intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác đào tạo nguồn nhân lực đại học trong nền kinh tế số

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

18
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong thời đại công nghệ số đang diễn ra như vũ bão hiện nay, vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực có trình độ đại học, về lĩnh vực quản lý công, chính sách và kinh tế trở thành vấn đề thời sự, có tính cấp bách ở Việt Nam. Thực tế nhiều trường đại học đổi mới mạnh mẽ trong đào tạo lĩnh vực này, từ đổi mới giáo trình đến đổi mới phương pháp đào tạo. Tuy nhiên, nội dung đào tạo gắn với công nghệ số, dữ liệu điện tử, thương mại điện tử, quản lý công, kinh tế và chính sách đang đặt ra nhiều thách thức đối với đào tạo đại học Việt Nam hiện nay. Bài viết tập trung làm rõ chủ đề này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác đào tạo nguồn nhân lực đại học trong nền kinh tế số

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 11. CẦN TIẾP TỤC ĐỔI MỚI MẠNH MẼ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ĐẠI HỌC TRONG NỀN KINH TẾ SỐ TS. Hoàng Nguyên Khai * Tóm tắt Trong thời đại công nghệ số đang diễn ra như vũ bão hiện nay, vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực có trình độ đại học, về lĩnh vực quản lý công, chính sách và kinh tế trở thành vấn đề thời sự, có tính cấp bách ở Việt Nam. Thực tế nhiều trường đại học đổi mới mạnh mẽ trong đào tạo lĩnh vực này, từ đổi mới giáo trình đến đổi mới phương pháp đào tạo. Tuy nhiên, nội dung đào tạo gắn với công nghệ số, dữ liệu điện tử, thương mại điện tử, quản lý công, kinh tế và chính sách đang đặt ra nhiều thách thức đối với đào tạo đại học Việt Nam hiện nay. Bài viết tập trung làm rõ chủ đề này. Từ khóa: Đào tạo; công nghệ số; lý thuyết; thực tiễn; chính sách kinh tế 1. GIỚI THIỆU Quản lý công, chính quyền điện tử, thương mại điện tử, ngân hàng điện tử đang ngày càng được ứng dụng mạnh mẽ trong xây dựng và điều hành chính sách, trong quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp và hoạt động của các tổ chức khác. Đây là xu hướng tất yếu trong tiết kiệm nguồn nhân lực, tiết kiệm chi phí tài chính, cải cách hành chính, đổi mới quản trị doanh nghiệp trong nền kinh tế số. Đó là những nội dung hết sức cần thiết cần được quan tâm, bổ sung trong nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực trình độ đại học hiện nay. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết nghiên cứu về thực tiễn, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phân tích, tổng hợp và so sánh dựa trên các nguồn số liệu thứ cấp, tư liệu của các cơ quan chức năng, trao đổi với các chuyên gia với cán bộ ngân hàng, tài chính, chứng khoán, cán bộ doanh nghiệp để đưa ra các nhận xét, đánh giá theo mục tiêu nghiên cứu của bài viết. * Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh 100
  2. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Tổng quan nội hàm quản lý công, quản lý kinh tế, chính sách công, ban hành chính sách trong kỷ nguyên số Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành, chính quyền các địa phương thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế thông qua luật. Đối với Việt Nam, có hệ thống từ Hiến pháp, Nghị quyết của Đảng; Luật và Pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc hội; Nghị định và Quyết định, Nghị quyết của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; Thông tư, Quyết định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh Tra Chính phủ…) thuộc Chính phủ; Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân và Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tất cả các văn bản đó về quản lý công, quản lý kinh tế, chính sách công được ban hành cũng phải theo Luật định, có giải thích thuật ngữ, phạm vi tác động và điều chỉnh, đối