Thay vì chọn cổ phiếu bluechips có chỉ số tài chính đẹp, kế hoạch lợi nhuận cao, những phiên giao dịch gần đây, dòng tiền lại bị hút mạnh vào một số mã chứng khoán trị giá thấp.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Cẩn thận: Cổ phiếu nhỏ, đầu cơ lớn
- Cẩn thận: Cổ phiếu nhỏ, đầu cơ lớn
Thay vì chọn cổ phiếu bluechips có chỉ số tài
chính đẹp, kế hoạch lợi nhuận cao, những
phiên giao dịch gần đây, dòng tiền lại bị hút
mạnh vào một số mã chứng khoán trị giá
thấp.
Không cần quan tâm đến thông tin vĩ mô, diễn biến chung của thị
trường, cũng chẳng cần để ý chỉ tiêu tài chính, hoạt động sản xuất kinh
doanh thực tế của doanh nghiệp… giới đầu tư “kháo” nhau rằng, chỉ cần
đặt lệnh mua bằng được các cổ phiếu “hot” này là “thắng”.
Siêu lợi nhuận
Những phiên giao dịch gần đây, khi thị trường bắt đầu mở cửa, một số
mã cổ phiếu thị giá nhỏ như DXV, NVN, PVA, TXM, ANV… ngay lập
tức lệnh đặt mua đã lên tới hàng trăm nghìn đơn vị. Chẳng hạn phiên
ngày 3/4, thời điểm lúc 8h30 dư mua của mã DXV - Công ty CP xi
măng vật liệu xây dựng Xây lắp Đà Nẵng trên sàn TPHCM đã lên tới
hơn 110.000 đơn vị. Cùng thời điểm này, tình trạng “cháy hàng” cũng
xảy ra tượng tự tại hàng loạt mã cổ phiếu thị giá nhỏ như KMR của
Công ty CP Mirae, NVN của Công ty CP nhà Việt Nam…
- Anh Nguyễn Nam, nhà đầu tư trên sàn Bảo Việt, cho hay: “Tuần qua,
phiên nào tôi cũng đặt lệnh từ rất sớm, thậm chí 30 phút trước khi thị
trường chính thức giao dịch nhưng không thể tranh mua nổi các mã cổ
phiếu “hot” như LBM, DXV”. Theo anh Nam, sở dĩ nhà đầu tư đổ xô
mua các cổ phiếu vốn không hề nổi bật về chỉ tiêu tài chính bởi các mã
này đang có tin rò rỉ: được làm giá, sẽ chia thưởng cao, lợi nhuận khủng
(!?) Trong khi, các bluechips thông tin minh bạch, báo cáo tài chính
“đẹp” thời điểm này lại không được nhà đầu tư chuộng.
Tuy nhiên, theo ông Hoàng Xuân Quyến, Phó tổng giám đốc Công ty
chứng khoán Tân Việt: “Tin chia thưởng, lợi nhuận khó ai kiểm chứng,
chỉ biết rằng các mã này hút lượng tiền đầu cơ lớn vì mang lại siêu lợi
nhuận trong một thời gian ngắn giữa lúc cả thị trường lình xình”. Thống
kê giao dịch trong tháng 3, Vn - Index chỉ tăng 2,33 điểm (tương đương
0,5%), các bluechips cũng chỉ lẹt đẹt tăng ở mức 1 - 5%, nhưng nhiều cổ
phiếu nhỏ đã mang lại những khoản lợi nhuận đáng mơ ước với 30 -
50% chỉ trong 1 - 2 tuần. Chẳng hạn, từ ngày 15/3 đến 2/4, bất chấp thị
trường “xanh” hay “đỏ”, PVA của Công ty CP xây dựng dầu khí Nghệ
An vẫn tăng một mạch 45,4% lên 65.300 đồng một cổ phiếu, MCV của
Công ty CP Cavico Việt Nam khai thác mỏ và xây dựng tăng 41%, lên
27.900 đồng một cổ phiếu…
- Theo trưởng phòng phân tích một công ty chứng khoán lớn tại Hà Nội,
các cổ phiếu có tính chất đầu cơ kiểu này không chỉ thu hút các nhà đầu
tư ưa mạo hiểm, ngay đến những nhà đầu tư rành phân tích kỹ thuật, biết
cổ phiếu bị “phù phép” vẫn bị cám dỗ bởi khoản lợi nhuận quá hấp dẫn.
Mua “bom nổ chậm”
Mới đây, cổ đông của Công ty CP Vật tư vận tải xi măng Hà Nội (VTV)
ngã ngửa khi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội phát giác bà Nguyễn
Kim Phượng, cổ đông lớn của doanh nghiệp này đã âm thầm bán toàn bộ
hơn 500.000 cổ phiếu đang nắm giữ không thông báo. Sau một thời gian
dài “tung hứng”, làm giá đẩy VTV tăng trần một mạch từ 42.400 đồng
lên 66.000 đồng một cổ phiếu (ngày 10 – 19/3), ước tính bà Phượng bỏ
túi hơn 10 tỷ đồng, còn thiệt hại cho những người mua hơn 1,2 triệu cổ
phiếu VTV ngày 24/3 cũng không nhỏ khi giá cổ phiếu này liên tục rớt
sàn và khép phiên ngày 2/4 chỉ còn 41.600 đồng một cổ phiếu.
Lý giải về hiện tượng tranh mua, tăng trần tập trung ở một số cổ phiếu
thị giá thấp thời gian gần đây, ông Nguyễn Đình Lâm, Trưởng phòng
môi giới Công ty chứng khoán Việt Nam cho rằng: “Không ngoại trừ
khả năng cổ phiếu bị thao túng”. Ông Lâm phân tích, càng các cổ phiếu
thị giá thấp, lượng cổ phiếu lưu thông ngoài thị trường càng ít càng dễ bị
đẩy giá. Chẳng hạn, KSH của Khoáng sản Hà Nam từng trở thành hiện
tượng trên sàn TP HCM khi lượng cổ phiếu lưu thông trên thị trường chỉ
- 11,6 triệu đơn vị (tương đương 595 tỷ đồng tính theo giá giao dịch ngày
2/4). Giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên của cổ phiếu này chỉ từ 3
đến 5 tỷ đồng, chỉ cần đại gia có trong tay 10 tỷ, chưa kể sử dụng đòn
bẩy có thể dễ dàng thao túng cổ phiếu này. Với các mã DXV, LAF,
LBM… lượng cổ phiếu lưu thông trên thị trường thậm chí còn chưa tới
10 triệu đơn vị. “Càng nhỏ, càng ít lưu thông, việc thao túng, làm giá cổ
phiếu đó càng không khó”, ông Lâm khẳng định.
Song, theo ông Quyến, nhà đầu tư lao theo những cổ phiếu có tính đầu
cơ cao không khác gì mua phải “bom nổ chậm”, lợi nhuận cao nhưng
cũng có thể “tan thành bong bóng” bất cứ lúc nào. “Một khi đã bị thế lực
làm giá bán tháo, những nhà đầu tư nhỏ lao theo có thể bị kẹt ở mức giá
cao, muốn bán cũng không thể bán nổi, do lệnh bán giá sàn lượng lớn sẽ
chặn ngay đầu phiên”. Bài học này, không ít người đã “thấm” với các
mã KSH, S96 hồi tháng 10/2009.
Nhà đầu tư lướt sóng nên đứng ngoài thị trường?
Quyết tâm hạ mặt bằng lãi suất của Chính phủ được các công ty chứng
khoán nhận định là tín hiệu tích cực của nền kinh tế và sẽ tác động đến
xu hướng vận động của chỉ số chứng khoán tuần này. Cho rằng chứng
khoán tiếp tục tăng điểm nhưng thận trọng, các công ty chứng khoán
- cũng khuyến nghị, nhà đầu tư dài hạn có thể giải ngân, nhà đầu lướt
sóng nên đứng ngoài thị trường.
Giá tăng, giao dịch giảm, khối ngoại mạnh tay mua ròng, đó là diễn biến
nổi bật của thị trường chứng khoán tuần qua. Theo thống kê của Công ty
chứng khoán Âu Việt (AVSC), trong tuần, khối ngoại tiếp tục có một
tuần mua ròng với giá trị lên đến 528 tỷ đồng, đặc biệt, hai phiên cuối
tuần, giá trị mua ròng lên đến 449 tỷ đồng, cao nhất từ đầu năm đến nay.
Những mã chủ chốt được khối ngoại chọn mua nhiều nhất, như VIC,
MSN, HAG, HCM, EIB (HoSE); SDT, PVX, VGS, BVS, PVA (HNX)