Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2014<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
CẢI THIỆN TÍNH MINH BẠCH VÀ TIẾP CẬN THÔNG TIN<br />
CHO DOANH NGHIỆP VÀ NHÀ ĐẦU TƯ CỦA TỈNH KHÁNH HÒA<br />
IMPROVING INFORMATION ACCESS AND TRANSPARANCY<br />
FOR ENTERPRISES AND INVESTERS IN KHANH HOA<br />
Phạm Thị Thanh Bình1, Hoàng Thu Thủy2<br />
Ngày nhận bài: 19/02/2013; Ngày phản biện thông qua: 26/02/2013; Ngày duyệt đăng: 02/6/2014<br />
<br />
TÓM TẲT<br />
Nghiên cứu tập trung phân tích thực trạng dựa trên dữ liệu của VCCI và điều tra khảo sát các doanh nghiệp trên<br />
địa bàn Tỉnh để xác định các nguyên nhân cơ bản cho các vấn đề còn tồn tại trong tính minh bạch và tiếp cận thông tin<br />
của tỉnh Khánh Hòa. Kết quả phân tích thực trạng cho thấy, chỉ số “Tính minh bạch và tiếp cận thông tin của Khánh Hòa”<br />
xếp ở vị trí rất thấp, khoảng 50/63 tỉnh/thành trong giai đoạn 2009 - 2011, mặc dù có sự gia tăng thứ hạng lên thứ hạng 25<br />
trong năm 2012. Để cải thiện chỉ số thành phần này, theo khảo sát 700 doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh, chính quyền tỉnh<br />
Khánh Hòa nên chú trọng vào các vấn đề: (i) công khai hóa các thông tin cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư với các trọng<br />
điểm là củng cố cổng thông tin điện tử, xây dựng quy định cập nhật các tài liệu, văn bản, kế hoạch của cơ quan quản lý…;<br />
(ii) thường xuyên đối thoại trực tiếp và trực tuyến với doanh nghiệp ở tất cả các cấp chính quyền; (iii) xây dựng cơ chế để<br />
hiệp hội doanh nghiệp phát triển.<br />
Từ khóa: PCI, tính minh bạch và tiếp cận thông tin, Khánh Hòa<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Based on data from VCCI and the enterprise’s survey in Khanh Hoa province, this study analyzes the current status<br />
of information access and transparancy for enterprises and investers to indentify limitations and main causes. Results from<br />
VCCI show that the index of information access and transparancy for enterprises and investers is very low, around the<br />
50/63 of provinces/cities in Vietnam in the period of 2009 - 2011, although it is the 25/63 in 2012. To improve this index,<br />
results from the survey of 700 enterprises say that Khanh Hoa should spend effort on: (i) Publicize information for<br />
enterprises and investers with the focus on consolidating e-Government, portal, and building regulations for updating<br />
government’s materials, plans,…; (ii) Often communicate between all government’s levels with enterprises by online or<br />
face to face; (iii) Build legal framework for the development of enterprise’s association.<br />
Keywords: PCI, information access and transparancy, Khanh Hoa<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Từ khi Trung ương cho phép chính quyền cấp<br />
tỉnh tự chủ trong các quyết định điều hành kinh<br />
tế của mình thì việc các tỉnh cạnh tranh với nhau<br />
để thu hút đầu tư là một điều tất yếu. Mong muốn<br />
thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, đẩy nhanh tốc<br />
độ tăng trưởng ở các tỉnh tụt hậu và duy trì tăng<br />