tượng tác động, nguồn lực tài chính công và được kiểm tra, kiểm soát bởi bộ máy công quyền, có thời hạn hiệu lực thực hiện, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn, chế tài trong triển khai thực hiện. Quá trình gửi văn bản, dự thảo góp ý văn bản được thực hiện thông qua thư điện tử, xác nhận điện tử, mã số điện tử, bỏ qua các khâu hành chính truyền thống: thông qua văn bản hành chính, in ấn và photocopy tốn kém giấy mực, chi phí bưu điện và tốn kém nhân lực, tốn kém thời gian như trước đây. Về hệ thống chính sách kinh tế và quản lý công của Nhà nước, do các bộ, ngành xây dựng và điều hành. Các chính sách đó cũng tuân thủ các nội hàm, kết cấu, trình tự nói trên, phải theo Luật định. Qua trình triển khai xây dựng, điều hành, kiểm tra và đánh giá cũng theo các quy trình điện tử, công bố ngay tức thời và công khai trên mạng Internet, mọi tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước có thể tiếp cận, tra cứu, lưu trữ, phản hồi và thực thi một cách minh bạch và tức thời. Mỗi chính sách kinh tế nói trên có các công cụ điều hành chính sách cụ thể và tác động vào các đối tượng cụ thể, rõ ràng, minh bạch của mục tiêu quản lý công của Quốc hội, của Chính phủ. Trong toàn bộ hệ thống bộ máy nhà nước các cấp, quá trình xử lý, theo dõi, điều hành các công cụ, chính sách, biện pháp đều được mã hóa, thông qua hệ thống thông tin điện tử nội bộ và mạng công chúng. Ví dụ: chính sách tài chính có công cụ thuế, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, bảo hiểm... được ban hành thành văn bản pháp quy thể hiện rõ nội dung quản lý công, chính sách cụ thể trong quản lý của Nhà nước. Chính sách tiền tệ có các công cụ: lãi suất, tỷ giá, dự trữ bắt buộc, thị trường mở.... cũng được ban hành thành văn bản pháp quy cụ thể theo thẩm quyền ban hành. Vận hành các công cụ và thực thi các chính sách qua cổng dịch vụ công: thuế điện tử, hải quan điện tử, nộp phạt vi phạm hành chính điện tử và tra cứu dữ liệu; nộp hồ sơ và đấu thầu tín phiếu Kho bạc Nhà nước, đấu thầu thị trường mở, đấu thầu mua bán ngoại tệ... đều được công khai trên mạng và thực hiện trên mạng Internet, thay cho cách làm truyền thống phải làm việc trực tiếp và họp trực tiếp như trước đây. Quá trình sử dụng công nghệ số trong hình thành các chính sách nói trên cũng như nội dung điều hành thông qua công nghệ số của từng chính sách, những vấn đề sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện khả năng triển khai được ứng dụng công nghệ số trong thực tiễn cần được đưa vào trong bài giảng, phân tích, bình luận, đánh giá trong đào tạo nhân lực quản lý công, kinh tế và chính 101
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA sách, kết hợp với những ví dụ khảo sát cụ thể trong thực tiễn để nâng cao hiệu quả của nội dung đào tạo, hiệu quả đào tạo. 3.2. Tổng quan hệ thống đào tạo nhân lực trình độ đại học về quản lý công, kinh tế, chính sách công Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Thương mại, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh và Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính và Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Tài chính - Marketing, Trường Đại học Kinh tế - Luật Thành phố Hồ Chí Minh; Học viện Chính sách và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Trường Đại học Quản trị kinh doanh Thái Nguyên, Trường Đại học Kinh tế Huế… là các cơ sở đào tại đại học công lập, tập trung đào tạo các lĩnh vực về quản lý công, quản lý kinh tế, chính sách công có tính chất tiêu biểu, điển hình ở nước ta, cả về lý thuyết, nguyên lý, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam. Học viện Chính sách và Phát triển có phân ra các khoa có tính chính chuyên về quản lý công, quản lý kinh tế, chính sách công như: Khoa Chính sách công, Khoa Kinh tế phát triển, Khoa Tài chính đầu tư, Khoa Kinh tế, Khoa Luật kinh tế, Khoa Kinh tế quốc tế, Khoa Quản trị kinh doanh… Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có các chuyên ngành đào tạo: Ngân hàng - Tài chính, Kinh tế đầu tư, Bất động sản, Du lịch, Bảo hiểm, Môi trường, Thương mại quốc tế, Kế toán, Quản lý nhân lực… Đây là trường đại học có các chuyên ngành cụ thể và nhiều chuyên ngành cụ thể nhất về quản lý kinh tế, về quản lý công so với các trường đại học trong cả nước. Sinh viên ra trường có tư duy về chính sách, phân tích chính sách. Tuy nhiên, xem xét thực tế giáo trình, bài giảng, bài tập, bài kiểm tra, nội dung thảo luận và đề thi hết môn, chủ đề khóa luận tốt nghiệp của các môn học, của các chuyên ngành đào tạo tại các trường nói trên, hầu như không có công nghệ số, vận dụng công nghệ số, ứng dụng công nghệ số. Công nghệ số mới chỉ được đào tạo trong các khoa, các chuyên ngành công nghệ thông tin của các trường đại học. Các trường đại học kinh tế, quản trị kinh doanh, chính sách thuộc khối dân lập… cũng có nội dung đào tạo về quản lý công, quản lý kinh tế, chính sách công, nhưng không chuyên sâu như các cơ sở đào tạo công lập nói trên và đào tạo về công nghệ số gắn với các môn học thì còn thiếu vắng hơn so với các trường đại học công lập. Các cơ sở đào tạo đại học và sau đại học công lập khác thuộc các trường thuộc khối Quân đội, Công an, Phụ nữ, Tòa án, Viện Kiểm sát, Bộ Tư pháp, Học viện Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp, Bộ Công Thương, Tài Nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Bưu chính - Viễn thông, Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo; các trường mang tính chất đào tạo tổng hợp hay thiên về kỹ thuật như: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Tôn Đức Thắng… các trường này đều có các viện đào tạo, các khoa kinh tế, quản trị kinh doanh, chính sách công… nhưng hầu như không gắn với đào tạo về công nghệ số. 102
  4. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ 3.3. Một số đánh giá Các trường đều đang cố gắng đổi mới đào tạo về quản lý công, quản lý kinh tế, chính sách công theo xu hướng hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, các trường tập trung đổi mới và hoàn thiện giáo trình với nhiều nội dung được tham khảo từ giáo trình nước ngoài, từ các trường đại học của các nền kinh tế phát triển, lược dịch thành giáo trình giảng dạy của trường mình. Thậm chí, một số chương trình tiên tiến, chất lượng cao giảng bằng tiếng Anh, bài giảng (Slides) của một trường đại học nước ngoài được các trường xúc tiến mua bản quyền. Tại một số trường đại học, nhiều giảng viên có nhiều phương pháp giảng trên Slides khá hiện đại, hấp dẫn; có phương pháp đào tạo tăng tranh luận, có nhiều bài tập tình huống và thảo luận nhóm; yêu cầu sinh viên xây dựng đồ án, phương án. Từ đó, tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các buổi hội thảo, tọa đàm về chính sách công, chính sách phát triển, về quản lý kinh tế. Nội dung đào tạo của một số trường đại học bước đầu có tính chất gắn với thực tiễn. Tuy nhiên, có một thực tế là nội dung đào tạo còn chung chung, chính sách về quản lý công, quản lý kinh tế còn thiếu cụ thể, không kết nối được với không gian mạng, không sử dụng được công nghệ số để đưa ra các bài tập tình huống, các ví dụ thực tiễn sinh động và không có kinh nghiệm xây dựng điều hành chính sách công nghệ số của các nền kinh tế tiên tiến để tham khảo. Giáo trình, nội dung bài giảng không cập nhật, không gắn với nền kinh tế số. Sinh viên ra trường không nắm được tổng quan, nội dung, quy trình, phân công trách nhiệm trong giao dịch điện tử, làm việc điện tử, giao tiếp điện tử, xử lý điện tử, phản hồi điện tử, giám sát điện tử, tra cứu điện tử, xác nhận điện tử về quản lý công, quản lý kinh tế trong từng lĩnh vực, chính sách công, các mối liên hệ tương