intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách đơn giản dạy bé tập viết

Chia sẻ: Le Thi Man | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

272
lượt xem
48
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với những bí kíp nhỏ sẽ rất có ích cho việc dạy bé viết chữ nếu được mẹ nghiên cứu kĩ càng và sử dụng linh hoạt với cá tính và sở thích của bé. Mời các bạn tham khảo các cách đơn giản sau đây để giúp bé thông minh hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách đơn giản dạy bé tập viết

  1. Cách đơn giản dạy bé tập viết
  2. Những bí kíp nhỏ sẽ rất có ích cho việc dạy bé viết chữ nếu được mẹ nghiên cứu kĩ càng và sử dụng linh hoạt với cá tính và sở thích của bé. Ảnh minh họa: Internet Tạo sự thoải mái Ép bé học viết sớm trước độ tuổi sẽ gây ra tác dụng ngược. Bé trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau trong quá trình nhận biết, tìm hiểu và tiếp xúc với môi trường xung quanh. Những hoạt động hỗ trợ cho việc học viết, nếu được áp dụng quá sớm sẽ khiến cả bạn và bé cảm thấy khó khăn. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sở thích vẽ hoặc viết sau này của bé.
  3. Khoảng từ 2 tuổi trở đi, bé có thể viết vài ký tự, nét vẽ nghuệch ngoạc, các hình vẽ dạng khối, hoặc thậm chí tự viết tên mình. Đừng quá lo lắng khi thấy bé cứ nắm chặt cán bút ở giữa lòng bàn. Đây hầu như là cách duy nhất ban đầu giúp bé cầm chắc bút và là điều tự nhiên vì lúc này cơ tay của bé còn yếu. Chơi các trò chơi giúp cho bàn tay vận động linh hoạt Không giống như sự phát triển về mặt ngôn ngữ, kỹ năng viết của bé phụ thuộc nhiều vào sự phát triển linh hoạt của bàn tay, khả năng thao tác giữa các ngón và cổ tay, tay và mắt cũng như phối hợp giữa hai tay. Chơi đất nặn, tập cầm kẹp quần áo, đóng mở nắp các loại hũ, bóc vỏ trái cây bằng tay, nhặt các vật có kích thước nhỏ….. Bạn nên thay đổi nhiều trò chơi khác nhau để kích thích sự hứng thú của bé. Cho bé thử viết hoặc vẽ trên cát, tạo hứng thú cho bé và làm cho bé quen dần với những hình vẽ, ký tự. Bạn nên dùng những cây bút chì, bút màu có thân ngắn vừa phải và to để phù hợp với tay bé. Đừng bắt bé ngồi trên bàn lâu. Để thay đổi, bạn có thể dán hình vẽ vào tường để bé tô màu ở tư thế đứng hoặc quỳ. Viết vẽ ở tư thế thẳng đứng hoặc trên bề mặt hơi nghiêng giúp bé vận động ngón tay nhiều hơn và giúp cổ tay bé ở tư thế đúng khi viết hoặc vẽ. Các dấu hiệu chứng tỏ bé quen dần với việc tập viết - Bé có thể cầm bút đúng cách - Bé có thể viết vẽ các ký hiệu đơn giản |, - , + , / , , X, hình tròn, hình tam giác, hình vuông
  4. - Bé phân biệt được các ký tự - Bé hào hứng và thích thú khi tập viết Hãy kiên trì, bạn sẽ giúp bé tốt hơn: Với các ký tự lớn, hãy vẽ ô và yêu cầu bé viết trong giới hạn của ô, bé sẽ dần dần tự điều chỉnh kích thước ký tự. Nếu bé viết không ngay hàng kẻ, dùng bút dạ quang màu bé thích, đánh dấu lên dòng kẻ và nhắc bé lưu ý một chút khi viết. Đừng quên khen bé khi bé tiến bộ, bé sẽ hào hứng với việc tập viết. Tập viết không đễ chút nào, bạn cần kiên trì và hiểu tâm trạng của bé mỗi khi bé viết sai hoặc không ngay hàng, chữ to chữ nhỏ. Hãy nói với bé “Ba (mẹ) biết là việc tập viết đẹp và đúng rất khó, đôi lúc sẽ khiến con bực mình, nhất là khi ba (mẹ) luôn chỉ ra những lỗi cần phải sửa. Nhưng ba (mẹ) tin là con sẽ làm tốt khi con cố gắng hết mình." 7 cách để trẻ lắng nghe bố mẹ
  5. Ảnh minh họa: Internet Bạn nói chuyện với con và không hề được đáp lại. Chuyện gì đang xảy ra vậy? Có phải con đang coi bạn như người vô hình? Đó là cảm nhận mà bạn khó có thể tránh khỏi khi làm cha mẹ. Sau đây là những nguyên tắc bạn cần nhớ nếu muốn con lắng nghe.
  6. Công thức đầu tiên bạn cần áp dụng là Thu hút chú ý – Giữ quan điểm – Xác nhận. - Thu hút chú ý: Hãy làm con chú ý bằng cách gọi tên con. Bạn cũng có thể loại bỏ những thứ gây nhiễu bằng cách tắt ti vi hoặc yêu cầu con dừng việc con đang làm dở. - Giữ quan điểm: Hãy giữ vững quan điểm của mình và đừng để con kéo bạn xa rời chủ đề bạn muốn nói đến. - Xác nhận: Yêu cầu con xác nhận bằng cách để con nhắc lại điều bạn vừa nói. Giờ bạn đã có công thức để truyền tải cho con thông điệp, vậy bạn sẽ làm gì nếu con không muốn thực hiện công thức ấy? Lúc đó, hãy làm theo các lời khuyên dưới đây: Cho con lựa chọn Chẳng hạn, bạn có thể nói với con rằng: “Con có thể xuống ăn tối ngay bây giờ, hoặc ngồi ở phòng thêm 5 phút nữa. Đó là lựa chọn của con”. Cảnh báo con Nhưng nên nhớ, đó phải là những cảnh báo hợp lý và công bằng. Chẳng hạn, bạn có thể nói rằng: “Chúng ta sẽ đi trong 5 phút nữa” hoặc “Nếu con ném đồ chơi một lần nữa, mẹ sẽ tịch thu món đồ chơi đó”. Sử dụng mẫu câu “khi … thì ….”
  7. Ví dụ như: “Sau khi con đánh răng thì mẹ sẽ đọc cho con nghe một câu chuyện”. Tạo ra các quy tắc có vần điệu Như vậy, những quy tắc này sẽ rất dễ nhớ và khiến trẻ cảm thấy thích thú, không bị gò bó, ép buộc. Chẳng hạn, kính đọc sách phải “in the case or on your face”. (tạm dịch: ở trên giá hoặc ở trên mặt) Tỏ ra tích cực Thay vì nói với trẻ về những điều bạn không mong muốn, hãy nói với chúng về những điều bạn muốn. Chẳng hạn, hãy nói “Nhớ cởi giày ra” thay vì nói “Không được đi giày ở trong nhà”. Cân nhắc về những hậu quả tự nhiên Khi con gái tôi không chịu mặc đồng phục, tôi chỉ nhún vai và nói với con rằng con có thể đến trường trong bộ đồ ngủ. Đó là lựa chọn của con. Đôi lúc, thay vì la mắng, quát tháo, hãy để con tự nhận ra điều gì mới là đúng, điều gì là sai và tại sao. Tuân thủ những điều mình đặt ra Có thể coi đây là nguyên tắc vàng mà bạn phải áp dụng triệt để. Nếu bạn nói rằng con sẽ mặc đồ ngủ đến trường thì hãy để con mặc đồ ngủ đến trường. Bạn luôn có thể để sẵn đồng phục trong cặp cho con.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
18=>0