intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Câu hỏi ôn thi kết thúc học phần môn Chăm sóc người bệnh cấp cứu

Chia sẻ: Kiều Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

74
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo Câu hỏi ôn thi kết thúc học phần môn Chăm sóc người bệnh cấp cứu gồm 170 câu hỏi trắc nghiệm để có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và ôn thi. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Câu hỏi ôn thi kết thúc học phần môn Chăm sóc người bệnh cấp cứu

  1. CÂU HỎI ÔN THI KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CẤP CỨU Câu 1 : Nguyên nhân thường gặp trong xuất huyết tiêu hóa trên A. Tăng áp lực tĩnh mạch cửa B. Viêm dạ dày tá tràng C. Hội chứng Mallory -Weiss D. Dùng thuốc corticoide Câu 2 : Đặc điểm thảm họa, điều nào sau đây KHÔNG ĐÚNG: A. Có tối thiểu 250 người nhập viện B. Mất cân bằng giữa cấp cứu viên và nạn nhân C. Gây thiệt hại về người và của D. Mất cân bằng giữa phương tiện cấp cứu và nạn nhân Câu 3 : Bỏng được đánh giá là 9% ở vị trí sau NGOẠI TRỪ: A. 1 chi dưới B. Ngực C. Bụng D. 1 chi trên Câu 4 : Bỏng vùng đầu có tóc, ngực, mặt trước chi dưới bên phải tượng đượng diện tích da là: A. 21% B. 15% C. 19% D. 23% Câu 5 : Biến chứng nào sau đây KHÔNG ĐÚNG ở nạn nhân say nắng – say nóng: A. Chảy máu toàn thể B. Suy gan C. Suy tim D. Suy thận Câu 6 : Đặc điểm nấm Muscaria, điều nào sau đây KHÔNG ĐÚNG: A. Mọc nhiều ở gốc cây thông B. Thân và khía màu trắng C. Mũ màu đỏ có những đốm vàng D. Mũ rộng 7 – 25 cm Câu 7 : Ngộ độc thuốc ngủ, Thuốc nào sau đây KHÔNG ĐƯỢC DÙNG: A. An thần B. Giải độc C. Trợ tim D. Chống sốc Câu 8 : Dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh khi Xuất huyết tiêu hóa đang chảy máu A. Ăn bột đặc B. Uống sữa lạnh C. Nuôi ăn đường truyền tĩnh mạch D. Ăn bột lỏng Câu 9 : Nạn nhân tổn thương ngực, khi vận chuyển cần đặt tư thế: A. Nằm đấu thấp B. Nằm đầu cao C. Nằm sấp D. Nằm nghiêng Câu 10 : Ngộ độc thức ăn do nhiễm Salmonella, điều nào sau đây KHÔNG ĐÚNG: A. Xảy ra từ 30 phút đến 1 giờ B. Tiêu chảy toàn nước C. Tụt huyết áp D. Nhiễm trùng nhiễm độc Câu 11 : Dấu hiệu đặc trưng do ngộ độc thức ăn do nhiễm Shigella là: A. Tiêu phân đàm máu B. Đi cầu nhiều lần C. Đau bụng D. Sốt cao Câu 12 : Rửa dạ dày trên người bệnh ngộ độc thuốc trừ sâu, điều nào sau đây KHÔNG ĐÚNG: A. Đặt NB nằm đầu thấp B. Rửa bằng nước muối sinh lý C. Rửa bằng nước ấm pha muối D. Mỗi lần rửa khoảng 300 – 500 ml Câu 13 : Xử trí cấp cứu tại chỗ khi nạn nhân chết đuối là: A. Quăng dây để nạn nhân bám, lôi vào bờ B. Để nạn nhân bám vào vai, bơi vào bờ C. Để nạn nhân bám vào chân, bơi vào bờ D. Túm chân nạn nhân, lôi vào bờ Câu 14 : Ngộ độc củ mì thể nặng, điều nào sau đây KHÔNG ĐÚNG: A. Thở chậm B. Ói mữa C. Nhức đầu D. Đau bụng Câu 15 : Thở nhanh, sâu là biểu hiện sớm của: A. Sốc tim B. Sốc nhiễm trùng C. Sốc phản vệ D. Sốc thần kinh Câu 16 : Hai biến chứng thường gặp do ngộ độc thức ăn là: A. Suy tim và suy thận cấp B. Viêm gan nhiễm độc và suy tim C. Suy thận cấp và trụy mạch D. Trụy mạch và viêm gan nhiễm độc Câu 17 : Ngộ độc nấm loại Pantherira, điều nào sau đây KHÔNG ĐÚNG: A. Đồng tử co B. Đỏ da C. Mê sảng D. Mạch nhanh Câu 18 : Mạch nhanh, biên độ càng nhỏ thì gợi ý đến: A. Sốc tim B. Sốc nhiễm trùng C. Sốc phản vệ D. Sốc chấn thương 1
  2. Câu 19 : Thuốc ưu tiên dùng trong cấp cứu sốc phản vệ: A. Adrenalin B. Dexamethason C. NaHCO3 D. Dopamin Câu 20 : Xử trí ngạt nước phù hợp: A. Vác nạn nhân chạy lòng vòng B. Ném phao cho nạn nhân C. Bơi ra cứu nạn nhân D. Đặt nằm nghiên nếu không thở được Câu 21 : Đây là những dấu hiệu của phù phổi cấp, NGOẠI TRỪ: A. Khó thở dữ dội B. Huyết áp tụt C. Mạch nhanh, nhẹ, khó bắt D. Da đỏ, nóng Câu 22 : Nạn nhân choáng, khi vận chuyển cần đặt tư thế: A. Nằm đầu cao B. Nằm nghiêng C. Nằm đầu thấp D. Nằm ngữa thẳng, đầu nghiêng sang bên Câu 23 : Ngộ độc thức ăn do nhiễm Salmonella, điều nào sau đây KHÔNG ĐÚNG: A. Đau bụng dữ dội B. Huyết áp tụt C. Tiêu phân toàn nước D. Nhiễm trùng, nhiễm độc Câu 24 : Diển tiến của ngạt nước nguyên phát A. Ngạt- ngất - ngạt B. Ngạt - ngất C. Ngất - ngạt D. Ngất - ngạt- ngất Câu 25 : Dấu hiệu thường gặp ở người bệnh say nóng: A. Chóng mặt, buồn nôn B. Tụt huyết áp tối đa C. Tăng huyết áp tối thiểu D. Hôn mê Câu 26 : Vết cắn của loại rắn nào thường bị sưng, đau dữ dội, xuất huyết, hoại tử: A. Rắn cạp nong B. Rắn lục C. Rắn cạp nia D. Rắn hổ mang Câu 27 : Yếu tố liên quan đến say nóng: A. Thường vào lúc xế chiều B. Có nhiều tia tử ngoại C. Nặng hơn say nắng D. Tất cả đúng Câu 28 : Ý nghĩa Chữ D trong nguyn tắc cấp cứu ABCS A. Tình trạng tuần hòan B. Tình trạng tưới máu lên não C. Tình trạng thần kinh trung ương D. Tình trạng hô hấp Câu 29 : Ngộ độc nấm tử thần, triệu chứng nào sau đây KHÔNG ĐÚNG: A. Vô niệu B. Tím tái C. Chuột rút D. Trụy mạch Câu 30 : Đối tượng dễ bị say nắng: A. Làm việc lâu ngoài trời nắng B. Bộ đội hành quân C. Người lớn tuổi làm việc ngoài trời D. Tất cả đúng Câu 31 : Biện pháp đầu tiên khi xử trí nạn nhân bỏng do cháy nắng là: A. Cởi bỏ quần áo B. Ngâm mình dưới vòi nước C. Đưa nạn nhân vào chổ mát D. Cho uống nhiều nước và chuyển viện Câu 32 : Nạn nhân bỏng sốc do mất huyết tương được xếp vào loại: A. Sốc thần kinh B. Sốc phản vệ C. Sốc nhiễm trng D. Sốc giảm thể tích Câu 33 : Ngộ độc nấm da beo, triệu chứng nào sau đây KHÔNG ĐÚNG: A. Co giật B. Tím tái C. Mạch nhanh D. Đồng tử giãn Câu 34 : Xử trí phù hợp với say nắng, say nóng: A. Chườm lạnh B. Dùng thuốc hạ nhiệt C. Uống nước trà, nước muối pha D. Tất cả đúng Câu 35 : Phù phổi cấp là hiện tượng tràn thanh dịch từ mao mạch phế nang vào: A. Phế quản B. Phế nang C. Tiểu phế quản tận D. Tiểu phế quản Câu 36 : Việc làm đầu tiên khi sơ cứu nạn nhân ngộ độc đường thở là: A. Theo dõi và đánh giá nhịp thở B. Cho thở oxy ngay C. Cấp cứu ngừng tim, ngừng thở D. Đưa nạn nhân ra khỏi nơi khí độc Câu 37 : ''Khúc trắng, khúc đen'' là đặc điểm của rắn: 2
  3. A. Choàm quạp B. Cạp nia C. Lục xanh D. Hổ mang chúa Câu 38 : Thời gian xuất hiện triệu chứng do ngộ độc Histamin là: A. 6 giờ - 12 giờ B. 30 phút – 1 giờ C. 1 giờ - 6 giờ D. 12 giờ - 24 giờ Câu 39 : Người bệnh mở mắt khi kích thích đau, im lặng, gồng cứng mất vỏ. Điểm Glasgow là: A. 6 B. 4 C. 5 D. 7 Câu 40 : Dấu hiệu thường gặp ở người bị rắn hổ cắn: A. Tiêu cơ vân B. Sưng da dữ dội C. Rối loạn đông máu D. Vã mồ hôi Câu 41 : Những điều nên làm trên nạn nhân bị rắn cắn: A. Garrot B. Hút nọc độc C. Chườm đá D. Băng ép Câu 42 : Vết cắn rắn hổ có thể gây ra các biểu hiện sau, NGOẠI TRỪ: A. Rối loạn thần kinh cơ B. Đau dữ dội nơi vết cắn C. Ói, chóng mặt D. Khó nuốt, sụp mi Câu 43 : Thuốc nào sau đây KHÔNG ĐƯỢC dùng trên người bệnh ngộ độc cấp: A. Methionin B. Morphin C. Vitamin C D. Kháng sinh nhóm Quinolon Câu 44 : Xử trí nạn nhân bị rắn cắn, điều nào sau đây KHÔNG ĐÚNG: A. Dùng Morphin để giảm đau B. Dùng kháng sinh Penicillin chống nhiễm trùng vết thương C. Dùng Promethazin để chống dị ứng D. Dùng Depersolon để chống sốc Câu 45 : Tổn thương thượng bì và bì là dấu hiệu đặc trưng cuả bỏng độ: A. I B. II C. IV D. III Câu 46 : Sóng thần, động đất thuộc loại thảm họa: A. Xã hội B. Sinh thái C. Thiên nhiên D. Môi trường Câu 47 : Xử trí đâu tiên khi nạn nhân bỏng nặng là: A. Chuyển nạn nhân đến bệnh viện B. Ngâm vùng da bỏng vào nước mát C. Rửa vết bỏng bằng nước sạch D. Ngâm vùng bỏng vào nước ấm Câu 48 : Biểu hiện nào sau đây KHÔNG ĐÚNG ở người bệnh ngộ độc thuốc ngủ: A. Thở nhanh, nông B. Hôn mê sâu C. Đồng tử co D. Chi mềm nhũn Câu 49 : Thao tác nào luôn cần thực hiện khi có sốc: A. Kiềm hoá máu B. Truyền dịch C. Tiêm Adrenallin D. Dùng kháng sinh Câu 50 : Để đánh giá mức độ sốc, cần theo dõi yếu tố nào sau đây: A. Tri giác B. Lượng nước tiểu trong 24 giờ C. Mạch D. Nhịp thở Câu 51 : Thao tác nào sau đây cần được ưu tiên cấp cứu trước đối với nạn nhân bị rắn cắn: A. Tiêm Calciparin xung quanh vết cắn B. Rạch vết cắn đường kín khoảng 1cm C. Bất động người bệnh D. Garot phía trên vết cắn khoảng 5cm Câu 52 : Hai yếu tố chính để xác định nạn nhân sốc là: A. Nhịp thở và nhiệt độ B. Nhiệt độ và huyết áp C. Mạch và nhịp thở D. Huyết áp và mạch Câu 53 : Phương pháp có tác dụng giảm lượng máu về tim trong phù phổi cấp: A. Morphin tiêm mạch hoặc bắp B. Thở oxy ẩm C. Băng ép 3 chi luân phiên D. Nitroglycerin Câu 54 : Nếu người bệnh có chỉ số Hct < 20 % thì cần truyền: A. Huyết tương B. Huyết thanh C. Máu D. Nước muối sinh lý Câu 55 : Lượng dịch truyền NaCl 0,9 % đối với trẻ sốc phản vệ là: A. Không quá 0,2 ml/ kg B. Không quá 20 ml/ kg C. Không quá 200 ml/kg D. Không quá 2 ml/kg Câu 56 : Đặc điểm nào sau đây KHÔNG ĐÚNG đối với tính chất thảm họa: 3
  4. A. Mất cân đối giữa người phục vụ và nạn nhân B. Thời điểm được báo trước C. Nạn nhân hàng loạt D. Thiếu an toàn và kinh nghiệm ứng phó Câu 57 : Xử trí phù hợp với người bị rắn cắn: A. Hút nọc độc B. Garot vết cắn C. Bất động D. Tất cả đúng Câu 58 : Khi sốc giảm thể tích, loại dịch cần truyền nhanh để hồi phục tuần hoàn là: A. NaCl 9‰ B. Lactat Ringer C. Dextran 30% D. Moriamin Câu 59 : Thảm họa có mức độ nặng nếu có số lượng nạn nhân là: A. 25 – 100 nạn nhân B. 100 – 250 nạn nhân C. > 1000 nạn nhân D. 250 – 1000 nạn nhân Câu 60 : Bỏng vùng mặt, cánh tay và bàn tay phải, đùi phải tương đương với diện tích da là: A. 12% B. 16% C. 14% D. 18% Câu 61 : Người tổ chức phân loại chọn lọc nạn nhân là: A. Cấp cứu viên B. Nhân viên y tế C. Bác sĩ nội khoa D. Bác sĩ ngoại khoa Câu 62 : Nạn nhân gồng cứng mất não, điểm Glasgow là: A. 2 B. 4 C. 3 D. 1 Câu 63 : Vị trí phân biệt xuất huyết tiêu hóa trên và dưới là A. Góc Treitz B. Tâm vị C. Môn vị D. Góc hồi manh tràng Câu 64 : Biểu hiện của giai đoạn chấn thương nước trong ngạt nước:( chết đuối) A. Ứ đọng phế quản B. Ớn lạnh, mắc ói C. Nhịp tim nhanh D. Đồng tử giãn Câu 65 : Xử trí KHÔNG ĐÚNG đối với nạn nhân bỏng do hắc ín là: A. Rửa sạch bằng dầu Parafin B. Trung hòa bằng NaHCO3 C. Cắt bỏ quần áo nơi bị bòng D. Rửa sạch bằng xà phòng Câu 66 : Dấu hiệu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG trong cơn phù phổi cấp điển hình: A. Da tái, xanh tím B. Khó thở dữ dội, thở chậm nông C. Ran ẩm, ran nổ ở đáy phổi D. Vô niệu Câu 67 : Gọi 115, cung cấp những thông tin sau, NGOẠI TRỪ: A. Vị trí nơi xảy ra thảm họa B. Số lượng nạn nhân tử vong C. Số lương người bị nạn D. Loại tai nạn và mức trầm trọng Câu 68 : Lượng dầu Parafin cho vào dạ dày khi điều trị ngộ độc thuốc trừ sâu là: A. Người lớn: 200ml B. Trẻ em: 3ml/kg C. Ngưới lớn: 2000 ml D. Trẻ em: 0,3ml/kg Câu 69 : Hội chứng Muscarin, điều nào sau đây KHÔNG ĐÚNG: A. Da đỏ, ấm B. Co đồng tử C. Tăng tiết dich phế quản D. Mạch chậm Câu 70 : Biểu hiện của bỏng độ 4 là: A. Vùng da mất cảm giác B. Đông tắc động mạch C. Có những nốt phỏng D. Da đỏ rát Câu 71 : Rửa dạ dày trường hợp ngộ độc thuốc trừ sâu, điều nào sau đây KHÔNG ĐÚNG: A. Mỗi lần rửa cho vào dạ dày khoảng 500ml – 1000 ml B. Rửa bằng nước muối sinh lý C. Rửa đến khi nước trong, không mùi D. Rửa bằng nước ấm pha muối Câu 72 : Ngộ độc đường tiêu hóa, biện pháp tốt nhất để loại bỏ chất độc là: A. Móc họng B. Rửa dạ dày C. Dùng thuốc trung hòa độc tố D. Uống siro Ipeca Câu 73 : Việc làm đầu tiên khi nạn nhân bị bỏng là: A. Trung hòa tác nhân gây bỏng B. Đưa nạn nhân ra khỏi nơi bị bỏng 4
  5. C. Phòng chống sốc D. Chuyển nạn nhân đến bệnh viện Câu 74 : Trường hợp chất độc thấm qua da, cần rữa bằng dung dịch: A. Oxy già B. Xà phòng C. Nước muối sinh lý D. Cồn Câu 75 : Dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh khi Xuất huyết tiêu hóa khi đã cầm máu A. Uống sữa lạnh B. Ăn bột lỏng C. Ăn bột đặc D. Nuôi ăn đường truyền tĩnh mạch Câu 76 : Ngộ độc nấm bắt ruồi, triệu chứng nào sau đây KHÔNG ĐÚNG: A. Viêm dạ dày B. Ói, tiều chảy C. Tăng huyết áp D. Nhịp tim chậm Câu 77 : Dấu hiệu thường gặp ở người bệnh bị rắn lục cắn: A. Khó nuốt B. Da đỏ bầm C. Loạn nhịp D. Sụp mị Câu 78 : Bỏng vùng ngực bụng bên trái, mặt trước chi dưới bên trái tương đương với diện tích da là: A. 13% B. 18% C. 17% D. 15% Câu 79 : Điều trị ngộ độc thuốc trừ sâu, điều nào sau đây KHÔNG ĐÚNG: A. Dùng thuốc lợi tiểu B. Không cho ăn uống trong những ngày đầu C. Kiêng mỡ, sữa trong 1tuần D. Cho uống than hoạt Câu 80 : Dấu hiệu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG trên người bệnh ngộ độc thuốc ngủ: A. Đồng tử co B. Thở chậm sâu C. Mạch yếu, huyết áp tụt D. Ngủ say, chi mềm nhũn Câu 81 : Dấu hiệu điển hình nhất của phù phổi cấp: A. Ran ẩm ở đỉnh phổi B. Da tái, vã mồ hôi C. Ho khạc ra bọt hồng D. Rối loạn ý thức Câu 82 : Đại dịch HIV/AIDS thuộc loại thảm họa: A. Khoa học kỹ thuật B. Sinh thái C. Môi trường D. Xã hội – kinh tế Câu 83 : Cho dầu parafin vào dạ dày NB ngộ độc thuốc trừ sâu là: A. 20ml đối với người lớn B. 0,3 ml/kg đối với trẻ em C. 2000 ml đối với người lớn D. 3 ml/ kg đối với trẻ em Câu 84 : Thảm họa đánh giá mức độ nặng nếu có số nạn nhân nhập viện ít nhất là: A. 25 nạn nhân B. 250 nạn nhn C. 15 nạn nhân D. > 1000 nạn nhân Câu 85 : Cách vận chuyển bằng tay không thích hợp đối với nạn nhân hôn mê là: A. Lôi lui B. Bế C. Cõng D. Dìu Câu 86 : Nguyên nhân gây ra cơn phù phổi cấp không điển hình là: A. Viêm phổi B. Hẹp van 2 lá C. Truyền dịch quá nhanh D. Chọc tháo dịch quá nhanh Câu 87 : Nạn nhân bỏng do hắc ín cần rửa sạch bằng dung dịch nào sau đây: A. Xà phòng B. Nước lạnh C. Ether D. Dầu Parafin Câu 88 : Thuốc ly giải cục huyết khối trong đột quỵ, não chỉ có hiệu quả nếu dùng trong vòng.............Tính từ lúc khởi phát triệu chứng: A. 30 phút - 1 giờ B. 1 giờ- 3 giờ C. 4 giờ- 4.5 giờ D. 5 giờ - 8 giờ Câu 89 : Ngộ độc thức ăn do nhiễm Botulism, điều nào sau đây KHÔNG ĐÚNG: A. Trụy mạch B. Sụp mi C. Khó nuốt D. Liệt hô hấp Câu 90 : Biện pháp tốt nhất dự phòng ngộ độc đối với trẻ em là: A. Dán nhãn trên các lọ thuốc B. Bảo quản và tránh xa tầm với trẻ em C. Vứt bỏ các lọ thuốc cũ không còn sử dụng D. Không đựng chất độc trong các chai, lọ Câu 91 : Ngộ độc thức ăn do nhiễm tụ cầu, điều nào sau đây KHÔNG ĐÚNG: 5
  6. A. Xuất hiện trong vòng 2 giờ B. Đỏ da C. Ói D. Tiêu phân toàn nước Câu 92 : Nguyên nhân của tắc mạch não: A. Vỡ mạch máu B. Vỡ túi phình của mạch não C. Huyết khối từ tim D. Vỡ dị dạng mạch máu não. Câu 93 : Biện pháp tốt nhất dự phòng ngộ độc đối với trẻ em là: A. Bảo quản và tránh xa tầm với trẻ em B. Dán nhãn trên các lọ thuốc C. Không đựng chất độc trong các chai, lọ D. Vút bỏ các lọ thuốc cũ không còn sử dụng Câu 94 : Dấu hiệu điển hình của say nóng: A. Da lạnh, ẩm B. Vọp bẻ C. Đồng tử giãn D. A và B đúng Câu 95 : Dấu hiệu khởi phát của phù phổi cấp: A. Thở chậm, sâu B. Ran ẩm, ran nổ ở đỉnh phổi C. mặt xanh, tím D. Ngứa cổ, ho Câu 96 : ''Khúc vàng, khúc đen'' là đặc điểm của rắn: A. Choàm quạp B. Lục xanh C. Hổ mang chúa D. Cạp nong Câu 97 : Sơ cứu nạn nhân bỏng nhẹ, điều nào sau đây KHÔNG ĐÚNG: A. Không bôi thuốc lên vùng bỏng B. Chườm lạnh C. Ngâm vào nước ấm khoảng 10 phút D. Băng vết thương bằng vải sạch Câu 98 : Rắn lành có đặc điểm: A. Số vẩy giữa 2 mắt nhiều B. Đồng tử hình tròn C. Vết cắn thường rất đau D. Vết răng thường cách nhau 5mm Câu 99 : Ý nghĩa chữ C trong thứ tự cấp cứu ABCD là: A. Tình trạng hô hấp B. Tình trạng tưới máu lên não C. Tình trạng tuần hoàn D. Tình trạng thần kinh trung ương Câu 100: Nguyên nhân của đuối cạn: A. Ngất đột ngột B. Ngất do nhiệt C. Ngất do phản xạ D. Tất cả đúng Câu 101 : Trường hợp bỏng nào sau đây được gọi là bỏng nặng: A. Bỏng cổ ngực B. Bỏng khớp C. Bỏng miệng – mũi có nguy cơ chít hẹp D. Bỏng đỏ rát da toàn thân Câu 102 : Vết cắn rắn lục, sau 30 phút đến 1 giờ có những biểu hiện sau, NGOẠI TRỪ: A. Mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp B. Suy thận cấp C. Rối loạn đông máu D. Nôn, tiêu chảy Câu 103 : Đây là những biểu hiện thường gặp của sốc, NGOẠI TRỪ: A. Tiểu ít hoặc vô niệu B. Thở nhanh, nông C. Vật vã, hốt hoảng D. Da nóng ẩm Câu 104 : Sốc thần kinh thường gặp trong các trường hợp sau, NGOẠI TRỪ: A. Liệt thần kinh do đứt tủy B. Nhiễm độc C. Chấn thương D. Sau chấn thương Câu 105 : Biểu hiện nào sau đây KHÔNG ĐÚNG đối với sốc nhiễm trùng; A. Mạch nhanh , yếu B. Thở nhanh nông C. Da xanh, lạnh , ẩm D. Tiều ít Câu 106 : Tai biến mạch máu não còn được gọi là: A. Đột quỵ não B. Tắc mạch não C. Xuất huyết não D. Tất cả đều đúng Câu 107 : Tư thế đúng cần đặt người bệnh phù phổi cấp do tổn thương phổi: A. Nằm đầu thấp, mặt nghiêng sang bên B. Nằm nghiêng C. Nằm đầu bằng, chân thẳng D. Nằm đầu cao Câu 108 : Thuốc nào sau đây KHÔNG GÂY sốc phản vệ: A. Penicillin B. Lidocain C. Vitamin K D. Vitamin C Câu 109 : Trường hợp cấp cứu không cần khẩn trương được ký hiệu màu: 6
  7. A. Đỏ B. Vàng C. Xanh lá cây D. Đen Câu 110 : Hai biến chứng thường gặp do ngộ độc thức ăn là: A. Suy tim và suy thận cấp B. Suy thận cấp và trụy mạch C. Trụy mạch và liệt hô hấp D. Liệt hô hấp và suy tim Câu 111 : Nạn nhân sốc do nhiễm độc, dị ứng được xếp vào loại: A. Sốc tim B. Sốc Nhiễm trùng C. Sốc thần kinh D. Sốc giảm thể tích Câu 112 : Ngộ độc củ mì thể nhẹ, điều nào sau đây KHÔNG ĐÚNG: A. Ói B. Cảm giác nôn nao C. Thở nhanh nông D. Nhức đầu Câu 113 : Thuốc KHÔNG dùng trong phù phổi cấp nếu có giảm CVP A. Furosemid B. Morphin C. Nitroglycerin D. Seduxen Câu 114 : Tư thế đúng khi đặt người bệnh tai biến mạch máu não là: A. Nằm sấp B. Nằm đầu thấp, chân kê cao C. Nằm đầu cao dễ thở D. Nằm nghiêng an toàn Câu 115 : Bỏng do dầu mỡ được xếp vào loại: A. Bỏng khô B. Bỏng nước C. Bỏng nhiệt D. Bỏng hoá chất Câu 116 : Nạn nhân mở mắt khi có tiếng động, điểm Glasgow là: A. 4 B. 2 C. 1 D. 3 Câu 117 : Dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh khi Xuất huyết tiêu hóa sau 5 ngày hết xuất huyết A. Ăn bột lỏng B. Uống sữa lạnh C. Ăn bột đặc D. Cho ăn bình thường từ lỏng đến đặc dần Câu 118 : Lưu lượng thở oxy trong cấp cứu phù phổi cấp: A. 4-6 lít/ phút B. 6-8 lít/ phút C. 8-10 lít/ phút D. 2-4 lít/ phút Câu 119 : Nạn nhân được đánh giá là bỏng trung bình nếu: A. Bỏng độ IV < 3 % B. Bỏng độ II < 15 % C. Bỏng độ III < 10 % D. Bỏng độ I > 50% Câu 120 : Nạn nhân nói những từ vô nghĩa, điểm Glasgow là: A. 4 B. 2 C. 3 D. 5 Câu 121 : Thời gian xuất hiện triệu chứng do ngộ độc Shigella: A. 6 giờ - 12 giờ B. 30 phút – 1 giờ C. 12 giờ - 24 giờ D. 1 giờ - 6 giờ Câu 122 : Nạn nhân bỏng acid đường tiêu hóa thì cho uống: A. Sữa B. Trà đường C. Oresol D. Nước chanh Câu 123 : Dấu hiệu điển hình của ngộ độc củ mì thể tối cấp: A. Tím chi B. Thở chậm C. Đau quặng bụng D. Co giật Câu 124 : Rắn lành có những biểu hiện sau, NGOẠI TRỪ: A. Không có màu sắc sặc sỡ B. Không có móc độc C. Đồng tử thẳng đứng D. Vết cắn không sưng phù, hoại tử Câu 125 : Ngộ độc Botulism, điều nào sau đây KHÔNG ĐÚNG: A. Khó nuốt B. Liệt hô hấp C. Nổi mề đay D. Sụp mi Câu 126 : Bỏng vùng gáy, lưng mông bên phải, mặt sau chi dưới bên phải tương đương diện tích da là ; A. 23% B. 19% C. 27% D. 15% Câu 127 : Nguyên nhân chủ yếu gây sốc phản vệ là: A. Do thức ăn B. Do nộc độc của sinh vật C. Do dùng thuốc D. Do nộc độc của côn trùng Câu 128 : Xử trí không phù hợp khi cấp cứu người bệnh say nóng: A. Quạt mát nạn nhân B. Chườm lạnh C. Đặt nằm nơi thoáng mát D. Dùng thuốc hạ nhiệt 7
  8. Câu 129 : Điều nào sau đây KHÔNG PHÙ HỢP khi xử trí và chăm sóc nạn nhân bỏng do cháy nắng: A. Ngâm mình nạn nhân vào trong nước lạnh B. Đưa nạn nhân vào nơi mát C. Chăm sóc tại chỗ, không cần nhập viện D. Cởi bỏ quần áo Câu 130 : Dấu hiệu đe doạ tử vong sau khi bị nhóm rắn hổ cắn là: A. Mạch nhanh, huyết áp tụt B. Nôn, buồn nôn C. Khó nuốt D. Sụp mi Câu 131 : Xử trí phù hợp với người bệnh phù phổi cấp: A. Dùng Morphin cho mọi trường hợp B. Trích máu nếu có tụt huyết áp C. Garot từng chi luân phiên D. Cũng cố bằng kháng sinh, lasix, an thần Câu 132 : Xử trí phù phổi cấp, điều nào sau đây KHÔNG ĐÚNG: A. Morphin tiêm tĩnh mạch chậm B. Tiêm tĩnh mạch Furosemid liều cao trong giai đoạn đầu C. Tăng cường truyền dịch để bù nước D. Dùng thuốc giãn mạch Câu 133 : Đặc điểm nấm Pantherina , điều nào sau đây KHÔNG ĐÚNG: A. Thân dày, màu trắng B. Màu nâu có những đốm trắng, có thể rửa sạch C. Mọc nhiều ở rừng rậm D. Còn gọi là nấm da beo Câu 134 : Ngộ độc thuốc ngủ, Thuốc nào sau đây KHÔNG ĐƯỢC DÙNG: A. Theophyllin B. Atropin C. Ouabain D. Adrenalin Câu 135 : Nguyên nhân gây ra cơn phù phổi cấp không điển hình: A. Truyền dịch quá nhanh B. Viêm cầu thận cấp C. Chọc tháo dịch quá nhanh D. Viêm phổi Câu 136 : Dấu hiệu đặc trưng của sốc phản vệ do dùng penicillin là: A. Co thắt và phù nề thanh quản B. Mạch nhanh, huyết áp tụt C. Tím da, tím môi D. Nổi mề đay, ngứa Câu 137 : Hội chứng Nicotin, điều nào sau đây KHÔNG ĐÚNG: A. Mạch nhanh, đồng tử giãn B. Co giật C. Liệt hô hấp D. Trụy mạch Câu 138 : Nguyên nhân nào sau đây không gây xuất huyết não: A. Xơ vữa động mạch B. Tăng huyết áp C. Chấn thương D. Phình động mạch não Câu 139 : Ngộ độc thức ăn có triệu chứng Histamin, điều nào sau đây KHÔNG ĐÚNG; A. Xuất hiện cơn hen phế quản B. Nỗi mẫn ngứa C. Oi, tiêu chảy D. Do ăn đồ hộp đã nhiễm khuẩn Câu 140 : Bỏng do chất diệt cỏ được xếp vào loại bỏng: A. Bỏng nước B. Bỏng khô C. Bỏng lạnh D. Bỏng do hoá chất Câu 141 : Điều nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi vận chuyển nạn nhân bằng cáng: A. Giữ thăng bằng đầu, cổ, chân B. Khi khiêng cáng, người trước và sau bước trái chân nhau C. Khi đưa lên dốc,lên xe cần đưa phần chân lên trước D. Động tác phải đồng bộ Câu 142 : Biến chứng nguy hiểm do ngộ độc nấm loại Muscaria là: A. Suy thận cấp B. Liệt hô hấp C. Viêm gan D. Trụy mạch Câu 143 : Biện pháp tốt nhất khi xử trí nạn nhân bỏng nhẹ ở tuyến sau là: 8
  9. A. Uống trà đường B. Truyền huyết thanh mặn C. Chích Adrenalin D. Truyền dịch Câu 144 : Biện pháp tốt nhất khi xử trí sốc phản vệ là: A. Khai thác tiền sử dị ứng thuốc B. Động viên trấn an người bệnh C. Làm test kháng sinh trước khi tiêm D. Mang theo hộp chống sốc Câu 145 : Dấu hiệu giai đoạn I của ngạt nước: A. Nổi mề đay B. Đồng tử giãn C. Ứ đọng phế quản D. Thiếu oxy Câu 146 : Triệu chứng nào sau đây KHÔNG ĐÚNG trên người bệnh có sốc phản vệ: A. Ngứa, cảm giác kiến bò B. Co thắt phế quản C. Mạch nhanh > 100 lần/phút D. Huyết áp tâm thu < 90 mmHg Câu 147 : Với người bệnh sốc cần theo dõi tri giác: A. 30-45 phút/ lần B. 15-30 phút/ lần C. 45-60 phút/lần D. 10-15 phút/ lần Câu 148 : Cột mốc thời gian cấp cứu là: A. 1 giờ B. >24 giờ C. 12 giờ D. 24 giờ Câu 149 : Chẩn đoán chính xác tai biến mạch máu não bằng: A. Dấu hiệu tri giác B. Chỉ số huyết áp C. Chụp cắt lớp vi tính D. Tất cả đều đúng Câu 150 : Biện pháp đơn giản nhất phòng sốc cho nạn nhân bị bỏng ở tuyến trước là: A. Truyền dịch B. Tiêm Adrenalin C. Tiêm Depersolon D. Uống trà đường Câu 151 : Bỏng do ma sát được xếp vào loại: A. Bòng do bức xạ nhiệt B. Bỏng điện C. Bỏng hóa chất D. Bỏng khô Câu 152 : Điều nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi chăm sóc nạn nhân bỏng: A. Chọc nốt phỏng để giảm đau cho nạn nhân B. Không bôi thuốc vào vùng bỏng C. Rửa vùng bỏng bằng nước mát D. Xối nước liên tục vào vùng bỏng Câu 153 : Để giảm lượng máu về tim cần băng ép 3 chi luân phiên mỗi: A. 5 phút/ lần B. 15 phút/ lần C. 10 phút/ lần D. 20 phút/ lần Câu 154 : Biêu hiện của bỏng độ II là: A. Tổn thương gân cơ B. Tổn thương thượng bì C. Tổn thương thượng bì và hoàn toàn lớp bì D. Tổn thương bì và một phần bì Câu 155 : Đuối nước còn được gọi là : A. Ngạt nước nguyên phát B. Ngạt nước thứ phát C. Nước giật D. Một câu trả lời khác Câu 156 : Dấu hiệu điển hình của say nắng: A. Sốt rất cao B. Co giật C. Không đổ mồ hôi D. Tất cả đúng Câu 157 : Người tổ chức phân loại chọn lọc nạn nhân là: A. Cấp cứu viên B. Bác sỹ nội khoa C. Nhân viên Y tế D. Bác sỹ ngoại khoa Câu 158 : Nạn nhân được xếp vào tổn thương loại 1 nếu có tổn thương là: A. Ngưng tim – ngưng thở B. Chấn thương bụng kín C. Gãy xương đùi kín D. Bỏng toàn thân Câu 159 : Sơ cứu nạn nhân bỏng lạnh, điều nào sau đây KHÔNG ĐÚNG: A. Rửa vùng bỏng bằng nước ấm B. Chuyển nạn nhân đến bệnh viện C. Ngâm vùng bỏng bỏng vào nước ấm khoảng 1 giờ D. Đưa nạn nhân ra khỏi vùng bỏng Câu 160 : Nguyên nhân gây ra ngạt nước thứ phát (đuối cạn): 9
  10. A. Lặn quá lâu dưới nước B. Không biết bơi C. Bơi quá mết rồi ngất dưới nước D. Ngất đột ngột khi tiếp xúc với nước Câu 161 : Bòng toàn bộ vùng ngực, mặt trước hai chi dưới được tính tương đương diện tích da là: A. 9% B. 36 % C. 18 % D. 27 % Câu 162 : Điều nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi chăm sóc nạn nhân bỏng: A. Không bôi kem hoặc thuốc vào vùng bỏng B. Không chọc, chích nốt phỏng C. Không dùng vải sạch, băng dính băng vết bỏng D. Không cho ăn uống gì khi bỏng nặng Câu 163 : Biến chứng nguy hiểm nhất do ngộ độc nấm loại Phalloide là: A. Viêm gan nhiễm độc B. Xuất huyết tiêu hóa C. Liệt hô hấp D. Suy thận cấp Câu 164 : Xử trí KHÔNG ĐÚNG đối với nạn nhân bỏng do Hắc ín là: A. Chuyển nạn nhân đến bệnh viện B. Rửa sạch bằng xà phòng C. Rửa sạch da bằng dầu Parafin D. Dùng xăng, dầu tẩy chất Hắc ín Câu 165 : Người bệnh mở mắt khi kêu gọi, ú ớ, đáp ứng không chính xác. Điểm Glasgow là: A. 11 B. 10 C. 8 D. 9 Câu 166 : Xứ trí đầu tiên khi người bệnh sốc phản vệ là: A. Tiêm ngay Adrenalin B. Ngừng ngay đường tiếp xúc dị nguyên C. Báo bác sĩ D. Cho nằm đầu cao Câu 167 : Triệu chứng nào sau đây KHÔNG ĐÚNG ở người bệnh tai biến mạch máu não: A. Rối loạn vận động, thị giác B. Liệt các dây thần kinh sọ C. Liệt nữa người D. Liệt hô hấp Câu 168 : Trong cấp cứu hàng loạt, hoạt động đầu tiên cần làm của tuyến trên là: A. Tổ chức phân loại chọn lọc nạn nhân B. Huy động phương tiện vận chuyển C. Chuẩn bị phương tiện cấp cứu D. Đánh giá và xử lý tình huống Câu 169 : Đây là những yếu tố nguy cơ của tai biến mạch máu não, NGOẠI TRỪ: A. Dùng thuốc tránh thai B. Tăng huyết áp C. Hút thuốc lá D. Vận động thể lực nhiều Câu 170 : Dấu hiệu của bỏng độ III là: A. Da có những nốt phỏng B. Da trắng bệch mất cảm giác C. Da đỏ, rát và đau D. Da hoại tử và đông tắc động mạch --- Hết --- 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2