intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cẩn trọng khi dùng nhiệt kế đo độ nóng bình sữa của trẻ

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

72
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cho con bú gần hết bình, chị Hoa mới phát hiện trong sữa có chất lóng lánh. Kiểm tra cây nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ sữa, người mẹ tá hỏa khi thấy ống thủy ngân không còn giọt nào. Nhiệt kế thủy tinh có thể nứt hoặc vỡ ở nhiệt độ quá cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cẩn trọng khi dùng nhiệt kế đo độ nóng bình sữa của trẻ

  1. Cẩn trọng khi dùng nhiệt kế đo độ nóng bình sữa của trẻ Cho con bú gần hết bình, chị Hoa mới phát hiện trong sữa có chất lóng lánh. Kiểm tra cây nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ sữa, người mẹ tá hỏa khi thấy ống thủy ngân không còn giọt nào. Nhiệt kế thủy tinh có thể nứt hoặc vỡ ở nhiệt độ quá cao.
  2. Chị Hoa vội kích thích Ảnh: health.com. nôn cho con nhưng không có kết quả, tức tốc đưa bé đến Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM. Theo các bác sĩ, may mắn là bé không bị ho sặc, nếu không thủy ngân đã gây tổn hại đến sức khỏe. Người mẹ cho biết, theo hướng dẫn nhiệt độ của nước pha ghi trên vỏ hộp sữa, để chính xác, chị dùng nhiệt kế đo độ nóng. Lần này không hiểu sao chiếc nhiệt kế bị rạn. Cũng có thói quen dùng nhiệt kế đo nước pha sữa cho chính xác 37 độ C như hướng dẫn, chị Bình nhà ở đường Trần Hưng Đạo
  3. B, quận 5, TP HCM, từng làm nứt nhiệt kế khi vừa cho vào nước đun sôi. Cuối tháng 4, một bé trai 8 tháng tuổi ở Đức Hòa, Long An, cũng được bố mẹ cấp tốc đưa đến bệnh viện trong tình trạng tím tái. Bé đã uống hết cả bình sữa có lẫn thủy ngân từ chiếc nhiệt kế thủy tinh. Bệnh nhi được cứu sống sau hơn một tuần nằm viện. Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Thoa, Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết thủy ngân có trong nhiệt kế là dạng thủy ngân nguyên chất, không gây ngộ độc và không hấp thu khi vào đường tiêu hóa. Song thủy ngân lại rất độc nếu vào phổi. Chính vì thế trẻ hít trực
  4. tiếp hoặc bị sặc khi nôn ói, tình trạng ngộ độc rất dễ xảy ra. “Nguy cơ hít sặc càng cao nếu người lớn kích thích họng gây nôn cho trẻ. Do vậy nếu phát hiện trẻ nuốt thủy ngân, phụ huynh không nên móc họng, kích thích gây ói mà phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để được xử trí”, bác sĩ Thoa nói. Riêng cách đo độ nóng nước pha sữa bằng nhiệt kế thủy tinh, theo bác sĩ Thoa là không nên. Bởi, nhiệt kế thủy ngân là dụng cụ dành đo thân nhiệt cơ thể và chỉ đo được nhiệt độ cao nhất là 42 độ C. Thêm nữa, dụng cụ này bằng thủy tinh nên dễ nứt khiến thủy ngân chảy ra.
  5. Để pha sữa đúng nhiệt độ và an toàn, theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ huynh có thể pha nước nóng và nước đun sôi để nguội theo tỷ lệ một phần nước nóng với một phần nước nguội. Hoặc một phần nước sôi với hai phần nước nguội. Để thử độ nóng của sữa sau khi pha, người lớn rót thử sữa ra bàn tay, nếu thấy ấm gần với nhiệt độ trên da là được. Trường hợp thấy nóng, có thể ngâm cả bình sữa vào nước lạnh vài phút.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2