intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Câu hỏi ôn thi kết thúc học phần môn Điều dưỡng cơ sở 2

Chia sẻ: Kiều Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

132
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu hỏi ôn thi kết thúc học phần môn Điều dưỡng cơ sở 2 giúp các bạn hệ thống lại những kiến thức cơ bản cần nắm trong môn học. Đồng thời, thông qua những câu hỏi được đưa ra ở trong tài liệu sẽ giúp các bạn rèn luyện khả năng giải bài tập và ghi nhớ tốt hơn những kiến thức lý thuyết khi vận dụng vào làm bài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Câu hỏi ôn thi kết thúc học phần môn Điều dưỡng cơ sở 2

  1. CÂU HỎI ÔN THI KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN ĐIỀU DƯỠNG CƠ SỞ 2 Câu 1 : Khi cho người bệnh thở oxy qua mask, thời gian cần kiểm tra mask là: A. Mỗi 7 – 8 giờ B. Mỗi 3 - 4 giờ C. Mỗi 5 – 6 giờ D. Mỗi 1 – 2 giờ Câu 2 : Tư thế người bệnh khi đặt thông tiểu nữ là nằm ngửa 2 chân: A. Chống dang ra B. dang ra C. Một bên D. Thẳng Câu 3 : Băng lật lại áp dụng băng vị trí nào trên cơ thể: A. Cẳng tay B. Khuỷu tay C. Gót chân D. Chi cụt Câu 4 : Khi thực hiện kỹ thuật rửa bàng quang, điều dưỡng cần lưu ý: A. Nước rửa ra trong mới ngưng rửa B. Báo bác sĩ ngay khi thấy nước rửa có máu C. Cho người bệnh nằm đúng tư thế D. Giữ người bệnh được kín đáo Câu 5 : Thuốc Aspirin thì KHÔNG dùng chung với thuốc nào? A. Có tính kiềm B. Tim mạch C. Dạng dầu D. Có tính acid Câu 6 : Khi rửa dạ dày cần lưu ý: A. Hạn chế không khí vào trong dạ dày B. Phải ngưng rửa khi người bệnh kêu đau bụng C. Không rửa đối với những người bệnh không hợp tác D. A và B đúng Câu 7 : Đối với người bệnh ngộ độc, cần rửa dạ dày bằng: A. Nước ấm B. Nước muối C. Nước lạnh D. A và B đúng Câu 8 : Khi rút ống thông Foley, điều dưỡng cần lưu ý: A. Gập ống lại rút ra B. Rút hết nước trong bong bóng C. Rút ống ra khi hết nước tiểu D. Theo chỉ định của bác sĩ Câu 9 : Vị trí thường dễ gây loét ép nhất: A. Gót chân B. Xương cùng C. Khuỷu tay D. Khuỷu chân Câu 10 : Đề phòng chống nhiễm khuẩn cho người bệnh thở oxy, cần làm vệ sinh miệng cho người bệnh: A. 2 – 3 giờ/lần B. 4 – 5 giờ/lần C. 3 – 4 giờ/lần D. 5 – 6 giờ/lần Câu 11 : Trường hợp nào sau đây có chỉ định rửa dạ dày cho người bệnh: A. Say rượu nặng B. Thủng dạ dày C. Ngộ độc sau 6 giờ D. Uống nhầm acid kiềm mạnh Câu 12 : Trường hợp nào sau đây CHỐNG chỉ định rửa dạ dày cho người bệnh: A. Hẹp môn vị B. Phình động mạch chủ C. Tăng tiết dịch dạ dày D. Nôn không cầm Câu 13 : Trường hợp nào KHÔNG được thông tiểu: A. Dập rách niệu đạo B. Bí tiểu thường xuyên C. U xơ tuyến tiền liệt D. Trước khi sanh Câu 14 : Khi chăm sóc người bệnh nôn không cầm, bạn sẽ thực hiện kỹ thuật nào sau đây: A. Rửa dạ dày B. Chườm nóng khô C. Thở oxy D. Hút thông đường hô hấp trên Câu 15 : Trường hợp thông liên tục, điều dưỡng dùng ống thông: A. Nelaton B. Levin C. Malecot D. Foley Câu 16 : Khi đưa canul vào hậu môn người bệnh khoảng 2-3cm: A. Ngược lên trên, chệch về phía trước bụng B. Ngược lên trên, chệch về phía sau bụng C. Hướng canul về phía trước D. Hướng ra phía sau, chếch về phía sau lưng Câu 17 : Ống thông thường được áp dụng cho người bệnh thở oxy hai mũi: A. Faucher B. Catheter C. Levine D. Cannula Câu 18 : Tư thế người bệnh chọc dò màng phổi: 1
  2. A. Nằm đầu thấp, nghiên bên lành B. Nằm đầu cao, nghiên bên lành C. Ngồi trên ghế, mặt quay về trước D. Ngồi trên ghế, hai bàn chân chụm Câu 19 : Những vấn đề điều dưỡng cần ghi hồ sơ sau khi rửa dạ dày, NGOẠI TRỪ: A. Thời gian rửa B. Số lượng nước rửa C. Tình trạng người bệnh D. Tư thế người bệnh khi rửa Câu 20 : Trường hợp nào sau đây chống chỉ định rửa dạ dày cho người bệnh: A. Suy kiết nặng B. Thủng dạ dày C. Viêm loét dạ dày D. A và B đúng Câu 21 : Không dùng thuốc bằng đường uống cho người bệnh trong các trường hợp sau, NGOẠI TRỪ: A. Người bệnh hôn mê B. Người bệnh tâm thần C. Bệnh ở đường thực quản D. Người bệnh nôn liên tục Câu 22 : Nạn nhân nam 25 tuổi bị tai nạn giao thông nghi bị gãy kín xương cẳng chân. Hãy xác định một triệu chứng có giá trị nhất để chẩn đoán nạn nhân gãy xương: A. Đau ở chỗ chấn thương B. Viêm đỏ ở chỗ chấn thương C. Sưng hoặc phù nế D. Giảm hoặc mất cử động hoàn toàn Câu 23 : Biện pháp phòng sốc đơn giản khi nạn nhân chảy máu là: A. Tiêm Adrenalin B. Uống trà đường C. Truyền dịch D. Truyền máu Câu 24 : Để xác định nạn nhân ngưng thở, cấp cứu viên cần làm: A. Dùng ngón tay áp sát vào mũi nạn nhân B. Quan sát cử động lên xuống của lồng ngực C. Áp sát tai vào lồng ngực D. Áp sát tai vào mũi nạn nhân Câu 25 : Chế độ ăn hạn chế sợi xơ áp dụng đối với người mắc bệnh: A. Gan mật B. Tim mạch C. Tiêu hoá D. Tiết niệu Câu 26 : Đối với ống thông dùng cho người bệnh thở oxy một mũi, phải thay: A. 6 giờ/1lần. B. 8 giờ/1lần C. 10 giờ/1lần D. 12 giờ/1lần Câu 27 : Biến chứng nào do thổi ngạt gây ra: A. Phù phối cấp B. Giãn phế quản C. Tràn dịch màng phổi D. Tràn khí màng phổi Câu 28 : Phương pháp nào sau đây thường được áp dụng để nuôi dưỡng người bệnh: A. Truyền dịch B. Thụt giữ C. Đặt ống thông dạ dày qua mũi – miệng D. Đặt ống thông vào bàng quang ra da Câu 29 : Khi cho người bệnh thở oxy qua ống thông mũi hầu, người bệnh sẽ bị biến chứng nào sau đây: A. Chảy máu niêm mạc B. Nhiễm khuẩn C. Loét da D. Tổn thương thực quản Câu 30 : Trường hợp nào sau đây khi rửa dạ dày cần đặt nội khí quản trước khi rửa: A. Phồng động mạch chủ B. Bệnh cảnh nghẽn đường ruột C. Người bệnh hôn mê D. A và B đúng Câu 31 : Nhiệt độ thích hợp nhất đối với nước