intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách nâng cấp máy tính củ

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

423
lượt xem
163
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cách nâng cấp máy tính củ Thị trường máy tính ngày nay đang phát triển rất nhanh và sôi động, cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ. Những bộ máy mới mua, chỉ trong vòng 1 năm đã có thể trở thành lỗi thời. Cũng với số tiền tương tự, thậm chí bạn đã có thể sở hữu bộ máy với sức mạnh vượt trội hơn hẳn so với thời điểm đó 2 – 3 năm trước. Sau đây là 1 số hướng dẫn cơ bản để khôi phục những bộ máy cũ, bao gồm việc nâng cấp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách nâng cấp máy tính củ

  1. Cách nâng cấp máy tính củ Thị trường máy tính ngày nay đang phát triển rất nhanh và sôi động, cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ. Những bộ máy mới mua, chỉ trong vòng 1 năm đã có thể trở thành lỗi thời. Cũng với số tiền tương tự, thậm chí bạn đã có thể sở hữu bộ máy với sức mạnh vượt trội hơn hẳn so với thời điểm đó 2 – 3 năm trước. Sau đây là 1 số hướng dẫn cơ bản để khôi phục những bộ máy cũ, bao gồm việc nâng cấp phần cứng, cài lại hệ điều hành Windows hoặc Linux. Nâng cấp phần cứng Đây là 1 cách được nhiều người chọn nhất, vì nó có thể tận dụng tối đa khả năng của nền tảng phần cứng sẵn có, lai tiết kiệm chi phí. Điều duy nhất cần quan tâm là khả năng tương thích của các hệ thống phần cứng với nhau mà thôi. Vì vậy trước khi tiến hành việc nâng cấp, các bạn nên sao lưu toàn bộ hệ thống để phòng trường hợp rủi ro có thể xảy
  2. ra. Tăng bộ nhớ Đây là cách đơn giản và dễ thực hiện nhất để cải thiện hiệu suất hoạt động của hệ thống. Để thực hiện quá trình này, bạn cần kiểm tra kỹ càng về hệ thống bộ nhớ hiện tại, khả năng hỗ trợ của mainboard và nhu cầu sử dụng: Các công cụ hỗ trợ kiểm tra bộ nhớ thường dùng là: System Information, Crucial Memory Advisor hoặc Everest. Card đồ họa
  3. Yếu tố tiếp theo cần đề cập đến là nâng cấp bộ nhớ của card đồ họa, đặc biệt là khi mainboard có tích hợp sẵn card đồ họa. Tương tự như đối với RAM, bạn cần biết chính xác loại khe cắm của VGA tương thích với mainboard (PCI, PCIe, AGP… ), bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như SIW, Everest Home hoặc Ultimate: Nếu máy tính của bạn có từ 5 năm tuổi thọ hoặc nhiều hơn, các bạn có thể tìm thấy phần cứng tương thích với giá cả khá “mềm”, và bạn sẽ không phải tốn tới hàng trăm USD
  4. để sắm 1 chiếc card đồ họa hiện đại hiện nay (mà có thể máy tính của bạn sẽ không thể sử dụng vì không tương thích). Ổ cứng Việc sử dụng ổ cứng với dung lượng khá lớn cũng là 1 cách không tồi để tăng cải thiện hiệu suất hệ thống. Trong phần lớn số lượng laptop cũ, ổ cứng được sử dụng có tốc độ quay vòng vào khoảng 4200RPM, và bạn có thể nâng cấp lên ổ 5400 hoặc 7200RPM để tăng tốc độ ghi và đọc dữ liệu. Nhưng bù lại, những ổ cứng cũ thường có độ bền và tuổi thọ rất cao, và bạn cũng có thể sử dụng nhiều ổ cứng
  5. dung lượng nhỏ như vậy cũng khá ngang bằng với việc dùng 1 ổ cứng mới với dung lượng lớn: CPU – bộ vi xử lý Nếu là người rành về kỹ thuật và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, việc nâng cấp CPU có thể coi là giải pháp tốt nhất. Nhưng hãy nhớ rằng việc này khá phức tạp và cần nhiều tỉ mỉ, tìm hiểu kỹ về sự tương thích giữa mainboard, CPU và các dòng chipset điều khiển.
  6. Cài đặt lại hệ điều hành Sau 1 thời gian cài đặt và gỡ các chương trình, ứng dụng, chơi game, xử lý đồ họa, làm việc, giải trí … hệ điều hành – ở đây là Windows sẽ ngày càng chậm đi và mất dần sự ổn định. Và quá trình này vẫn cứ xảy ra cho dù bạn có áp dụng các biện pháp bảo dưỡng hệ thống bằng phần mềm như sử dụng Disk Cleanup, CC Cleaner, chống phân mảnh ổ đĩa … Khi tiến hành cài lại hệ điều hành, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy tốc độ hoạt động thay đổi như thế nào, đặc biệt đối với Windows XP:
