. Trong đó, điều quan trọng cốt lõi Nam đã có những thành công bước đầu trên là xây dựng lại khung thu thập cơ sở dữ liệu nhiều khía cạnh nhưng trong giai đoạn tiếp theo hướng tích hợp đa ngành, đa lĩnh vực và theo, với nguồn lực có hạn, chất lượng nguồn hạn chế tối đa sự tiếp xúc giữa người dân và lực chưa cao, đòi hỏi Chính phủ cần xác định nhân viên công quyền để giảm sách nhiễu, rõ những chiến lược ưu tiên, đặc biệt phối tham nhũng. Chính phủ điện tử tại Việt Nam hợp với khu vực doanh nghiệp trong tiến nên được quan tâm đầu tư phát triển hơn nữa trình chuyển đổi số để mục tiêu chương trình để trở thành một trong những trụ cột của nền chuyển đổi số của Việt Nam đến năm 2025, kinh tế số. định hướng 2030 sẽ sớm thành hiện thực. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu nước ngoài: 1. Brynjolfsson, E. & Kahin, B. (2000). Introduction, in Underst&ing the Digital Economy, Brynjolfsson, E. & Kahin, B. (eds), MIT Press, Cambridge. 2. Department of Broadb& Communications & the Digital Economy (2013), Advancing Australia as a Digital Economy: An Update to the National Digital Economy Strategy, Australian Government [online], Available at: https://apo.org.au/sites/default/files/ resource-files/2013- 06/apo-nid34523.pdf, Accessed on July 20, 2020. 3. 3. Google, Temasek & Bain & Company (2020), e-Conomy SEA 2020 At full velocity: Resilient & racing ahead, Google, Temasek & Bain & Company [online], Available at: https://www.bain.com/globalassets/noindex/2020/e_conomy_sea_2020_re port. pdf, Accessed on February 20, 2021. 4. G20 DETF (2016), G20 Digital Economic Development & Cooperation Initiative, G20 Digital Economy Task Force [online], Available at: https://www.mofa.go.jp/ files/000185874.pdf, Accessed on February 20, 2021. 5. Kling, R. & Lamb, R. (2000), IT & organizational change in digital economies, in Underst&ing the Digital Economy, Brynjolfsson, E. & Kahin, B. (eds), MIT Press, Cambridge. 6. Lane, N, (1999), “Advancing the digital economy into the 21st century”, Information 109
  13. Trường Đại học Kinh tế Nghệ An Systems Frontiers, 1(3), pp. 317-320. 7. Mesenbourg, T. L. (2001), Measuring the Digital Economy, US Bureau of the Census, Suitl&. 8. OUP (2017), Digital Economy, Oxford Dictionary, Oxford University Press, UK. 9. Tapscott, D. (1996), The Digital Economy: Promise & Peril in the Age of Network Intelligence, McGraw-Hill, New York. 10. World Economic Forum (WEF) (2010, 2012, 2014, 2015, 2016), The Global Information Technology Report. 11. Tài liệu trong nước: 12. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2021). Thông tư số 13/2021/TT-BKHĐT ngày 31/12/2021 Quy định Hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế số, 2021 13. Bộ Thông tin và Truyền thông (2022). Quyết định số 134/QĐ-BTTTT ngày 31/3/2022, QĐ ban hành bộ chỉ tiêu, công cụ đo lường kinh tế số, 2022 14. Bộ Thông tin và Truyền thông (2020). Sổ tay hướng dẫn các bộ chỉ số, nhóm chỉ số, chỉ số thành phần đánh giá, xếp hạng trong lĩnh vực thông tin và truyền thông của các tổ chức quốc tế. 15. Phùng Thị Hiền (2021). Thực trạng và giải pháp phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam, Tạp chí Điện tử Tài chính. 16. Thủ tướng Chính phủ (2020). Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/06/2020 phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. SUMMARY DIGITAL ECONOMIC ASSESSMENT Criteria and DIGITAL ECONOMIC DEVELOPMENT STATUS IN VIETNAM Ho Thi Hien1,*, Le Thi Xuan1, Le Trang1, Le Phan Ha Linh, Phan Hoang Tien 1 Nghean College of Economics, *Email: hothihien@naue.edu.vn The world economy is developing rapidly with the trend of digitizing economic activities. Within the scope of the research, the author provides criteria to evaluate the current situation of digital economic development of Vietnam’s economy, on that basis, some solutions are proposed to promote the process of digital economic development. in Vietnam in the near future. Keywords: Evaluation criteria, Digital economy, Digital economy development, Vietnam. 110
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2