intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chất lượng ảnh báo chí Việt Nam chưa cao

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

83
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bức ảnh ghi lại một buổi học của trẻ em khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương - tác giả Việt Đã có một thời, đặc biệt năm 1975 về trước, ảnh báo chí Việt Nam được cả thế giới đánh giá cao giành được nhiều giải thưởng quốc tế với những tác phẩm: “Ngày sản xuất đêm học tập”, “Sân phơi hợp tác”, “Nghiêng đồng đổ nước ra sông” hay “Chạy đâu cho thoát”, “Sẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, “Chiếm căn cứ Đầu Mầu”, “Hai mẹ con người tử tù ngày gặp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chất lượng ảnh báo chí Việt Nam chưa cao

  1. Chất lượng ảnh báo chí Việt Nam chưa cao Bức ảnh ghi lại một buổi học của trẻ em khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương - tác giả Việt Đã có một thời, đặc biệt năm 1975 về trước, ảnh báo chí Việt Nam được cả thế giới đánh giá cao giành được nhiều giải thưởng quốc tế với những tác phẩm: “Ngày sản xuất đêm học tập”, “Sân phơi hợp tác”, “Nghiêng đồng đổ nước ra sông” hay “Chạy đâu cho thoát”, “Sẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, “Chiếm căn cứ Đầu Mầu”, “Hai mẹ con người tử tù ngày gặp lại”... đã gây xúc động hàng triệu trái tim trên hành tinh chúng ta. Nhưng từ năm 1975 trở lại đây, trong các cuộc thi ảnh báo chí quốc tế, vắng bóng ảnh báo chí Việt Nam! Tại sao vậy? Có người cho rằng do ta không có những sự kiện nổi trội, được thế giới quan tâm. Điều đó đã trải qua biết bao biến cố thiên tai như cơn bão đổ vào bờ biển Kiên Giang, Cà Mau, nạn lũ quét ở Hà Giang, Yên Bái, nạn hồng thuỷ ở miền Trung trong năm qua... đã cướp đi sinh mạng hàng trăm người, hàng vạn nhà cửa, tàu thuyền bị hư hỏng. Hàng ngàn
  2. gia đình phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất. Rồi nạn dịch Sars, cúm gà H5N1 mà Việt Nam đã khống chế thành công, được các tổ chức quốc tế và cộng đồng thế giới hoan nghênh... Nhưng chưa có một tác phẩm nào phản ánh được nỗi đau đó. Đây là một câu hỏi đặt ra cho các nhà nhiếp ảnh nói chung, nhiếp ảnh báo chí nói riêng. Có một thực tế trong những năm qua nhiếp ảnh Việt Nam gặt hái khá nhiều giải thưởng quốc tế về ảnh nghệ thuật. Thực chất phần lớn đó là những bức ảnh dàn dựng, sắp xếp, bố trí, hoặc photoshop chắp ghép. Thậm chí có nhà nhiếp ảnh dàn dựng sự kiện quan trọng trong phòng chụp: ảnh “Nối sáng” phản ảnh những người thợ điện đường dây 500 KV đang thao tác. Với những bức ảnh vô hồn, vô cảm, thiếu sức sống như vậy, làm sao gọi là ảnh báo chí? Tuy vậy hàng ngày trên báo chí của chúng ta có vô số ảnh được đăng, nhưng chẳng có mấy thông tin, nó chỉ mới làm nhiệm vụ minh hoạ cho bài viết, hoặc để làm “đẹp” cho một tờ báo, làm “vui mắt” người đọc... Có tình trạng đó, trước hết các nhà quản lý chưa nắm thật chắc thế nào là ảnh tin, ảnh tường thuật, ảnh ký sự, ảnh bình luận, đặc biệt là ảnh phóng sự, một loại hình đóng vai trò quan trọng ảnh báo chí,nó ra đời vào những năm 30 của thế kỷ XX, trên các tờ báo lớn như Life, Paris
  3. March... mà người đặt nền móng cho ảnh phóng sự H.CBreson, (Pháp), Rotrenco (Liên Xô)... Mặt khác người ta quan niệm giản đơn rằng cứ có ba bốn ảnh phản ánh một sự kiện được đăng với nhau trên mộ diện tích mặt báo, mặc dầu không rõ chủ đề tư tưởng, không thể hiện rõ bản sắc, quan điểm cá nhân của tác giả. Đó không phải phóng sự ảnh, chí là một nhóm ảnh không hơn không kém. Cần phải hiểu rằng ảnh báo chí khác với ảnh nghệ thuật. Ảnh báo chí lấy thông tin sự kiện làm nhiệm vụ trọng tâm, sự kiện được phát hiện sớm là mối quan tâm của nhiều người, thì ảnh càng có giá trị. Nói cách khác chức năng thông tin phản ánh hiện thực một cách sinh động chân thật là yêu cầu lớn nhất của ảnh báo chí. Ảnh báo chí không chỉ phản ánh hiện thực khách quan, mà ở đó vai trò cá nhân của tác giả bộc lộ khá rõ qua sự phân tích lý giải sự kiện mà còn thấy được cái “tôi” cái lập trường, quan điểm đối với sự kiện mà tác giả đã mô tả. Đương nhiên là một phóng viên ảnh chuyên nghiệp, các yêu cầu cơ bản về kỹ thuật đã được đặt ra trong ảnh báo chí. Một bức ảnh báo chí được đánh giá cao là một tác phẩm phản ánh trung thực hiện thực, không bịa đặt, không dàn dựng, bố trí giả tạo, được ghi lại ở khoảnh khắc có sức biểu hiện cao nhất, có ý nghĩa nhất
  4. và có sức hấp dẫn nhất của dòng thác sự kiện, được thông tin nhanh đến người xem, gây cho họ xúc động thực sự, chứ không phải là để nhìn ngắm qua loa. Đặc biệt những sự kiện có ảnh hưởng sâu rộng trong một bộ phận lớn dân cư và vùng lãnh thổ, của một quốc gia hay của một cộng đồng thế giới... Đó là những tác phẩm được các tác giả khai thác ở những điểm nóng, những sự kiện lớn, mang tính nhạy cảm được nhiều người quan tâm. Chẳng hạn ảnh giải báo chí thế giới 2005 vừa qua, đã phản ánh một vấn đề nóng bỏng của châu Phi đang phải đối mặt với những thách thức lớn, được cả loài người quan tâm: chiến tranh chủng tộc, tôn giáo, nạn đói, hạn hán, bệnh tật... Trong số 83.044 ảnh của 4.448 tác giả từ 122 nước tham dự cuộc thi ảnh báo chí thế giới lần thứ 49, Hội đồng giám khảo gồm 12 thành viên đã chọn ra được một giải thưởng lớn của Finbarr O’.Reilly (Canada) thuộc hãng Thông tấn Reuteur. Đó là hình ảnh những ngón tay gầy guộc, khẳng khiu của một bé trai chưa đầy tuổi bíu chặt lấy môi người mẹ, trong một bệnh viện từ thiện ở Niger. Bức ảnh đã chỉ cho người xem thấy rõ nguyên nhân cơ bản của sự đói khổ của người dân Niger phải gánh chịu là do thiên tai hạn hán kéo dài trên 10 năm, nạn châu chấu phá hoại mùa màng, là cảnh chiến tranh giữa các bộ tộc, đã khiến cho hàng triệu người thiếu lương thực, hàng vạn người chết chóc thê thám! Trong lúc đó cuộc thi ảnh báo chí Việt Nam 2005 tuy có bước tiến bộ về thể loại, đa dạng về đề tài. Nhưng vẫn thấy đâu đó bàn tay sắp xếp và dàn dựng của tác giả, tỉ dụ cũng một cánh đồng khô nức nẻ, do hạn hán, nhưng vẫn có một bông hoa nhô lên giữa cánh đồng nứt nẻ toang
  5. hoác. Phải chăng “bông hoa” do tác giả “cắm” vào, với suy nghĩ muốn cho tác phẩm có “hậu”. Một sự thật đáng buồn cười, một bước thụt lùi, bảo thủ không thể chấp nhận được. Có người nói thẳng ra rằng nguyên nhân cơ bản của bước thụt lùi đó là hậu quả của công tác đào tạo nhiếp ảnh báo chí của nước ta đẻ ra từ cái nôi bao cấp, dựa dẫm, thiếu năng động, lười suy nghĩ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2