thụt tháo cho người bệnh là: A. 370C B. 35 - 370C C. 30 - 340C D. 40 - 410C Câu 32 : Biến chứng nào sau đây thường gặp trong kỹ thuật hút thông đường hô hấp: A. Chảy máu niêm mạc B. Tổn thương thực quản C. Loét niêm mạc mũi D. Nhiễm khuẩn Câu 33 : Khi trẻ sơ sinh sặc nước ối, điều dưỡng sẽ thực hiện kỹ thuật nào sau đây: A. Rửa dạ dày B. Thở oxy C. Hút thông đường hô hấp trên D. Chườm nóng khô Câu 34 : Phương pháp sơ cứu vết thương bằng chỉ khâu áp dụng đối với: A. Bề mặt vết thương rộng B. Vết thương sâu, mép vết thương xa nhau C. Vết thương nham nhở D. Vết thương sâu Câu 35 : Trong khi đang rửa dạ dày, nếu có máu chảy ra theo nước, điều dưỡng phải: A. Rửa cho đến khi hết thấy máu ra và báo bác sỹ 2
  3. B. Rửa cho đến khi hết thấy máu ra mới ngưng rửa C. Ngưng rửa và báo bác sỹ D. Vẩn tiếp tục rửa và đồng thời báo bác sỹ xem Câu 36 : Đối với kỹ thuật bất động gãy xương chi trên và chi dưới, thao tác bắt buột cần thực hiện đầu tiên trong bước buộc dây cố định nẹp vào chi nạn nhân là: A. Buộc 2 đầu nẹp B. Buộc một dây trên ổ gãy, buộc một dây dưới ổ gãy C. Buộc 2 chi vào nhau D. Buộc vị trí nào trước cũng được Câu 37 : Băng số 8 được áp dụng để băng vùng nào trên cơ thể: A. Đầu B. Ngón tay C. Bàn tay D. Gót chân Câu 38 : Khi thổi ngạt, cấp cứu viên cần quan sát dấu hiệu nào trên nạn nhân: A. Nhịp thở B. Tri giác C. Di động lồng ngực D. Da niêm Câu 39 : Khi cho người bệnh thở oxy cần phòng ngừa các biến chứng, NGOẠI TRỪ: A. Xẹp phổi B. Cháy nổ C. Thiếu máu D. Mù mắt Câu 40 : Ống thông thường được áp dụng cho người bệnh thở oxy một mũi: A. Catheter B. Levine C. Cannula D. Faucher Câu 41 : Băng xoắn ốc áp dụng băng vị trí nào trên cơ thể: A. Khuỷu tay B. Cẳng tay C. Cẳng chân D. Ngón tay Câu 42 : Vị trí chọc hút khí màng phổi: A. Liên sườn 1-2 B. Liên sườn 3-4 C. Liên sườn 5-6 D. Liên sườn 7-8 Câu 43 : Trong kỹ thuật thụt tháo khi đưa lượng nước vào đại tràng, nếu người bệnh kêu đau bụng hoặc muốn đi đại tiện thì: A. Ngưng thụt tháo và thu dọn dụng cụ B. Khóa vòi thụt lại, khi các dấu hiệu trên giảm tiếp tục cho nước vào đại tràng C. Cho nước chảy tốc độ chậm D. Tiếp tục cho nước chảy Câu 44 : Biểu hiện của chảy máu động mạch là: A. Máu tụ thành mảng bầm tím B. Máu chảy từ từ C. Máu chảy rỉ rã D. Máu phún thành tia Câu 45 : Khi nạn nhân bị gãy xương ta có thể xử trí: A. Không xử trí gì trên nạn nhân, chuyển đến bệnh viện ngay B. Lay động nạn nhân C. Cố định tạm thời nơi bị gãy rồi chuyển đến bệnh viện ngay D. Cố định tạm thời nơi bị gãy Câu 46 : Dung dịch thường dùng để rửa bàng quang: A. Nước cất B. Betadin C. Thuốc tím 1/5000 D. Natri clorua 0,9% Câu 47 : Biến chứng nào sau đây do xoa bóp tim ngoài lồng ngực gây ra: A. Tràn dịch màng tim B. Nhồi máu cơ tim C. Vỡ xương ức D. Vỡ xương sườn Câu 48 : Phiếu Garo được ghi bằng mực màu gì? A. Đỏ B. Xanh C. Tím D. Đen Câu 49 : Tai biến thường gặp nhất khi thông tiểu: A. Nghẹt ống B. Đau C. Chảy máu D. Thủng bàng quang Câu 50 : Trong sơ cứu gãy xương, tình huống đe dọa nạn nhân lớn nhất là: A. Đau nhiều B. Chảy máu C. Gãy xương D. Gãy xương lớn Câu 51 : Biểu hiện nạn nhân ngưng tim – ngưng thở đã hồi phục, NGOẠI TRỪ: A. Mạch đập B. Tri giác tỉnh C. Chi ấm D. Đồng tử giãn Câu 52 : Dùng thuốc cho người bệnh bằng đường uống có những nhược điểm sau, NGOẠI TRỪ: A. Thuốc tác dụng chậm B. Gây nhiễm khuẩn đường tiêu hóa 3
  4. C. Thuốc bị phân hủy bởi dịch tiêu hóa D. Gây hại niêm mạc đường tiêu hoá Câu 53 : Khi sơ cứu vết thương phần mềm có diện tích lớn, ta phải: A. Dùng gạc vô khuẩn để thăm dò vết thương B. Băng vết thương lại, chuyển ngay lên tuyến trên C. Rửa xung quanh vết thương băng lại, chuyển lên tuyến trên D. Dùng kéo cắt lọc vết thương,không khâu da Câu 54 : Vị trí nào sau đây dễ gây loét khi nằm nghiêng: A. Gai chậu B. Xương sườn C. Vai D. Xương chẩm Câu 55 : Nằm nghiên,sát mép giường, lưng cong tối đa là tư thế của chọc dò: A. Màng tim B. Tủy sống C. Màng bụng D. Màng phổi Câu 56 : Người bệnh bí tiểu cầu bàng quàng căng to, khi thông tiểu điều dưỡng cần lưu ý: A. Không lấy nước tiểu hết một lần B. Bàng quang giảm áp lực đột ngột C. Cho nước tiểu chảy ra từ từ D. Chảy máu bàng quang Câu 57 : Nạn nhân ngưng thở, sau khi hồi phục cấp cứu viên cần: A. Theo dõi sát nạn nhân B. Cho nghỉ ngơi tại chỗ C. Chuyển ngay nạn nhân đến cơ sớ y tế D. Tuyệt đối không cho nạn nhân ăn uống Câu 58 : Trường hợp nào sau đây KHÔNG đặt ống thông vào dạ dày qua mũi miệng: A. Gãy xương hàm B. Trẻ đẻ non phản xạ mút – nuốt kém C. Bỏng thực quản D. Hôn mê Câu 59 : Phương pháp tốt nhất áp dụng đối với trường hợp chảy máu động mạch là: A. Garô cầm máu B. Ấn động mạch C. Kẹp mạch máu D. Gập chi tối đa Câu 60 : Cách xử trí nào sau đây KHÔNG phù hợp với vết thương đâm xuyên ở ngực: A. Dùng băng keo cố định vết thương B. Dùng bàn tay bịt kín vết thương C. Phủ lên miếng gạc một miếng giấy bóng hoặc nilon D. Đặt một miếng gạc vô khuẩn lên miệng vết thương Câu 61 : Trong kỹ thuật thụt tháo, thao tác trãi cao su dưới mông người bệnh có ý nghĩa: A. Thực hiện kỹ thuật được dễ dàng B. Giúp người bệnh tiện nghi, sạch sẽ C. Động tác gọn gàng và giữ an toàn cho người bệnh D. Giảm nguy cơ lây nhiễm Câu 62 : Trước vết thương ở bụng ruột bị lòi ra ngoài, phải xử trí: A. Đắp gạc vô khuẩn có tẩm nước muối sinh lý băng chặt vết thương B. Rửa sạch vết thương đẩy ruột vào trong ổ bụng rồi băng chặt lại C. Để nguyên vết thương chuyển đến bệnh viện D. Dùng một cái chén vô khuẩn úp lên trên đoạn ruột lòi, băng lỏng vết thương Câu 63 : Đây là những vị trí chọc dịch màng tim,NGOẠI TRỪ: A. Liên sườn V B. Đường trung đòn phải C. Dưới mũi ức D. Đường Marfan Câu 64 : Trường hợp vết thương bụng ruột bị lòi ra ngoài, ta phải xử trí ngay: A. Ấn phần ruột lòi ra ngoài vào trong bụng B. Sát khuẩn lên đoạn ruột lòi ra C. Phủ miếng gạc có tẩm nước muối sinh lý lên D. Bội mỡ kháng sinh lên đoạn ruột lòi ra Câu 65 : Những thuốc có dạng dầu nên cho người bệnh uống với loại nước nào? A. Ấm B. Trà C. Cam D. Đường Câu 66 : Hút thông đường hô hấp được áp dụng trong trường hợp nào sau đây? A. Người bệnh mở khí quản B. Viêm thành sau họng C. Viêm amidan mủ D. Người bệnh ung thư vòm họng Câu 67 : Hai yếu tố chính để xác định nạn nhân sốc do chảy máu là: A. Huyết áp và tri giác B. Nhịp thở và mạch C. Tri giác và nhịp thở D. Mạch và huyết áp Câu 68 : Trong sơ cứu gãy xương, các việc sau đây việc nào cần làm ngay: 4
  5. A. Bất động bằng nẹp B. Dùng kháng sinh C. Tiêm thuốc giảm đau D. Cho uống nước trà ấm Câu 69 : Dẫn lưu nước tiểu cho người bệnh KHÔNG được lưu ống thông quá: A. 4 ngày B. 5 ngày C. 7 ngày D. 10 ngày Câu 70 : Thổi ngạt là thổi một lượng khí vào cơ quan nào của nạn nhân: A. Hầu họng B. Phổi C. Khí quản D. Thực quản Câu 71 : Loại gãy xương nào nguy hiểm và để lại di chứng cao trong các loại gãy xương sau đây: A. Xương cột sống B. Xương cánh tay C. Xương cẳng tay D. Xương đùi Câu 72 : Máu chảy thành mảng máu tụ bầm tím là biểu hiện tổn thương: A. Động mạch B. Mao mạch C. Tiểu tĩnh mạch D. Tĩnh mạch Câu 73 : Tổng thời gian mỗi lần hút thông đường hô hấp trên tối đa là: A. 3 phút B. 4 phút C. 5 phút D. 6 phút Câu 74 : Trong quá trình đặt ống rửa dạ dày, nếu người bệnh có nôn và tuột ống ra thì điều dưỡng phải: A. Báo thân nhân người bệnh biết B. Ngưng rửa và báo bác sỹ C. Cho người bệnh uống nhiều nước D. Đặt lại ống, tiếp tục rửa sau vài phút Câu 75 : Thổi ngạt cho người lớn, cấp cứu viên cần thổi lượng khí: A. Ngắn, tốc độ chậm B. Ngắn, tốc độ nhanh C. Dài, tốc độ nhanh D. Dài, tốc độ chậm Câu 76 : Biện pháp cầm máu, đơn giản khi KHÔNG có phương tiện cầm máu là: A. Ấn động mạch B. Băng ép C. Gập chi tối đa D. Băng nút Câu 77 : Thời gian mỗi lần hút thông đường hô hấp trên tối đa là: A. 15 giây B. 20 giây C. 10 giây D. 25 giây Câu 78 : Nguyên nhân gây thiếu oxy: A. Thiếu máu B. Chấn thương ngực, cột sống C. Sống ở những độ cao 700m D. A và B đúng Câu 79 : Nạn nhân ngưng thở, biểu hiện tri giác nạn nhân là: A. Lơ mơ B. Nói sảng C. Tỉnh D. Hôn mê Câu 80 : Khi cho người bệnh thở oxy qua mask, người bệnh sẽ bị biến chứng nào sau đây: A. Nhiễm khuẩn B. Loét da C. Chảy máu niêm mạc D. Tổn thương thực quản Câu 81 : Khi tiến hành rửa dạ dày cần phải đặt người bệnh nằm ở tư thế nào? A. Đầu bằng B. Đầu cao C. Đầu thấp D. Nửa nằm, nửa ngồi Câu 82 : Đối với vết thương lớn, có nhiều bụi bẩn, đất cát người sơ cứu nên: A. Lấy hết dị vật, bụi bẩn, đất cát ra khỏi vết thương B. Không thăm dò vết thương C. Lấy hết dị vật, bụi bẩn, đất cát ra khỏi vết thương khi có thể lấy dể dàng D. Chỉ lấy bụi bẩn ra khỏi vết thương Câu 83 : Trường hợp vết thương ở đầu có tổ chức não lòi ra, ta xử trí: A. Phủ lên phần não lòi ra bằng một miếng gạc vô khuẩn B. Không được bôi lên não bất cứ thứ thuốc gì C. Dùng vành khăn băng lỏng tránh gây chèn ép não D. Tất cả câu trên đều đúng Câu 84 : Để phòng tránh khô niêm mạc đường hô hấp khi cho người bệnh thở oxy, điều dưỡng cần làm: A. Làm ẩm oxy B. Vệ sinh miệng cho người bệnh C. Sử dụng dụng cụ vô khuẩn D. Thay ống thông mỗi 8 giờ Câu 85 : Hãy xác định một triệu chứng có giá trị nhất trong các triệu chứng sau đây để chẩn đoán gãy xương chi: A. Đau ở chỗ chấn thương B. Có phản ứng nhẹ khi khám C. Sưng hoặc phù nề D. Chi gãy biến dạng Câu 86 : Loét ép thường xảy ra ở người bệnh: 5
  6. A. Suy dinh dưỡng B. Người già C. Nằm lâu D. Gãy xương Câu 87 : Nội dung của 3 kiểm tra, NGOẠI TRỪ: A. Tên thuốc B. Họ và tên người bệnh C. Liều dùng D. Số giường, số buồng Câu 88 : Băng số 8 thường dùng băng ở các vị trí, NGOẠI TRỪ: A. Bàn chân B. Khuỷu tay C. Bàn tay D. Mắt Câu 89 : Biểu hiện nạn nhân ngạt thở, điều nào sau đây KHÔNG đúng: A. Ngưng thở hoặc khó thở B. Da xanh, tím tái C. Vã mồ hôi D. Lồng ngực không di động Câu 90 : Ống thông thường được áp dụng để rửa dạ dày cho người lớn là: A. Ống Levine B. Ống Faucher C. Ống Foley D. Ống Catheter Câu 91 : Đây là những tư thế chọc dịch màng bụng NGOẠI TRỪ: A. Nằm ngửa, bên chọc sát mép giường B. Nửa nằm, nửa ngồi C. Nằm nghiên, đầu thấp D. Ngồi trên ghế, đặt chân lên ghế con Câu 92 : Trường hợp thông tiểu thường, điều dưỡng dùng ống thông: A. Foley B. Levin C. Malecot D. Nelaton Câu 93 : Đề phòng chống nhiễm khuẩn đường hô hấp, khi cho người bệnh thở oxy điều dưỡng cần lưu ý: A. Cho người bệnh uống nhiều nước B. Mỗi ống thông chỉ dùng 1 lần C. Tất cả các dụng cụ phải vô khuẩn tuyết đối D. B và C đúng Câu 94 : Khi rửa dạ dày, người bệnh sẽ bị biến chứng nào sau đây: A. Tổn thương thực quản B. Chảy máu niêm mạc C. Nhiễm khuẩn D. Hẹp môn vị Câu 95 : Thổi ngạt cho trẻ nhỏ, cấp cứu viên cần thổi: A. Lượng khí ngắn, tốc độ nhanh B. Lượng khí dài, tốc độ nhanh C. Lượng khí dài, tốc độ chậm D. Lượng khí ngắn, tốc độ chậm Câu 96 : Rửa dạ dày nhằm các mục đích sau, NGOẠI TRỪ: A. Chẩn đoán B. Theo dõi dịch tiết C. Phẩu thuật D. Thải trừ chất độc Câu 97 : Các trường hợp chống chỉ định khi cho người bệnh uống thuốc, NGOẠI TRỪ: A. Người bệnh hôn mê, bán hôn mê B. Nôn liên tục C. Người bệnh tâm thần D. Bệnh ở đường thực quản Câu 98 : Trường hợp nạn nhân có vết thương ở bụng ruột chưa lòi ra ngoài, cần xử trí theo trình tự: A. Đặt nạn nhân nằm tư thế fowler chống hai chân B. Sát khuẩn xung quanh vết thương rồi băng lại C. Chuyển nạn nhân lên tuyến trên D. Tất cả câu trên đều đúng Câu 99 : Chỉ định nào sau đây KHÔNG phải là chỉ định của thụt tháo: A. Trước khi thụt chất cản quang vào ruột B. Trước khi sinh C. Trước khi phẩu thuật viêm ruột thừa cấp D. Táo bón lâu ngày Câu 100: Dấu hiệu biểu hiện nạn nhân cấp cứu bằng thổi ngạt có hiệu quả là: A. Lồng ngực di động theo nhịp thổi B. Không sốt C. Da hết vã mồ hôi D. Đồng tử co Câu 101 : Khi rửa dạ dày, người bệnh sẽ bị biến chứng nào sau đây, NGOẠI TRỪ: A. Loét dạ dày B. Hiện tượng trào ngược trong quá trình rửa C. Sốc D. Trụy tim mạch Câu 102 : Trường hợp nào sau đây có chỉ định rửa dạ dày cho người bệnh: A. Bệnh cảnh tắc nghẽn đường ruột B. Tăng tiết dịch dạ dày 6
  7. C. Thủng dạ dày D. A và B đúng Câu 103 : Khi sử dụng nhiều thuốc, nếu không biết sự tương tác của thuốc thì uống mỗi thuốc cách nhau một khoảng thời gian là: A. 20 phút B. 30 phút C. 50 phút D. 40 phút Câu 104 : Nếu vết thương ở ngực có tiếng phì phò ta xử trí: A. Đặt gạc vào vết thương ấn nhẹ tạo thành cái nút bên ngoài, phủ một miếng gạc rồi băng lại B. Băng ép thật chặt vết thương lại C. Khâu ngay vết thủng lại D. Bôi ngay mỡ kháng sinh bịt kín lại Câu 105 : Nẹp cố định gãy xương có chiều dài tối thiểu là: A. Bằng chiều dài của đoạn xương gãy B. Không che kín đoạn xương gãy C. Bằng chiều dài chi gãy D. Phải qua được 2 đầu khớp của xương gãy Câu 106 : Khi băng vết thương ở đầu bằng băng cuộn, nút buộc cố định tốt nhất ở vị trí nào? A. Sau gáy B. Thái dương C. Đỉnh đầu D. Trán Câu 107 : Chỉ định thông tiểu thường: A. Hôn mê B. Nhiễm trùng niệu đạo C. Liệt cơ vòng D. Bí tiểu Câu 108 : Trường hợp nào sau đây KHÔNG áp dụng thổi ngạt: A. Đuối nước B. Thắt cổ tự tử C. Ngạt do khí độc D. Điện giật Câu 109 : Băng xoắn ốc thường dùng ở các vị trí sau, NGOẠI TRỪ: A. Đùi B. Cánh tay C. Khuỷu D. Bụng Câu 110 : Khoảng cách đo ống thông đối với người bệnh thở oxy một mũi: A. Mũi ức đến dái tai B. Mũi ức đến miệng C. Miệng đến dái tai D. Cánh mũi đến dái tai Câu 111 : Garô cầm máu, điều nào sau đây KHÔNG đúng: A. Nới garo từ từ B. Sau 15 – 30 phút nới garo 1 lần C. Đặt Garo trên vết thương D. Thời gian nới không quá 15 phút Câu 112 : Người bệnh bị ngộ độc acid hoặc Bazờ mạnh cần phải tiến hành giải độc bằng cách: A. Rửa dạ dày bằng dung dịch trung hòa B. Kích thích cho người bệnh nôn C. Cho uống nước và truyền dịch D. A và B đúng Câu 113 : Đây là những dấu hiệu của người bệnh thiếu oxy, NGOẠI TRỪ: A. Tăng trương lực cơ B. Khó thở C. Độ bảo hòa trong động mạch giảm D. Da xanh niêm nhạt màu --- Hết --- 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
54=>0