intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chiếc máy đo sâu

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

62
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chỉ thêm được một buổi chiều nữa thôi chúng tôi phải đi rồi. Không đi kịp sẽ bị lỡ chuyến hàng, lỡ chuyến không biết bao giờ mới có lịch nhận hàng trở lại, chưa kể lỡ chuyến này ảnh hưởng đến các chuyến hàng tiếp theo. Thợ sửa chữa chưa xong. Họ làm hì hục cả đêm qua khi tàu còn chạy trên sông Bạch Đằng ra đến cửa biển vẫn tìm chưa ra nguyên nhân. Thật quái, như là có ma ấy. Máy móc mới tinh nhưng cứ lắp vào thì chập chờn, lúc chỉ báo lúc không....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chiếc máy đo sâu

  1. Chiếc máy đo sâu TRUYỆN NGẮN CỦA TRƯƠNG ANH QUỐC Chỉ thêm được một buổi chiều nữa thôi chúng tôi phải đi rồi. Không đi kịp sẽ bị lỡ chuyến hàng, lỡ chuyến không biết bao giờ mới có lịch nhận hàng trở lại, chưa kể lỡ chuyến này ảnh hưởng đến các chuyến hàng tiếp theo. Thợ sửa chữa chưa xong. Họ làm hì hục cả đêm qua khi tàu còn chạy trên sông Bạch Đằng ra đến cửa biển vẫn tìm chưa ra nguyên nhân. Thật quái, như là có ma ấy. Máy móc mới tinh nhưng cứ lắp vào thì chập chờn, lúc chỉ báo lúc không. Đo sâu như thế nguy hiểm lắm. Tàu mắc cạn hay chạy lên núi rồi chưa báo động thì nguy to. Nói thế chứ tàu hành hải, máy không chỉ báo được cũng không sao, hải trình quen thuộc rồi. Tàu chạy chuyên tuyến, đi đường ấy, về đường ấy, cứ việc mang tấm hải đồ đã kẻ sẵn trải ra bàn, mấy khi thay đổi. Bởi vậy, có máy cũng không thường dùng. Nhưng vào cảng Trung Quốc không báo được thì chết chắc. PSC (chính quyền cảng) lên kiểm tra không đảm bảo an toàn theo quy định sẽ phạt, tàu sẽ bị giữ lại. Xe máy bị giữ còn đóng phạt huống chi con tàu to đùng như thế bị giam ở nước ngoài. Tàu bị phạt một lần sẽ bị soi mãi. PSC đã cảnh báo về máy đo sâu, chuyến này tàu qua nhất định sẽ bị kiểm tra. Đây là thời hạn cuối cùng. Biết được tầm quan trọng của máy đo sâu nên thuyền trưởng Ngô nhắc nhở phó Hai tìm cách khắc phục. Phó hai Quyền cùng anh em trên tàu kiểm tra dây nhợ, cảm biến độ sâu có bị hư hỏng hay không. Dây cáp được đi trong ống sắt nhưng kiểm tra còn dễ, chỉ việc đo thông mạch và điện trở cách điện. Tháo cảm biến mới khó. Phải chui xuống tận keel tàu. Tàu không phải đáy đôi nên xuống keel phải chui qua hầm hàng. Chui qua hầm hàng chở xăng dầu rất nguy hiểm. Trên tàu, khi vào nơi kín phải đo nồng độ oxy, khí độc, metan…Phải đảm bảo độ an toàn mới được làm việc. Chở hàng độc hại nên phải thông gió trước cả ngày trời. Xuống hầm hàng tối thui lui nhưng không được thắp đèn cầy đèn điện để phòng tránh cháy nổ. Chỉ được sử dụng loại đèn pin chuyên dụng, giống như đi
  2. soi ếch. Nhóm người phía dưới liên lạc với nhóm phía trên bằng máy bộ đàm, có sự cố gì thông báo cho nhau. Thuyền trưởng trên buồng lái giữ liên lạc chính, theo dõi công việc của toàn bộ thuyền viên đang làm việc. Tháo nắp tu-roan, phải lách người mới chui qua lọt. Đầu cảm biến bằng cái chén lại nằm tít lít trong hốc. Lâu ngày bu long gỉ sét. Cà lê vặn không ra phải dùng cưa và đục. Cưa, đục cũng sợ phát tin lửa điện gây cháy nổ. Hầm hàng chứa đầu khí xăng dầu sẽ dễ phát nổ. Dùng nước xịt cho thật ướt. Chuẩn bị sẵn lù gỗ. Tháo được cảm biến, đóng lù tức khắc chứ không, nước biển ngập vào khoang. Nước vào tàu, người chui lên không kịp. Chìm tàu, chết không kịp ngáp. Đóng lù chặt rồi, thủy thủ trưởng Thắng còn nện thêm mấy búa cho chắc. Xong xuôi, mang cảm biến lên. Nâng cảm biến như trứng non. Trải vải, đặt cảm biến trên bàn. Kiểm tra, nó vẫn còn tốt. Đo, kiểm tra lại đường dây một lần nữa, cũng vẫn còn tốt. Chỉ còn mỗi chiếc máy. Khả năng hệ thống lỗi do chiếc máy. Máy mới lắp còn giấy bảo hành đó. Cũng tại cái máy tên SamYung. Thay quách chữ Y bằng chữ S có hay hơn không. SamSung màn hình cực phẳng, hiển thị nét căng không thua ti vi. Biết làm sao được, chỉ sai mỗi một phụ âm. Sai một li đi mười dặm. Thợ đã kiểm tra bằng máy tính và thiết bị chuyên dụng rồi. Cũng bó tay. Đáy tàu bị hà bám nhiều, cảm biến không phát xung đến đáy biển nên không thu được sóng phản xạ? Cũng có khả năng ấy lắm chứ. Bí. Hết gọi nhà sản xuất đến thuê thợ lặn đi đò từ Hòn Dáu. Neo tàu. Thủy thủ trưởng Thắng chạy máy nén gió để thợ lặn lấy hơi. Hai thợ lặn đeo mặt nạ, ngậm ống thở và mang theo dao lặn xuống phía dưới đáy tàu xem có hà bám hay không, nếu có thì cạo sạch. Thợ lặn xuống nước, bầy cá heo ào lại vây quanh. Cá heo ở đâu đông thế. Cá heo hiền lành, quý người. Thợ bơi đằng trước chúng bơi theo hộ tống, có con còn vượt lên trước dẫn đường. Thợ lặn đến vị trí đặt cảm biến, không có hà bám hay vật cản nào mới tức. Thế mới khó.
  3. Chiếc máy mới nhưng bị lỗi kỹ thuật ? Thợ bảo hành gọi điện sai người mang hẳn một chiếc máy mới tinh khác ra thay. Thử trước cho chắc ăn bằng cách buột dây vào cảm biến thả xuống biển từ trên cánh gà buồng lái. Thử mạn trái rồi mạn phải thấy máy đo tốt, ai cũng mừng rơn. Lắp vào chạy thôi. Ai cũng hăng hái làm cho xong sớm. Nhưng khi lắp vào vị trí cũ, máy lại không hoạt động được. Thợ lắc đầu ngao ngán. Có thể bị nhiễm từ quá lớn. Nhưng sao trước đây cũng đặt ở vị trí đó mà vẫn đo bình thường ? Kiểu này phải chờ cho tàu lên đà. Còn 2 năm nữa mới đến lúc lên đà. Làm sao chờ được gần đến 2 năm nữa. Trời lại sắp tối rồi. Thuyền trưởng gọi điện hỏi ý kiến công ty. Công ty chỉ đạo cho tàu chạy chứ đã trễ lắm rồi. Bây giờ đề pa phải chạy hết ga mới có cơ may kịp được. Gọi gấp đò cho hai thợ sửa chữa rời tàu nếu không qua cảng nước ngoài chẳng biết chui đâu trốn cho được. Tàu nhổ neo rời vùng biển Đồ Sơn. Mấy chú cá heo nhảy múa trong nước đỏ ngầu phù sa. Tàu đi, ai cũng lo. Công ty hối đi, có gì công ty chịu. Thuyền viên chỉ làm công ăn lương, đâu toàn quyền quyết định. Nói thế chứ trong nước còn được, khi ra nước ngoài thuyền trưởng đứng mũi chịu sào. Từ Đồ Sơn qua đó còn hơn một ngày trời nữa. Chừng đó thời gian sẽ tính được cách, nhất định sẽ tính được cách. Không đo ở vị trí cũ của nó thì ta đo ở chỗ khác, miễn sao trên màn hình máy có hiển thị độ sâu và báo động khi độ sâu nhỏ hơn giá trị đặt. Trên đường đi mấy người tập trung làm thiết bị đo…cầm tay. Làm bằng cách đi dây dẫn mới sang vách tàu, phải khoan lổ luồn dây qua vách để lỡ PSC có thấy thì bảo là dây anten ti vi. Xong xuôi bó dây gọn gàng, cũng khó phát hiện ra. Chưa biết tàu cập mạn nào nên đi dây sang cả trái và phải cho chắc. Mạn trái là phòng thợ cả Quân. Mạn phải là kho thủy thủ trưởng. Chỉ có một cảm biến nên không dám nối dây trực tiếp. Đấu sẵn hai ổ cắm hai bên, tàu cập mạn này thì thả mạn kia. Đâu dám đứng trên mặt boong để thả, chỉ dám mở cửa húp lô tròn, thả xong đóng he hé kẻo cửa kẹt đứt dây. Lấy sơn sơn vào dây điệp với màu của vỏ tàu cho khó phát hiện. Không dám làm ổ cắm hai chân vì sợ lúc PSC lên tàu mà quân ta lúng túng cắm nhầm đầu dương sang đầu
  4. âm thì không đo được, lại hỏng máy. Phải tìm ổ cắm ba chân đấu dây thật chắc chắn, lúc đó nhắm mắt cắm cái phụp cũng trúng. Làm xong mang ra biển thử liền, thử cả hai bên mạn. Tàu chạy nhanh, cảm biến trôi theo. Bầy cá tưởng mồi câu bơi theo từng đàn. Có lúc cảm biến nhảy lên khỏi mặt nước, phải buột thêm vào một cục sắt cho đủ nặng. Thế này thì yên tâm rồi. Chuẩn bị nhiều thứ chỉ để kiểm tra và cấp một tấm giấy chứng nhận. Thiết bị đo sâu… cầm tay lại được cấp giấy chừng nhận mới hay. Cũng nhưng thủy thủ phải biết bơi, bơi ít nhất 300m mới gọi là biết bơi. Biết bơi để cứu mình một lần trong đời chứ đi biển mấy khi được bơi. Cũng có thể cả đời không bơi. Thủy thủ không bơi mới may phước. Nếu vào cầu cảng như mọi khi, tàu sẽ cập mạn trái. Có khả năng vào đúng cầu cảng cũ. Chuẩn bị sẵn sàng để thả cảm biến mạn phải. Mạn phải cũng nguy hiểm quá. Lỡ PSC đi ca nô lên tàu sẽ phát hiện. Người trong ngành liên quan đến hàng hải lên tàu thường đi bằng đường thủy. Thả bên mạn trái càng nguy hiểm hơn. Phía cầu cảng có nhiều người đi lại. Công nhân, bảo vệ, cảnh sát…Nhất định họ sẽ thấy. Thủy thủ làm dây bảo hay là thả cảm biến cùng với dây treo máng chắn chuột. Kế này cũng hay. Người phía cảng nhìn thấy tưởng dây treo máng chắn chuột. Chắc các bạn không biết vì sao có máng chắn chuột đúng không. Khi tàu cập cầu cảng phải dùng máng tôn chắn trên dây buột tàu vào cọc bít trên cảng. Chuột có bò theo dây buột lên tàu, khi gặp máng cũng chào thua. Chuột lên tàu phá phách đồ đạc, thực phẩm và nguy hiểm nhất là cắn đứt dây điện. Cho dù dây điện trên tàu được bọc cáp. Cáp sắt, cáp i-nốc chuột cắn cũng đứt. Cái loài gặm nhấm ấy mà, ngứa răng thứ gì cũng cắn. Treo máng chắn chuột còn là quy định bắt buột khi tàu vào cảng. Chưa chắc chuột lên tàu hay chuột từ tàu xuống bờ. Không cần biết. Không treo máng sẽ bị PSC phạt. Khi thả cảm biến đo sâu cùng với dây máng chắn chuột lúc nước êm còn đỡ, lúc có sóng tàu dập duềnh, dây điện sẽ bị xoắn. Dây điện dây thừng xoắn nhau, gỡ ra rất khó. Nếu có người phát hiện, chết chắc! Nhưng biết đâu PSC không đi bằng đường thủy. Đường bộ từ phía cảng gần hơn. Xuống xe ô tô, đi bộ mấy bước đến được cầu tàu. Cứ chuẩn bị sẵn sàng, PSC đi đường nào sẽ tương kế tựu kế. Trước khi kiểm tra thiết bị an toàn, họ cũng
  5. phải vào câu lạc bộ kiểm tra giấy tờ trước. Ở đâu trên trái đất này chẳng có thủ tục hành chính. Sáng sớm cập cầu xong, tàu làm hàng. Chẳng ai đi bờ. Ở tàu phục vụ cho công trình… máy đo sâu. Chờ đến 3 giờ rưỡi chiều, PSC cũng chưa xuống tàu. 3 giờ rưỡi mình là 4 giờ rưỡi Trung Quốc. Cuối tuần chắc công nhân viên chức về nghỉ sớm. Trời chiều nhưng vẫn còn nắng lắm. Hôm nay trời nóng quá họ ngại xuống tàu? Hay họ bận đi kiểm tra tàu khác? Ngộ nhỡ chuyến này họ biết mình chuẩn bị nên không kiểm tra. Thế thì may quá, chuyến này về có thời gian sẽ sữa chữa ngon lành. Chẳng có gì phải sợ nữa. Chưa hết mừng thầm, chút xíu sau họ xuống. Không chỉ 2 mà đến 3 người. 3 người sẽ khó canh chừng hơn. Họ đi đường bộ. Đi đường thủy làm gì, té nước cảng đen ngòm lên áo. Họ bước lên cầu thang tàu rất hăm hở. Gót giày cứ bình bịch không khác gì đi càn. Mấy thủy thủ thầm thì: - Bây giờ mới xuống, làm cả ngày trời không ai dám đi bờ chơi! - Bà mẹ nó, hai lần trước xuống “làm” hết ngàn mấy USD rồi cũng chưa bỏ qua cho! - Ê, qua nước bạn không được chửi nghe mậy! Mỗi lần tàu mắc sai phạm, họ lại xơi được một mớ. Muốn làm tiền, có hàng trăm lỗi để bắt. Những lỗi nhỏ không sao, phần không có máy đo sâu, không thể du di được. Lần này hết hạn cho phép, sẽ giữ tàu lại. Lúc này có bao bố tiền đô cũng không thể cứu vãn được. May quá. PSC đi đường bờ thì ta chui vào kho thủy thủ trưởng thả cảm biến dễ dàng hơn. Chờ cho họ vào câu lạc bộ thì thủy thủ Nam thả ngay cảm biến xuống nước. Đóng nắp húp lô lại. Nam mở lại mở húp lô xem lại một lần nữa cho chắc ăn. Đóng cửa phòng lại. Không khóa. Để còn vào kéo lên nữa chứ. PSC vào câu lạc bộ kiểm tra giấy tờ, bằng cấp sĩ quan, thuyền viên một cách qua loa rồi phăm phăm lên buồng lái kiểm tra máy đo sâu. Phó hai bật máy đo sâu lên, chỉnh lại các thông số để thu được tín hiệu rõ nhất. Một dải tín hiệu từ từ chạy hàng ngang trên màn hình phẳng nét gần bằng tivi Samsung. Trên góc màn hình chỉ con số 15m. OK ! Một nhân viên PSC cười mếu.
  6. PSC kiểm tra các thiết bị khác trên buồng lái rồi ra ngoài ca bin để kiểm tra xuồng cứu sinh, độ kín của các cánh bướm thông gió buồng máy. Kiểm tra thứ khác để gỡ gạc. Lúc này phó hai báo qua máy bộ đàm để Nam nhấc đầu cảm biến lên. Chỉ nói là “xong rồi” chứ không dám nói rõ. Người Trung Quốc biết được tiếng Việt mình, nhất là những người làm ở cảng này. Nghe tiếng gọi, Nam vội vàng mở cửa sổ kéo sợi dây lên. Đang kéo, một anh chàng biên phòng mặc đồ xanh lơ đứng ở trên dòm thấy. Sao cái anh biên phòng này hôm nay lại ra phía mạn này đứng không biết? Mọi khi anh vẫn nằm ngủ trong câu lạc bộ kia mà. Không rủ được thủy thủ nào đánh cờ tướng hay sao? Yếu cờ anh lại thích chơi, gặp ai cũng gạ. Khi tàu cập cảng là có biên phòng xuống tàu giữ gìn an ninh. Chắc hôm nay có PSC vào làm việc nên anh ta ra ngoài dạo lang thang. Thủy thủ Hán trực ca thấy biên phòng dòm xuống chằm chằm, bèn giả đò gọi biên phòng ơi biên phòng hỡi. Hán chỉ chiếc tàu to đùng đang cập cảng phía trước. Biên phòng liếc nhìn chiếc tàu. Nó nằm đó nhận hàng mấy ngày rồi, lạ gì. Sinh nghi, người đồng phục xanh lơ liền chạy xuống tầng dưới. Hán cúi đầu xuống thật thấp gọi to qua cửa sổ cốt để Nam biết: - Lộ rồi! Nam đang kéo cảm biến, tay quấn quíu. Mấy ngày trước Nam đã ăn một đĩa chân gà luộc. Tiếp tục kéo nữa sẽ bị bắt. Chứng cứ rành rành không thể phi tang đi đâu được. Thấy chiếc kềm cắt còn ở trên bàn Nam liền cầm lấy, cắt phựt một phát. Cuộn dây xếp vào góc. Nam giả vờ dọn dẹp, sắp xếp lại đồ đạc cho ngăn nắp. Biên phòng cũng vừa xuống, cũng may trong kho có nhiều dây điện nên không biết thủy thủ đang làm gì. Biên phòng dòm dòm chẳng biết gì liền đi lên. Có phải thả bom khủng bố đâu mà sợ. Cái đầu cảm biến đã chìm tận đáy mất rồi. 15m chứ có cạn đâu. Nước trong cảng Zhanjiang đen sì chứ có như nước Bạch Đằng giang, làm sao thấy được.
  7. Lúc ấy mấy nhân viên PSC cũng vừa ra. Biên phòng nói gì đó bằng tiếng Trung Quốc nghe như chiên-xào-tùng-xẻo, lủng la lủng lẳng gì đó. Một nhân viên PSC quay trở vào câu lạc bộ. Mọi người hết hồn. Nhưng không, anh ta lấy chiếc mũ để quên. Vừa lúc đó nhân viên hải quan lên tàu làm thủ tục xuất cảnh. Đội PSC đi về, thủy thủ đứng ở hành lang mừng quá vẫy tay chào: - Bye, bye ! Họ cũng đáp lại: - Thanks ! Bye, bye ! Họ không đi bằng đường bộ nữa. Ca nô đón đứng sẵn dưới bến. Phó ba Chiến đưa họ ra đến cầu thang hoa tiêu, biếu thêm hai cây thuốc ba số. Họ làm bộ không nhận. Hay chê ít? Cuối cùng họ cũng lấy. Khi người PSC cuối cùng xuống khỏi cầu thang, thủy thủ trên tàu hít căng lồng ngực, thở phào. Mất cái đầu cảm biến, về nước mua lại. Phải sửa chữa chứ dám lừa cả cán bộ Trung Quốc thế này. Cũng vui nhưng ớn lắm. Đi biển sóng gió mấy cũng không thót tim bằng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2