intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cần một trung tâm xử lý nợ xấu

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

128
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc xử lý nợ xấu. Có ý kiến cho rằng chỉ cần Ngân hàng Nhà nước bơm tiền mới cho các Ngân hàng thương mại và để đẩy tiền ra thị trường. Tuy nhiên, cũng có người thì cho rằng phải thành lập công ty mua bán nợ quốc gia. Trong điều kiện nợ xấu quá lớn thì hầu như các nước đều lựa chọn cách thứ hai. Lợi thế của công ty mua bán nợ quốc gia là có thể nhanh chóng chuyển toàn bộ nợ xấu trong ngân hàng sang...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cần một trung tâm xử lý nợ xấu

  1. Cần một trung tâm xử lý nợ xấu Có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc xử lý nợ xấu. Có ý kiến cho rằng chỉ cần Ngân hàng Nhà nước bơm tiền mới cho các Ngân hàng thương mại và để đẩy tiền ra thị trường. Tuy nhiên, cũng có người thì cho rằng phải thành lập công ty mua bán nợ quốc gia. Trong điều kiện nợ xấu quá lớn thì hầu như các nước đều lựa chọn cách thứ hai. Lợi thế của công ty mua bán nợ quốc gia là có thể nhanh chóng chuyển toàn bộ nợ xấu trong ngân hàng sang công ty mua bán nợ quốc gia. Công ty này sẽ nhanh chóng minh bạch hóa nợ xấu giữa doanh nghiệp và ngân hàng, trên cơ sở đó sẽ xóa bỏ đóng băng tín dụng và thúc đẩy tín dụng mới ra thị trường. Tuy nhiên, việc thành lập công ty mua bán nợ quốc gia khá phức tạp trong điều kiện kinh tế hiện nay. Bởi nó đòi hỏi phải có một nghị định riêng về hoạt động của công ty mua bán nợ quốc gia với đầy đủ các quy chế về mua nợ, bán nợ, xử phạt, chế tài xử lý… Đồng thời, đòi hỏi phải có bộ máy với nhân lực tốt để thực hiện. Cách tốt nhất theo tôi là Ngân hàng Nhà nước thành lập một trung tâm xử lý nợ. Trung tâm này ban hành các quy định về mua bán nợ, về thanh toán, về bảo lãnh… có liên quan đến nợ xấu. Và trung tâm này cũng là người đàm phán để ký kết các hoạt động mua bán hoặc là các phương thức chuyển hóa nợ khác. Nhưng trung tâm này không làm nhiệm vụ trông coi và quản lý các tài sản có liên quan đến nợ xấu. Việc trông coi và quản lý các tài sản liên quan đến nợ xấu thì nên chuyển qua Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam hoặc Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Tôi thì thiên về bảo hiểm tiền gửi.
  2. Có những chính sách mà bảo hiểm tiền gửi không đủ lớn nên cần Ngân hàng Nhà nước ban bố. Bảo hiểm tiền gửi có nhiệm vụ phối phợp với trung tâm của Ngân hàng Nhà nước là một thành viên tham gia vào quá trình đàm phán mua bán nợ. Nhưng quyền quyết định là của Ngân hàng Nhà nước. Làm như vậy tiết kiệm được thời gian thành lập bộ máy và nhân lực và có thể đẩy nhanh quá trình xử lý nợ của nước ta. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy nợ xấu mà xử lý càng chậm thì doanh nghiệp phá sản ngày càng nhiều. Sản xuất ngày càng đình đốn và nợ xấu để xử lý ngày càng tăng với tốc độ rất nhanh. Vấn đề thứ hai là việc xử lý nợ xấu có nhiều vấn đề liên quan đến luật pháp, đặc biệt là luật và thuế. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ để trình ra Quốc hội đề nghị miễn giảm thuế, phí… có liên quan đến việc mua bán và xử lý nợ xấu. Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với những ngân hàng sáp nhập, mua lại hoặc là liên kết. Thậm chí nếu quá trình mua bán nợ xấu có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài thì rất nhiều thứ liên quan đến sở hữu và cho thuê đối với người nước ngoài cần phải được giải quyết. Ví dụ, người nước ngoài mua nợ hoặc mua tài sản liên quan đến nợ thì họ phải được quyền chuyển đổi ngay lập tức các tài sản đã mua thành tài sản cho thuê. Và điều này có liên quan đến các tỉnh, thành phố. Và thường với những thủ tục khiến các nhà đầu tư nản lòng. Mặt khác, với khối lượng nợ xấu như hiện nay, nếu không có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài mà chỉ trông cậy vào thị trường nợ nội địa thì không thể xử lý nhanh. Nhà nước mua nhưng Chính phủ bán cho ai? Cần nhà đầu tư nước ngoài.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2