Câu hỏi ôn thi kết thúc học phần môn Điều dưỡng cơ sở 1
lượt xem 11
download
Câu hỏi ôn thi kết thúc học phần môn Điều dưỡng cơ sở 1 cung cấp cho các bạn sinh viên hệ thống các câu hỏi kỹ thuật tiêm tĩnh mạch, chăm sóc trẻ sốt cao co giật, truyền máu đối với người mắc bệnh, nguyên tắc sử dụng - ghi chép hồ sơ;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Câu hỏi ôn thi kết thúc học phần môn Điều dưỡng cơ sở 1
- CÂU HỎI ÔN THI KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN ĐIỀU DƯỠNG CƠ SỞ 1 Câu 1 : Quan sát vết thương trước khi soạn dụng cụ thay băng có ý nghĩa: A. Nhận định vết thương B. Soạn dụng cụ thích hợp C. Chọn dung dịch rửa thích hợp D. Tất cả câu trên đều đúng Câu 2 : Trong kỹ thuật tiêm tĩnh mạch, thao tác nào dưới đây KHÔNG đúng: A. Góc kim so với mặt da góc 40- 45 độ B. Đuổi khí trước khi tiêm C. Bơm thuốc thật chậm D. Sát khuẩn nơi tiêm bằng cồn iode Câu 3 : Vị trí lấy máu mao mạch là: A. Ngón tay áp út B. Khuỷu tay C. Tai D. Mu bàn tay Câu 4 : Chườm nóng được áp dụng trong trường hợp: A. Chấn thương 24 giờ đầu B. Viêm thanh quản C. Viêm ruột thừa D. Xuất huyết dạ dày Câu 5 : Chăm sóc trẻ sốt cao co giật, điều nào sau đây KHÔNG đúng: A. Không cho trẻ ăn uống gì sau khi hết co giật B. Dùng thuốc hạ sốt C. Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát D. Lau mát tích cực bằng nước ấm Câu 6 : Trong xét nghiệm sinh hoá nếu xét nghiệm trên 8 loại thì số lượng máu lấy là: A. 3ml B. 1ml C. 2ml D. 4ml Câu 7 : Chỉ định truyền máu đối với người mắc bệnh: A. Bỏng B. Hen phế quản C. Nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng D. Huyết áp cao Câu 8 : Thông thường vết thương thẩm mỹ sẽ cắt chỉ sau: A. 7 -10 ngày B. 1- 2 ngày C. 5-7 ngày D. 3-5 ngày Câu 9 : Người bệnh chướng hơi ở bụng, phải cho nằm tư thế trị liệu nào? A. Nằm sấp B. Nửa nằm – nửa ngồi C. Nằm ngửa đầu thấp D. Nằm nghiêng Câu 10 : Đây là những nguyên tắc sử dụng - ghi chép hồ sơ, NGOẠI TRỪ: A. Phải ký tên vào phần đã thực hiện B. Ghi các thông số chăm sóc vào phiếu điều trị C. Sao chép những chỉ định bác sỹ D. Tiêu đề phải ghi đầy đủ, chính xác Câu 11 : Vị trí thường tiêm trong da để thử phản ứng thuốc: A. Mặt trong cánh tay B. Mặt trong đùi C. 1/3 trên trước trong cẳng tay D. 1/3 mặt ngoài cánh tay Câu 12 : Dung bịch nào sau đây được gọi là dung dịch ưu trương: A. Lactat ringer B. Glucose 30% C. Glucoza 5% D. NaCl 9‰ Câu 13 : Trong kỹ thuật cắt chỉ, thao tác đặt miếng gạc gần vết thương có ý nghĩa: A. Để quan sát mối chỉ rõ ràng và để tránh bỏ sót mối chỉ trong khi cắt B. Kiểm tra mối chỉ dễ dàng C. Che chở vết khâu D. Đảm bảo vô khuẩn trong kỹ thuật cắt chỉ Câu 14 : Khi cắm dịch truyền, chai dịch truyền KHÔNG được để quá: A. 8 giờ B. 12 giờ C. 24 giờ D. 48 giờ Câu 15 : Khi lãnh máu tại ngân hàng máu, người điều dưỡng cần kiểm tra những nội dung sau: A. Tuổi và tên người bệnh B. Số giường, số buồng của người bệnh C. Số lượng, loại chế phẩm, nhãn, chất lượng, hạn dùng D. Nhóm máu 1
- Câu 16 : Thao tác nào đúng trong kỹ thuật mặc áo choàng vô khuẩn: A. Hai tay luồn vào hai tay áo và đưa thẳng ra phía trước B. Bác sỹ tự buột dây lưng áo C. Bác sỹ cầm lấy bờ vai phía ngoài của áo. D. Người phụ mang khẩu trang cho bác sỹ Câu 17 : Đây là loại thuốc chống chỉ định tiêm vào bắp thịt: A. Dung dịch ưu trương B. Thuốc dầu C. Thuốc chậm tan D. Kháng sinh Câu 18 : Yếu tố sinh lý ảnh hưởng đến thân nhiệt là: A. Viêm phổi B. Tâm lý C. Lao D. Thương hàn Câu 19 : Thời gian và nhiệt độ để tiệt khuẩn bằng phương pháp hấp ướt: A. 1210C trong 20-30 phút B. 1600C trong 2 giờ C. 1700C trong 1 giờ D. 1300C trong 30 phút Câu 20 : Ví dụ nào sau đây KHÔNG PHẢI là mục tiêu chăm sóc: A. Giúp người bệnh dễ thở B. Người bệnh được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng C. Vết mổ khô, lành tốt D. Người bệnh ăn được một chén cơm một lần ngày ba lần Câu 21 : Đây là những nguyên tắc rửa vết thương, NGOẠI TRỪ: A. Một mâm băng dùng cho một phòng bệnh B. Rửa từ trong ra ngoài C. Rửa vết thương sạch trước D. Cạo sạch lông tóc trước khi rửa Câu 22 : Để tránh nước tiểu bị phân huỷ, khi lấy mẫu làm xét nghiệm cần dùng dung dịch nào sau đây: A. Cồn B. Oxy già C. Thymol D. Betadin Câu 23 : Bước thứ hai trong quy trình chăm sóc là: A. Nhận định B. Lập kế hoạch chăm sóc C. Thực hiện chăm sóc D. Tiêu chuẩn lượng giá Câu 24 : Thời gian bảo quản dụng cụ đối với dụng cụ luộc sôi 20 phút là: A. 24 giờ B. 03 ngày C. 12 giờ D. 7 ngày Câu 25 : Dụng cụ đặt vào trong tủ sấy phải cách thành tủ một khoảng cách là: A. 3cm B. 2cm C. 1cm D. 4cm Câu 26 : Trong kỹ thuật thay băng, rửa vết thương, thao tác đặt tấm lót dưới vết thương có ý nghĩa gì? A. Giảm nguy cơ lây nhiễm B. Giảm nguy cơ lây nhiễm từ vết thương C. Tránh dịch tiết dính vào người bệnh D. Tránh dịch tiết dính vào drap giường, quần áo Câu 27 : Trường hợp nào sau đây được đặt nhiệt kế ở miệng: A. Nôn ói B. Trẻ < 3 tuổi C. Hôn mê D. Sốt cao Câu 28 : Trường hợp áp dụng cho người bệnh nằm trị liệu tư thế ngửa thẳng: A. Bệnh hô hấp B. Người bệnh nôn C. Người bệnh suy tim D. Sau khi ngất Câu 29 : Để đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn,khi thay băng vết thương nên sử dụng một bộ băng thay cho: A. Một người bệnh B. Nhiều người bệnh nhưng thay kềm tiếp liệu C. Hai người bệnh D. Một người bệnh có vết thương nhiễm trùng Câu 30 : Ký hiệu "K" có nghĩa là: A. Nhiễm HIV B. Mắc bệnh ung thư C. Nhiễm vi rút H5N1 D. Nghi ngờ lao Câu 31 : Vệ sinh răng miệng cho người bệnh hôn mê, điều dưỡng cần lưu ý: A. Dùng bông gòn với nước muối B. Không để nước muối rơi vào khí quản C. Dụng cụ vô trùng D. Lấy răng giả ra Câu 32 : Trước khi rút ống dẫn lưu, điều dưỡng nên: A. Cắt chỉ đính trên ống dẫn lưu B. Cắt chỉ ở chân ống dẫn lưu 2
- C. Cắt chỉ vết thương trên bụng D. Cắt chỉ một bên chân ống dẫn lưu Câu 33 : Thành phần thứ hai của kế hoạch chăm sóc: A. Mục tiêu chăm sóc B. Lập kế hoạch chăm sóc C. Viết kế hoạch chăm sóc D. Sắp xếp thứ tự ưu tiên Câu 34 : Để chẩn đoán bệnh lỵ thì điều dưỡng cần lấy bệnh phẩm nào sau đây: A. Phân B. Đàm C. Nước tiểu D. Mủ Câu 35 : Trường hợp nào huyết áp thấp A. 80/50 mmHg B. 140 / 90 mmHg C. 100/ 70 mmHg D. 95/ 80 mmHg Câu 36 : Khi rút ống dẫn lưu người điều dưỡng nên: A. Kiểm tra lại chỉ định trước khi rút ống dẫn lưu B. Xoay ống dẫn lưu C. Cắt hết mối chỉ ở chân ống dẫn lưu D. Sát khuẩn cồn 900 Câu 37 : Dùng dịch nào sau đây dùng để sát khuẩn vết thương có chỉ khâu: A. Cồn 700 B. Betadine 10% C. Nước muối sinh lý D. Oxy già Câu 38 : Người bệnh hen phế quản, phải cho nằm tư thế trị liệu nào? A. Nằm sấp B. Nửa nằm – nửa ngồi C. Nằm ngửa đầu thấp D. Nằm nghiêng Câu 39 : Phương pháp tiệt khuẩn thích hợp đối với đồ vải, bông băng: A. Dùng sức nóng ướt B. Đun sôi 1000C trong 20 phút C. Dùng sức nóng khô D. Ngâm hóa chất trong 10 giờ Câu 40 : Rửa tay nội khoa được áp dụng trong trường hợp: A. Trước khi làm thủ thuật đại phẫu B. Trước khi cho người bệnh ăn bằng ống C. Sau khi đại phẫu D. Trước khi khâu vết thương phần mềm Câu 41 : Điều dưỡng được phép ghi (và ký tên) các loại hồ sơ, giấy tờ sau đây, NGOẠI TRỪ: A. Phiếu xét nghiệm B. Phiếu thử phản ứng thuốc C. Phiếu chăm sóc D. Phiếu theo dõi Câu 42 : Phương pháp tốt nhất để xử lý chất thải phát sinh có dịch tiết của người bệnh: A. Thiêu đốt đúng nơi quy định B. Thải vào cống C. Chôn lấp D. Thải ra bãi lộ thiên Câu 43 : Khi chuyển người bệnh hôn mê đến khoa khác điều dưỡng cần chuẩn bị những vấn đề sau, NGOẠI TRỪ: A. Sổ giao nhận bệnh B. Hồ sơ người bệnh C. Xe lăn đẩy bệnh D. Liên lạc với khoa mới Câu 44 : Người bệnh có vết thương sâu dính nhiều đất, cát và đang chảy máu. Chọn dung dịch nào để rửa vết thương: A. Oxy già B. Thuốc tím C. Nước muối sinh lý D. Betadine 10% Câu 45 : Việc làm đầu tiên của người điều dưỡng khi người bệnh khó thở là: A. Hút đàm nhớt B. Cho thở oxy C. Báo bác sĩ D. Cho người bệnh nằm đầu cao Câu 46 : Khi nhận người bệnh tại khoa phòng, điều dưỡng kiểm tra những nội dung sau, NGOẠI TRỪ: A. Tư trang người bệnh B. Hồ sơ bệnh án C. Dấu sinh hiệu của bệnh D. Tình trạng người bệnh Câu 47 : Chườm lạnh được áp dụng trong trường hợp: A. Xuất huyết ở phổi B. Người bệnh táo bón C. Người già yếu D. Chấn thương sọ não Câu 48 : Nguồn dữ liệu nào sau đây KHÔNG có giá trị trong thu thập dữ kiện bằng kỹ năng giao tiếp: A. Người bệnh tâm thần B. Người bệnh C. Thân nhân người bệnh D. Nhân viên y tế Câu 49 : Trong kỹ thuật thay băng, rửa vết thương, thao tác gắp băng bẩn bằng kềm sạch có ý nghĩa gì? A. Giảm nguy cơ lây nhiễm B. Giảm nguy cơ bội nhiễm vào vết thương 3
- C. Giảm nguy cơ lây nhiễm từ vết thương D. Tránh chất dịch dính vào tay Câu 50 : Luộc sôi 1000C là phương pháp: A. Tiệt khuẩn bằng sức nóng ướt B. Khử khuẩn mức độ cao C. Khử khuẩn D. Tiệt khuẩn bằng sức nóng khô Câu 51 : Đây là loại thuốc chống chỉ định tiêm vào tĩnh mạch: A. Dung dịch NaCl 0,9% B. Dung dịch ưu trương C. Dung dịch glucoseza 5% D. Thuốc dầu Câu 52 : Thời gian bảo quản đối với dụng cụ được áp dụng bằng phương pháp khử khuẩn ngâm hóa chất 20 phút chưa mở là: A. 7 ngày B. 24 giờ C. 12 giờ D. 3 ngày Câu 53 : Sau khi người bệnh ra viện hồ sơ bệnh nhân cần phải được phải trả về phòng nào? A. Kế hoạch tổng hợp B. Điều dưỡng trưởng bệnh viện C. Hành chánh D. Tổ chức bệnh viện Câu 54 : Tắm tại giường giúp người bệnh phòng ngừa được bệnh lý nào? A. Viêm phổi B. Loét da C. Ngứa D. Nhiễm trùng da Câu 55 : Chườm lạnh được áp dụng trong các trường hợp sau, NGOẠI TRỪ: A. Chấn thương sọ não B. Xuất huyết phổi C. Xuất huyết đường tiêu hoá D. Sau phẩu thuật cắt tuyến giáp Câu 56 : Chất thải thông thường được xử lý như chất thải: A. Nhóm A B. Nhóm B C. Trong các hộ gia đình D. Nhóm E Câu 57 : Trong các thao tác rửa tay nội khoa sau đây, thao tác nào cần thực hiện đầu tiên: A. Miết mạnh các kẽ ngón tay B. Chà lòng bàn tay này lên lưng bàn tay kia C. Chà hai lòng bàn tay vào nhau D. Xoay đầu ngón tay vào lòng bàn tay Câu 58 : Y lệnh truyền Cavaplasma 5% 250 ml TTM XXX giọt/ phút (loại dây 20 giọt/ 1ml), thời điểm bắt đầu là 15 giờ chiều, thời điểm kết thúc là: A. 17h7 phút B. 19h00 C. 18h5 phút D. 17h00 Câu 59 : Tắm tại giường áp dụng cho người bệnh: A. Trong tình trạng nặng B. Không đi lại được C. Tỉnh táo D. Chức năng sống ổn định Câu 60 : Đây là những công việc của điều dưỡng thực hành, NGOẠI TRỪ: A. Hướng dẫn người bệnh ăn uống B. Tiếp đón người bệnh vào viện C. Mua thuốc và y dụng cụ cho người bệnh D. Hướng dẫn người bệnh thủ tục hành chánh Câu 61 : Phản ứng sinh vật được áp dụng trong trường hợp: A. Tiêm tĩnh mạch B. Truyền dịch C. Truyền máu D. Cho trẻ uống sabin Câu 62 : Việc chuẩn bị phòng đợi bệnh cần đảm bảo các điều kiện sau, NGOẠI TRỪ: A. Sạch sẽ B. Tranh ảnh về sức khỏe C. Đủ ghế ngồi D. Có sách báo Câu 63 : Nhiệt độ thích hợp trong buồng bệnh là: A. 10 – 120C B. 18 - 00C C. 20 - 300C D. 18 - 220C Câu 64 : Xét nghiệm T3, T4 lượng máu cần lấy là: A. 1ml B. 3 ml C. 2ml D. 4 ml Câu 65 : Vết thương nào ưu tiên chăm sóc trước trên một người bệnh: A. Có nhiều chất tiết thấm ướt băng B. Có mô hạt mọc C. Khô, sạch D. Đến ngày cắt chỉ Câu 66 : Chất thải thông thường được đặt trong túi nilon màu: A. Xanh B. Vàng C. Trắng D. Đen Câu 67 : Bông băng, gòn gạc, bột bó sau khi sử dụng xong được đặt trong túi nilon màu: 4
- A. Xanh B. Đen C. Vàng D. Xanh hoặc vàng Câu 68 : Khi người bệnh chuyển viện điều dưỡng cần chuẩn bị những vấn đề sau, NGOẠI TRỪ: A. Thức ăn cho người bệnh B. Hoàn tất hồ sơ bệnh án C. Phương tiện vận chuyển D. Phương tiện cấp cứu Câu 69 : Thời gian lưu kim luồn trong cùng vị trí là: A. 24 giờ B. 72 giờ C. 48 giờ D. 36 giờ Câu 70 : Mục đích của mang găng vô khuẩn: A. Bảo vệ cho người cán bộ y tế B. Bảo vệ cho người bệnh C. Câu A và B đúng D. Tránh đưa vi khuẩn vào cơ thể thầy thuốc Câu 71 : Độ ẩm thích hợp trong buồng bệnh là: A. 50% B. 20% C. 60% D. 10% Câu 72 : Nhiệm vụ chuyển người bệnh từ khoa này sang khoa khác là của: A. Điều dưỡng trưởng khoa B. Điều dưỡng buồng bệnh C. Hộ lý D. Học sinh điều dưỡng Câu 73 : Hồ sơ chuyên môn ghi lại bệnh trạng, quá trình xử trí, cách phòng bệnh gọi là: A. Phiếu theo dõi B. Bệnh án C. Phiếu khám vào viện D. Bảng chi tiết điều trị Câu 74 : Dụng cụ vô khuẩn khi gắp ra khỏi hộp thì: A. Được chuyển sang mâm dụng cụ khác B. Không trả lại hộp vô khuẩn C. Trả lại hộp vô khuẩn D. Đậy lại bằng khăn vô khuẩn Câu 75 : Khi đầu người bệnh có vết thương, khi gội tóc điều dưỡng cần lưu ý: A. Rửa vết thương sau B. Cắt tóc nơi vết thương C. Rửa vết thương trước D. Đắp gạc vaselin lên vết thương rồi gội Câu 76 : Để đảm bảo an toàn cho người tiêm, yêu cầu khi tiêm thuốc: A. Phải thực hiện đúng quy trình tiêm thuốc B. Không lạm dụng dùng thuốc bằng đường tiêm C. Sau khi tiêm không dùng tay bẻ kim, đậy nắp kim D. Sát khuẩn nơi tiêm đúng qui định Câu 77 : Người bệnh được chuyển khoa phòng khi có quyết định của: A. Bác sĩ trưởng khoa B. Điều dưỡng trưởng khoa C. Bác sĩ buồng bệnh D. Điều dưỡng buồng bệnh Câu 78 : Dung bịch nào sau đây được gọi là dung dịch đẳng trương: A. Nacl 10% B. Glucose 5% C. Panthogen D. Glucose 30% Câu 79 : Loại ống nghiệm dùng để chứa máu làm xét nghiệm T3, T4 là: A. EDTA B. Tím C. HEPARIN D. Trắng Câu 80 : Loại bơm tiêm thích hợp tiêm trong da: A. 10ml B. 3ml C. 5ml D. 1ml Câu 81 : Thao tác đúng trong kỹ thuật tiêm tĩnh mạch: A. Kéo căng da trước khi đâm kim B. Bơm thuốc xong thì tháo garot C. Sát khuẩn vùng tiêm từ trên xuống D. Buột garot trên nơi tiêm 3-5cm Câu 82 : Khi người bệnh hấp hối, cần đáp ứng những nhu cầu sau, NGOẠI TRỪ: A. Vệ sinh cá nhân B. Trợ giúp hô hấp C. Giúp người bệnh ngủ, nghỉ ngơi D. Trợ giúp bài tiết Câu 83 : Yếu tố bệnh lý ảnh hưởng đến thân nhiệt là: A. Lao B. Môi trường C. Vận động D. Tâm lý Câu 84 : Khi nhập viện cần hướng dẫn người bệnh và thân nhân người bệnh các việc sau, NGOẠI TRỪ: A. Những qui định của khoa phòng B. Những phương tiện cần dùng C. Cách sử dụng thuốc D. Cách vệ sinh cho người bệnh Câu 85 : Để thu thập thông tin tốt người điều dưỡng cần phải có kỹ năng gì? 5
- A. Giao tiếp và theo dõi B. Kỹ năng theo dõi C. Phỏng vấn D. Giao tiếp Câu 86 : Người bệnh có thân nhiệt tăng cao, áp dụng kỹ thuật chườm nào sau đây: A. Chườm nóng ướt B. Chườm nóng khô C. Chườm lạnh bằng nước đá D. Chườm lạnh bằng khăn Câu 87 : Thời gian bảo quản đối với dụng cụ đã được tiệt khuẩn chưa mở là: A. 12 giờ B. 7 ngày C. 3 ngày D. 24 giờ Câu 88 : Tư thế trị liệu cho người bệnh nằm ngửa đầu thấp áp dụng trong các trường hợp sau, NGOẠI TRỪ: A. Sau xuất huyết B. Sau chọc dò tủy sống C. Kéo duỗi do gãy xương đùi D. Hen phế quản Câu 89 : Thời gian lưu giữ hồ sơ tối thiểu là: A. 2 năm B. 5 năm C. 4 năm D. 3 năm Câu 90 : Đối với người lớn mạch nhanh khi tần số mạch trên: A. 80 l/p B. 100 l/p C. 90 l/p D. 70 l/p Câu 91 : Các trường hợp được áp dụng chườm nóng khô, NGOẠI TRỪ: A. Viêm khí quản B. Viêm khớp C. Viêm thanh quản D. Viêm phúc mạc Câu 92 : Vị trí thường dùng tiêm bắp: A. Cánh tay B. 1/3 giữa mặt ngoài đùi C. 1/3 trên ngoài mông D. 1/3 trên cơ Delta Câu 93 : Nếu chất thải lâm sàng để lẫn chung chất thải thông thường thì được xử lý như chất thải: A. Sinh hoạt B. Lâm sàng C. Nhóm A D. Nhóm C Câu 94 : Những việc điều dưỡng cần làm khi người bệnh ra viện, NGOẠI TRỪ: A. Giúp người bệnh thu dọn tư trang B. Dặn dò người bệnh ngày giờ tái khám C. Giúp người bệnh lên xe D. Báo cáo lại với bác sỹ trưởng khoa Câu 95 : Trong trường hợp cấp cứu không có máu cùng nhóm, có thể truyền khác nhóm theo nguyên tắc nhưng không quá: A. 1000ml B. 1500ml C. 500ml D. 250ml Câu 96 : Quá trình tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và các mầm bệnh trên da, niêm mạc được gọi là: A. Tiệt khuẩn B. Sát khuẩn C. Làm sạch D. Khử khuẩn Câu 97 : Phần hành chánh trong bệnh án do ai ghi? A. Bác sĩ trực ghi B. Điều dưỡng hành chánh ghi C. Điều dưỡng trực ghi D. Điều dưỡng trưởng khoa ghi Câu 98 : Tư thế nằm nghiêng áp dụng cho người bệnh, NGOẠI TRỪ: A. Nghỉ ngơi B. Sau chọc dò tủy sống C. Mổ phần cuối đại tràng D. Mổ thận Câu 99 : Việc phân loại chất thải lâm sàng trong bệnh viện là nhiệm vụ của: A. Điều dưỡng B. Nhân viên y tế C. Bác sỹ D. Hộ lý Câu 100: Loại ống nghiệm dùng để chứa máu làm xét nghiệm sinh hoá là: A. EDTA B. Đen C. HEPARIN D. Trắng Câu 101 : Nhiệt độ cơ thể là 100,4 F tương ứng với nhiệt độ C là: 0 A. 390C B. 370C C. 400C D. 380C Câu 102 : Người bệnh có viêm khí quản, áp dụng kỹ thuật chườm: A. Lạnh bằng nước đá B. Nóng ướt C. Nóng khô D. Lạnh bằng khăn Câu 103 : Ngâm hóa chất trong 20 phút được áp cho các loại dụng cụ: A. Kim loại B. Cao su C. Chất nhựa, cao su D. Chất nhựa Câu 104 : Gội đầu tại giường được áp dụng cho người bệnh: A. Gãy xương tứ chi B. Đầu có vết thương C. Nằm lâu không đi lại được D. Sốt Câu 105 : Chườm nóng nhằm các mục đích sau, NGOẠI TRỪ: A. Làm tăng tuần hoàn tại chỗ B. Làm giảm xuất huyết 6
- C. Làm giãn mạch máu, dây chằng D. Làm kích thích thần kinh Câu 106 : Một người lớn trung bình mỗi ngày đưa vào cơ thể một lượng nước là: A. 1.000ml B. 1.600ml C. 2.000ml D. 2.600ml Câu 107 : Vấn đề nào sau đây KHÔNG phải là nguyên tắc vô khuẩn: A. Kềm tiếp liệu đặt trong tầm mắt dưới thắt lưng B. Khi mở gói vô khuẩn tránh va chạm vào quần áo C. Không được xoay lưng vào vùng vô khuẩn D. Khi mở nắp hộp vô khuẩn lưng nắp quay xuống Câu 108 : Vị trí thường dùng tiêm dưới da: A. Cánh tay B. Cơ thẳng bụng C. 1/3 dưới cơ Delta D. Đùi Câu 109 : Người bệnh nam, 78 tuổi, phẩu thuật thủng dạ dày, vết mổ giữa bụng dài # 20cm. Thời gian chỉ định cắt chỉ đối với người bệnh này: A. 7 ngày, cắt bỏ mối B. 10 ngày C. 5 ngày D. 7 ngày Câu 110 : “Kế hoạch chăm sóc” cần ghi vào loại giấy tờ nào trong hồ sơ: A. Bảng bệnh án B. Bảng chi tiết điều trị C. Phiếu chăm sóc D. Phiếu theo dõi Câu 111 : Đối với người lớn mạch chậm khi tần số mạch dưới: A. 60 l/p B. 70 l/p C. 90 l/p D. 80 l/p Câu 112 : Người bệnh có xuất huyết tiêu, hóa áp dụng kỹ thuật: A. Chườm lạnh bằng khăn B. Chườm nóng khô C. Chườm lạnh bằng nước đá D. Chườm nóng ướt Câu 113 : Đề xuất vấn đề ưu tiên là vấn đề: A. Mà bác sỹ yêu cầu người điều dưỡng thực hiện trước B. Mà người bệnh yêu cầu thực hiện trước C. Nào cần phải thực hiện ngay cho người bệnh D. Nào đễ thì thực hiện trước Câu 114 : Trước khi soạn dụng cụ thực hiện kỹ thuật tiêm thuốc, người điều dưỡng cần rửa tay: A. Nhanh B. Ngoại khoa C. Nội khoa D. Sát khuẩn tay bằng cồn 700C Câu 115 : Trường hợp nào huyết áp kẹp: A. 110/ 90 mmHg B. 140/ 90 mmHg C. 110/ 80 mmHg D. 90/60 mmHg Câu 116 : Trong kỹ thuật mang găng tay vô khuẩn: khi mang chiếc găng đầu tiên người cán bộ y tế KHÔNG được: A. Lòn tay vào cổ găng để kéo găng B. Chạm vào mặt trong của găng C. Chạm vào mặt ngoài của găng D. Chạm vào mặt ngoài cổ găng Câu 117 : Vấn đề nào sau đây KHÔNG phải là mục đích của thay băng vết thương: A. Làm sạch vết thương B. Hạn chế sự chảy máu C. Phòng chống sốc D. Phòng ngừa nhiễm khuẩn Câu 118 : Người bệnh lao đốt sống cổ, phải cho nằm tư thế trị liệu nào? A. Nằm nghiêng B. Nửa nằm – nửa ngồi C. Nằm ngửa đầu thấp D. Nằm sấp Câu 119 : “Tiền sử và bệnh sử” cần ghi vào loại giấy tờ nào trong hồ sơ: A. Bảng chi tiết điều trị B. Bảng bệnh án C. Phiếu chăm sóc D. Phiếu theo dõi Câu 120 : Mục tiêu chăm sóc gồm những yêu cầu sau đây, NGOẠI TRỪ: A. Mục tiêu mà người bệnh cần đạt B. Mục tiêu mà người điều dưỡng cần đạt C. Ngắn gọn D. Phải gắn với vấn đề người bệnh hoặc chẩn đoán điều dưỡng Câu 121 : Y lệnh truyền Lactatringer 500ml TTM L giọt/ phút (loại dây 20 giọt/1ml) thời điểm bắt đầu truyền là 08 giờ sáng, thời điểm hết dịch truyền là: 7
- A. 11h20 B. 12h00 C. 11h00 D. 10h00 Câu 122 : Tư thế nằm sấp được áp dụng cho những người bệnh: A. Lóet vùng lưng B. Viêm màng phổi C. Người bệnh suy tim D. Hen phế quản Câu 123 : Khi lập kế hoạch chăm sóc cần phải: A. Thu thập, phân tích, lập kế hoạch B. Sắp xếp vấn đề ưu tiên, viết mục tiêu, lập kế hoạch chăm sóc C. Chẩn đoán điều dưỡng, mục tiêu chăm sóc, lập kế hoạch D. Phân tích vấn đề, sắp xếp thứ tự ưu tiên Câu 124 : Lấy nước tiểu làm xét nghiệm, điều nào sau đây KHÔNG ĐÚNG: A. Lấy khoảng 50ml B. Lấy nước tiểu giữa dòng C. Lấy vào lúc 8 giờ sáng D. Lấy trong giai đoạn hành kinh Câu 125 : Khi thay băng cho người bệnh có ống dẫn lưu, người điều dưỡng nên: A. Rửa vết thương trước, rửa vết thương có ống dẫn lưu sau B. Kiểm tra số lượng, tính chất, màu sắc dịch dẫn lưu rồi mới thay băng C. Rửa vết thương có ống dẫn lưu trước, rửa vết thương sau D. Tháo băng cả hai cùng lúc nhưng thay băng có ống dẫn lưu trước Câu 126 : Dấu hiệu sớm nhất để phát hiện nhiễm trùng vết khâu: A. Sưng đỏ nơi chỉ khâu B. Đau nhiều nơi vết mổ C. Tất cả câu trên đều đúng D. Sốt cao Câu 127 : Chỉ định đo lượng dịch vào, ra: A. Tiêu chảy B. Người bệnh có đặt thông tiểu C. Mất nhiều dịch qua dẫn lưu D. Nôn ói Câu 128 : Để giúp vết thương sạch lên mô hạt tốt, ta dùng: A. Eaudakin B. Betadine 10% C. Dầu mù u D. Nước muối sinh lý Câu 129 : Thời gian mang khẩu trang tối đa: A. 24 giờ B. 2 giờ C. 3 giờ D. 8 giờ Câu 130 : Nội dung nào sau đây KHÔNG phải là đặc tính của tiêm an toàn cho người bệnh: A. Phân lập chất thải đúng quy định B. Đảm bảo không tai biến C. Dùng tay để tháo kim D. Không để kim đâm vào cơ thể Câu 131 : Cho người bệnh nằm ngửa đầu hơi cao áp dụng trong trường hợp áp dụng trị liệu nào? A. Có rối loạn về nuốt B. Bệnh lý đường hô hấp C. Sau chọc dò tủy sống D. Sau gây mê Câu 132 : Nơi đặt các túi và thùng đựng chất thải theo từng loại: A. Gần nguồn phát sinh chất thải B. Trong nhà vệ sinh C. Trên mỗi đầu giường bệnh D. Trước cửa phòng bệnh Câu 133 : Trong quy trình điều dưỡng khám thực thể thuộc bước: A. Mục tiêu chăm sóc B. Lượng giá C. Đánh giá ban đầu D. Thực hiện chăm sóc Câu 134 : Hai yếu tố chính để xác định biểu hiện sốc là: A. Tri giác và nhịp thở B. Nhịp thở và huyết áp C. Huyết áp và mạch D. Mạch và tri giác Câu 135 : Thời gian và nhiệt độ để tiệt khuẩn bằng phương pháp sấy khô: A. 1210C trong 20-30 phút B. 160 0C trong 2 giờ C. 1700C trong 1 giờ D. B và C đúng Câu 136 : Tần số mạch bình thường ở người trưởng thành là: A. 90 – 100 l/p B. 70 – 80 l/p C. 100 – 120 l/p D. 130 – 140 l/p Câu 137 : Nhiệt độ cơ thể là 390C tương ứng với nhiệt độ F là: A. 100,20 F B. 102,20 F C. 99,20 F D. 112,20 F Câu 138 : Dùng dịch dùng để rửa vết thương sủi bọt khi gặp bẩn là: A. Cồn 900 B. Oxy già C. Cồn 700 D. Audakine Câu 139 : Kiểu thở Kussmaul gặp trong trường hợp hôn mê do nguyên nhân nào? 8
- A. Viêm màng não B. Gan C. Tiểu đường D. Xuất huyết não Câu 140 : Phân lập và cô lập ngay các vật sắc nhọn sau khi dùng đúng quy định là nội dung của mũi tiêm an toàn cho: A. Người bệnh B. Người tiêm C. Môi trường D. Môi trường và người xử lý chất thải Câu 141 : Dịch nhập gồm các loại dịch sau, NGOẠI TRỪ: A. Dịch truyền B. Thuốc tiêm C. Dịch dạ dày D. Nước uống Câu 142 : Thời gian bảo quản đối với dụng cụ được tiệt khuẩn đã mở là: A. 12 giờ B. 7 ngày C. 24 giờ D. 3 ngày Câu 143 : Cho người bệnh nằm nghiêng áp dụng trong trường hợp trị liệu nào? A. Chướng hơi ở bụng B. Sau phẫu thuật ổ bụng C. Viêm màng phổi D. Lao đốt sống cổ Câu 144 : Kỹ thuật đưa kim vào bắp thịt sâu: A. 61o – 65o so với mặt da B. 90o so với mặt da C. 45o so với mặt da D. 30o so với mặt da Câu 145 : Tác dụng của ánh sáng nhân tạo: A. Diệt khuẩn mạnh B. Phòng bệnh còi xương C. Khám, điều trị và làm các thủ thuật D. Làm không khí trong buồng bệnh ấm áp Câu 146 : Cắt chỉ vết thương trong trường hợp: A. Vết thương lành đến ngày cắt chỉ B. Vết thương lành C. Vết thương vô khuẩn D. Vết thương có thấm dịch tiết Câu 147 : Người bệnh bệnh tim, phải cho nằm tư thế trị liệu nào? A. Nằm nghiêng B. Nằm sấp C. Nằm ngửa đầu thấp D. Nửa nằm – nửa ngồi Câu 148 : Danh từ dùng để chỉ biện pháp phòng ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn và các mầm bệnh: A. Khử khuẩn ở mức độ cao B. Tiệt khuẩn C. Khử khuẩn D. Vô khuẩn Câu 149 : Trước khi truyền máu người điều dưỡng cần kiểm tra những thông tin như sau: A. Họ, tên, tuổi người bệnh B. Bệnh sử C. Số nhập viện, số giường, số phòng. D. Họ, tên, tuổi người bệnh, số nhập viện, số giường, số phòng Câu 150 : Trong khi chăm sóc răng miệng, nếu môi người bệnh khô, nên bôi: A. Vaselin B. Glycerin C. Mỡ Tetracylin D. Nước sạch Câu 151 : Người bệnh có viêm dạ dày áp dụng kỹ thuật: A. Lạnh bằng nước đá B. Lạnh bằng khăn C. Nóng ướt D. Nóng khô Câu 152 : Khi lượng nước đi vào cơ thể là 2600 ml thì lượng dịch thoát ra phải là: A. 1000ml B. 1600ml C. 1500ml D. 2600 ml Câu 153 : Dung dịch nào sau đây dùng để rửa vết thương sạch tốt nhất: A. Thuốc tím B. Nước muối sinh lý C. Oxy già D. Cồn 700 Câu 154 : Quá trình tiêu diệt phần lớn các vi khuẩn và mầm bệnh bám vào dụng cụ vừa mới sử dụng xong được gọi là: A. Tiệt khuẩn B. Khử khuẩn C. Làm sạch D. Sát khuẩn Câu 155 : Rửa tay ngoại khoa được áp dụng trước khi tiến hành: A. Phẫu thuật B. Kỹ thuật thông tiểu C. Tiêm thuốc vào cơ bắp D. Kỹ thuật truyền máu Câu 156 : Vỏ dây dịch truyền, vỏ bơm kim tiêm được xếp vào loại chất thải: A. Lâm sàng B. Thông thường C. Nhóm A D. Nhóm C Câu 157 : Khi người bệnh bị tai biến do truyền máu, việc đầu tiên điều dưỡng cần làm là: A. Báo với bác sỹ điều trị B. Lấy mạch, huyết áp người bệnh C. Ngưng ngay việc truyền máu D. Báo với ngân hàng máu 9
- Câu 158 : Làm sạch là quá trình: A. Tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và các mầm bệnh trên da, niêm mạc B. Loại bỏ các vật bám do bụi, đất cát, máu, dịch cơ thể bám trên bề mặt dụng cụ C. Tiêu diệt tất cả các vi sinh vật kể cả bào tử và nha bào D. Tiêu diệt phần lớn các vi khuẩn và mầm bệnh bám vào dụng cụ vừa mới sử dụng xong Câu 159 : Công thức của chẩn đoán điều dưỡng: Vấn đề người bệnh + ...... A. Triệu chứng cơ năng B. Triệu chứng thực thể C. Nguyên nhân (nếu biết) D. Dữ kiện bệnh sử Câu 160 : Công đoạn đầu tiên trong quá trình xử lý dụng cụ chịu nhiệt là: A. Ngâm trong dung dịch khử khuẩn B. Cọ rửa dụng cụ C. Lau dầu D. Chà rửa bằng xà phòng Câu 161 : Thao tác nào sau đây người điều dưỡng KHÔNG nên thực hiện khi mang khẩu trang: A. Tháo khẩu trang cho vào túi đựng đồ dơ B. Tháo khẩu trang xếp lại cho vào túi C. Kéo khẩu trang xuống cổ D. Tháo khẩu trang gấp mặt trái vào trong quấn gọn dây cho vào túi Câu 162 : Trường hợp nào tăng huyết áp: A. 90/60 mmHg B. 150 / 90 mmHg C. 110/ 70 mmHg D. 120/ 80 mmHg Câu 163 : Cận lâm sàng có ký hiệu “ECG” có nghĩa là: A. Siêu âm tim B. Đo điện tim C. Nội soi D. X – quang tim Câu 164 : Để an toàn cho môi trường và người xử chất thải, khi chất thải vừa mới phát sinh người phân loại chất thải nên: A. Rửa tay, sát khuẩn tay nhanh trước khi tiêm xúc với chất thải B. Mang găng khi cho chất thải vào dụng cụ chứa chất thải C. Có hộp đụng chất thải sắc nhọn gần nơi tiêm D. Để chất thải đầy 3/4 hoặc tới vạch qui định của dụng cụ chứa chất thải Câu 165 : Tư thế nằm đầu hơi cao áp dụng trong các trường hợp, NGOẠI TRỪ: A. Bệnh tim mạch B. Người già C. Bệnh viêm phế quản D. Người bệnh ho khó khăn Câu 166 : Thời gian chườm nóng mỗi lần trung bình là: A. 20 – 30 phút B. 10 – 20 phút C. 30 – 40 phút D. 40 – 50 phút Câu 167 : Sự tiêu diệt hoàn toàn các vi sinh vật được gọi là: A. Vô khuẩn B. Khử khuẩn C. Kìm khuẩn D. Tiệt khuẩn Câu 168 : Biến chứng thường xảy ra khi để bọt khí lọt vào tĩnh mạch là: A. Tràn khí màng phổi B. Tắc mạch C. Phù phổi cấp D. Xơ cứng động mạch Câu 169 : Sau khi rửa vết thương xong, đặt gòn bao che kín vết thương: A. Rộng 6cm B. Rộng 10cm C. Rộng 3-4cm D. Rộng 3-5cm Câu 170 : Lấy máu làm xét nghiệm tìm ấu trùng giun chỉ vào thời điểm nào? A. Lấy 12 giờ trưa B. Lấy vào buổi sáng sớm C. Người bệnh sốt D. Người bệnh hết sốt Câu 171 : Lấy máu tìm ký sinh trùng sốt rét vào lúc nào? A. Người bệnh hết sốt B. 12 giờ trưa C. Buổi sáng sớm D. Người bệnh đang lên sơn sốt Câu 172 : Nhịp thở bình thường đối với trẻ sơ sinh là: A. 30 – 40 l/p B. 14 – 18 l/p C. 20 – 28 l/p D. 40 – 60 l/p Câu 173 : Kim tiêm sau khi sử dụng xong cho ngay vào: A. Chai nhựa B. Hộp nhựa màu vàng C. Túi nhựa màu vàng D. Hộp nhựa màu vàng có biểu tượng sinh học Câu 174 : Nguồn nước qua thải qua phổi hàng ngày ở một người bình thường khoảng: A. 1.000ml B. 100ml C. 200ml D. 400ml 10
- Câu 175 : Khi người bệnh chuyển viện, điều dưỡng cần đi cùng người bệnh và chuẩn bị sẵn các dụng cụ sạch, NGOẠI TRỪ: A. Phương tiện cấp cứu B. Quần áo cho người bệnh C. Hồ sơ bệnh án D. Sổ giao nhận bệnh Câu 176 : “Các thông tin liên quan đến người bệnh” cần ghi vào loại giấy tờ nào trong hồ sơ: A. Bảng chi tiết điều trị B. Phiếu theo dõi C. Phiếu chăm sóc D. Bệnh án Câu 177 : Nói về kỹ thuật đếm mạch, điều nào sau đây KHÔNG đúng: A. Vị trí bắt là động mạch quay B. Không sử dụng ngón tay cái để bắt mạch C. Đếm trọn mạch trong 1 phút D. Thông báo cho người bệnh trước khi đếm Câu 178 : Đây là nguyên tắc đo huyết áp, NGOẠI TRỪ: A. Cho người nghỉ ngơi 15 phút trước khi đo B. Đồng hồ đo để dưới mức tim C. Không bơm nhồi trong quá trình đo D. Kết luận tăng huyết áp trong lần đo đầu tiên Câu 179 : Thay vải trải giường cho người bệnh liệt, điều dưỡng nên cho người bệnh nằm tư thế nào? A. Nghiêng một bên giường B. Nghiêng giữa giường C. Ngửa một bên giường D. Ngửa giữa giường Câu 180 : Tư thế nằm ngửa thẳng áp dụng cho người bệnh, NGOẠI TRỪ: A. Chóng mặt B. Ngất, sốc C. Xuất huyết D. Hôn mê Câu 181 : Xét nghiệm máu theo dõi AST, ALT là loại xét nghiêm: A. Vật lý B. Vi sinh C. Tế bào D. Sinh hoá Câu 182 : Khi chườm nóng cho người bệnh, người điều dưỡng phải quan sát da tại vị trí chườm để phòng tránh: A. Khô da B. Ẩm da C. Bỏng da D. Căng da Câu 183 : Lấy phân làm xét nghiệm, điều nào sau đây KHÔNG đúng: A. Lấy phân có lẫn đàm B. Lấy phân có lẫn máu C. Lấy phân giữa bãi D. Lấy phân có lẫn nước tiểu Câu 184 : Khi thay vải trải giường, vải lót nilon đặt ở vị trí nào? A. Phía đầu giường B. Phía chân giường C. Giữa giường cách chân giường 60cm D. Giữa giường cách đầu giường 60cm Câu 185 : Khi tiếp nhận người bệnh tại khoa phòng, điều dưỡng cần trợ giúp bác sỹ những vấn đề sau, NGOẠI TRỪ: A. Các y lệnh điều trị B. Làm hồ sơ bệnh án C. Lập thủ tục nhập viện D. Lấy dấu sinh hiệu Câu 186 : “Các thông số cần theo dõi” cần ghi vào loại giấy tờ nào trong hồ sơ: A. Bảng chi tiết điều trị B. Bảng bệnh án C. Phiếu chăm sóc D. Phiếu theo dõi Câu 187 : Giảm sự lây lan của mầm bệnh là mục đích của: A. Vô khuẩn B. Tiệt khuẩn C. Khử khuẩn D. Làm sạch Câu 188 : Thuốc gây độc tế bào được đặt trong túi nilon màu: A. Vàng B. Đen C. Xanh D. Đen hoặc vàng Câu 189 : Tác dụng của ánh sáng mặt trời đối với buồng bệnh, NGOẠI TRỪ: A. Làm không khí ám áp B. Diệt khuẩn C. Phòng bệnh còi xương D. Tránh teo cơ, cứng khớp Câu 190 : "HH22" là xét nghiệm: A. Tổng phân tích nước tiểu B. Phân C. Huyết học D. Siêu âm tim Câu 191 : Chất thải trong phòng xét nghiệm là loại chất thải: A. Sắc nhọn B. Có nguy cơ lây nhiễm cao C. Nguy hại D. Không nguy hại 11
- Câu 192 : “Chi tiết điều trị và xử trí” cần ghi vào loại giấy tờ nào trong hồ sơ: A. Phiếu theo dõi B. Bảng bệnh án C. Phiếu chăm sóc D. Bảng chi tiết điều trị Câu 193 : Xét nghiệm đường huyết là loại xét nghiệm: A. Sinh hoá B. Tế bào C. Vật lý D. Vi sinh --- Hết --- 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Câu hỏi ôn thi kết thúc học phần môn Chăm sóc người bệnh ngoại khoa
10 p | 502 | 41
-
Đề cương tham khảo ôn thi kết thúc học phần môn học: Luật thú y - Học kỳ 2 (Năm học 2013-2014)
19 p | 225 | 40
-
Đề thi kết thúc học phần Vi sinh đại cương (năm 2014): Đề số 1
7 p | 249 | 32
-
Đề thi kết thúc học phần Vi sinh đại cương (năm 2014): Đề số 2
6 p | 198 | 29
-
Câu hỏi ôn thi kết thúc học phần môn Kiểm soát nhiễm khuẩn
9 p | 373 | 28
-
Đề thi kết thúc học phần Vi sinh đại cương (năm học 2014): Đề số 3
6 p | 131 | 24
-
Đề cương tham khảo ôn thi kết thúc học phần có đáp án môn: Dược lý học lâm sàng thú y - Học kỳ 1 (Năm học 2013-2014)
7 p | 254 | 24
-
Đề thi kết thúc học phần Vi sinh đại cương năm học 2014: Đề số 02 - Lớp ĐH11ĐD1A, ĐH11ĐD1B
6 p | 152 | 17
-
Đề thi kết thúc học phần Vi sinh đại cương năm học 2014: Đề số 04 - Lớp ĐH11ĐD1A, ĐH11ĐD1B
7 p | 109 | 14
-
Đề thi kết thúc học phần Vi sinh đại cương năm học 2014: Đề số 03 - Lớp ĐH11ĐD1A, ĐH11ĐD1B
6 p | 119 | 14
-
Đề thi kết thúc học phần Vi sinh đại cương năm học 2014: Đề số 01 - Lớp ĐH11ĐD1A, ĐH11ĐD1B
7 p | 75 | 12
-
Đề cương ôn thi tham khảo ôn thi kết thúc học phần: Bệnh do rối loạn dinh dưỡng - Học kỳ 2 (Năm học 2012-2013)
20 p | 115 | 11
-
Câu hỏi ôn thi kết thúc học phần môn Điều dưỡng cơ sở 2
7 p | 134 | 10
-
Câu hỏi ôn thi kết thúc học phần môn Chăm sóc người bệnh nội 1
12 p | 84 | 6
-
Câu hỏi ôn thi kết thúc học phần môn Chăm sóc người bệnh cấp cứu
10 p | 71 | 4
-
Câu hỏi ôn thi kết thúc học phần môn Chăm sóc người bệnh nội 2
9 p | 49 | 3
-
Câu hỏi ôn thi kết thúc học phần môn Nghề nghiệp đạo đức điều dưỡng
9 p | 73 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn