YOMEDIA
ADSENSE
Cẩm nang chọn nghề: Phần 2
24
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Ebook Cẩm nang chọn nghề và việc làm: Phần 2 tiếp nối phần 1 với các nội dung chuẩn bị cho các đợt thi tuyển và tham gia phỏng vấn, quy trình phỏng vấn, một số câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn, tạo thiện cảm với các nhà tuyển dụng, làm gì để được công việc ổn định; cùng khởi nghiệp, 10 điều nên làm trước khi khởi nghiệp, lập nghiệp, chuẩn bị cho kế hoạch lập nghiệp...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cẩm nang chọn nghề: Phần 2
- CHUẨN BỊ THAM GIA THI TUYỂN, PHỎNG VẤN Thi tuyển, phỏng vấn là cơ hội để người sử dụng lao động tiếp xúc trực tiếp và đánh giá người xin việc từ đó ký kết hợp đồng lao động nếu đạt được yêu cầu mong muốn. PHẦN 2: CÙNG BẠN TÌM VIỆC LÀM 27
- QUY TRÌNH PHỎNG VẤN Mỗi đơn vị tuyển dụng có thể có qui trình riêng, nhưng có thể tóm tắt như sau: - Thông báo về cuộc phỏng vấn (ngày, giờ, địa điểm, các tài liệu cần mang theo,…) - Tổ chức thành “vòng phỏng vấn”: vòng 1, vòng 2, vòng 3… (ví dụ: thi viết, thi vấn đáp, ngoại ngữ). - Qua được vòng này mới đến vòng khác - Ban giám khảo (có thể gồm nhiều người) lần lượt trao đổi với ứng viên. Ví dụ: người hỏi về chuyên môn, người hỏi về ngoại ngữ… PHẦN 2: CÙNG BẠN TÌM VIỆC LÀM - Hẹn báo kết quả cho ứng viên. Được mời phỏng vấn nghĩa là người tuyển dụng đã có ấn tượng tốt với đơn xin việc và CV của bạn! Đến dự phỏng vấn là một cơ hội để thuyết phục người tuyển dụng bạn là người thích hợp với công việc họ đang cần Phải chuẩn bị kỹ! CẨM NANG CHỌN NGHỀ VÀ VIỆC LÀM 28
- CÁC BƯỚC CỦA MỘT CUỘC PHỎNG VẤN Thường gồm 5 bước như sau: + Mở đầu + Kiểm tra một số thông tin liên quan CV + Hỏi đáp về nghiệp vụ liên quan đến vị trí tuyển dụng + Kết thúc + Quyết định của Ban giám khảo CHUẨN BỊ CHO MỘT CUỘC PHỎNG VẤN PHẦN 2: CÙNG BẠN TÌM VIỆC LÀM Hãy gặp bạn bè, người thân đã từng dự phỏng vấn để hỏi han kinh nghiệm Hãy thu thập một số thông tin về nơi mình xin việc (qua quảng cáo trên báo chí, truy cập trên mạng, nếu có người quen đang làm việc ở đấy thì rất tốt,…) Hãy tìm hiểu về nội dung công việc vị trí đang tuyển dụng, yêu cầu của nó (ví dụ: quản lý bán hàng, cán bộ giám sát chất lượng, cán bộ dự án,…) Hãy thử tập dượt cho cuộc phỏng vấn (đóng kịch), với sự giúp đỡ của người thân, bạn bè… Các tài liệu cần mang theo 29
- HÃY NHỚ CHUẨN BỊ KỸ LÀ THẮNG LỢI MỘT NỬA Yêu cầu đầu tiên là đến đúng giờ! Hãy đi thử từ nơi ở của mình đến địa điểm phỏng vấn (xe đạp, xe máy, xe buýt…) xem tốn bao nhiêu thời gian để căn giờ cho đúng. Đến sớm 10 - 15 phút trước giờ để có thời PHẦN 2: CÙNG BẠN TÌM VIỆC LÀM gian thư giãn và chuẩn bị HÃY NHỚ Sự vội vã, hớt hải sẽ làm bạn mệt mỏi và mất bình tĩnh CẨM NANG CHỌN NGHỀ VÀ VIỆC LÀM 30
- NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP 1. Tại sao bạn lại muốn làm việc cho tổ chức/công ty của chúng tôi? 2. Bạn có bao giờ mâu thuẫn với bạn bè chưa? Nếu có thì cách giải quyết mâu thuẫn đó là gì? 3. Khi làm việc, nếu gặp khó khăn và bị căng thẳng thì bạn xử lý ra sao? 4. Nếu chúng tôi tuyển dụng bạn thì chúng tôi được lợi cái gì? PHẦN 2: CÙNG BẠN TÌM VIỆC LÀM 5. Cho đến nay, bạn thấy thành công lớn nhất của mình trong cuộc đời là gì? 6. 5 năm nữa, bạn sẽ làm gì? 7. Bạn thích làm việc độc lập, hay theo nhóm, tổ? Tại sao? 8. Bạn bè thường mô tả bạn là người như thế nào? 9. Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì? 10. Theo bạn ở vị trí mà bạn muốn vào làm việc, vấn đề gì là quan trọng nhất? 11. Nếu được nhận vào làm việc, bạn có cam kết làm việc lâu dài không? 31
- VẺ NGOÀI KHI DỰ PHỎNG VẤN HÃY NHỚ Không ít người đã “mất điểm” ngay từ đầu với nhà tuyển dụng khi trình diện với một vẻ ngoài thiếu thiện cảm hoặc các bộ điệu không thích hợp khi nói năng. PHẦN 2: CÙNG BẠN TÌM VIỆC LÀM THẾ NÀO LÀ VẺ NGOÀI THIẾU THIỆN CẢM? + Đầu tóc bù xù, râu ria chưa cạo + Tóc nhuộm màu lố lăng + Móng tay bẩn, và để dài (với nam) + Các hình xăm trổ trên cánh tay, ngực + Quần áo nhàu nhĩ + Đeo kính râm + Chưa vệ sinh răng, miệng + Trang điểm lòe loẹt, đeo nhiều đồ trang sức, ăn vận hở hang (với nữ) CẨM NANG CHỌN NGHỀ VÀ VIỆC LÀM 32
- THẾ NÀO LÀ BỘ ĐIỆU, NÓI NĂNG KHÔNG THÍCH HỢP? - Chưa được mời đã kéo ghế ngồi - Bắt tay hờ hững - Ánh mắt luôn lảng tránh cái nhìn của người hỏi - Luôn luôn ngọ nguậy trên ghế ngồi - Gãi đầu, xoa mũi… - Nói ngọng, nói lắp, nói lí nhí - Trả lời vòng vo, không đi vào trọng tâm - Thiếu khiêm tốn, hoặc tự đánh bóng quá mức PHẦN 2: CÙNG BẠN TÌM VIỆC LÀM LƯU Ý + Bắt tay vừa đủ độ, không hờ hững, không quá mạnh + Chỉ ngồi khi được mời + Khi nghe câu hỏi và trả lời, luôn nhìn vào mặt người đối thoại + Nói năng khúc chiết, rõ ràng + Gặp câu hỏi khó, xin được phép suy nghĩ rồi trả lời + Tư thế ngay ngắn trên ghế ngồi + Nụ cười đúng lúc rất có giá trị 33
- HÃY NHỚ - Người hỏi sẽ hài lòng với sự trung thực hơn là mất thời gian nghe diễn đạt loanh quanh - Hãy tắt hoặc để điện thoại di động ở chế độ im lặng HÃY NHỚ CÁCH XƯNG HÔ! - Với người nước ngoài, đại từ nhân xưng thường chỉ dùng ở 2 ngôi: với người đối PHẦN 2: CÙNG BẠN TÌM VIỆC LÀM thoại là ngôi thứ hai số ít: ví dụ you (tiếng Anh) Vous (tiếng Pháp)…; với bản thân là ngôi thứ nhất số ít: ví dụ: I (tiếng Anh); Je (tiếng Pháp). - Với người Việt: tùy độ tuổi, nam, nữ mà xưng hô cho chuẩn, nếu không dễ bị coi là “xấc”. - Ví dụ: + Với người đối thoại: bác, cô, chú, anh, chị. + Với bản thân: cháu, em, tôi… HÃY NHỚ - Lễ phép nhưng không khúm núm! - Tự tin nhưng không kiêu ngạo. CẨM NANG CHỌN NGHỀ VÀ VIỆC LÀM 34