  7. Hoặc khi bạn tiến hành khôi phục lại hệ điều hành từ phân vùng có sẵn của nhà sản xuất, quá trình này sẽ tự động cài đặt tất cả các chương trình hỗ trợ đi kèm, và nhiều khi bạn sẽ thấy rất phiền phức khi có Norton 2005 hoặc Office 2003 phiên bản dùng thử và 1 số phần mềm khác mà hầu như không bao giờ bạn sử dụng. Để làm việc này, các bạn có thể tham khảo và sử dụng công cụ hỗ trợ như PC Decrapifier. Khi sử dụng, nên áp dụng phương pháp tạo Restore Point đề phòng trường hợp rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào:
  8. Lựa chọn những thành phần cần loại bỏ:
  9. Nếu không đạt được kết quả như ý muốn, bạn có thể sử dụng thêm Revo Uninstaller Pro với bản dùng thử 30 ngày hoặc miễn phí: Hoặc người dùng có thể tham khảo và sử dụng tiện ích miễn phí Ninite để tiết kiệm thời gian khi cài đặt lại các ứng dụng cần thiết và phổ biến cho Windows.
  10. Tắt bớt các ứng dụng và dịch vụ khởi động cùng với Windows bằng cách điều chỉnh trong System Configuration Utility – msconfig:
  11. Bên cạnh Windows, các bạn có thể nghĩ đến việc sử dụng 1 số hệ điều hành mã nguồn mở miễn phí như Linux Mint, Puppy Linux hoặc Damn Small Linux. Sử dụng các chương trình Portable Nếu không muốn cài đặt quá nhiều các chương trình và ứng dụng vào máy tính, giải pháp tốt nhất là sử dụng các phần mềm Portable (http://portableapps.com/). Nhưng chương trình này có thể chạy trực tiếp trên USB, các phân vùng, cách duy nhất là lựa chọn ứng dụng cần thiết, download từ http://portableapps.com/, lưu về bất cứ thư mục nào trên máy tính và sử dụng chúng bất cứ khi nào bạn cần:
  12. Sử dụng các phiên bản nhỏ và nhẹ của hệ điều hành Linux Puppy Linux: Đối với những người sở hữu bộ máy tính với cấu hình khá “còi”, việc mong muốn được sử dụng những hệ điều hành mới và bóng bẩy như Windows Vista hoặc Windows 7 là không thể. Tại sao các bạn không thử nghiệm với Puppy
  13. Linux? Với tổng dung lượng tải về chỉ khoảng 130MB, hệ điều hành này có đủ các ứng dụng cần thiết như PDF Viewer, Chat, Email, Web Browsers, ứng dụng xử lý văn bản Abiword … và khá tương thích với những bộ máy cấu hình thấp, chỉ cần đáp ứng tối thiểu cấu hình cần thiết CPU Pentium 166MMX và 128MB RAM. 1 điểm khác biệt nữa của Puppy Linux là có thể chạy trực tiếp trên đĩa Live CD hoặc USB, do đó nếu máy tính của bạn gặp vấn đề về ổ cứng, hoặc thậm chí không có ổ cứng
  14. cũng không vấn đề gì… bạn vẫn có thể sử dụng được Puppy Linux: Damn Small Linux: Là 1 phiên bản nhỏ và nhẹ khác của Linux, khá giống với Puppy Linux, có thể được sử dụng trực tiếp từ đĩa Live CD, ổ Flash, hoặc cài đặt trực tiếp ngay bên trong Windows:
  15. Jolicloud: Nếu nhu cầu của bạn cần đến 1 số tính năng và giao diện hiện đại hơn như Chat, Email, Social Networks … bạn có thể nghĩ đến việc sử dụng Jolicloud. Phiên bản mới nhất hiện nay là 1.0, Jolicloud sẽ sử dụng nhiều tài nguyên hệ thống hơn Puppy hoặc DSL một ít, nhưng bạn sẽ phải bất ngờ với bộ tính năng đi kèm:
  16. 1 tính năng khác của Jolicloud là cài đặt trực tiếp ngay bên trong Windows với Express Installer, hoặc từ ổ CD, ổ USB … Đây thực chất là 1 phiên bản hệ điều hành dựa trên nền tảng “đám mây”. Nó bao gồm đường dẫn trực tiếp đến YouTube, các mạng xã hội phổ biến, các ứng dụng văn phòng, và thư mục gốc App Directory với hơn 700 ứng dụng khác nhau:
  17. Trên đây là 1 số hướng dẫn cơ bản để khắc phục cải thiện tình hình của những bộ máy cũ, từ việc chuẩn đoán, nâng cấp tình trạng phần cứng đến việc sử dụng các phần mềm hoặc hệ điều hành khác nhau. Chúc các bạn thành công!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2