trưởng ở các tỉnh năng động để nâng cao năng<br />
lực cạnh tranh của mỗi tỉnh, và sâu xa hơn là<br />
để tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia, đã<br />
thúc đẩy sự ra đời của chỉ số năng lực cạnh tranh<br />
<br />
1<br />
<br />
cấp tỉnh (PCI) trong năm 2005. Cho đến nay, PCI,<br />
được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam<br />
(VCCI) công bố thường niên, là một chỉ số uy tín để<br />
đo lường, theo dõi và đánh giá tình hình điều hành<br />
kinh tế và cải cách hành chính của chính quyền địa<br />
phương. Trong bảng tổng hợp chỉ số PCI của cả<br />
nước qua các năm, chúng ta dễ nhận thấy sự thay<br />
đổi vị trí xếp hạng liên tục của các tỉnh trong cả<br />
nước. Như vậy, chính quyền của rất nhiều tỉnh đã<br />
và đang nỗ lực điều điều chỉnh chính sách hỗ trợ<br />
phát triển khu vực kinh tế tư nhân nhằm cải thiện<br />
<br />
ThS. Phạm Thị Thanh Bình, 2 ThS. Hoàng Thu Thủy: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 3<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của địa<br />
phương mình [1], [2].<br />
Khánh Hòa cũng là một trong các địa phương<br />
có nhiều nỗ lực cải thiện chỉ số PCI, tuy nhiên theo<br />
nhận định chung thì sự thay đổi trong những năm<br />
qua vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế<br />
mạnh của địa phương. Một trong những yếu tố làm<br />
cho PCI của Khánh Hòa ít được cải thiện là chỉ<br />
số thành phần “tính minh bạch và tiếp cận thông<br />
tin” vẫn chưa được đánh giá cao trong mối tương<br />
quan chung của cả nước. Đây là chỉ số thành phần<br />
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chỉ số năng lực cạnh<br />
tranh cấp tỉnh (PCI) nên điều đó đã ảnh hưởng<br />
không nhỏ đến năng lực cạnh tranh chung của địa<br />
phương [4].<br />
Để xây dựng các giải pháp quản lý có hiệu quả<br />
hơn đối với “tính minh bạch và tiếp cận thông tin”<br />
của tỉnh Khánh Hòa, nghiên cứu này sẽ tập trung<br />
phân tích thực trạng dựa trên dữ liệu của VCCI và<br />
điều tra khảo sát các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh<br />
để xác định các nguyên nhân cơ bản cho các vấn đề<br />
còn tồn tại trong tính minh bạch và tiếp cận thông tin<br />
của tỉnh Khánh Hòa.<br />
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Cơ sở lý thuyết<br />
Nghiên cứu sử dụng cơ sở lý thuyết về chỉ<br />
số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được thiết<br />
kế và điều tra hàng năm của Phòng Thương mại<br />
và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ở tất cả các<br />
tỉnh/thành trong cả nước kể từ năm 2005. Cụ thể,<br />
chỉ số thành phần “Tính minh bạch và tiếp cận thông<br />
tin” đo lường khả năng tiếp cận các kế hoạch của<br />
tỉnh và các văn bản pháp lý cần thiết cho hoạt động<br />
kinh doanh của doanh nghiệp, liệu doanh nghiệp có<br />
thể tiếp cận một cách công bằng các văn bản này,<br />
các chính sách và quy định mới có được tham khảo<br />
ý kiến của doanh nghiệp và khả năng tiên liệu trong<br />
việc triển khai thực hiện các chính sách quy định<br />
đó và mức độ tiện dụng của trang web tỉnh đối với<br />
doanh nghiệp [1], [3].<br />
2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Dữ liệu nghiên cứu<br />
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các tài<br />
liệu, báo cáo của VCCI giai đoạn 2005 - 2012 và<br />
dữ liệu sơ cấp được thu thập từ các doanh nghiệp<br />
hoạt động trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2013.<br />
Quy mô mẫu gồm 700 doanh nghiệp được xác định<br />
theo phương pháp Yamane (1967) cho một tổng thể<br />
hữu hạn đã được xác định trước. Các doanh nghiệp<br />
<br />
4 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 2/2014<br />
được khảo sát ở các địa bàn sẽ được chọn theo<br />
tỷ lệ tương ứng với tỷ trọng số lượng, loại hình<br />
doanh nghiệp và ngành nghề sản xuất kinh doanh<br />
trên địa bàn đó. Phương pháp điều tra khuyết danh<br />
với Phiếu phỏng vấn phát cho doanh nghiệp và<br />
được thu lại một tuần sau đó [3].<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu sử dụng các phương pháp (i)<br />
chuyên gia: thực hiện trong phỏng vấn sâu với<br />
chuyên gia VCCI, doanh nghiệp, nhà khoa học; (ii)<br />
điều tra xã hội học: sử dụng trong thực hiện điều<br />
tra doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế; (iii) tổng<br />
hợp, thống kê, so sánh, quy nạp [3].<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
Tính minh bạch và tiếp cận thông tin là một trong<br />
2 chỉ số thành phần chiếm trọng số cao nhất (20%)<br />
trong 9 chỉ số thành phần cấu thành chỉ số năng lực<br />
cạnh tranh cấp tỉnh PCI [1], [3]. Theo nghiên cứu<br />
của VCCI (2009), khi chỉ số Tính minh bạch trong<br />
PCI tăng thêm một điểm sẽ giúp tăng 13% số doanh<br />
nghiệp trên 1.000 dân, 17% đầu tư bình quân đầu<br />
người, và 62 triệu đồng lợi nhuận trên mỗi doanh<br />
nghiệp. Hơn nữa, chỉ số Tính minh bạch có mối<br />
tương quan có ý nghĩa thống kê với hầu hết các chỉ<br />
số thành phần còn lại cấu thành nên PCI. Đây cũng<br />
là chỉ số thành phần dễ cải thiện trong ngắn hạn, ít<br />
bị ảnh hưởng bởi các quy định từ phía Trung ương,<br />
và phụ thuộc rất nhiều vào sự kiên định, tính liên tục<br />
trong nỗ lực của chính quyền địa phương. Điều này<br />
thể hiện vai trò khá trọng tâm của việc tăng cường<br />
tính minh bạch trong công cuộc cải cách hành chính<br />
nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững ở nước<br />
ta [1], [2].<br />
Bảng 1. Điểm số và thứ hạng của chỉ số<br />
Năm<br />
<br />
Chỉ số PCI<br />
<br />
Minh bạch và tiếp cận<br />
thông tin<br />
<br />
Điểm số<br />
<br />
Thứ hạng<br />
<br />
Điểm số<br />
<br />
Thứ hạng<br />
<br />
2005<br />
<br />
54,08<br />
<br />
29<br />
<br />
3,33<br />
<br />
36<br />
<br />
2006<br />
<br />
55,33<br />
<br />
17<br />
<br />
6,02<br />
<br />
19<br />
<br />
2007<br />
<br />
52,42<br />
<br />
40<br />
<br />
5,18<br />
<br />
51<br />
<br />
2008<br />
<br />
52,12<br />
<br />
36<br />
<br />
6,40<br />
<br />
28<br />
<br />
2009<br />
<br />
58,66<br />
<br />
30<br />
<br />
5,63<br />
<br />
48<br />
<br />
2010<br />
<br />
56,75<br />
<br />
40<br />
<br />
5,12<br />
<br />
57<br />
<br />
2011<br />
<br />
59,11<br />
<br />
34<br />
<br />
5,31<br />
<br />
53<br />
<br />
2012<br />
<br />
58,82<br />
<br />
24<br />
<br />
5,96<br />
<br />
25<br />
<br />
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo PCI thường niên của VCCI [4]<br />
<br />
Theo đánh giá của VCCI, năm 2006, chỉ số tổng<br />
hợp PCI của Khánh Hòa đạt vị thế tương đối cao<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
so với mặt bằng chung cả nước ở vị thứ 17 với<br />
55,33 điểm đánh giá. Giai đoạn 2007 - 2011, chỉ số<br />
PCI của Khánh Hòa dao động từ thứ 30 - 40 trong<br />
63 tỉnh thành của cả nước. Năm 2012, Khánh Hòa<br />
có sự tăng trưởng tốt về thứ hạng với vị trí 24/63<br />
tỉnh/thành trong cả nước, cao nhất trong vòng 6<br />
năm trở lại đây.<br />
Trong chỉ số tổng hợp PCI của Khánh Hòa, chỉ<br />
số thành phần "Tính minh bạch và tiếp cận thông<br />
tin của Khánh Hòa” xếp ở vị trí rất thấp, khoảng<br />
50/63 tỉnh/thành trong giai đoạn 2009 - 2011. Mặc<br />
dù, trong xu thế chung của chỉ số PCI năm 2012 của<br />
<br />
Số 2/2014<br />
Khánh Hòa, chỉ số thành phần "Tính minh bạch và<br />
tiếp cận thông tin" có sự gia tăng lên thứ hạng 25.<br />
Một phần, đây là kết quả bước đầu của nỗ lực cải<br />
cách hành chính của Tỉnh. Dù vậy, nên lưu ý rằng,<br />
với chỉ số được đánh giá mang tính cảm nhận, sự<br />
cải thiện về thứ hạng trong 01 năm chưa phải là<br />
điều đáng mừng - và có lẽ, sự quyết tâm của lãnh<br />
đạo Tỉnh trong việc triển khai đề tài "Nâng cao chỉ số<br />
năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Khánh Hòa<br />
giai đoạn 2012 - 2020” cũng có tác động lan tỏa tích<br />
cực đến cảm nhận của doanh nghiệp đối với chính<br />
quyền Tỉnh.<br />
<br />
Hình 1. Điểm số và thứ hạng của chỉ số<br />
<br />
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo PCI thường niên của VCCI [4]<br />
<br />
Kết quả đánh giá và xếp hạng của VCCI giai<br />
đoạn 2006 - 2012 cho thấy chỉ số "Tính minh bạch<br />
và tiếp cận thông tin của Khánh Hòa" trong những<br />
năm qua đang bộc lộ nhiều vấn đề cần phải khắc<br />
phục. Trong đó một số chỉ tiêu thành phần có xu<br />
hướng giảm liên tục trong thời gian qua như: (1) Vai<br />
trò của các hiệp hội doanh nghiệp trong việc phản<br />
biện các chính sách pháp luật của Tỉnh; (2) Độ mở<br />
trang web Tỉnh (điểm số của trang web Tỉnh); (3)<br />
Doanh nghiệp đoán trước được việc thực thi pháp<br />
luật của Tỉnh. Những yếu điểm này đã làm điểm số<br />
của chỉ số thành phần này bị đánh giá thấp trong<br />
một thời gian dài [3].<br />
Để phân tích sâu hơn những vấn đề còn tồn tại<br />
làm ảnh hưởng xấu đến chỉ số "Tính minh bạch và<br />
tiếp cận thông tin", nhóm nghiên cứu đã tiến hành<br />
liệt kê 13 nhóm tài liệu, văn bản có liên quan đến<br />
hoạt động của doanh nghiệp và thăm dò ý kiến của<br />
họ về các mặt: (1) tầm quan trọng, (2) khả năng tiếp<br />
cận, (3) mức độ quan tâm của doanh nghiệp đến<br />
những tài liệu, văn bản. Những loại tài liệu, văn bản<br />
này bao gồm:<br />
(1) Ngân sách của Tỉnh;<br />
(2) Các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội<br />
của Tỉnh;<br />
(3) Các luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định<br />
của Trung ương;<br />
<br />
(4) Các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành;<br />
(5) Các văn bản pháp luật cấp tỉnh;<br />
(6) Các kế hoạch về các dự án xây dựng cở sở<br />
hạ tầng mới;<br />
(7) Các dự án đầu tư của Trung ương;<br />
(8) Các bản đồ và các quy hoạch sử dụng đất;<br />
(9) Các chính sách ưu đãi đầu tư của Tỉnh;<br />
(10) Các mẫu biểu thủ tục hành chính;<br />
(11) Thông tin về các thay đổi của thuế;<br />
(12) Số liệu về các doanh nghiệp đã đăng ký<br />
kinh doanh của Tỉnh;<br />
(13) Công báo đăng tải các văn bản quy phạm<br />
pháp luật của Tỉnh.<br />
Kết quả thăm dò ý kiến từ 700 doanh nghiệp<br />
trong tỉnh cho thấy:<br />
Thứ nhất, về tầm quan trọng của các tài liệu.<br />
Có thể thấy rằng phần lớn các doanh nghiệp<br />
cho rằng những tài liệu, văn bản, kế hoạch của<br />
chính quyền địa phương có tầm quan trọng nhất<br />
định đối với hoạt động của doanh nghiệp. Điều này<br />
được thể hiện ở kết quả thăm dò khi có tới trên 70%<br />
các doanh nghiệp cho rằng những tài liệu kế hoạch<br />
đã liệt kê ở trên có vai trò quan trọng. Đặc biệt với<br />
các loại tài liệu, văn bản, kế hoạch như: (1) Các kế<br />
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh - có tới<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 5<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
87,1% doanh nghiệp đánh giá là quan trọng;<br />
(2) Các văn bản pháp luật cấp Tỉnh - có 82,1%;<br />
(3) Các chính sách ưu đãi đầu tư của Tỉnh - có tới<br />
82,7%; (4) Các văn bản hướng dẫn của các Bộ,<br />
ngành - có 80,6%. (5) Thông tin về các thay đổi của<br />
về thuế - có 84,6% số doanh nghiệp trả lời cho rằng<br />
những tài liệu, văn bản, kế hoạch này đóng vai trò<br />
quan trọng đối với hoạt động của họ. Như vậy có<br />
thể thấy rằng, phần lớn các doanh nghiệp trong Tỉnh<br />
cho rằng những tài liệu, văn bản, kế hoạch của Tỉnh<br />
ban hành có vai trò quan trọng trong hoạt động của<br />
các doanh nghiệp, đặc biệt là các chính sách ưu đãi<br />
đối với doanh nghiệp, các thay đổi về thuế và kế<br />
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.<br />
Thứ hai, về khả năng tiếp cận các tài liệu.<br />
Mặc dù những tài liệu, văn bản, kế hoạch nêu<br />
trên có tầm quan trọng đối với hoạt động của doanh<br />
nghiệp, tuy nhiên khả năng tiếp cận đối với các tài<br />
liệu này theo cảm nhận từ phía các doanh nghiệp là<br />
không dễ dàng. Kết quả thăm dò ý kiến từ phía doanh<br />
nghiệp cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp cho<br />
rằng việc tiếp cận các tài liệu trên là khó khăn. Trong<br />
đó có một số tài liệu mà doanh nghiệp cho rằng rất<br />
khó tiếp cận như: (1) Ngân sách của Tỉnh - có tới<br />
76,1% số doanh nghiệp trả lời cho rằng khó tiếp cận<br />
với nguồn ngân sách này; (2) Các kế hoạch phát<br />
triển kinh tế - xã hội của Tỉnh - có tới 68,2% doanh<br />
nghiệp đồng ý; (3) Các chính sách ưu đãi đầu tư của<br />
Tỉnh - có 61,8%; (4) Các dự án đầu tư của Trung<br />
ương - có tới 71,5%; (5) Các kế hoạch về các dự án<br />
xây dựng cở sở hạ tầng mới - có tới 72,4% số doanh<br />
nghiệp trả lời cho rằng khó tiếp cận. Chỉ có các<br />
tài liệu như: (1) Các mẫu biểu thủ tục hành chính;<br />
(2) Thông tin các thay đổi về thuế được cho là có thể<br />
tiếp cận dễ dàng với trên 60% doanh nghiệp đồng ý.<br />
Thứ ba, về mức độ quan tâm của doanh nghiệp<br />
đối với các tài liệu.<br />
Có thể thấy rằng phần lớn các doanh nghiệp<br />
đều dành sự quan tâm tới những tài liệu, văn bản,<br />
kế hoạch của chính quyền địa phương. Điều này<br />
được thể hiện ở kết quả thăm dò khi có tới trên<br />
70% các doanh nghiệp cho rằng họ quan tâm<br />
tới những tài liệu kể trên. Trong đó các tài liệu,<br />
kế hoạch nhận được nhiều sự quan tâm của các<br />
doanh nghiệp như: (1) Thông tin về các thay đổi về<br />
thuế - có 79,6% doanh nghiệp quan tâm đến các tài<br />
liệu này; (2) Các chính sách ưu đãi đầu tư của Tỉnh có 76,5% doanh nghiệp quan tâm; (3) Các văn bản<br />
pháp luật cấp Tỉnh - có 76,4% doanh nghiệp quan<br />
tâm; (4) Các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của<br />
Tỉnh - có 72,4% doanh nghiệp quan tâm; (5) Các<br />
mẫu biểu thủ tục hành chính - có 71% doanh nghiệp<br />
<br />
6 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 2/2014<br />
quan tâm; (6) Các bản đồ và các quy hoạch sử dụng<br />
đất - có 70,5% doanh nghiệp quan tâm; và (7) Ngân<br />
sách của Tỉnh - có 69,5% doanh nghiệp quan tâm.<br />
Như đã đề cập ở trên, phần lớn các doanh<br />
nghiệp nhận định khả năng tiếp cận các tài liệu nói<br />
trên là không thuận lợi. Nguyên nhân của việc tiếp<br />
cận các tài liệu nói trên khó khăn cũng khá đa dạng.<br />
Kết quả thăm dò cho thấy nguyên nhân tập trung ở<br />
một số vấn đề sau: (1) Phần lớn các tài liệu chưa<br />
được công khai rộng rãi - có tới 66,6% số doanh<br />
nghiệp đồng ý; (2) Doanh nghiệp chưa nhận được<br />
nhiều sự hỗ trợ từ phía cơ quan Nhà nước khi tìm<br />
hiểu những tài liệu nói trên; (3) Doanh nghiệp nhỏ ít<br />
có điều kiện tiếp cận các tài liệu, văn bản, kế hoạch<br />
của cơ quan quản lý; (4) Văn bản có nhiều sự thay<br />
đổi nên doanh nghiệp không kịp thời cập nhật.<br />
Cũng từ kết quả thăm dò cho thấy phần lớn<br />
các doanh nghiệp tiếp cận những tài liệu, văn<br />
bản, kế hoạch nói trên từ: (1) mạng internet (ở các<br />
website có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của<br />
doanh nghiệp); (2) báo chí; (3) liên hệ trực tiếp với<br />
các sở, ban, ngành, cơ quan nhà nước; (4) công<br />
văn của cơ quan quản lý; (5) từ các phương tiện<br />
thông tin đại chúng; (6) mối quan hệ xã hội. Như<br />
vậy có thể thấy rằng, các doanh nghiệp thường chủ<br />
động tìm kiếm thông tin khi họ có nhu cầu. Chính<br />
quyền cũng chưa thực sự chủ động đưa thông tin<br />
đến cho doanh nghiệp. Những kênh thông tin chính<br />
thức do cơ quan chính quyền phổ biến đến cộng<br />
đồng doanh nghiệp còn hạn chế khi các văn bản,<br />
tài liệu, kế hoạch chỉ được công bố trên các website<br />
mà ít có những kênh trao đổi thông tin mới.<br />
Một vấn đề đáng quan tâm là có tới 46,6% số<br />
doanh nghiệp được thăm dò đánh giá những tài<br />
liệu, văn bản mà họ tiếp cận được chưa mang tính<br />
cập nhật. Tuy nhiên cũng cần phải nói thêm rằng có<br />
tới 32% số doanh nghiệp trong cuộc thăm dò này<br />
tỏ ra không quan tâm đến những tài liệu nói trên<br />
có cập nhật hay không. Bên cạnh đó, tỷ lệ 43,8%<br />
số doanh nghiệp được hỏi cho rằng không thể tiếp<br />
cận được một số tài liệu kế hoạch của tỉnh cho thấy<br />
thực trạng công tác phổ biến các tài liệu, văn bản,<br />
kế hoạch của các cơ quan chính quyền hiện đang<br />
gặp những khó khăn nhất định. Khó khăn này có<br />
thể là: (1) Công tác tuyên truyền, phổ biến tài liệu<br />
cho doanh nghiệp hiện nay chưa được tốt; (2) Vai<br />
trò của các Hiệp hội Doanh nghiệp, Trung tâm Xúc<br />
tiến thương mại chưa phát huy mạnh mẽ vai trò<br />
là cầu nối giữa doanh nghiệp với chính quyền; (3)<br />
Khả năng tiếp cận, tìm hiểu thông tin của các doanh<br />
nghiệp gặp khó khăn do quy mô nhỏ, trình độ cán<br />
bộ quản lý hạn chế.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2014<br />
<br />
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
<br />
là không thuận lợi. Nguyên nhân tập trung ở một<br />
số vấn đề sau: (1) Phần lớn các tài liệu chưa được<br />
công khai rộng rãi; (2) Doanh nghiệp chưa nhận<br />
được nhiều sự hỗ trợ từ phía cơ quan nhà nước khi<br />
tìm hiểu những tài liệu nói trên; (3) Doanh nghiệp<br />
nhỏ ít có điều kiện tiếp cận các tài liệu, văn bản, kế<br />
hoạch của cơ quan quản lý; (4) Văn bản có nhiều sự<br />
thay đổi nên doanh nghiệp không kịp thời cập nhật.<br />
Một vấn đề nữa cũng đáng quan tâm là doanh<br />
nghiệp thường chủ động tìm kiếm thông tin khi có<br />
nhu cầu và kênh tìm kiếm chủ yếu là từ: (1) mạng<br />
internet (ở các website có liên quan đến lĩnh vực<br />
hoạt động của doanh nghiệp); (2) báo chí; (3) liên<br />
hệ trực tiếp với các sở, ban, ngành, cơ quan nhà<br />
nước. Dù vậy, chỉ có 65% số doanh nghiệp được hỏi<br />
đồng ý với quan điểm cho rằng “có thể truy cập vào<br />
các nội dung các trang web của các cơ quan hành<br />
chính”, và có hơn 10,4% số doanh nghiệp cho rằng<br />
gặp khó khăn khi truy cập vào nội dung các website<br />
nói trên. Mặt khác, phần lớn các doanh nghiệp trong<br />
cuộc khảo sát đồng ý với nhận định “Xây dựng mối<br />
quan hệ với cơ quan chính quyền thật cần thiết để<br />
cập nhật tài liệu, kế hoạch kịp thời”.<br />
<br />
1. Kết luận<br />
Đây là chỉ số thành phần có trọng số cao nhất<br />
(20%) trong chỉ số tổng hợp PCI, nhưng Khánh Hòa<br />
bị xếp hạng rất thấp (50/63 tỉnh thành) trong giai<br />
đoạn 2009 - 2011, dù có sự cải thiện mạnh mẽ trong<br />
năm 2012. Tuy vậy, nên lưu ý rằng, với chỉ số được<br />
đánh giá mang tính cảm nhận, sự cải thiện về thứ<br />
hạng trong 1 năm chưa phải là điều đáng mừng.<br />
Đây chính là chỉ số trọng điểm mà Khánh Hòa cần<br />
dành nhiều nỗ lực nhất trong những năm tới.<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn các<br />
doanh nghiệp trong tỉnh cho rằng những tài liệu, văn<br />
bản, kế hoạch của Tỉnh ban hành có vai trò quan<br />
trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp đặc<br />
biệt là các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp,<br />
các văn bản về thuế và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Dù vậy, phần lớn các doanh nghiệp<br />
nhận định khả năng tiếp cận các tài liệu nói trên<br />
<br />
2. Kiến nghị<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy tính cấp thiết và<br />
các vấn đề trọng điểm mà Khánh Hòa cần phải thực<br />
hiện để nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp<br />
tỉnh, PCI, từ đó xây dựng được hình ảnh tích cực<br />
hơn trong “con mắt” của doanh nghiệp và nhà đầu<br />
tư. Để cải thiện chỉ số thành phần Tính minh bạch và<br />
tiếp cận thông tin, trong những năm tiếp theo, chính<br />
quyền tỉnh Khánh Hòa nên chú trọng vào các vấn<br />
đề: (i) công khai hóa các thông tin cho doanh nghiệp<br />
và các nhà đầu tư với các trọng điểm là củng cố<br />
cổng thông tin điện tử, xây dựng quy định cập nhật<br />
các tài liệu, văn bản, kế hoạch của cơ quan quản<br />
lý…; (ii) xây dựng quy định và tiến hành thường<br />
xuyên đối thoại trực tiếp và trực tuyến với doanh<br />
nghiệp ở tất cả các cấp chính quyền; (iii) xây dựng<br />
cơ chế để hiệp hội doanh nghiệp phát triển và thực<br />
sự là mái nhà chung của các doanh nghiệp.<br />
<br />
Đánh giá chất lượng cổng thông tin điện tử của<br />
Tỉnh, có 65% số doanh nghiệp được hỏi đồng ý với<br />
quan điểm cho rằng “có thể truy cập vào nội dung<br />
các trang web của các cơ quan hành chính”, và có<br />
hơn 10,4% số doanh nghiệp cho rằng gặp khó khăn<br />
khi truy cập vào nội dung các website nói trên. Nhìn<br />
chung, các trang thông tin điện tử của các cơ quan<br />
ban ngành tại Khánh Hòa được doanh nghiệp đánh<br />
giá ở mức độ trung bình với tỷ lệ 60% số doanh<br />
nghiệp trong cuộc khảo sát cho rằng “trang web của<br />
các cơ quan hành chính cung cấp cho doanh nghiệp<br />
những thông tin hữu ích”. Có thể thấy rằng đây là mức<br />
độ còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước.<br />
Cuối cùng, một vấn đề cần phải quan tâm là<br />
phần lớn (90,5%) các doanh nghiệp trong cuộc<br />
khảo sát đồng ý với nhận định “xây dựng mối quan<br />
hệ với cơ quan chính quyền thật cần thiết để cập<br />
nhật tài liệu, kế hoạch kịp thời”. Điều này càng cho<br />
thấy vấn đề đối thoại chính quyền - doanh nghiệp và<br />
vai trò của hiệp hội doanh nghiệp ở Khánh Hòa thực<br />
sự còn nhiều bất cập.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
Phan Nhật Thanh, 2010. Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Hải Dương. Luận văn<br />
Tiến sĩ Kinh tế. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Võ Tấn Thái và ctv, 2014. Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Khánh Hòa giai đoạn 2012 - 2020. Đề tài<br />
cấp tỉnh. Nghiệm thu cấp cơ sở tháng 01/2014. Sở Kế hoạch - Đầu tư Khánh Hòa.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Nguyễn Trường Sơn, 2009. Điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh<br />
cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Quảng Ngãi. Đề tài cấp Tỉnh. Sở Khoa học Công nghệ Quảng Ngãi.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2012. Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam từ năm 2005<br />
đến 2012.<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 7<br />
<br />