intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chăm sóc gót hồng đúng cách

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

121
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chăm sóc gót hồng đúng cách - Chân là bộ phận làm trụ của cơ thể, có vai trò rất quan trọng nhưng dường như chúng ta ít để ý tới việc chăm sóc chúng đúng cách. Hoàn toàn không khó để chăm sóc cho bàn chân của bạn. Chúng phải chịu đựng sức nặng của cơ thể bạn, dưới áp lực của giày cao gót để có được chiều cao không tự nhiên của bạn đến việc bị gói gọn bàn chân trong những chiếc tất suốt cả ngày làm việc ở cơ quan. Trong khi phải chịu đựng những vấn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chăm sóc gót hồng đúng cách

  1. Chăm sóc gót hồng đúng cách - Chân là bộ phận làm trụ của cơ thể, có vai trò rất quan trọng nhưng dường như chúng ta ít để ý tới việc chăm sóc chúng đúng cách. Hoàn toàn không khó để chăm sóc cho bàn chân của bạn. Chúng phải chịu đựng sức nặng của cơ thể bạn, dưới áp lực của giày cao gót để có được chiều cao không tự nhiên của bạn đến việc bị gói gọn bàn chân trong những chiếc tất suốt cả ngày làm việc ở cơ quan. Trong khi phải chịu đựng những vấn đề trên, bàn chân còn chịu nhiều cảnh hưởng của việc phải di chuyển trong một ngày. Đó là những lý do giải thích tại sao chân là bộ phận trong cơ thể dễ bị thương nhất. Bạn không cần phải sử dụng một liệu pháp spa đắt tiền để chăm sóc cho bàn chân của mình. Chỉ cần dành vài phút mỗi ngày cho việc chăm sóc chân và chọn những đôi giày phù hợp có thể làm cho bạn thấy những vấn đề làm tổn thương chân tan biến hết. Những ý tưởng dưới đây có thể làm cho bàn chân bạn cảm thấy tuyệt và được chăm sóc chu đáo: 1. Rửa sạch bàn chân và các ngón chân thường xuyên và kĩ càng. Đúng vậy, điều đó có nghĩa là để bàn chân hoàn toàn thoải mái dưới vòi sen và rửa với xà phòng, nếu bạn không thể làm được với tư thế cân bằng, bạn có thể ngồi trên một chiếc ghế được đặt ở bên ngoài bồn tắm khi bạn rửa chân dưới những vòi nước. Đảm bảo rằng bạn sẽ lau chân khô và cả các ngón chân sau khi rửa sạch. Việc làm sạch cẩn thận này sẽ giảm các vấn đề liên quan đến chana như mùi hôi, nấm và vi khuẩn. 2. Nếu bạn thích việc rửa chân với xà phòng, hãy quên đi việc sử dụng muối Epsom (Magie sunfat) - chúng quá khô và không mang lại bất cứ lợi ích nào về mặt y tế. Thay vào đó, hãy chỉ sử dụng nước ấm và một chút xà phòng, như những loại xà phòng có tác dụng chăm sóc và làm mềm da.
  2. 3. Giữ ẩm bàn chân sau khi rửa sạch. Trong suốt những tháng khô hanh mùa đông, bạn có thể muốn làm ẩm một vài lần một ngày. Và chỉ cần những loại kem và nước thơm cơ bản là đủ. 4. Thay giầy bạn đi mỗi ngày. Điều này có nghĩa là bạn nên có hai đôi giày để thay đổi trong suốt một ngày làm việc bởi vì những đôi giày cần có thời gian để "hít thở" không khí để tránh gây ra những mùi và sự nhiễm khuẩn cho chân. Thay đổi tất hơn một lần một ngày. Nếu bạn có vấn đề với mùi của chân, hãy rửa chân với hỗn hợp dấm và nước. 5. Cho dù thế nào thì chân bạn cũng không nên bị tổn thương. Những đôi giày chật có thể làm khe giữa những ngón chân của bạn sưng tấy, làm méo hình dáng bàn chân và gây ra sự đau đớn với những ngón chân trong thời gian dài. Nếu bạn đi giày cao gót, chọn những chiếc giày có gót rộng, chắc chắn và không cao quá 5 phân. Mũi giầy nên rộng rãi, những ngón chân chạm vào mũi giày cũng nên được thoải mái và có thể dễ dàng cử động. Để bảo vệ gót chân Asin của bạn, hãy thay đổi giày cao gót thường xuyên. 6. Những đôi dép xỏ ngón và những đôi giày đế bệp không hoàn toàn tốt đối với mu bàn chân. Cũng không nên đi chân đất. Phụ nữ có xu hướng đi chân trần, điều này dễ dẫn đến những vấn đề khác về chân. Để giữ sự khỏe mạnh cho bàn chân, hạn chế tối đa thời gian sử dụng những đôi giày không tốt cho mu bàn chân.
  3. 7. Mang bầu, tuổi tác và bệnh đái đường, tất cả đều ảnh hưởng tới chân của bạn. Những người phụ nữ mang thai cần phải sử dụng những đôi giày có gót rộng, chống va đập tốt và bảo vệ tốt mu bàn chân. Cân nặng của những phụ nữ mang thai cũng chó thể thay đổi cỡ giày vì vậy hãy luôn đo kích cỡ bàn chân bạn. Những người phụ nữ lớn tuổi có thói quen đứng trên mũi chân của mình nên khi chú ý chọn những đôi giày có khả năng bảo vệ bàn chân. Những người mắc bệnh đái đường có thể phát triển những điều kiện quan trọng liên quan tới bàn chân. Kiểm tra bàn chân hàng ngày và đến gặp bác sĩ ít nhất một năm một lần. 8. Nên thận trọng khi sử dụng những liệu pháp chăm sóc bàn chân ở một salon, nơi mà sự sạch sẽ của những bồn tắm và các dụng cụ khác là rất quan trọng. Nếu bạn bị bệnh đái đường, hãy nói với bác sĩ trước khi sử dụng liệu pháp chăm sóc bàn chân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2