quan các nội dung đó, các đối tượng cụ thể của chính sách. Tư duy chưa theo cơ chế thị trường, chưa theo công nghệ số, thương mại điện tử, chính quyền điện tử, hành chính điện tử, hội nhập quốc tế về công nghệ thông tin và điện toán đám mây, Bockchain và Fintech. Giáo trình, nội dung giảng dạy, kiến thức giảng viên chưa cập nhật thực tiễn Việt Nam về thương mại điện tử, tài chính điện tử, ngân hàng số, dịch vụ công điện tử; chưa đi sâu vào từng chính sách và công cụ của chính sách đang được sử dụng công nghệ số như thế nào. Các nghiệp vụ thuế điện tử, hải quan điện tử, kho bạc điện tử, thanh toán điện tử, công nghệ ngân hàng số… hầu hết sinh viên chuyên ngành ra trường không thao tác được. 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH Thứ nhất, cần phải không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, đào tạo về quản lý công và dịch vụ công điện tử, quản lý kinh tế trong điều kiện thương mại điện tử, chính sách công trong nền kinh tế số; gắn lý luận, nền tảng lý thuyết với phân tích, mổ xẻ các chính sách cụ thể, các biện pháp và công cụ điều hành từng chính sách đang dựa trên các nền tảng công nghệ số như thế nào trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ hiện nay. Nội dung đào tạo cần có kết quả khảo sát cụ thể, với những nghiệp vụ điện tử, thao tác công nghệ số, số liệu tra cứu điện tử và lưu giữ điện tử cụ thể sử dụng trong điều hành từng chính sách và công cụ điều hành chính sách. Những nội dung này, giảng viên, giáo viên có thể chủ động xây dựng đưa ra giảng dạy hoặc người giảng giao bài tập tình huống, gợi ý, hướng dẫn người được đào tạo tiến hành nghiên cứu, khảo sát, tra cứu. 103
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Thứ hai, trong nội dung nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo cần phân tích chuyên sâu về những nhân tố tác động đến sự ra đời của các chính sách kinh tế, mức độ sử dụng công nghệ số đến đâu; cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách, tính cấp bách của chính sách; những ưu điểm và nhược điểm triển khai chính sách trong thực tiễn của nền kinh tế số và sử dụng công nghệ số, sử dụng trí tuệ nhân tạo, đề xuất khuyến nghị có liên quan, những rủi ro của công nghệ số trong quản lý và vận hành chính sách. Nếu như có những đánh giá độc lập về tác động của chính sách đối với thực tiễn thì càng có tính thuyết phục đối với người học, hay nâng cao kỹ năng và kiến thức cho người được đào tạo. Thứ ba, trong phân tích và đánh giá thực tiễn khi giảng dạy và đào tạo nhân lực có trình độ đại học về quản lý công, quản lý kinh tế, chính sách công sử dụng công nghệ số, cần làm cho người học thấy mối liên hệ giữa các chính sách với thương mại điện tử, tài chính điện tử, ngân hàng điện tử; sự phối hợp của các cơ quan và bộ, ngành chức năng dựa trên nền tảng công nghệ số đến đâu và hiệu quả như thế nào trong điều hành, thực thi chính sách, các biện pháp cụ thể triển khai trong thực tiễn, ở cơ sở, những rủi ro như tấn công mạng, xâm nhập trái phép cơ sở dữ liệu, giả mạo cơ quan quản lý nhà nước… TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2020 - 2021), Báo cáo hoạt động ngành Nông nghiệp năm 2020, tháng 1/2021. Bản cứng. 2. GSO (2020 - 2021), Tổng cục Thống kê, truy cập tại: www.gso.gov.vn; truy cập từ ngày 14 - 19/9/2021 3. APD (2021), Học viện Chính sách và Phát triển, truy cập tại: apd.edu.vn, ngày truy cập 21/9/2021. 4. MOF (2021), Bộ Tài chính, truy cập tại www.mof.gov.vn; truy cập từ ngày 14 - 19/9/2021. 5. MOET (2021), Bộ Giáo dục và Đào tạo, truy cập tại www.moet.gov.vn; truy cập từ ngày 14 - 19/9/2021. 6. SBV (2020 - 2021), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, truy cập tại www.sbv.gov.vn: Mục Tin tức - Văn bản, truy cập từ ngày 14 - 19/3/2021. 104
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2