intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cần giữ tăng trưởng tín dụng ở mức hỗ trợ phát triển kinh tế

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

106
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo ông, những lý do nào khiến DN Việt Namphàn nàn là khó tiếp cận tín dụng ngân hàng? Quyết định cho một DN vay hay không dựa vào sự hiểu biết của ngân hàng về DN đó. Ngoài ra, một phần vấn đề ở đây là sự minh bạch tài chính của DN. Trong bối cảnh môi trường kinh tế khó khăn, rất khó để nhận định phần nào của những khó khăn trong các hoạt động kinh doanh là do DN tự gây ra và phần nào là do ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế chung. Do...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cần giữ tăng trưởng tín dụng ở mức hỗ trợ phát triển kinh tế

  1. Cần giữ tăng trưởng tín dụng ở mức hỗ trợ phát triển kinh tế Theo ông, những lý do nào khiến DN Việt Namphàn nàn là khó tiếp cận tín dụng ngân hàng? Quyết định cho một DN vay hay không dựa vào sự hiểu biết của ngân hàng về DN đó. Ngoài ra, một phần vấn đề ở đây là sự minh bạch tài chính của DN. Trong bối cảnh môi trường kinh tế khó khăn, rất khó để nhận định phần nào của những khó khăn trong các hoạt động kinh doanh là do DN tự gây ra và phần nào là do ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế chung. Do đó, tại thời điểm đi xuống của chu kỳ kinh tế, việc đánh giá chất lượng tín dụng các DN sẽ luôn khó hơn tại những thời điểm kinh tế đi lên. Lãi suất cho vay có phải là nguyên nhân chính khiến DN khó tiếp cận vốn, thưa ông? Tuy lãi suất cho vay áp dụng cho các DN không thực sự hấp dẫn tại thời điểm này, nhưng từ trước đến nay, lãi suất thực luôn ở mức khá thấp. Lãi suất thực đang tăng với lạm phát đang trên đà giảm và lãi suất chính sách đang ở mức 9%/năm, lãi suất thực đang là 3%/năm. Tôi nghĩ rằng, nhu cầu tín dụng giảm do chi phí vay mượn cao. Trong thời điểm kinh tế đang đi xuống, nợ xấu tăng cao là chuyện phổ biến và trên thực tế, tỷ lệ nợ xấu tại Việt Nam đang tăng. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho các ngân hàng lo ngại và không muốn cho khách hàng vay, mà thay vào đó, dùng số tiền này để cho vay một ngân hàng khác. Điều này đặt các DN muốn tiếp cận nguồn vốn vào hoàn cảnh khó khăn. Nhiều ý kiến cho rằng, NHNN nên giảm lãi suất nhanh hơn, ông nghĩ sao?
  2. Tốc độ và biên độ giảm lãi suất phải dựa trên bối cảnh chung của nền kinh tế. Việc cắt giảm lãi suất sẽ phải dựa vào cơ chế thị trường. Chúng ta không thể nói đơn thuần là NHNN nên giảm lãi suất, mà phải nói rằng, NHNN nên giảm lãi suất vì một số yếu tố cụ thể nào đó, ví dụ như lạm phát đang giảm nhanh hơn dự kiến. Do vậy, NHNN nên đưa ra các quyết định cắt giảm lãi suất nhanh hơn dự kiến. NHNN nên hướng tới việc tạo dựng sự ổn định phù hợp với bối cảnh kinh tế trong từng thời điểm. Điểm gì cần lưu ý nếu NHNN quyết định giảm nhanh lãi suất, thưa ông? Nếu lạm phát giảm 4% mà lãi suất chỉ giảm 1% thì sẽ là không đủ, nhưng nếu lạm phát tăng 1% mà lãi suất lại giảm 1% thì lại là quá nhiều. Đây chỉ là những con số mang tính chất minh hoạ, nhưng vấn đề mấu chốt ở đây là NHNN đã chính thức phát biểu sẽ “điều chỉnh lãi suất dựa trên các điều kiện thị trường”. NHNN đã rất thành công trong việc giảm lạm phát, ổn định tiền tệ và cho tới nay, 3 quyết định cắt giảm lãi suất đều nhận được những phản hồi tốt từ thị trường. Chúng ta chưa nhìn thấy tiền đồng bị mất giá hay những vấn đề kinh tế tương tự. Do đó, trên thực tế, NHNN đang điều hành rất tốt các chính sách của mình. Theo ông, đâu là những vấn đề mấu chốt mà chính sách tiền tệ cần phải đặt trọng tâm trong nửa sau của năm 2012? Như thường lệ, vấn đề mấu chốt ở đây là các chính sách tiền tệ cần phải tập trung vào việc bình ổn giá cả, ổn định tiền tệ và giữ tăng trưởng tín dụng ở mức hỗ trợ phát triển kinh tế. Chính phủ nên hướng mục tiêu tăng trưởng tín dụng vào đầu tư hơn là vào tiêu dùng. Tôi nghĩ, đây là lĩnh vực mà Chính phủ nên tập trung vào và trên thực tế, đây cũng là lĩnh vực mà Chính phủ đã tuyên bố là sẽ hướng tới. Về tái cấu trúc ngành ngân hàng, theo ông, Việt Nam có nên đẩy nhanh tiến độ?
  3. Kế hoạch tái cấu trúc ngành ngân hàng mà Chính phủ đưa ra là rất quan trọng, bởi “sức khỏe” của nền kinh tế tương lai sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào kế hoạch này. Sáp nhập các ngân hàng chỉ là một phần nhỏ của cả quá trình tái cấu trúc. Về kế hoạch tái cấu trúc, cái chúng ta muốn thấy không chỉ dừng lại ở các quyết định sáp nhập, mà là một kế hoạch cụ thể từ Chính phủ về việc làm thế nào để thực hiện các chiến lược đặt ra. Chiến lược này tốt, nhưng sẽ không thích hợp nếu không được thực thi. Do đó, chúng tôi muốn Chính phủ đưa ra một kế hoạch hành động cụ thể về khối lượng công việc mà các đối tượng liên quan phải thực hiện, ai chịu trách nhiệm làm gì và thời hạn cụ thể cho từng đầu mục. Làm như vậy sẽ củng cố được niềm tin của thị trường vào quá trình tái cấu trúc. Quá trình tái cấu trúc nếu diễn ra theo đúng lộ trình, người dân sẽ nhận ra và ghi nhận những nỗ lực của Chính phủ. Còn lại, nếu như quá trình tái cấu trúc diễn ra quá chậm chạp, thì có nghĩa là hệ thống ngân hàng hiện tại (chưa tái cấu trúc) sẽ tồn tại lâu hơn. Điều này có thể làm giảm niềm tin của thị trường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2