- CÓ THỂ HỎI VÀ KHÔNG NÊN HỎI! Khi sắp kết thúc phỏng vấn, người ta thường hỏi: Anh chị có cần hỏi gì không? Lúc này, nếu biết nêu câu hỏi phù hợp, rõ ràng thì cũng là một cách thể hiện sự chín chắn, thông minh, góp phần kết thúc tốt đẹp cuộc phỏng vấn. Các vấn đề định hỏi phải được chuẩn bị trước, có cân nhắc. Không hỏi ngẫu hứng. HÃY NHỚ PHẦN 2: CÙNG BẠN TÌM VIỆC LÀM Không hỏi gì, chứng tỏ bạn chuẩn bị kém, thiếu quan tâm với cơ quan tuyển dụng. Các câu hỏi bạn đặt ra với người phỏng vấn nên xoay quanh chủ đề: Làm thế nào để mình có thể phục vụ tốt nhất, đạt hiệu quả cao nhất. 35
- VÍ DỤ + Hướng phát triển các sản phẩm, dịch vụ của công ty trong tương lai gần? + Yêu cầu cao nhất đối với người làm việc ở vị trí tuyển dụng là gì? + Cơ hội để được học tập, nâng cao trình độ và tay nghề. + Vị trí xin vào trước đây có ai làm chưa? Người đó đã thực hiện công việc này thế nào? HÃY NHỚ PHẦN 2: CÙNG BẠN TÌM VIỆC LÀM Không đặt các câu hỏi quá quan tâm về vật chất như tiền lương, tiền thưởng, thời hạn nâng lương, nghỉ phép… NHƯNG -Nếu được hỏi: “Anh, (chị) muốn có mức lương bao nhiêu?” thì câu trả lời hay nhất là: “Tôi muốn hưởng mức lương phù hợp với năng lực và sự đóng góp của tôi”. - Sẽ rất có lợi, nếu bạn đã thăm dò để biết được mức lương ở vị trí ấy, như vậy bạn sẽ có vốn khi “thương lượng”. CẨM NANG CHỌN NGHỀ VÀ VIỆC LÀM 36
- KẾT THÚC PHỎNG VẤN Dù quá trình phỏng vấn đã diễn ra như thế nào, hãy kết thúc bằng một nụ cười, một ánh mắt thân thiện và một lời cảm ơn chân thành. LÀM GÌ SAU KHI DỰ PHỎNG VẤN? Cho dù chưa biết kết quả cuộc phỏng vấn, thậm chí lường trước khả năng thất bại, bạn hãy viết thư cảm ơn những người đã phỏng vấn bạn. PHẦN 2: CÙNG BẠN TÌM VIỆC LÀM TẠI SAO? Chứng tỏ bạn là người chín chắn, lịch sự GỬI THƯ LÚC NÀO? Một ngày sau khi phỏng vấn GỬI CHO AI? Ban tuyển dụng (hoặc người đã ký giấy mời bạn tham dự phỏng vấn). HÌNH THỨC THƯ CẢM ƠN: dưới 150 chữ in trên giấy A4. Ngắn gọn. Không sai chính tả và ngữ pháp. Chân thành, không sáo rỗng. 37
- NỘI DUNG THƯ CẢM ƠN: Gồm 3 phần: MỞ Cảm ơn đã được dự phỏng vấn, được trao đổi một cách thẳng thắn. THÂN Các câu hỏi và gợi ý của Ban giám khảo đã giúp bạn nhìn rõ thêm những điểm mạnh của mình và những mặt PHẦN 2: CÙNG BẠN TÌM VIỆC LÀM cần rèn luyện thêm; giúp bạn tự tin hơn về khả năng có thể làm việc và thăng tiến ở công ty bạn mong muốn trúng tuyển. KẾT Chờ nhận kết quả. Dù được tuyển hoặc không, chúc Công ty đạt nhiều thành tựu mới. CẨM NANG CHỌN NGHỀ VÀ VIỆC LÀM 38
- LÀM GÌ NẾU SAU KHI DỰ PHỎNG VẤN KHÔNG ĐƯỢC GỌI LÀM VIỆC? - Đừng chán nản, bi quan. - Rút kinh nghiệm để hoàn thiện mình. HÃY NHỚ - Thất bại là mẹ thành công. - Còn nhiều cơ hội việc làm phía trước. PHẦN 2: CÙNG BẠN TÌM VIỆC LÀM LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIỮ ĐƯỢC VIỆC LÀM ỔN ĐỊNH? Bạn nên tuân theo nguyên tắc “5 phải” - Phải tận tâm với công việc - Phải trau dồi, học tập chuyên môn - Phải thực sự cầu thị (học thầy không tày học bạn) - Phải tôn trọng kỷ luật lao động - Phải giữ gìn và rèn luyện sức khỏe 39
- PHẦN 2: CÙNG BẠN TÌM VIỆC LÀM CẨM NANG CHỌN NGHỀ VÀ VIỆC LÀM 40
- PHẦN 3 CÙNG KHỞI NGHIỆP 41
- Toàn bộ phần viết nói trên là các kiến thức cơ bản giúp bạn tìm được một công việc “làm công ăn lương”. Bây giờ, xin giới thiệu một cơ hội làm việc khác đang được nhiều thanh niên say mê và được nhà nước khuyến khích, đó là: “TỰ TẠO VIỆC LÀM”. Với một số điều kiện nhất định, bạn có thể tạo ra việc làm cho mình và cả cho người khác nữa. Chúng tôi gọi đó là KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP hoặc gọi tắt là KHỞI NGHIỆP. Nghe chữ DOANH NGHIỆP bạn đừng cảm thấy to tát quá mà lòng băn khoăn nhé. Hiểu một cách đơn giản nhất, doanh nghiệp là một tổ chức sản xuất, kinh PHẦN 3: CÙNG KHỞI NGHIỆP doanh hoặc dịch vụ theo đúng pháp luật nhằm mục đích kiếm lời. Như thế, một cửa hàng bún chả, một tiệm cắt tóc hoặc sửa chữa xe máy, một “shop” thời trang v..v.. đều là doanh nghiệp. Ở đấy, bạn có thể vừa là chủ, vừa là nhân viên, vừa là kế toán vừa là thủ quỹ, vừa là người mua hàng, vừa là người bán hàng… Thật năng động, phải không? Muốn khởi sự doanh nghiệp, trở thành ông chủ, bà chủ của doanh nghiệp, bạn cần có một số tố chất. Kể ra thì nhiều, nhưng quan trọng nhất là: CẨM NANG CHỌN NGHỀ VÀ VIỆC LÀM 42
- - Có kiến thức sâu về lĩnh vực định khởi sự. - Có ý tưởng kinh doanh - Có óc sáng tạo - Có tính kiên nhẫn - Có tinh thần tự tin - Có kỹ năng lập kế hoạch và giải quyết vấn đề - Có kỷ luật - Có sự tháo vát - Có “gan” chấp nhận thử thách và rủi ro (hay có chí làm quan, có gan làm giàu ). Khi đã quyết định khởi sự doanh nghiệp, dù là sản xuất hay kinh doanh một mặt hàng gì (ví dụ quần áo may sẵn, cây cảnh…), hoặc làm dịch vụ gì (ví dụ cắt tóc, sửa chữa xe máy…) PHẦN 3: CÙNG KHỞI NGHIỆP bạn phải trả lời cho được 5 câu hỏi: 1. Ai là khách hàng của tôi? 2. Họ cần cái gì? 3. Họ cần (mua) lúc nào ? 4. Họ mua ở đâu? 5. Vì sao họ mua ? HÃY NHỚ Kinh doanh cái xã hội đang cần, không phải kinh doanh cái bạn đang có 43 CẨM NANG CHỌN NGHỀ VÀ VIỆC LÀM
- Có 3 vấn đề ảnh hưởng đến tiến độ khởi sự doanh nghiệp của bạn. Đó là: vốn, công nghệ và lao động. VỐN Ở ĐÂU ? Nguồn vốn để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ có thể được hình thành từ vốn tự có và vốn vay. Vốn tự có bao gồm: + Tiền tiết kiệm cá nhân + Vốn góp của gia đình, người thân, bạn bè + Của một số người khác đóng góp vào Có một câu nói rất hay: “Làm giàu bằng PHẦN 3: CÙNG KHỞI NGHIỆP nguồn tiền của mình đã là giỏi; nhưng làm giàu bằng nguồn tiền khác mới là xuất sắc!” Cái “nguồn tiền khác” ấy, bạn có thể vay từ những tổ chức cho vay. Tổ chức cho vay bạn nghĩ đến đầu tiên chắc hẳn là một ngân hàng. Hãy cân nhắc kỹ vì đây là các cơ sở kinh doanh tiền tệ nên lãi suất mang tính thị trường, có khi khá cao đấy! Bạn hãy tranh thủ các nguồn vốn vay có chính sách ưu đãi. Ví dụ: Vay xoá đói giảm nghèo, vay giải quyết việc làm (quỹ quốc gia việc làm); vay kích cầu (có tính thời điểm, chẳng hạn khi có khủng hoảng kinh tế ). CẨM NANG CHỌN NGHỀ VÀ VIỆC LÀM 44
- Để biết thêm những nội dung này, bạn hãy liên hệ với tổ chức Đoàn – Hội, Ngân hàng chính sách xã hội địa phương… CÔNG NGHỆ GÌ ? Ở đây không đặt vấn đề công nghệ hiện đại, vì gần như lúc đầu bạn chưa đủ tiền để mua nó. Bạn hãy trang bị cho cơ sở của mình công nghệ thích hợp. Để có thông tin về công nghệ , bạn nên: - Đọc thêm các tài liệu chuyên môn - Học hỏi người đi trước - Đi thăm các cuộc triển lãm có liên quan. Công nghệ thích hợp được biểu thị qua PHẦN 3: CÙNG KHỞI NGHIỆP 6 đặc tính dưới đây: 1. Đơn giản: Dễ vận hành, dễ sửa chữa 2. Hiệu quả: DDáp ứng được mục tiêu đã đặt ra 3. Sẵn có: Dễ tìm, dễ mua 4. Linh hoạt: Dễ thay đổi, cải tiến 5. Bền chắc: Ít hỏng hóc, ít trục trặc 6. Năng suất: Tận dụng được nguồn lực địa phương. Lưu ý rằng, các trang thiết bị và công nghệ mà doanh nghiệp lớn loại ra, có thể được tận dụng có kết quả ở nhiều doanh nghiệp nhỏ. 45
- LAO ĐỘNG ? Như trên đã nói, tự tạo ra việc làm là tự giải quyết việc làm cho mình và còn có cơ hội tạo việc làm cho người khác nữa. Nghĩa là bạn trở thành người chủ, thuê mướn lao động và trả công cho họ. Hãy chọn những người tốt nhất cho công việc, đáp ứng các phẩm chất và năng lực chuyên môn cần thiết thông qua phỏng vấn và làm thử ? Để kinh doanh tốt, ngoài những sách báo tài liệu chuyên môn; có 2 tài liệu “gối đầu giường” cần nhớ là LUẬT DOANH NGHIỆP, LUẬT HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ và LUẬT LAO ĐỘNG. Trong quản lý lao động, bạn nên lưu ý những điều sau đây: PHẦN 3: CÙNG KHỞI NGHIỆP - Luôn lắng nghe, chia sẻ và thông cảm - Không quá chặt chẽ song cũng không buông thả - Tin tưởng và trao trách nhiệm rõ ràng - Thân mật nhưng không suồng sã - Đối xử công bằng. Đương nhiên để khởi sự và điều hành một doanh nghiệp còn nhiều nội dung quan trọng khác như đầu vào ( nguyên liệu, vật liệu…), đầu ra ( khách hàng, thị trường, tiếp thị…), kế toán tài chính ở doanh nghiệp, CẨM NANG CHỌN NGHỀ VÀ VIỆC LÀM 46
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn