YOMEDIA
ADSENSE
Câu hỏi ôn tập về truyền nhiễm heo
365
lượt xem 92
download
lượt xem 92
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Câu 1: Dựa vào đâu người ta nghi ngờ heo mắc bệnh dịch tả? Theo bạn người ta nên làm những biện pháp hành chính và kỷ thuật cụ thể để định bệnh DTH một cách chính xác và phòng bệnh này một cách hữu hiệu?
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Câu hỏi ôn tập về truyền nhiễm heo
- Câu 1: Dựa vào đâu người ta nghi ngờ heo mắc bệnh dịch tả? Theo bạn người ta nên làm những biện pháp hành chính và kỷ thuật cụ thể để định bệnh DTH một cách chính xác và phòng bệnh này một cách hữu hiệu? Dịch tể học: heo ở mọi lứa tuổi, nghiêm trọng trên heo cai sữa. Tỷ lệ mắc bệnh cao. Chỉ bệnh trên heo không lây cho người và thú khác Triệu chứng và bệnh tích: Triệu chứng: Sốt cao (40,50C) kéo dài 4-5 ngày, ủ rủ, kém ăn, táo bón, viêm kết mạc mắt, khát nước. Ngày thứ 8 có xuất huyết trên da, sau đó giảm sốt. Tiêu chảy càng lúc càng dữ dội, phân vàng hoặc socola, ói mữa, niêm mạc ở miệng có thể có vết loét. Tụ lại 1 góc chuồng, nằm chồng lên nhau Xáo trộn thần kinh: đi đứng không vững, co giật rồi chết, xác chết dơ bẩn Bệnh tích: Nhồi huyết ở rìa lách Hạch bạch huyết sưng, tụ huyết, thuỷ thủng Thận, bàng quang xuất huyết Xuất huyết các cơ quan : phổi, tim, túi mật Chẩn đoán phòng thí nghiệm: Nuôi cấy trên tế bào thận heo, không tạo CPE Động vật thí nghiệm: heo ( heo cai sữa chưa tiêm chủng), làm chết heo Dùng phản ứng: ELISA, miễn dịch huỳnh quang trực tiếp, khuếch tán trên thạch, đếm số lượng bạch cầu ( giảm dưới 10.000). Những biện pháp: Biện pháp hành chính: Bệnh bắt buộc công bố dịch Kiểm dịch nội địa, kiểm soát giết mổ Tiêm phòng đầy đủ yêu cầu Phát hiện dịch kịp thời Khoanh vùng có dịch, đình chỉ mua bán và giết mổ gia súc Xử lý xác chết : chôn sâu hoặc tiêu huỷ, vệ sinh chuồng trại. Biện pháp kỷ thuật: 1
- Xác định nhanh và chính xác căn bệnh Do Pestivirus họ Flaviridae, AND virus, kích thước 40 nm. Không gây ngưng kết hồng cầu Virus đa hướng, đa động lực. Thú nhập: cách ly, kiểm tra HTH trước khi nhập đàn Kiểm tra số lượng hồng cầu: giảm đáng kể (< 10.000) lúc thú đang sốt. Câu 2: Kể 5 tên vi sinh vật gây xáo trộn thấn kinh, hô hấp, sinh sản, tiêu hoá. 1.Thần kinh: 3.Sinh sản: • Giả dại • Dịch tả heo(mãn tính) • Teschen • Parvovirus • Thuỷ thủng do E.coli • Hội chứng SMEDI • Dại • Brucella • Bateria monocytogenes • Leptospira 2.Hô hấp: • MMA • Bệnh cúm • Giả dại • Bệnh giả dại • Samonella • Bệnh dịch tả heo • Dấu son • Mycoplasma 4.Tiêu hoá: • Bordetella bronchiseptica • Viêm dạ dày ruột truyền nhiếm • Bệnh lao • Samonella • Haemophylus suis • Viêm ruột xuất huyết • Nhiệt thán Câu 3: Cách phòng bệnh đường hô hấp trên heo Biện pháp chung: chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, tránh ẩm ướt, tránh gió, phải có ánh sáng mặt trời, phải có sân vận động, tránh nhốt chung heo khoẻ và heo bệnh với nhau Tiêu độc: hàng tuần thường xuyên quét vôi và tiêu độc bằng naoh 5%. Bổ sung đấy đủ các chất qua thức ăn là bột xương và các chất khoáng Phân loại heo: heo trên 15 ngày cần theo dõi kỹ xem có triêu chứng bệnh tích đường hô hấp không Kiểm tra HTH khi nhập heo, cách ly heo bệnh. 2
- Câu 4: Chẩn đoán bệnh do xoắn khuẩn Leptospira về căn bệnh, dịch tể học, triệu chứng và bệnh tích điển hình. Nếu xác định 1 trại heo đã mắc bệnh do L.icterohaemorrhagine, L.pomona, L.grippolyphosa bạn sê xử lý như thế nào. Căn bệnh học: Do vi khuẩn thuộc họ Leptospiraceae, hình vòng xoắn hai đấu cong (16-20 vòng xoắn), di động nhờ co rút của vòng xoắn, có vỏ bọc. Nuôi cấy cần môi trường giàu chất dinh dưỡng, không lên men đường. Dịch tể học: Động vật cảm thụ: gia súc, gia cầm, động vật máu lạnh. Heo cảm thụ mạnh nhất: heo nái Lây lan trực tiếp: nhốt chung thú mang trùng với thú khoẻ, mẹ truyền sang con, nái nọc. Đường xâm nhập: chủ yếu qua đường tiêu hoá, qua da, niêm mạc, nhau thai, côn trùng chích đốt. Chất chứa: máu, thận, bàng quang, thai, màng thai. Triệu chứng và bệnh tích: Triệu chứng: hoàng đảng, vàng da, gây xáo trộn sinh sản trên heo nái, xảy thai, đẻ non, sinh ra chết.Chứng động kinh trên heo con (đi lòng vòng, co giật). Bệnh tích: Viêm gan, đốm hoại tử, viêm kẻ thận, thận hư. Cách xử lý: loại thải Câu 5: Muốn chẩn đoán chính xác dịch tả heo thì người ta phải làm gì? Mổ khám: lách có rìa xuất huyết hình răng cưa, ruột non, mảng payer xuất huyết hình cúc áo có bờ rỏ, những vòng tròn đồng tâm. Phòng thí nghiêm: Nuôi cấy trên môi trường tế bào thận heo không tạo CPE Dùng phản ứng HTH để chuẩn đoán, phương pháp ELISA, miễn dịch huỳnh quang, kết tủa khuyếch tán trên thạch Cách lấy mẫu và bảo quản: Máu: dùng ống tiêm1ml hút máu ở tĩnh mạch tai, cho vào ống nghiệm vô trùng, đống kính lại và bảo quản lạnh hoặc trữ đông. Lách: cắt một phần lách cho vào dung dịch glyceryl 50% đóng kính lại Câu 6: Hãy liệt kê những nguyên nhân gây rối loạn sinh sản trên heo? 3
- Nguyên nhân chính gây rối loạn sinh sản trên heo: Do vi sinh vật: Vi khuẩn: Leptospira, Brucella, Salmonella….. Virus: Parvovirus, viêm não nhật bản……… Nấm: Candida albican Protozoa: Trichopnas Không do vi sinh vật: Dinh dưỡng: thiếu vitamin A, E, D, thiếu Zn, Cu Cấu trúc chuồng trại, cấu trúc cơ thể Chăm sóc quản lý Độc tố trong thức ăn Thời tiết Câu 7: Chẩn đoán bệnh Lepto trong phòng thí nghiệm, tại sao phải chẩn đoán nhiều lần mới có kết quả chính xác? Chẩn đoán: • Tìm leptospira: máu dịch não tuỷ ở tuần lễ đầu Nước tiểu, thận: >12 ngày Nhau thai hoặc thai trong ca sẩy thai: đòi hỏi bệnh phẩm tươi và thực hiện trong vài giờ đầu. Phát hiện trên kính hiển vi nền đen, nuôi cấy, gây bệnh trên động vật thí nghiệm non ( chuột bạch, chuột lang, thỏ) gây chết sau 8-22 ngày với đường tiêm xoang phúc mạc, tĩnh mạch • Tìm kháng thể: Kháng thể chuyên biệt xuất hiện vào ngày 10-12 sau khi cảm nhiểm Phản ứng vi ngưng kết (MAT): hiệu giá 1/1000 (+): < 1/1000 (-). Cần lấy máu 2 lần cách nhau 3 tùân để thử nhằm tăng hiệu giá kháng thể cho phép xác định nhiểm Lepto Phản ứng vi ngưng kết nhanh trên phiến kính ( với kháng nguyên chết) Phải chuẩn đoán nhiều lần vì: Bệnh phẩm thay đổi tuỳ từng thời kỳ của bệnh. Trong tuần lễ đầu của bệnh tìm thấy Lepto trong máu, trong dịch não tuỷ, Từ ngày 1 và 2 tìm thấy trong nước tiểu. Heo bị xẩy thai tìm thấy Lepto trong nhau và thai. Kháng thể chuyên biệt chỉ tìm thấy trong ngày 10 và 12 sau khi cảm nhiểmvà cao nhất vào tuần lễ thứ 3 và thứ 4, sự kéo dài miễn dịch biến đổi tuỳ theo laòi và cá thể có thể vài tháng hoặc vài năm 4
- Câu 8:Kể tên 1 toa thuốc điều trị bệnh phó thương hàn trên heo 15 kg? Dùng kháng sinh phối hợp với Corticoid và tăng cường trợ lực trợ sức Chloramphenicol hay terramycin 600 mg/ 15 kg dùng tỏng 4 ngày Sulfathiazol, Salfathiazol, Sulfamerazin 150-300 mg/ 15kg dùng trong 4 ngày hoặc Furazolidon hoặc Trimethoprime, Sulfamide Dòng Salmonella kháng thuốc nên dùng kháng sinh đồ là cần thiết. Câu 9: Phân tích tác hại của bệnh LMLM trên heo? Bệnh LMLM là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại virus gây ra. Bệnh lây lan rất nhanh, mạnh và rộng cho các loài động vật bộ móng chẵn và người. Đặc trưng của bệnh là hình thành các mụn nước ở lợi, lưỡi, vòm họng, mõm, vú, vành kẻ móng chân…….. Bệnh LMLM thường cho bệnh số cao ( có thể lên đến 100%), tử số thay đổi theo tính chất gây bệnh của virus có thể từ 8-10%. Do khả năng lây lan nhanh mạnh và làm giảm sức sản xuất rất lớn nên bệnh LMLM được tổ chức dịch tể y tế thế giới xếp số 1 trong nhóm bệnh bảng A theo pháp lệnh thú y. Câu 10: Triệu chứng của bệnh LMLM? Bệnh phát triển qua 4 thời kỳ: Thời kỳ ủ bệnh: rất ngắn 1-4 ngày có khi chỉ có 16 giờ Thời kỳ khởi phát: sốt cao 41,5-420 C , thú kém ăn, ăn không ngon, đi đứng không vững Thời kỳ nổi bọng nước: nổi nhiều bọng nước ở lợi, lưỡi, vòng họng, vú vành kẽ móng chân, sau đó bọng vỡ ra và tạo thành những vết loét, con vật đi đứng hết sức khó khăn, có thể chảy nhiều nước dãi, bệnh nặng có thể dẫn đến LMLM Thời kỳ giảm bệnh và khỏi bệnh: hoá sẹo sau 8-10 ngày. Trên heo con có thể chết vì viêm cơ tim Thể không điển hình: Những heo con có thể xuất hiện thể tiêu hoá kết hợp với tiêu chảy, chảy nhiều nước bọt, viêm ruột chất trong vài ngày. Thể bại huyết xuất hiện đột ngột heo con chết trong vài giờ mà không có triệu chứng nào Câu 11: Liệt kê các bệnh gây xáo trộn thần kinh vận động, hô hấp, tiêu hoá, sinh sản? 1.Thần kinh vận động: 2.Xáo trôn hô hấp: • Bệnh giả dại • Bệnh viêm phổi địa phương • Bệnh Teschen • Bệnh cúm heo • Bệnh E.coli • Bệnh do Haemophilus • Bệnh dại 3.Xáo trộn tiêu hoá: • Bệnh do Listeria • Bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm 5
- • Bệnh phó thương hàn • Bệnh dịch tả heo • Bệnh viêm ruột xuất huyết • Bệnh Parvovirus, hội chứng SMEDI, Brucella • Bệnh nhiệt thán • Leptospira, MMA, giả dại 4.Xáo trộn sinh sản • Bệnh đóng dấu son Câu 12: Thế nào là hội chứng rối loạn sinh sản trên heo. Chẩn đoán bệnh Parvovirus trong phòng thí nghiệm? Hội chứng rối loạn sinh sản trên heo là bệnh truyền nhĩêm do những Enterovirus gây xáo trộn sinh sản với biểu hiện: heo con chết ngay lúc mới sinh ra, thai hoá gổ, chết phôi, nâng. Chẩn đoán Parvovirus: Chẩn đoán huyết thanh học: phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu. Phân lập căn bệnh: Nuôi cấy tế bào và kỷ thuật miễn dịch huỳnh quang, miên dịch peroxidase Có thể xác định KN virus từ chất trích của phôi bằng kỷ thuật ELISA, PCR Câu 13: Dịch viêm phổi địa phương là gì? Biện pháp phòng chống? Dịch viêm phổi địa phương là bệnh truyền nhiễm do Mycoplasma hyopneumoniae thường xảy ra ở thể mãn tính, lưu hành ở một địa phương, với đặc điểm gây viêm phế quản, phổi tiến triển chậm, tỷ lệ heo mắc bệnh khá cao, tuy nhiên tỷ lệ chết thường thấp nếu không ghép với bệnh truyền nhiễm khác. Biện pháp phòng chống: Vệ sinh phòng bệnh: về chuồng trại nuôi dưỡng, kiểm tra thú trước khi mua, theo dõi thú bằng phản ứng huyết thanh học Phòng bệnh bằng vaccin Câu14: Trình bày cách lấy mẫu chẩn đoán bệnh TN heo? Lấy dịch bài xuất bắng tăn bông vô trùng cho vào lọ peni vô trùng đậy nắp bảo quản lạnh ghi rõ ngày giờ bệnh lý, tình trạng heo Lấy bệnh phẩm phải để ý lấy mẫu: bao nhiêu loại bệnh phẩm, số lượng mẫu phải lấy cho đủ, kèm theo giấy hoàn cảnh căn bệnh, bệnh đã sử dụng thuốc gì. Nguyên tắc lấy mẫu bệnh phẩm kèm theo ghi chú lịch sử của bệnh Tuỳ mục đích chẩn đoán mà lấy mẫu khác nhau. Xử lý mẫu ướp đá hay cho vào thùng dung dịch glyceryl 50% bảo quản. Câu 15: Tại sao tiêm củng rồi mà vẫn gây ra dịch bệnh? Là do tiêm chủng không đúng cách 6
- Bệnh dịch tả heo Vaccin bảo quản không đúng cách, quá trình điều chế, kỷ thuật tiêm Do cơ thể thú miễn dịch kém Dịch tả heo có nhiều type kháng vì thế tiêm không hết Câu 16: Theo lời chỉ dẫn của một số kỷ thuật viên trại chỉ dùng kháng sinh phối hợp: ampicilline + colistin kế đến dùng tertracillin + tiêm truyền ion Ca rồi dùng Enrofloxacin song bệnh không hết. Chủ trại có ý nhờ bạn nhận định về toa thuốc và chỉ dẫn cách chữa trị hiệu quả hơn? Tertracillin + tiêm truyền với ion Ca không phù hợp cơ chế lý hoá. Hoặc có thể là bệnh do virus nên không dùng kháng sinh để điều trị. Câu 17: Liệt kê một số bệnh có thể gây triệu chứng thần kinh trên heo? Trong trường hợp nào thì nghi ngờ đó là bệnh dịch tả heo? Bệnh gây triêu chứng thần kinh: Aujesky Bọng mũ ( abces) ở xương sống Bệnh Teschen viêm não tuỷ xám Bệnh đóng dấu son Dịchtả heo cổ điển Viêm não destreptocucos Viêm não do virus ngưng kết hồng cầu của Bệnh do leptospira HEV E.coli Trường hợp nào nghi ngờ dịch tả heo: Trong trường hợp nếu có triêu chứng gây xáo trộn thần kinh vân động kết hợp với tiêu chảy nặng xảy ra ở mọi lứa tuổi và lây lan rất nhanh, heo khoảng 5-35 kg chết ở thể cấp tính , sốt cao trong nhiều ngày rồi giảm sốt và tiêu chảy. Hay nói cách khác là trong trường có những biểu hiện bệnh tích củ dịch tả heo khi ta mổ khám ( lách nhồi máu hình răng cưa, ruột loét hình cúc áo, số lượng bạch cầu giảm < 10.000) Câu 18: Cách xử lý bệnh dịch tả heo? Khoanh vùng có dịch, quy định ranh giới vùng uy hiếp và vùng an toàn. Nghiêm chỉnh chấp hành quy định phòng chống dịch gia súc gia cầm, cách ly thú bệnh. Không cho thú di chuyển từ vùng có dịch ra ngoài và không cho các sản phẩm thú bệnh ra ngoài. Tổng vệ sinh tiêu độc sát trùng chuồng trại, chôn xác chết, không vứt xác bừa bãi. Tiêm thẳng vaccin vào ổ dịch cho đến khi đạt tỷ kệ ổn định. Sau khi dich tạm ổn thì chăm sóc bồi dưỡng thú lại Câu 19: Giải thích các thuật ngữ: MAT: Microscopie Agglutination Test HC: Hog Cholera 7
- IC: Infecdious coryza MMA: Metsitis Mastitis Agalactive AR: Atsophie Rhunitis VTEC: Verotoxin Escherichia coli TGE: Transmissible Gastroenteritis GET: Gastroenterite Transmissible SMEDI: Stillbirth Mummification Embryonic Death Infertility SVD: Swine Vesicular Disease SI: Swine Influenza PRRS: Porcine Reproductive And Respiratory Syndrome Câu 20: Điều trị bệnh tụ huyết trùng cho heo 15 kg? Streptomycin: 300 mg/ 15 kg(20mg/kg) Penicillin: 750.000 UI/ 15kg(50.000UI/kg) Hoặc có thể phối hợp cả hai Nhóm Sulfamide: 150 -200 mg/kg. Cần lưu ý đã cố hiện tượng đề kháng lại kháng sinh. Câu 21: Khi nào nghi ngờ bệnh Aujeszky? Chẩn đoán bệnh? Nghi ngờ: Heo bệnh lan tràn dưới dạng mạng trùng tiềm ẩn gây tử vong trên heo con dưới 15 ngày tuổi. Chứng viêm não cấp như co giật kiểu bơi chèo, uốn cong người, liệt hầu. Loài động vật khác viêm màng não, viêm não tiến triển mau lẹ gây tử vong kèm theo triệu chứng ngứa dữ dội con vật có thể cắn tới da thịt. Chẩn đoán: Heo con có biểu hiện thần kinh Có hay không có xáo trộn sinh sản Viêm phổi trên heo cai sữa Trong phòng thí nghiệm nuôi cấy trên môi trường tế bào thận heo tạo CPE Câu 22: Cơ chế gây thuỷ thủng? Những dòng E.coli gây thuỷ thủng nhân lên ở thành ruột non và kết dính vào thành ruột. Sự kết dình này tuỳ theo cơ chế di truyền có những heo có tế bào biểu mô đề kháng với dòng E.coli F107 hoặc ngược lại số lượng E.coli sẽ cao ở 2 ngày sau khi cảm nhiễm và cao nhất trước khi xuất hiện triệu chứng thuỷ thủng. Lượng E.coli đạt tới mức 4 tỷ ở vùng manh tràng và kết dính vào nhung mao biểu mô ruột, độc tố được sản xuất và hấp thu gây cao huyết áp với sự hư hại ở tiểu động mạch lớp dưới niêm. Bệnh tích ở 8
- mạch máu bắt đầu vào ngày thứ 2 sau khi cảm nhiểm với sự sưng phồng lên tạo nang của tế bào nội mô thuỷ thủng quanh mao mạch và hình cục huyết rất nhỏ, hoại tử lớp áo giữa và phát sinh những tế bào nội mô có thể hư hại và nhiễm trùng thần kinh ở lớp dưới niêm, sự hư hại ở thần kinh trung ương gây triệu chứng thần kinh Câu 23:Tại sao không thành công trong việc điều trị bệnh thuỷ thủng? Những dòng E.coli được xếp vào nhóm VTEC, các serotype phân lập biến đổi từ nhiều quốc gia này sang quốc gia khác. Bệnh thường xảy ra đột ngột nhanh chóng trên heo có vẻ khoẻ mạnh nhất là những heo tốt nhất của một lứa heo. Sự cảm thụ của heo đối với Edema Disease tuỳ thuộc vào đặc điểm di truyền, tuỳ thuộc vào E.coli gây bệnh. Hoàn cảnh để phát hiện bệnh trong thời gian cai sữa hoặc heo đang cung cấp sữa cho con bú. Kháng thể chuyên biệt bảo vệ chống lại các sự tấn công của E.coli. Lứa tuổi mắc bệnh 4-12 tuần tuổi, tỷ lệ mắc bệnh tuỳ thuộc vào từng vùng hoặc điều kiện chăn nuôi, do bổ sung quá nhiều kháng sinh vào thức ăn trong một thời gian kéo dài. Trong việc nghiên cứu để chế vaccin rất khó khăn, hiên nay là việc làm mất tính độc lực nhưng vẫn đảm bảo tính kháng sinh. Hiện nay chưa có vaccin thương mại theo những dòng heo thương mại. Câu 23: Bệnh thương hàn trên heo? Là bệnh do vi trùng Salmonella gây nên với đặc điểm bại huyết gây viêm dạ dày và viêm ruột, tạo mụn loét ở ruột già, thường viêm phổi và rối loạn sinh sản. Câu 24: Làm gì khi nghi ngờ Lepto? Lấy nước tiểu ly tâm sau đó lấy cặn xem trên kính hiển vi nền đen. Lấy máu nuôi cấy trên môi trường EMJH hay môi trường E phát triển chậm 4-6 tuần. Tiêm động vật thí nghiệm ( chuột, thỏ) còn non chết sau 8-12 ngày, hoàng đản thận và triển dưỡng lách Tìm kháng thể trong máu bằng phản ứng MAT sau 10-12 giờ cảm nhiễm. Câu 25: Tại sao bệnh lepto phải chẩn đoán nhiều lần ? Bệnh phẩm thay đổi vào từng thời kỳ của bệnh Trong tuần lễ đầu tiên tìm thấy lepto trong máu, trong dịch não tuỷ. Từ ngày 12 tìm thấy trong nước tiểu. Heo bị xẩy thai tìm thấy trong nhau và thai. 9
- Kháng thể chuyên biệt chỉ tìm thấy trong ngày 10-12 sau khi cảm nhiễm và cao nhất vào tuần thứ 3- 4. Sự kéo dài miễn dịch biến đổi tuỳ thuộc theo loài và cá thể trong một vài tháng hoặc vài năm. Câu 26: Dịch tể học của bệnh Lepto? o Được phát hiện bệnh năm 1850 trên cho ở nước Đức. Ở VN năm 1931 phát hiện trên người. o Bệnh có tính chất nguồn dich thiên nhiên, chuột là nguồn bệnh o Lepto thích hợp với khí hậu giò mùa thường phát triển vào mùa mưa o Nhóm người có nguy cơ mắc bệnh là nông dân trồng lúa, mía, công nhân hầm mỏ…. Câu 26: Vaccin là gì? Là một chế phẩm sinh học được làm từ vsv và được làm giảm độc lực hoặc mất hẳn độc lực. Khi đưa vào cơ thể nó sẽ được kháng thể của cơ thể sản sinh ra kháng thể đặc hiệu chống lại chính nó. Câu 27: Kháng huyết thanh là gì? Là chất chứa kháng thể đặc hiệu chống lại kháng nguyên tương ứng. Một thú 60kg thì thu được 2cc huyết thanh (máu chiếm 1/12 cơ thể = 60/12 =5 lít máu, huyết thanh 2/5cc*5 =2cc) Kháng huyết thanh được sử dụng để phòng và trị một số bệnh đặc hiệu Câu 28: Vaccin vô hoạt (chết) là gì? Được điều chế từ vi khuẩn hoặc virus gây bệnh hoặc được giết chết bằng phương pháp vật lý hoặc hoá học an toàn cho cơ thể. Câu 29: Vacicn nhược độc là gì? Điều chế từ vi khuẩn hoặc virus có độc lực thấp hoặc giảm độc qua các ký chủ trung gian hoặc qua các môi trường nuôi cấy, không thích hợp cho miễn dịch mạnh và bền vững cho cơ thể có phản ứng phụ. Câu 30: Phương pháp xác định bệnh dich tả heo? o Phát hiện bệnh bằng md huỳnh quang sau 24-72 giờ, có nhược điểm là không phân lập được virus nhược độc yếu. Gây bệnh cho heo chi phí cao, thời gian dài. o Phản ứng trung hoành phẩm ( lách hng tế bào: Bệ trên môi trườ ạch) s/c thỏ 1 Vaccin dich tả heo thỏ hoá Sau 5-10 ngày Sau 3 ngày thỏ 1 thỏ 2 Không sốt sốt 10 kết luận dịch tả heo
- o Phản ứng khuếch tán trên thạch: KN: lách, tuỵ tạng KT: kháng huyết thanh tối miễn dịch DTH. P/ứng dương tính có đường kết tủa Mức độ chính xác 50-60% o Phản ứng ngưng kết hồng cầu gián tiếp: KN: lách heo nghi bệnh KT: kháng huyết thanh tối miễn dịch DTH. Phản ứng dương có ngưng kết hồng cầu ở đáy. o Ngoài ra còn có một số phản ứng khác: kết hợp bổ thể, ELISA.. Câu 31: Thế nào là bệnh truyền nhiễm? Làm sao biết hay nghi ngờ? Tác hại kinh - tế chính trị - xã hội và sức khoẻ? Bệnh truyền nhiễm là bệnh do vsv gây ra có tính chất lay lan. Làm sao để biết hay nghi ngờ: muốn biết dựa vào dịch tể học ( thời gian, không gian, vùng, tuổi của thú), bệnh tích, triệu chứng để chuẩn đoán xác định. Tác hại: gây chết nhiều gia súc, nếu nặng phải tiêu huỷ đàn gia súc gây thiệt hại cho người và nhà chăn nuôi, nơi xảy ra dịch phải bao vây kiểm soát chặt chẻ cũng gây ảnh hưởng không nhỏ. Nếu bệnh thoát ra khỏi nhiều nơi khác và có thể gây bệnh cho người khi ăn phải thịt gia súc. Câu 32: Trình bày tóm tăc nguyên lý và mục đích của phản ứng HA, HI, ELISA? Phản ứng HA: Nguyên lý: Trên bề mặt virus Newcastle có cấu trúc kháng nguyên Haemagglutination có khả năng kết hợp với các thụ thể trên bề mặt hồng cầu của các loài gia súc, gia cầm làm ngưng kết các loại hồng cầu này. Mục đích: Xác định hiệu giá virus gây phản ứng ngưng kết Phản ứng HI: Nguyên lý: Virus (KN) gặp kháng thể đặc hiệu, virus bị kháng thể trung hoà, kháng thể đã ngăn trở ngưng kết hồng cầu của virus. Nếu kháng thể và kháng nguyên không tương ứng virus làm bạch cầu ngưng kết lại. Mục đích: Xac định vi thể đang nghiên cứu, tìm kháng thể, xác định hiệu giá kháng thể. 11
- Phản ứng ELISA: Nguyên lý: là sự kết hợp kháng nguyên kháng thể mà khâng nguyên hoặc kháng thể tương ứng có đánh dấu enzyme tạo phản ứng giải phóng (O) oxy hóa chất chỉ thị màu. Chất chỉ thị màu thay đổi có mặt enzyme có sự kết hợp kháng nguyên kháng thể Mục đích: chẩn đoán bệnh, xác định sự có mặt của kháng nguyên hoặc kháng thể Câu 33: Đặc điểm của Escherichia coli gây bệnh thuỷ thủng trên heo cai sữa từ đó thử ứng dụng vào việc giải thích triệu chứng, bệnh tích. Biện pháp phòng chống dịch? Đặc điểm: Thuộc họ vi khuẩn đường ruột enterobacteriarae, trực khuẩn gam âm, không bào tử, giáp mô, có lông tơ xung quanh. Đặc điểm nuôi cấy: hiếu khí hoặc yếm khí tuỳ nghi, mọc tốt trên môi trường dinh dưỡng. Lên men sinh hơi đường lactose, glucose, galactose. Trắc nghiệm IMVIC. Cấu trúc kháng nguyên: O, K, H, F ( tiêm mao liên quan tới E.coli gây thuỷ thủng F107) Sinh sản nội độc tố và ngoại độc tố. Ứng dụng giải thích: độc tố tấn công vào thành mạch gây hư hại thành mạch dẫn đến thoát dịch gây hiện tượng thuỷ thủng, dịch thuỷ thủng chèn ép thần kinh hư hại thành mạch làm thay đổi tính chất của thanh quản heo có tiếng kêu lạ. Xoang bụng tích nhiều dịch, hạch thuỷ thủng. Phòng chống bệnh: Vệ sinh thức ăn môi trường chăn nuôi. Acid hoá môi trường đường tiêu hoá bằng các acid hữu cơ làm giảm sự phát triển của vsv có hại. Bổ sung kháng sinh vào trong thức ăn kéo dài trong thời kỳ nuôi vỗ. Tuy nhiên sau khi dùng kháng sinh dễ sinh ra những kháng sinh có tính đề kháng. Câu 34: Hãy chứng minh ( với nhiều ví dụ cụ thể) tác hại của bệnh truyền nhiễm heo? ♦ Ví dụ 1: Độc lực cao dẫn đến tỷ lệ chết cao gây thiệt hại về kinh tế. Dòng có độc lực thấp gây sảy thai chết phôi, đẻ con ít gây thiệt hại về kinh tế, đồng thời để phát hiện bệnh phải dùng test để kiểm tra lại làm tốn kém mà còn phải loại thải con bệnh. ♦ Ví dụ 2: Một nái hậu bị nhiễm parvovirus sẩy thai 3 lần sau đó ta loại thải thì trong 3 lần đó ta phải nuôi trong 6 tháng, 3 lần phối giống, 200kg cám tốn gần 1 triệu đồng, cộng thêm công chăm sóc, trong khi đó lại tốn 1 khoảng chi phí về các test để chẩn đoán bệnh cho toàn trại có nhiễm parvovirus hay không. ♦ Ví dụ 3: Bệnh TGE một nái nuôi 115 ngày + 1 liều tinh, sau đó đẻ khoảng 10 con, sau 7 ngày thì chết hết và phải tốn 800.000 đồng chống truyền nhiễm khi nuôi lại. 12
- Câu 35: Giải thích nhận định trong bệnh dịch tả heo, “điều điển hình hơn cả là bệnh thường tiến triển một cách không điển hình”( Quin, 1950). Bệnh tiến triển không điển hình vì các lý do sau: Thường là do nhiễm virus độc lực yếu. Thời gian ủ bệnh rất dài và thường gặp nhất trên heo non. Thể cấp tính: bệnh tích đặc trưng là lách nhồi huyết nhưng chỉ có 30%. Virus lại có tính đa hướng như: sinh sản, tiêu hoá, hô hấp, thần kinh. Vài chủng chỉ gây bệnh trên phôi và chỉ gây xáo trộn sinh sản: sẩy thai, thai khô, chết heo con lúc sinh hay đẻ ra những heo bị dị tật hay run bẩm sinh Vật bệnh: sốt rất biến đổi, ăn không ngon, chậm tăng trưởng, lúc táo bón, lúc tiêu chảy. Bệnh xảy ra trên nhiều dạng heo khác nhau, nhiều giống heo khác nhau. Tình hình dịch tể của từng vùng khác nhau. Khả năng miễn dịch của mỗi một quần thể, trại cũng khác nhau. Bệnh xảy ra một cách không điển hình, không ca nào giống ca nào, không trại nào giống nhau ta có thể nghi ngờ đó là dịch tả. Câu 36: Kể các bệnh có khả năng gây tiêu chảy trên heo: Heo con theo mẹ: Bệnh tiêu chảy phân trắng. Bệnh do Rotavirus. Heo con sau cai sữa: Bệnh bạch lỵ xuất huyết. Bệnh viêm hồi tràng xuất huyết. Câu 37: Cơ chế gây bệnh của bệnh Colibacillosis trên heo con và heo sau cai sữa: Do điều kiện nuôi dưỡng và do môi trường thay đổi đột ngột tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh xâm nhập vào màng ruột tăng sinh và sản sinh độc tố hướng mạch máu. Độc tố làm thay đổi tính thẩm thấu của thành mạch gây thẩm thấu và phù thủng xung quanh. Nếu xảy ra trên não gây cho lợn triệu chứng thần kinh. Câu 38: Rối loạn sinh sản ở heo nái hội chứng SMEDI gồm các biểu hiện sau: Heo con chết ngay lúc sinh ra. Chết phôi. Thai hoá gỗ. Nân. Câu 39: Phòng bệnh cho heo được áp dụng hiện nay: Dịch tả heo: MD:12 – 15 tháng. Vaccin sống. Tuổi tiêm lần đầu tiên 45 ngày. 13
- Tụ huyết trùng heo: MD:4 – 5 tháng. Vaccin Chết. Tiêm lần đầu tiên 20 ngày. MD:6 – 9 tháng. Đóng dấu heo: Tiêm lần đầu tiên 2 tháng. Vaccin Chết. Phó thương hàn: MD:9 – 12 tháng. Vaccin Chết. Tiêm lần đầu tiên 45 ngày Câu 40: Bệnh đóng dấu heo có đặc điểm: Dấu tụ huyết nổi ở những vùng: da mỏng, hơi cộm lên có hình vuông, tròn, chữ nhật. Gây xuất huyết phủ tạng, lách xưng to ( thể cấp), viêm khớp và sùi van tim ( mãn tính), gây sẩy thai trên heo nái có mang. Câu 41: Bệnh tụ huyết trùng heo có đặc điểm: Do vi khuẩn Pasteurella multocida thích ứng trên heo gây ra. Vi khuẩn hình cầu trực khuẩn, bắt màu lưỡng cực trong bệnh phẩm. Thường thấy có bệnh tích ở phổi và hầu. Câu 42: Trong bệnh phó thương hàn ở heo: Bệnh tích gồm viêm dạ dày ruột, tiêu chảy phân có mùi thối khắm và loét đường tiêu hoá. Câu 43: Bệnh viêm phổi địa phương ở heo có đặc điểm: Mầm bệnh là Mycoplasma hyopneumoniae chỉ gây bệnh cho heo. Câu 44: Aujeszky ở heo có đặc diểm: Lây lan qua đường mũi, chất tiết đường sinh dục. Câu 45: Bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm (TGE) có đặc điểm: Bệnh thường ở heo con 1 – 10 ngày tuổi, tỷ lệ chết có thể 100%. Câu 46: Bệnh viêm não nhật bản: Do một virus thuộc giống Flavivirus truyền qua trung gian là loài muỗi. Bệnh co khả năng lây lan trên heo và trên người. Thường gây xẩy thai ở heo nái mắc bệnh. Câu 47: Vi khuẩn tụ huyết trùng : Trên heo có tên là Pasteurella mutocida có thể lý sinh trên niêm mạc đường hô hấp heo khoẻ. Đường xâm nhập là đường không khí. Bệnh thường tác động lên cơ quan hô hấp gây viêm phổi nặng. 14
- Câu 48: Bệnh đóng dấu son heo ở nước ta thường gặp nhiều ở miền Bắc. Trong tự nhiên thường bệnh ở heo độ tuổi trên 3 tháng tuổi. Trong phòng thí nghiệm thường dùng con chuột bạch và bồ câu gây bệnh Câu 49: Triệu chứng của bệnh lepto? Cảm nhiễm thầm lặng hiếm khi có triệu chứng. Phát hiện bằng phản ứng hth hoặc bằng việc phân lập từ thận và đường sinh dục những thú này. Cảm nhiễm cấp tính hoặc bán cấp tính: thường gặp trên heo con: Sốt cao 410c có thể kéo dài 3 – 5 ngày Ăn không ngon, tiêu chảy, hoàng đản cùng hoặc không cùng với haemoglobin niệu. Gây chết Khi lepto tấn công mô thần kinh gây viêm não tuỷ , run rẩy yếu hay liệt nhẹ phần thân sau co giật, đi lòng vòng..những triệu chứng này hiếm thấy đầy đủ Xáo trôn sinh sản: Sẩy thai, sinh ra heo con chết và cùng với sốt thai khô, một số heo còn sống còi cọc và chậm tăng trưởng. Câu 50: Bệnh tích của bệnh lepto? Trong thể cấp tính: hoàng đản, bệnh tích hoại tử ở gan và thận. Thể nhiễm trùng ẩn có ổ hoại tử từ 1 – 3 mm ở vùng vỏ có thể được bao quanh bởi những vùng sung huyết. Câu 51: Phòng và trị bệnh lepto? Dùng kháng sinh penicillin, penicillin bán tổng hợp, streptomycin, tiamulin, tertracylin cho uống hoặc chích Vệ sinh phòng bệnh: Diệt động vật hoang dã đặc biệt là chuột. Vệ sinh tiêu độc sát trùng chuồng trại thông thoáng Cách ly theo dõi triệt để thú nhập và kiểm tra HTH Định kỳ kiểm tra HTH loại thải những con cho phản ứng dương tính. Có chế độ bảo hộ lao động cho công nhân trực tiếp chăm sóc (đặc biệt là nái sinh sản) Câu 52: Các khái niệm cơ bản? Dịch lẻ tẻ: là dịch không xảy ra liên tục trong năm, ví dụ: tháng 2 – 6 – 12 Dịch địa phương: dịch xảy ra liên tục trong năm, tháng nào cũng có thể xảy ra, xảy ra liên tục trên vùng trong năm. 15
- Đại dịch: là dịch có khả năng xuyên qua các hàng rào quốc gia, gay thiệt hại về giao lưu kinh tế của một quốc gia, với tốc độ lây lan mạnh và kéo dài. Câu 53: Bệnh phù thủng do vi khuẩn có tên là Escherichia coli: có khả năng sinh độc tố VEROTOXIN gây phù thủng do tăng tính thẩm thấu của mạch quản. Triệu chứng thường thấy là phù thủng ở mí mắt và đầu và bệnh tích đặc biệt là phù ở cơ quan tiêu hoá. Câu 54: Trong tự nhiên chỉ có loài heo mắc bệnh dịch tả heo. Người ta có thể chế vaccin nhược độc bằng cách giảm độc lực qua nhiều đời thỏ. Bệnh thường xảy ra ở mọi lưa tuổi. Bệnh tích đặc trưng là nhồi huyết ở rài lách. Câu 55: Vi khuẩn gây bệnh phó thương hàn heo có cấu trúc kháng nguyên gồm 2 loại: O và H. Đường xâm nhập của mầm bệnh thường là đường tiêu hoá, dặc trưng của bệnh này là gây hoại tử các cơ quan phủ tạng như ruột, gan, lách, hach. Câu 56: Bệnh suyễn heo do một vsv có tên là Mycoplasma hyopneumoniae thường tấn công vào cơ quan hô hấp gây bệnh tích đặc trưng là viêm phổi có tính đối xứng. Bệnh thường xảy ra ở thể mãn tính. Câu 57: Bệnh Aujeszky do một virus thuộc họ Herpesviridae thường tấn công vào cơ quan thần kinh. Ở nái mang thai thường gây sẩy thai ở tháng đầu hoặc đẻ ra heo con bị chết. 16
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn