CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ, CÁC TIÊU CHÍ CHỌN LỰA, VÀ TIẾN TRÌNH ĐỀ XUẤT DỰ ÁN ĐIỂM NÓNG ĐA DẠNG SINH HỌC
lượt xem 48
download
Quỹ Đối tác về các Hệ sinh thái Trọng yếu (CEPF) được thiết kế nhằm bảo vệ và giám sát các vùng có nhiều tiềm năng sinh học và có nguy cơ bị đe dọa trên trái đất được gọi là những điểm nóng đa dạng sinh học. CEPF là sáng kiến chung của Cơ quan Phát triển Pháp, Tổ chức Bảo tồn Quốc tế (CI), Quỹ Môi trường Toàn cầu, chính phủ Nhật Bản, Quỹ John D. và Catherine T. MacArthur, và Ngân hàng Thế giới. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ, CÁC TIÊU CHÍ CHỌN LỰA, VÀ TIẾN TRÌNH ĐỀ XUẤT DỰ ÁN ĐIỂM NÓNG ĐA DẠNG SINH HỌC
- TÓM TẮT CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ, CÁC TIÊU CHÍ CHỌN LỰA, VÀ TIẾN TRÌNH ĐỀ XUẤT DỰ ÁN ĐIỂM NÓNG ĐA DẠNG SINH HỌC INDO-BURMA (VÙNG ĐÔNG DƯƠNG) 02 tháng 12 năm 2008 1
- TÓM TẮT CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ Giới thiệu Quỹ Đối tác về các Hệ sinh thái Trọng yếu (CEPF) được thiết kế nhằm bảo vệ và giám sát các vùng có nhiều tiềm năng sinh học và có nguy cơ bị đe dọa trên trái đất được gọi là những điểm nóng đa dạng sinh học. CEPF là sáng kiến chung của Cơ quan Phát triển Pháp, Tổ chức Bảo tồn Quốc tế (CI), Quỹ Môi trường Toàn cầu, chính phủ Nhật Bản, Quỹ John D. và Catherine T. MacArthur, và Ngân hàng Thế giới. Mục đích cơ bản của CEPF là thu hút các tổ chức dân sự, như các nhóm cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ (NGO), các viện nghiên cứu và các doanh nghiệp tư nhân, vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở điểm nóng này. CEPF khuyến khích sự liên minh hoạt động của các nhóm khác nhau, kết hợp được khả năng riêng của mỗi nhóm và giảm sự trùng lặp hoạt động trong khuôn khổ một tiếp cận bảo tồn tổng thể và có tính điều phối. CEPF chú trọng tới các vùng sinh học hơn là các ranh giới chính trị và xem xét đe dọa đối với bảo tồn trên cơ sở điểm nóng. CEPF tập trung vào hợp tác xuyên biên giới, trong các khu vực có tầm quan trọng cao đối với bảo tồn đa dạng sinh học trải rộng qua các biên giới quốc gia, hoặc ở các khu vực mà một giải pháp toàn vùng sẽ hiệu quả hơn một giải pháp quốc gia. Bản mô tả sơ lược hệ sinh thái1 đưa ra một tổng quan về vùng Đông Dương dưới góc độ tầm quan trọng bảo tồn đa dạng sinh học, các đe dọa chính và nguyên nhân cơ bản dẫn đến mất đa dạng sinh học, bối cảnh kinh tế xã hội, và các đầu tư hiện tại cho công tác bảo tồn. Nó đưa ra một bộ kết quả bảo tồn có thể đo đếm được, xác định các thiếu hụt về kinh phí, và các cơ hội đầu tư, và vì vậy xác định điểm mà đầu tư của CEPF có thể tạo ra giá trị gia tăng lớn nhất. Bản mô tả sơ lược hệ sinh thái Đông Dương được xây dựng thông qua quá trình trao đổi lấy ý kiến và nghiên cứu tài liệu do Birdlife International điều phối, phối hợp với Hiệp hội Bảo tồn Chim Thái Lan (BCST), Trang trại & vườn thực vật Kadoorie (KFBG), và chương trình WWF Cam-pu-chia, với hỗ trợ kỹ thuật của Trung tâm Khoa học Đa dạng Sinh học Ứng dụng (CABS) của CI. Hơn 170 cá nhân liên quan từ các tổ chức dân sự, các cơ quan chính phủ và nhà tài trợ được trao đổi ý kiến trong quá trình thực hiện ấn phẩm này. Vùng Indo-Burma là một trong tám điểm nóng có khả năng bị mất nhiều nhất số lượng thực vật và động vật có xương sống do hệ quả của việc mất rừng ở tốc độ như hiện tại. Do diện tích rộng lớn, điểm nóng Indo-Burma được chia thành hai tiểu vùng, Đông Dương và Đông Himalaya, mỗi tiểu vùng sẽ nhận được chính sách đầu tư riêng biệt từ CEPF. Sau tiến trình lập kế hoạch của CEPF cho điểm nóng này, CI cũng cho xuất bản bản tái đánh giá các điểm nóng, chia khu vực này thành hai điểm nóng riêng biệt và thay đổi ranh giới ban đầu của mỗi điểm nóng. Tuy nhiên, CEPF đã ký văn bản ràng buộc trong việc tôn trọng triệt để ranh giới ban đầu của điểm nóng này. Hiện tại, Myanmar chưa đủ tiêu chuẩn để nhận tài trợ từ CEPF. 1 http://www.cepf.net/xp/cepf/where_we_work/indoburma/indoburma_info.xml 2
- Vùng Đông Dương có đặc điểm địa lý rất đa dạng. Trải ra trong một biên độ độ cao hơn 3.500 mét, từ các đỉnh núi của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, trải xuống đến vùng bờ biển Andaman, Vịnh Thái Lan và Biển Đông. Do sự đa dạng cao về địa mạo và vùng khí hậu, Đông Dương là nơi có rất nhiều các sinh cảnh khác nhau và vì vậy có tính đa dạng sinh học rất cao. Các kết quả bảo tồn Bản mô tả sơ lược hệ sinh thái của CEPF cho khu vực Indo-Burma bao gồm sự cam kết và những điểm nhấn mạnh trong việc sử dụng các kết quả bảo tồn–mục tiêu mà từ đó có thể đánh giá được sự thành công của quá trình đầu tư–như là nền tảng khoa học để quyết định chiến lược đầu tư của CEPF. Những kết quả này cho phép CEPF tập trung các nguồn lực hạn chế của khu vực cho loài, khu và cảnh quan đang nhận được sự quan tâm bảo tồn ở mức độ toàn cầu. Những kết quả có thể đo đếm được này cho phép CEPF giám sát sự thành công của quá trình đầu tư. Các loài, các khu, và các hành lang của vùng Đông Dương được xác định trong quá trình xây dựng bản mô tả sơ lược hệ sinh thái và sau đó được sắp xếp ưu tiên để lựa chọn là các đối tượng phù hợp cho chiến lược đầu tư của CEPF. Kết quả cấp độ loài ở khu vực Đông Dương bao gồm tất cả các loài bị đe dọa ở mức độ toàn cầu (nghĩa là các loài được xếp hạng Cực kỳ nguy cấp, Nguy cấp và Sắp nguy cấp) theo Danh lục đỏ các loài bị đe dọa năm 2002 của IUCN. Ở Đông Dương, tổng số 492 loài được xác định trong danh mục kết qủa. Trong đó, 60 loài thú, 73 loài chim, 33 loài bò sát, 46 loài lưỡng cư, 32 loài cá và 248 loài thực vật được lựa chọn là ưu tiên trong chính sách đầu tư của CEPF. Tới nay, chưa có đánh giá mức độ đe dọa toàn cầu nào được tiến hành cho các loài động vật có xương sống có trong khu vực, nhưng điều này không có nghĩa là nhóm loài này nằm ở mức độ ưu tiên bảo tồn thấp. Kết quả cấp độ khu được quyết định bằng cách xác định các khu vực có quần thể của ít nhất một loài bị đe dọa ở mức độ toàn cầu. Các danh sách ban đầu của loài, khu và hành lang ưu tiên cho đầu tư của CEPF trong khu vực Đông Dương được đề xuất trong các cuộc hội nghị bàn tròn của các chuyên gia tháng 7 và 8 năm 2003. 362 kết quả cấp độ khu ở Đông Dương được đề nghị ưu tiên cho đầu tư của CEPF trong các lần họp chuyên gia và kết quả là 30 khu ưu tiên được xác định cho CEPF đầu tư. Khu ưu tiên được xác định dựa trên tính không thể thay thế được và sắp nguy cấp. Rất nhiều kết quả cấp độ khu là nơi sinh sống của một số loài đang bị đe dọa ở mức độ toàn cầu. Đặc biệt, các khu như Chhep ở Campuchia; Nakai-Nam Theun và Xe Pian ở Lào; Hoàng Liên Sơn và Xishuangbanna ở nam Trung Quốc; Hala-Bala, Huai Kha Khaeng và Khao Banthad ở Thái Lan; và Kẻ Bàng, Ngọc Linh, Phong Nha và Pù Mát ở Việt Nam, mỗi khu này có ít nhất 30 loài bị đe dọa ở mức độ toàn cầu đang sinh sống. Kết quả cấp độ hành lang được xác định dựa trên các yêu cầu sinh thái của các loài sinh vật sinh cảnh cũng như các diễn biến sinh thái chủ chốt như di cư, phân tán và các liên hệ sinh thái khác như thủy văn. Các loài sinh vật sinh cảnh thường cần một diện tích không gian lớn để tồn tại. Tổng số 53 hành lang bảo tồn được xác định cho khu vực Đông Dương, tương 3
- đương với 36% tổng diện tích khu vực Đông Dương, bao gồm cả khu vực đất thấp Kẻ Gỗ và Khe Nét và hành lang Mu Ko Similan-Phi Phi- Andaman. Lựa chọn các khu và hành lang ưu tiên cho phép đầu tư của CEPF dành cho các hành động bảo tồn ở cấp độ khu và cấp độ cảnh quan tập trung vào các vùngđịa lý (đặc biệt là các khu) có mức độ ưu tiên cao nhất. Trong khi đó, việc lựa chọn các loài ưu tiên cho phép đầu tư của CEPF vào các hành động bảo tồn tập trung vào các loài hướng tới các loài bị đe dọa tuyệt chủng toàn cầu có nhu cầu bảo tồn mà chỉ riêng các hành động ở cấp độ khu vực hoặc cấp độ cảnh quan không thể giải quyết được. Các cân nhắc quan trọng khác Quá trình xây dựng bản mô tả sơ lược cũng bao gồm phân tích các mối đe dọa, đặc điểm kinh tế xã hội, và những đầu tư hiện tại nhằm giúp thiết kế chiến lược đầu tư hiệu quả nhất. Các đe dọa chính đối với đa dạng sinh học ở Đông Dương là các hoạt động phát triển kinh tế kết hợp với gia tăng dân số. Hai mối đe dọa phổ biến trước mắt mà các loài động thực vật trong vùng đang phải đối mặt là mất sinh cảnh và bị khai thác quá mức. Một hoặc cả hai nhân tố này là mối đe dọa chính đối với hầu hết các loài bị đe dọa toàn cầu trong vùng. Có lẽ chưa đến 5% diện tích của Điểm nóng Indo-Burma được che phủ bởi rừng nguyên sinh, trong khi rừng bị tàn phá nhẹ và vẫn còn chức năng sinh thái chiếm thêm từ khoảng 10% đến 25%. Ở cấp độ toàn cầu, điểm nóng Indo-Burma là một trong những điểm nóng bị đe dọa cao nhất: là một trong tám điểm nóng có khả năng bị mất nhiều nhất số lượng thực vật và động vật có xương sống do hệ quả của việc mất rừng ở tốc độ như hiện tại. Phần lớn nguồn kinh phí tài trợ quốc tế cho bảo tồn đa dạng sinh học ở Đông Dương là có từ nguồn vốn hoặc thông qua các cơ quan tài trợ song phương và đa phương. Các nhà tài trợ song phương đầu tư đáng kể vào công tác bảo tồn trong vùng bao gồm Cơ quan Hỗ trợ Phát triển Quốc tế Đan Mạch (Danida), Chính phủ Nhật Bản, Chính phủ Hà Lan và Chính phủ Hoa Kỳ. Các nhà tài trợ đa phương gồm Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Liên minh châu Âu (EU), Cơ quan phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), và Ngân hàng Thế giới. Ngoài ra, có một số dự án của tài trợ của Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) ở trong vùng, được thực hiện thông qua UNDP hoặc Ngân hàng Thế giới. Dự kiến phân bổ cho các dự án đa dạng sinh học trong giai đoạn 4 vừa được phê duyệt gần đây của Quỹ Môi trường Toàn cầu cho năm nước trong Điểm nóng Đông Dương là: Trung Quốc, 44,3 triệu USD; Lào, 5,2 triệu USD; Thái Lan, 9,2 triệu USD; và Việt Nam, 10,2 triệu USD. Cam-pu-chia không được phân bổ cụ thể, nhưng là một trong 93 nước nhỏ được phân bổ theo nhóm là 146,8 triệu USD. Mỗi thành viên của nhóm này có quyền để tiếp cận với nguồn tài trợ tối đa là 3,5 triệu USD từ GEF-4, nhưng khoản viện trợ trung bình sẽ vào khoảng xung quanh 1,5 triệu USD cho mỗi nước. Không có sự đảm bảo chắc chắn nào về lượng tài trợ mà các quốc gia nhận sẽ nhận được từ GEF, nhưng con số thực tế tài trợ cho chính phủ của từng quốc gia sẽ gần với số phân bổ dự kiến. Các điểm phù hợp và chiến lược đầu tư của CEPF 4
- Các loài bị đe dọa ở mức độ toàn cầu là cơ sở chính để xác định các kết quả bảo tồn cho Đông Dương, vì vậy cũng mang tính quyết định cho các ưu tiên đầu tư của CEPF. Điểm phù hợp cho chính sách đầu tư của CEPF được xác định dựa trên việc phân tích các kết quả bảo tồn; những mỗi đe dọa chính; tình hình thực tế kinh tế xã hội; năng lực tổ chức của xã hội dân sự trong khu vực và đánh giá về các nguồn đầu tư hiện tại trong vùng. Thay đổi bầu không khí chính trị ở một vài nước cũng đồng nghĩa với việc tăng khối lượng của tài trợ quốc tế, kể cả đầu tư bảo tồn, vào hầu hết các quốc gia trong vùng từ đầu thập kỷ 90 trở đi. Trong giai đoạn này, các chính phủ quốc gia cũng đầu tư đáng kể vào bảo tồn, đặc biệt thông qua việc mở rộng mạng lưới khu bảo vệ quốc gia. Các tổ chức dân sự có vị thế tốt để vào cuộc giải quyết các đe dọa trước mắt đối với các loài, khu và hệ sinh thái, và các nguyên nhân sâu xa của chúng. Tuy nhiên, đầu tư hiện nay không thường tập trung vào các ưu tiên bảo tồn cao nhất hoặc thúc đẩy các cách tiếp cận hiệu quả nhất, và tiềm năng thu hút tổ chức dân sự vào bảo tồn đa dạng sinh học chưa được phát huy đầy đủ. Trong hoàn cảnh này, các cơ hội để CEPF hỗ trợ bảo tồn đa dạng sinh học trong vùng là hầu như không có giới hạn. Địa điểm đầu tư của CEPF ở Đông Dương được xác định qua một quá trình có sự tham gia các tổ chức dân sự, các nhà tài trợ, và đối tác chính phủ trong toàn vùng. Với thực tế là hiện đang có những nguồn đầu tư rất đáng kể của các chính phủ và các nhà tài trợ cho việc bảo tồn đa dạng sinh học. Nguồn kinh phí bổ sung tương đối hạn hẹp của CEPF sẽ được sử dụng hiệu quả nhất để hỗ trợ các sáng kiến của các tổ chức dân sự, giúp bổ sung và định hướng tốt hơn cho các dự án và chương trình đầu tư hiện có. Chiến lược đầu tư cho khu vực Đông Dương bao gồm 12 ưu tiên đầu tư chia thành 4 nhóm hướng hiến lược (bảng 1) là kết quả của quá trình tập hợp ý kiến tư vấn của các tổ chức dân sự và đối tác chính phủ. 5
- Bảng 1: Các hướng chiến lược và các ưu tiên đầu tư của CEPF Hướng chiến lược của Các ưu tiên đầu tư của CEPF CEPF 1. Giám sát và bảo vệ các 1.1 Xác định và đảm bảo cho các quần thể gốc của 67 loài bị đe dọa loài bị đe dọa toàn cầu cần toàn cầu khỏi các hoạt động khai thác quá mức và buôn bán bất hợp ưu tiên bằng cách giảm pháp. thiểu các mối đe dọa chính 1.2 Thực hiện các chiến dịch truyền thông để tăng cường hiệu lực của các chính sách hiện có về buôn bán các loài hoang dã và góp phần làm giảm nhu cầu tiêu dùng đối với 67 loài bị đe dọa toàn cầu và các sản phẩm từ chúng. 1.3 Xác minh tình trạng và phân bố của các loài thực vật bị đe dọa toàn cầu, và sử dụng các kết quả trong lập kế hoạch, quản lý, nâng cao nhận thức và/hoặc các hoạt động khác. 1.4 Đánh giá tình trạng đe dọa toàn cầu của một số nhóm sinh vật nước ngọt và lồng ghép kết quả vào các quá trình lập kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học đất ngập nước và các quy hoạch phát triển ở sông Mê Kông và các nhánh chính. 1.5 Tổ chức nghiên cứu về 12 loài đang cần hoàn thiện thêm thông tin về tình trạng và sự phân bố của chúng. 1.6 Xuất bản các tài liệu tham khảo bằng tiếng địa phương về các loài bị đe dọa 2. Phát triển các tiếp cận 2.1 Đưa ra các sáng kiến mang tính sáng tạo về quản lý và giám sát mang tính sáng tạo, do địa bảo tồn dựa trên các bên liên quan tại 28 vùng đa dạng sinh học trọng phương đề xuất và thực yếu. hiện để bảo tồn 28 vùng đa dạng sinh học trọng yếu 2.2 Phát triển các tiêu chuẩn và các chương trình vùng để giải quyết việc khai thác quá mức đa dạng sinh học và đưa vào thử nghiệm ở những khu đã được lựa chọn. 3. Lôi kéo sự tham gia của 3.1 Hỗ trợ các hoạt động của các tổ chức xã hội trong phân tích chính các bên chủ chốt vào việc sách, kế hoạch và chương trình phát triển, đánh giá tác động của giải quyết mâu thuẫn giữa chúng lên đa dạng sinh học và các dịch vụ của hệ sinh thái, và đề các mục tiêu bảo tồn đa xuất các giải pháp phát triển thay thế và các biện pháp phù hợp để dạng sinh học và phát giảm thiểu các tác động xấu. triển, đặc biệt chú trọng đến vùng Cao nguyên Đá 3.2 Hỗ trợ các sáng kiến có tác dụng đẩy mạnh việc bảo tồn đa dạng vôi phía Bắc và vùng Sông sinh học trong các dự án và chương trình phát triển. Mêkông và các nhánh 3.3 Thực hiện công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho các chính nhà hoạch định chính sách, các nhà báo, và giới luật gia. 6
- Hướng chiến lược của Các ưu tiên đầu tư của CEPF CEPF 4. Cung cấp sự lãnh đạo 4.1 Xây dựng được một nền tảng rộng lớn bao gồm các nhóm thuộc chiến lược và điều phối xã hội dân sự hoạt động vượt qua các danh giới về thể chế và chính hiệu quả các đầu tư của trị để cùng đạt được các mục tiêu bảo tồn chung được nêu ra trong CEPF thông qua một bản mô tả sơ lược hệ sinh thái này. nhóm thực hiện cấp vùng Phương hướng Chiến lược 1: Giám sát và bảo vệ các loài bị đe dọa toàn cầu ở Đông Dương thông qua giảm thiểu các mối đe dọa chính Đông Dương là một trong những vùng quan trọng nhất trên thế giới đối với công tác bảo tồn các loài bị đe dọa toàn cầu. Vùng này là nơi phân bố của 492 loài bị đe dọa toàn cầu, trong đó có nhiều loài không được được ghi nhận ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Đối với một số nhóm phân loại nhất định, ví dụ như linh trưởng, Điểm nóng Indo-Burma (trong đó Đông Dương là phần rộng lớn nhất) là nơi có số lượng loài bị đe dọa toàn cầu cao hơn bất cứ các điểm nóng nào khác trên thế giới. Đông Dương cũng được dự đoán là nơi sẽ còn có thêm nhiều loài bị đe dọa toàn cầu trong các nhóm phân loại chưa được tiến hành đánh giá toàn diện tình trạng bị đe dọa toàn cầu như động vật không xương sống, cá, và thực vật. Mặc dù Đông Dương có tầm quan trọng đối với các loài bị đe dọa toàn cầu, chỉ mới có một tỷ lệ nhỏ trong tổng số đầu tư bảo tồn ở Đông Dương trong thập kỷ vừa qua được dành cho các hành động bảo tồn tập trung vào loài. Điều này phần nào phản ánh suy nghĩ của các chính phủ, nhà tài trợ, và NGO cho rằng việc bảo tồn các mẫu chuẩn của các hệ sinh thái tự nhiên, chủ yếu thông qua thiết lập của các khu bảo vệ là đủ để duy trì các quần thể có thể tồn tại được của tất cả các loài. Phương hướng Chiến lược 2: Xây dựng các tiếp cận có tính sáng tạo, do địa phương chủ động thực hiện để bảo tồn ở cấp độ khu tại 28 vùng đa dạng sinh học trọng yếu Các chính phủ và các nhà tài trợ đã đầu tư đáng kể vào bảo tồn ở cấp độ khu tại từng nước trong vùng. Tuy nhiên, hầu hết đầu tư đến nay đều tập trung vào các khu bảo vệ và vào xây dựng hạ tầng cơ sở, cung cấp thiết bị, và các hoạt động tạo thu nhập thay thế cho cộng đồng địa phương. Một điểm quan trọng trong tài trợ của CEPF là hỗ trợ tổ chức dân sự tăng cường năng lực của cán bộ thực thi pháp luật để kiểm soát việc khai thác quá mức tại các khu bảo vệ. Một số tổ chức dân sự cũng đã có lợi thế về năng lực và kinh nghiêm để thực hiện vai trò này, và đã có nhiều ví dụ về các sáng kiến thành công ở trong vùng. Cách tiếp cận hiệu quả nhất có thể là xây dựng các bộ tiêu chuẩn và giáo trình đào tạo cho vùng, dựa trên các mô hình phương thức thực hiện tốt nhất đã được xây dựng. Ngoài ra, các tổ chức dân sự cũng có lợi thế trong việc thu hút sự tham gia của các bên liên quan tại địa phương vào bảo tồn khu. Đây thường là một phương án đầu tư hiệu quả về chi phí hơn so với đầu tư vào quản lý khu bảo vệ, và cũng là một cơ hội lớn để trao quyền cho các cộng đồng địa phương quản lý tài nguyên thiên nhiên một cách thức bền vững. 7
- Phương hướng chiến lược 3: Lôi kéo sự tham gia của các bên liên quan chính vào việc điều hoà các mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển, đặc biệt chú trọng vào vùng Các cao nguyên đá vôi phía bắc và Sông Mêkông và các nhánh chính Các can thiệp bảo tồn trong vùng đến nay có xu hướng chỉ chú trọng vào giải quyết các mối đe dọa trước mắt đối với đa dạng sinh học, chứ chưa chú ý được đến các nguyên nhân sâu xa của các mối đe dọa. Trong khi tiếp cận này đã đạt được kết quả thành công ở một số khu hoặc một số loài cụ thể, xu hướng chung là sự tiếp tục xuống cấp và mất sinh cảnh tự nhiên, và sự suy giảm quần thể của các loài đe dọa toàn cầu. Nguyên nhân sâu xa là các chính phủ và các nhà tài trợ dành cho cho bảo tồn đa dạng sinh học mức độ ưu tiên tương đối thấp; theo đuổi các chính sách kinh tế không phù hợp với bảo tồn đa dạng sinh học; và các dự án chính phủ và các dự án tài trợ thiếu các biện pháp giám sát và bảo vệ môi trường thích hợp. Không nên xem các nguyên nhân sâu xa này như rào cản không thể vượt qua, mà cần cân nhắc nó như là các cơ hội cho tổ chức dân sự đưa vấn đề đa dạng sinh học vào “kênh chính thức”, qua đó giảm thiểu các mối đe dọa tiềm ẩn trước khi chúng xuất hiện và huy động đầy đủ các nguồn lực và sự hỗ trợ về chính trị cho bảo tồn thành công. Phương hướng chiến lược 4: Cung cấp các chỉ đạo chiến lược và điều phối hiệu quả đầu tư của CEPF thông qua nhóm thực hiện cấp vùng Một đánh giá độc lập của chương trình CEPF toàn cầu cho thấy rằng với sự hỗ trợ của các giám đốc phụ trách tài trợ của CEPF, các nhóm thực hiện CEPF ở các vùng hoạt động đặc biệt hiệu quả trong việc kêt nối các thành tố chủ chốt của danh mục đầu tư toàn diện và lồng ghép từ trên xuống như các dự án trụ cột, các hoạt động nhỏ ở cấp cơ sở, các sáng kiến chính sách, hợp tác với chính phủ và tài trợ bền vững. Cũng theo các kiến nghị của các chuyên gia đánh giá, trách nhiệm các nhóm này, trước đây được gọi là các đơn vị điều phối, hiện nay được chuẩn hóa để bao trùm hết được các khía cạnh chức năng quan trọng nhất. Tại Điểm nóng Indo-burma, CEPF sẽ hỗ trợ BirdLife International thành lập một nhóm thực hiện cấp vùng để chuyển các kế hoạch trong bản mô tả sơ lược hệ sinh thái thành một danh mục các tài trợ gắn kết chặt chẽ để toàn bộ các dự án CEPF sẽ hỗ trợ nhau để tạo được tác động lớn hơn so với tổng cộng các tác động của từng tài trợ riêng biệt. BirdLife có kế hoạch sẽ lôi kéo sự tham gia của nhiều người khác trong quá trình giám sát thực hiện bằng cách thành lập các nhóm tư vấn quốc gia và nhóm xét duyệt kỹ thuật. Loài ưu tiên Tổng số 67 loài bị đe dọa toàn cầu đã được lựa chọn là các loài ưu tiên, đại diện cho 27% tổng số các loài động vật bị đe dọa toàn cầu ở Đông Dương (Bảng 2). Các loài ưu tiên bao gồm bẩy loài linh trưởng đặc hữu cho vùng, tám loài động vật ăn thịt, và 20 loài rùa, phản ánh việc các nhóm này bị đe dọa cao do khai thác quá mức, thường là để đáp ứng nhu cầu buôn bán các loài hoang dã. Các loài ưu tiên cũng bao gồm bẩy loài chim nước lớn và trung bình, chúng là các loài làm tổ phân tán hay làm tổ tập trung và thường phân tán mạnh trong 8
- mùa không sinh sản; các loài này cần hành động bảo tồn tập trung vào loài trong toàn bộ vùng phân bố để ngăn chặn khai thác quá mức, bị nhiễu loạn và mất các sinh cảnh quan trọng. Hơn nữa, 12 loài ưu tiên này là các loài được lựa chọn vì chúng cần có được cải thiện thêm thông tin về tình trạng và phân bố, trước khi tiến hành bất kể hành động bảo tồn nào; Chín (9) loài trong số này thuộc loại Cực kỳ Nguy cấp. Ngoài các loài ưu tiên được liệt kê trong Bảng 2, tất cả 248 loài thực vật bị đe dọa toàn cầu ở Đông Dương đều được xem xét là các ưu tiên cho CEPF đầu tư. Hành động bảo tồn ưu tiên cho đại đa số các loài thực vật bị đe dọa toàn cầu trong vùng là nghiên cứu để xác định tình trạng bảo tồn và phân bố của chúng. Hành lang và khu vực ưu tiên Chiến lược đầu tư chính thức của CEPF tập trung vào hai hành lang ưu tiên và 28 khu ưu tiên (xem Hình 1 và Bảng 2). Hai hành lang ưu tiên có tổng diện tích 41.547 km² và bao gồm 28 vùng đa dạng sinh học trọng yếu, chiếm 8% trong toàn bộ các vùng đa dạng sinh học trọng yếu ở Đông Dương. Tất cả vùng đa dạng sinh học trọng yếu nằm trong hai hành lang này cũng được lựa chọn là các khu ưu tiên. 9
- Hình 1: Các hành lang ưu tiên cho đầu tư của CEPF ở Đông Dương Xây dựng qua quá trình lấy ý kiến tư vấn của các bên liên quan, Hành lang sông Mê Kông và các nhánh chính không bao gồm các vùng Đất ngập nước hạ lưu sông Mê Kông, tính từ Phnom Penh. Hành lang ưu tiên 1 - Các cao nguyên đá vôi phía bắc. Các cao nguyên đá vôi phía bắc rất quan trọng đối với bảo tồn các loài linh trưởng, là nơi có toàn bộ quần thể toàn cầu của loài Cực kỳ Nguy cấp Voọc mũi hếch và quần thể lớn nhất còn lại trên thế giới của phân loài Vượn đen tuyền đông bắc (Nomascus concolor nasutus), phân loài vẫn thường được thừa nhận như một loài Cực kỳ Nguy cấp độc lập. Hành lang này có tầm quan trọng toàn cầu cao cho công tác bảo tồn thực vật, là nơi có tính đặc hữu cao của nhiều nhóm thực vật, như là phong lan. Hành lang này hỗ trợ các tập hợp phong phú nhất của các loài thực vật hạt trần ở khu vực, trong đó có một số loài bị đe dọa toàn cầu như Amentotaxus yunnanensis, Cephalotaxus mannii và Cunninghamia konishii. Đáng chú ý nhất, hành lang này có hai loài hạt trần như Xanthocyparis vietnamensis and Amentotaxus 10
- hatuyenensis2 có vùng phân bố toàn cầu giới hạn trong một khu duy nhất. Trải qua lịch sử sử dụng đất là khai thác gỗ thương phẩm và phá rừng canh tác du canh, các sinh cảnh tự nhiên của hành lang Các cao nguyên đá vôi phía bắc (núi đá vôi, rừng thường xanh đất thấp và trên núi) bị chia cắt mạnh, và chỉ còn lại những khoảnh rừng nhỏ thường bị đe dọa do khai thác quá mức lâm sản. Tuy nhiên, hành lang này thể hiện các cơ hội lớn cho việc thu hút các tổ chức dân sự tham gia vào bảo tồn đa dạng sinh học. Nhiều quần thể quan trọng của các loài bị đe dọa và đặc hữu lại phân bố bên ngoài các khu bảo vệ chính thức, những khu có thể thực hiện được các tiếp cận bảo tồn dựa vào cộng đồng. Hơn nữa, nhiều vùng đa dạng sinh học trọng yếu còn đang bị đe dọa bởi các sáng kiến phát triển không phù hợp, vì vậy các tổ chức dân sự có vai trò quan trọng trong việc dung hòa các chương trình bảo tồn và phát triển ở hành lang này. Bảng 2. Các hành lang và khu ưu tiên cho đầu tư của CEPF tại Đông Dương Hành lang Khu ưu tiên Quốc gia Diện tích ưu tiên (km²) Đầm lầy Basset; Boeung Veal Samnap; Sông Mêkông đoạn gần Cam-pu-chia, Sông Mê Kông Pakchom; Sông Mêkông từ Kratie đến Lào; Sông Mêkông từ Lào, Nam và các nhánh Phou Xiang Thong đến Siphandon; Thượng nguồn MêKông ở 17.070 Trung Quốc chính Vientiane; Sông Sekong; Sông Sesan; Siphandon; Mê Kông và Thái Lan thượng Lào; Thượng Xe Khaman Ba Bể; Bản Bung; Bản Thi-Xuân Lạc; Bình An; Chạm Chu; Nam Trung Các cao nguyên Diding; Đồng Phúc; Du Già; Gulongshan; Kim Hỷ; Nà Chi; Quốc và Việt 24.477 đá vôi phía bắc Nongxin; Sinh Long; Tắt Kẻ; Tây Côn Lĩnh; Hồ Thang Hen; Nam Trùng Khánh Hành lang ưu tiên 2 - sông Mê Kông và các nhánh chính. Một phần là do các nhà ra quyết định đánh giá thấp các giá trị đa dạng sinh học của hệ sinh thái ven sông, đến nay, hành lang này mới nhận được ít đầu tư bảo tồn so với hầu hết hệ sinh thái khác ở Đông Dương, và chưa được đại diện một cách tương xứng trong hệ thống hệ các khu bảo vệ của các quốc gia. Sông Mêkông và các nhánh chính, bao gồm sông Srepôk, sông Sesan, và sông Sekong, là các mẫu chuẩn điển hình nhất cho hệ sinh thái ven sông của vùng Đông Dương. Giá trị đa dạng sinh học của những con sông này có thế chưa được đánh giá đầy đủ, đặc biệt là đánh giá tình trạng đe dọa toàn cầu mới chỉ được tiến hành cho một số lượng nhỏ các loài cá nước ngọt và phân bố trong hành lang. Tuy nhiên, hành lang này rất quan trọng đối với một số loài cá lớn, trong đó có các loài Cực kỳ Nguy cấp bị đe dọa như cá mại (Chela caeruleostigmata) và Cá đao răng nhỏ (Pristis microdon), và các loài Nguy cấp như Cá tra dầu (Pangasianodon gigas), Cá đuối nước ngọt Mêkông (Dasyatis laosensis) và Cá sóc (Probarbus jullieni). Hành lang cũng là nơi có những quần thể đáng kể của một số loài rùa nước, trong đó loài Nguy cấp châu Á là loài Giải (Pelochelys cantorii). Hơn nữa, sông Mê Kông và các nhánh chính hỗ trợ quần xã chim ven sông đầy đủ nhất còn lại ở Đông Dương, kể cả sự tụ hợp có ý nghĩa toàn cầu của các loài như chim Te te (Vanellus duvaucelii) và Dô nách nhỏ (Glareola lacteal). Do các giá trị này, một phần của hành lang đã được chỉ 2 Xanthocyparis vietnamensis và Amentotaxus hatuyenensis đều là các loài mới được mô tả, được đánh giá lần lượt là các loài Cực kỳ Nguy cấp và Nguy cấp theo IUCN (2004). 11
- định là khu Ramsar. Đầu tư của CEPF ở lưu vực sông Mêkông sẽ đặt trọng tâm vào sông Mêkông và các nhánh chính đã được xác định qua quá trình trao đổi lấy ý kiến các bên liên quan. Các dự án được tài trợ theo Phương hướng Chiến lược 3 có thể được thực hiện trong hoặc bên ngoài hành lang đã được xác định, nhưng phải góp phần bảo tồn các loài hoặc khu ưu tiên trong hành lang như đã được chỉ rõ trong Bản mô tả sơ lược hệ sinh thái này. Tính bền vững Chiến lược đầu tư CEPF cho Đông Dương được thiết kể để mang lại các lợi ích bảo tồn và xóa đói giảm nghèo lâu dài sau giai đoạn đầu tư năm năm. Các đặc điểm chính của chiến lược đầu tư góp phần tạo nên sự bền vững của đầu tư CEPF là: • Một cơ sở thông tin sẽ cung cấp tình trạng và phân bố các loài động vật và thực vật bị đe dọa toàn cầu thông qua các Ưu tiên Đầu tư 1.3, 1.4 và 1.5, sẽ đảm bảo rằng đầu tư bảo tồn trong tương lai trong vùng có trọng tâm hiệu quả hơn, về cả khu vực địa lý và giải quyết các đe dọa. • Kiến thức của người tiêu dùng về tiêu thụ các loài ưu tiên và các sản phẩm từ các loài đó sẽ được nâng cao thông qua Ưu tiên Đầu tư 1.2, trong khi quần thể quan trọng của các loài này sẽ được xác định và bảo tồn thông qua Ưu tiên Đầu tư 1.1, giảm nhẹ áp lực lên các quần thể hoang dã của các loài này sau giai đoạn đầu tư. • Hỗ trợ từ cấp cơ sở cho bảo tồn đa dạng sinh học sẽ được tạo ra tại các vùng đa dạng sinh học trọng yếu trong toàn vùng thông qua phát triển các sáng kiến dựa vào các bên liên quan ở địa phương theo Ưu tiên Đầu tư 2.1. • Năng lực của cán bộ thực thi pháp luật trong việc thực thi các qui định quản lý sẽ được nâng cao thông qua Ưu tiên Đầu tư 2.2, đảm bảo đầu tư bảo tồn tương lai vào các khu bảo vệ của các chính phủ quốc gia sẽ hiệu quả hơn trong kiểm soát khai thác quá mức và các mối đe dọa chính khác đối với đa dạng sinh học. • Việc cân nhắc đến vần đề đa dạng sinh học sẽ được lồng ghép vào chính sách của các ngành khác thông qua Ưu tiên Đầu tư 3.1 và 3.2, giảm nhẹ đáng kể các mối đe dọa trong tương lai lên đa dạng sinh học, đặc biệt trong các hành lang ưu tiên. • Năng lực của các tổ chức dân sự trong bảo tồn loài, bảo tồn dựa vào các bên liên quan ở địa phương, phân tích chính sách, tuyên truyền và nâng cao nhận thức sẽ được tăng cường thông qua các Phương hướng Chiến lược 1, 2, 3, và 4, đảm bảo rằng đầu tư bảo tồn trong tương lai thông qua các tổ chức dân sự sẽ hiệu quả hơn. • Nhóm thực hiện cấp vùng được thành lập theo Phương hướng Chiến lược 4 sẽ tạo được mối liên kết quan trọng trong chương trình vùng và với các đối tác tài trợ CEPF và cơ quan thực hiện trong khắp điểm nóng, cũng như với các chính phủ và các ngành khác, điều này sẽ giúp duy trì lâu dài các kết quả đạt được trong giai đoạn đầu tư của CEPF. 12
- Bảng 3. Các loài ưu tiên cho đầu tư của CEPF tại Đông Dương* Các loài ưu tiên Các nhu cầu bảo tồn Rất cần có thêm Yêu cầu hành động đối với loài thông tin THÚ Bò xám Bos sauveli Cần Trâu rừng Bubalus bubalis Kiểm soát khai thác quá mức Báo lửa Catopuma temminckii Kiểm soát khai thác quá mức Nai cà-toong Cervus eldii Kiểm soát khai thác quá mức; chủ động quản lý quần thể Cầy nước Cynogale bennettii Cần Tê giác hai sừng Dicerorhinus sumatrensis Kiểm soát khai thác quá mức Voi châu Á Elephas maximus Giảm thiểu mâu thuẫn giữa người và voi; Kiểm soát khai thác quá mức Chuột chũi răng nhỏ Euroscaptor parvidens Cần Rái cá lông mượt Lutrogale perspicillata Kiểm soát khai thác quá mức Báo gấm Neofelis nebulosa Kiểm soát khai thác quá mức Cần Vượn đen Nomascus concolor Kiểm soát khai thác quá mức Dơi Wroughton Otomops wroughtoni Cần Hổ Panthera tigris Kiểm soát khai thác quá mức Dơi nếp mũi Việt Nam Paracoelops megalotis Mèo gấm Pardofelis marmorata Kiểm soát khai thác quá mức Mèo cá Prionailurus viverrinus Kiểm soát khai thác quá mức Sao la Pseudoryx nghetinhensis Kiểm soát khai thác quá mức Voọc vá chân nâu (+ chân xám) Pygathrix Kiểm soát khai thác quá mức nemaeus Voọc vá chân đen Pygathrix nigripes Kiểm soát khai thác quá mức Tê giác java Rhinoceros sondaicus Kiểm soát khai thác quá mức; chủ động quản lý quần thể Voọc mũi hếch Rhinopithecus avunculus Kiểm soát khai thác quá mức Voọc mông trắng Trachypithecus delacouri Kiểm soát khai thác quá mức Voọc đen má trắng Trachypithecus francoisi Kiểm soát khai thác quá mức Voọc đầu vàng Trachypithecus poliocephalus Kiểm soát khai thác quá mức Chuột gai Sa Pa Typhlomys chapaensis Cần Gấu ngựa Ursus thibetanus Kiểm soát khai thác quá mức CHIM Ngan cánh trắng Cairina scutulata Kiểm soát khai thác quá mức Nhạn vành khuyên Eurychelidon sirintarae Cần Vạc hoa Gorsachius magnificus Cần Sếu đầu đỏ Grus antigone Kiểm soát khai thác quá mức Kền kền Ben Gan Gyps bengalensis Cung cấp bổ sung đủ thức ăn; kiểm soát việc xua đuổi Kền kền mỏ bé Gyps tenuirostris Cung cấp bổ sung đủ thức ăn; kiểm soát việc xua đuổi 13
- Các loài ưu tiên Các nhu cầu bảo tồn Rất cần có thêm Yêu cầu hành động đối với loài thông tin Chân bơi Heliopais personata Kiểm soát các xáo chộn dọc sông suối Già đẫy lớn Leptoptilos dubius Kiểm soát khai thác quá mức Già đẫy nhỏ Leptoptilos javanicus Kiểm soát khai thác quá mức Công Pavo muticus Kiểm soát khai thác quá mức Quắm cánh xanh Pseudibis davisoni Kiểm soát khai thác quá mức Quắm lớn Thaumatibis gigantea Kiểm soát khai thác quá mức BÒ SÁT Cua đinh Amyda cartilaginea Kiểm soát khai thác quá mức Rùa đầm Callagur borneoensis Kiểm soát khai thác quá mức Rùa sông Quảng Đông Chinemys nigricans Kiểm soát khai thác quá mức Cần Rùa Reever Chinemys reevesii Kiểm soát khai thác quá mức Rùa Ấn Độ Chitra chitra Kiểm soát khai thác quá mức Cá sấu nước ngọt Crocodylus siamensis Kiểm soát khai thác quá mức Rùa hộp trán vàng Cuora galbinifrons Kiểm soát khai thác quá mức Rùa hộp ba vạch lưng Cuora trifasciata Kiểm soát khai thác quá mức Rùa hộp Zhou Cuora zhoui Kiểm soát khai thác quá mức Cần Rùa đất Spengle Geoemyda spengleri Kiểm soát khai thác quá mức Rùa răng Hieremys annandalii Kiểm soát khai thác quá mức Rùa núi nâu Manouria emys Kiểm soát khai thác quá mức Rùa núi viền Manouria impressa Kiểm soát khai thác quá mức Rùa ao Trung Bộ Mauremys annamensis Kiểm soát khai thác quá mức Cần Rùa câm Mauremys mutica Kiểm soát khai thác quá mức Rùa cổ sọc (Trung Quốc) Ocadia sinensis Kiểm soát khai thác quá mức Ba ba gai Palea steindachneri Kiểm soát khai thác quá mức Con giải Pelochelys cantorii Kiểm soát khai thác quá mức Giải Sinoe Rafetus swinhoei Kiểm soát khai thác quá mức Cần Rùa mắt Sacalia bealei Kiểm soát khai thác quá mức Rùa bốn mắt Sacalia quadriocellata Kiểm soát khai thác quá mức CÁ Cá đuối nước ngọt Mê Kông Dasyatis laosensis Kiểm soát khai thác quá mức Cá đuối gai độc nước ngọt Himantura Kiểm soát khai thác quá mức chaophraya Cá đuối gấm nước ngọt Himantura oxyrhynch Kiểm soát khai thác quá mức Cá đuối vây trắng nước ngọt Himantura signife Kiểm soát khai thác quá mức Cá tra dầu Pangasianodon gigas Kiểm soát khai thác quá mức Cá đao răng nhỏ Pristis microdon Kiểm soát khai thác quá mức Cá sóc Probarbus jullieni Kiểm soát khai thác quá mức Cá cháy Lào Tenualosa thibaudeaui Kiểm soát khai thác quá mức Xem Phụ lục 1 về lý do lựa chọn các loài ưu tiên. Ghi chú: * = Ngoài các loài được liệt kê trong bảng, toàn bộ 248 loài thực vật bị đe dọa toàn cầu có ghi nhận ở Đông Dương cũng được coi là loài ưu tiên cho đầu tư của CEPF. 14
- CÁC TIÊU CHÍ ĐỂ ĐƯỢC LỰA CHỌN Các đối tượng nào có thể đề xuất xin tài trợ từ CEPF? Các tổ chức phi chính phủ, các nhóm cộng đồng, các doanh nghiệp tư nhân, và các tổ chức dân sự khác đều có thể đề xuất xin tài trợ. Các cơ quan này phải có tài khoản ngân hàng của chính họ, và phải là cơ quan, tổ chức được phép nhận tài trợ (đóng góp từ thiện) theo các quy định pháp lý có liên quan của quốc gia. Các công ty hay tổ chức thuộc Nhà nước sẽ chỉ có thể phù hợp để xin tài trợ này nếu các công ty hay tổ chức đó (i) có tư cách pháp nhân độc lập với bất cứ cơ quan quản lý nhà nước nào; (ii) có quyền được đề xuất và nhận tài trợ từ các quỹ tư nhân; và (iii) có thể sẽ không được phép yêu cầu toàn quyền kiểm soát đối với nguồn vốn tài trợ. Trong các tiêu chí đề cập ở trên, các tổ chức dân sự điển hình và có thể xây dựng năng lực cho các tổ chức dân sự được đặc biệt khuyến khích đề xuất xin tài trợ. Các đề xuất dự án mà bao gồm các thành viên từ các tổ chức dân sự với năng lực còn yếu, chưa đủ tiêu chuẩn hoặc năng lực để đề xuất dự án - ví dụ, các nhóm cộng đồng - cũng được khuyến khích. Ngoài ra, các cá nhân cũng được khuyến khích hợp tác với các tổ chức dân sự để cùng xây dựng đề xuất dự án, hơn là tự đề xuất. Nếu quý vị cảm thấy không chắc chắn về sự phù hợp để nhận tài trợ CEPF của cơ quan hoặc tổ chức của mình, làm ơn liên hệ Nhóm Thực hiện CEPF cấp Vùng của BirdLife International theo địa chỉ e-mail cepf-rit@birdlife.org.vn Kiểu đề xuất nào có thể được CEPF phê chuẩn? Mỗi dự án phải nhằm góp phần đạt được một trong ba mục tiêu chiến lược đầu trong chiến lược đầu tư của CEPF cho vùng Indo-Burma thì mới đủ tiêu chuẩn để nhận tài trợ (mục tiêu chiến lược thứ tư đã được BirdLife thực hiện). Chiến lược đầu tư và định hướng chiến lược cho vùng Đông Dương được tóm tắt ở phần trên của tài liệu này, thông tin đầy đủ có thể tải từ website http://www.cepf.net/xp/cepf/static/pdfs/Final.IndoBurma_Indochina.EP.pdf (PDF 2,5MB) Các đề suất dự án cũng phải đáp ứng toàn bộ các tiêu chí để được lựa chọn sau: * Dự án được thực hiện tại Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan, Việt Nam, và phần lãnh thổ phía nam Trung Quốc thuộc phạm vi địa lý của Điểm nóng Indo-Burma (Hình 1); * Dự án được thực hiện ở các quốc gia mà cơ quan Đầu mối GEF đã có thư ủng hộ (tính đến tháng Bảy năm 2008, mới chỉ có Cam-pu-chia và Việt Nam đáp ứng tiêu chí này) – do vậy, CEPF sẽ chưa kêu gọi Thư Yêu đối với toàn bộ các quốc gia như liệt kê ở tiêu chí 1; * Tài trợ sẽ không được sử dụng cho mục đích mua đất, tái định cư bắt buộc (bao gồm cả việc thay thế phương thức sử dụng đất), hay các hoạt động ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên văn hóa vật thể, bao gồm những tài nguyên quan trọng đối với các cộng đồng địa phương. * Tài trợ sẽ không được sử dụng cho các hoạt động làm ảnh hưởng bất lợi đến người dân bản địa hay tại những nơi mà các cộng đồng tại chỗ không ủng hộ các hoạt động dự án; * Tài trợ sẽ không được sử dụng để lấy đi hoặc làm thay đổi các tài sản văn hóa vật thể (bao gồm cả các khu vực có giá trị về khảo cổ học, cổ sinh học, lịch sử, tôn giáo, hay các giá trị tự nhiên độc đáo); * Các hoạt động được đề xuất cần tuân thủ tất cả các chính sách xã hội và môi trường của Ngân hàng Thế giới http://go.worldbank.org/WTA1ODE7T0; 15
- * Các đề xuất phải tuân thủ mọi hướng dẫn bổ sung hoặc các hạn chế về mặt địa lý hoặc chủ đề trong các lần kêu gọi đề xuất dự án trong các kêu gọi Thư Yêu cầu. Việc này sẽ được phổ biến rộng rãi và được đăng tải trên website http://www.birdlifeindochina.org/cepf THỦ TỤC ĐỀ XUẤT DỰ ÁN Việc kêu gọi Thư Yêu cầu xin tài trợ sẽ được phổ biến rộng rãi và được đăng tải trên website http://www.birdlifeindochina.org/cepf. Lần kêu gọi đầu tiên được công bố trước cuối tháng 12 năm 2008. Các lần kêu gọi này sẽ công bố các hướng dẫn cụ thể về trọng tâm địa lý và các thủ tục đề xuất dự án. Tuy nhiên, nhìn chung, để đề xuất một tài trợ CEPF, tất cả các ứng viên cần phải đệ trình một Thư Yêu cầu. Mẫu Thư Yêu cầu có thể tải xuống từ website: http://www.cepf.net/xp/cepf/apply/index.xml. Trước khi chính thức đệ trình Thư Yêu cầu, các ứng viên được khuyến khích nên có thảo luận về ý tưởng và tính phù hợp của dự án để được CEPF tài trợ với Nhóm thực hiện cấp vùng của Tổ chức Bảo tồn chim quốc tế (BirdLife International) theo địa chỉ e-mail cepf-rit@birdlife.org.vn. Khi hoàn tất Thư Yêu cầu xin tài trợ cho dự án trên 20.000 Đô la Mỹ, xin mời gửi e-mail đến địa chỉ cepfgrants@conservation.org cùng với bộ hồ sơ đề xuất xin dự án hoàn chỉnh. Ứng viên sẽ nhận được một email khẳng định đã nhận được hồ sơ đề xuất, và hồ sơ này sẽ được chuyển đến cho cán bộ có trách nhiệm. Ứng viên sẽ được liên hệ để thông báo tiến trình xử lý hồ sơ. Các yêu cầu hay thắc mắc nảy sinh trong tiến trình xét duyệt có thể gửi đến cepfgrants@conservation.org. Đối với các đề xuất dự án nhỏ yêu cầu mức tài trợ dưới 20.000 Đô la Mỹ, Thư Yêu cầu xin tài trợ sẽ bao gồm toàn bộ nội dung đề xuất dự án. Nếu Thư Yêu cầu đề xuất mức tài trợ nhiều hơn 20.000 Đô la Mỹ, các ứng viên sẽ được thông báo và yêu cầu đệ trình một đề xuất dự án chi tiết. Khi hoàn tất Thư Yêu cầu xin tài trợ cho dự án nhỏ, xin gửi email tới địa chỉ cepf-rit@birdlife.org.vn kèm với bộ đề xuất dự án hoàn chỉnh. Ứng viên sẽ nhận được một email khẳng định đã nhận được hồ sơ đề xuất, và hồ sơ này sẽ được chuyển đến cho cán bộ có trách nhiệm. Ứng viên sẽ được liên hệ để thông báo tiến trình xử lý hồ sơ. Các yêu cầu hay thắc mắc nảy sinh trong tiến trình xét duyệt có thể gửi đến cepf-rit@birdlife.org.vn. Thông tin thêm hiện có tại các website: http://www.birdlifeindochina.org/cepf hoặc http://www.cepf.net/xp/cepf/apply/index.xml 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Địa lí kinh tế Việt Nam - TS. Trần Duy Liên
136 p | 1119 | 405
-
Báo cáo Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải công nghiệp nguy hại – Các phương án và hành động nhằm thực hiện chiến lược quốc gia
156 p | 94 | 9
-
Các hoạt động ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2016-2020
4 p | 57 | 3
-
Mô phỏng một số kịch bản tràn dầu khu vực đảo Cồn Cỏ
8 p | 70 | 2
-
Kết quả 3 năm thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030
9 p | 49 | 2
-
Nghiên cứu xử lý nước thải tại Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong
7 p | 32 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn