Chọn giống khoai lang làm rau
lượt xem 24
download
Khoai lang chứa nhiều vitamin A, B, C, E, protein, tinh bột, chất nhựa, các axit amin và hơn 10 loại nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khoẻ cơ thể như: canxi, kẽm, sắt, magie… Ngoài giá trị dinh dưỡng nêu trên, khoai lang còn là sự lựa chọn số 1 cho những người muốn giảm cân. Năng lượng có trong khoai lang rất ít, chỉ bằng 1/3 so với cơm và 1/2 so với khoai tây. Loại củ này không chứa chất béo và cholesterol, ngăn ngừa quá trình chuyển hoá đường trong thức ăn thành mỡ và chất béo trong cơ thể...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chọn giống khoai lang làm rau
- CHỌN GIỐNG KHOAI LANG LÀM RAU Ipomoea batatas L.
- I. GIÁ TRỊ CÂY KHOAI LANG. Khoai lang chứa nhiều vitamin A, B, C, E, protein, tinh bột, chất nhựa, các axit amin và hơn 10 loại nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khoẻ cơ thể như: canxi, kẽm, sắt, magie… Ngoài giá trị dinh dưỡng nêu trên, khoai lang còn là sự lựa chọn số 1 cho những người muốn giảm cân. Năng lượng có trong khoai lang rất ít, chỉ bằng 1/3 so với cơm và 1/2 so với khoai tây. Loại củ này không chứa chất béo và cholesterol, ngăn ngừa quá trình chuyển hoá đường trong thức ăn thành mỡ và chất béo trong cơ thể
- Món rau ăn từ khoai lang Rau lang luộc Canh khoai Rau lang xào thịt bò
- - Ở các nước trên thế giới, khoai lang được sử dụng rộng rãi với mục đích: + Làm lương thực thực phẩm: Củ được sử dụng làm luơng thực, ngọn lá non được dùng để chế biến các mon ăn (rau luộc, rau sào) - Một số thành phần dinh dưỡng chính của củ khoai lang: Chất khô: Hàm lượng chất khô trong củ khoai lang không cao do hàm lượng nước tương đối lớn, khoảng 30%. Gluxit: Chiếm khoảng 80- 90% hàm lượng chất khô.Thành phần chủ yếu là tinh bột và đường và 1 số thành phấn khác như pectin, hemixenlulo chiếm tỷ lệ rất thấp Tinh bột: Là thành phần quan trọng của Gluxit, chiếm khoảng 60- 70% hàm lượng chất khô Đường: khoảng 0,38- 5,64% trọng lượng chất tươi. Xơ tiêu hoá: Gồm các hợp chất pectin, hemixenlulo và xenlulo Protein và các acid amin: Protein trong củ khoai lang không cao khoảng 5% trọng lượng chất khô Ngoài ra còn 1 số thành phàn khác như: các vitamin B1, B2, B6… + Làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến: Dùng làm rượu, cồn,bánh mì, mứt, xiro, mì miến… + Làm thức ăn gia súc: Thân lá và củ -Nhanh thu hoạch, thời gian thu hoạch dài, dễ trồng và chăm sóc, mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng
- Món ăn và bài thuốc từ khoai lang 1. Chữa cảm sốt mùa hè 2. Chữa táo bón 3. Phòng chống béo phì 4. Trị chứng biếng ăn ở trẻ: cho ăn dặm bằng bột khoai lang vàng đỏ quấy với bột, sữa. 5. Chữa cam tích trẻ em: lá khoai lang non 100g, màng mề gà 2g. Sắc uống hoặc quấy với bột sữa. 6. Quáng gà: lá khoai lang non xào gan gà hoặc gan lợn. 7. Thiếu sữa: lá khoai lang tươi non 250g, thịt lợn 200g thái chỉ. Xào chín mềm, thêm gia vị. 8. Viêm tuyến vú: 9. Thận âm hư, đau lưng mỏi gối: Lá khoai lang tươi non 30g, mai rùa 30g, sắc kỹ lấy nước uống. 10. Thận dương hư đi tiểu nhiều lần: Hầm thịt chó với khoai lang, cho thêm chút rượu và gia vị. 11. Say tàu xe: Củ khoai lang tươi nhai nuốt cả nước và bã. 12. Phụ nữ băng huyết: Rau lang tươi một nắm giã nát, lấy nước cốt uống. 13. Chữa vàng da: Nấu cháo đặc bằng khoai với gạo hoặc bột ngô. 14. Chữa tiểu đường: Lá khoai lang tươi 250g, bí đao 50g. Nấu canh ăn. 15. Chữa bệnh ngoài da : Đắp mụt nhọt:, Hút mủ nhọt đã vỡ, Ngứa lở âm nang, Bỏng 16. Chế độ ăn có khoai lang trong điều trị ung thư:
- II. NGUỒN GỐC XUẤT XỨ. Từ vùng nhiệt đới châu Mỹ La Tinh( bán đảo IUCATAN) Khoai lang được trồng khoảng 3000 năm TCN, là cây lương thực chủ yếu của người Maya (Trung Mỹ), Peru (Nam Mỹ). Sau đó được du nhập sang các châu lục bằng nhiều con đường khác nhau. Ở Việt Nam, nguồn gốc khoai lang hiện còn rất nhiều ý kiến khác nhau.Có ý kiến cho rằng khoai lang được đưa vào Việt Nam từ Phúc Kiến- Trung Quốc vào thế kỷ 16. Theo Viện Hán Nôm (1995) khoai lang được đưa vào nước ta từ nước Lã Tông (đảo Luzon ngày nay) vào khoảng cuối đời nhà Minh cai trị nước ta. Sách “Biên niên lịch sử Cổ Trung Đại Việt Nam” NXB KHXH (1987), khoai lang từ Philippin được đưa vào nước ta cách đay khoảng gần 450 năm.
- III. PHÂN LOẠI & TÌNH HÌNH SẢN XUẤT 1. Phân loại. Thuộc họ Bìm bìm ( Convolvulaceae) Chi Ipomoea, có khoảng 500 loài và phân thành 13 phân chi. Khoai lang thuộc phân chi Batatas. Phân chi Batatas co khoảng 13 loài hoang dại có quan hệ với khoai lang. Khoai lang trồng thuộc loài I. Batatas Lam, là 1 thể lục bội tự nhiên duy nhất trong phân chi Batatas có khả năng hình thành củ ăn được. 2.Tình hình sản xuất a) Thế giới. Theo FAO ( 2001) diện tích trồng khoai lang là: 9.076 triệu ha. Năng suất: 14,92tấn/ha Tổng sản lượng: 135,448 triệu tấn. Trung Quốc là có diện tích trồng khoai lang lớn nhất: Diện tích: 5,626 triệu ha. Israel có năng suất cao nhất đạt 356 tạ / ha Hiện nay diện tích trồng khoai lang trên thế giới đang có xu hương giảm, năng suất có tăng nhưng chậm và không ổn định.
- b) Việt Nam. Khoai lang là cây lương thực quan trọng, đứng th ứ 3 sau lúa và ngô. Ở những vung sản xuất lúa gặp khó khăn, vùng đất bạc màu, đất cát ven biển…khoai lang đã chiếm vị trí ngang hoặc cao hơn sản xuất lúa. Khoai lang được trồng phổ biến ở cả 8 vùng sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Diện tích trồng khoai lang cả nước ( 2001): 244600 ha. Năng suất 67.7 ta/ha Sản lượng 1655000 tấn. Trong đó Nghệ an co diện tích trồng khoai lang l ớn nh ất 30300 ha. Năng suất cao nhất Vĩnh Long 263.3 tạ/ha. Nói chung sản xuất khoai lang không đồng đều cả v ề di ện tích và trình độ thâm canh. Năng suất còn thấp và có sự chênh lệch khá lớn giữa các vùng sản xuất. Hiện nay diện tích trồng khoai lang có xu h ướng gi ảm, năng su ất tăng chậm và không ổn định.
- IV. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC IV.1. Đặc điểm chung a. Thân, cành: - Cây thân thảo dạng dây leo, thân bò nằm ngang hoặc thân đứng. - Thân gồm thân chính và nhánh - Thân khoai lang dài ngắn khác nhau tuỳ giống và tuỳ điều kiện chăm sóc, canh tác - Trên thân có nhiều lóng (đốt), ở các đốt này có thể có các rễ mọc ra. - Tiết diện thân khoai lang thường tròn hoặc có cạnh. - Màu sắc thân: trắng vàng, xanh đậm, xanh nhạt. - Trên thân có lông hoặc không.
- b. Lá khoai lang: Hình dạng lá phụ thuộc vào giống có thể là: hình tim, mũi mác, có khía (khía nông hoặc sâu). Màu lá: màu vàng nhạt, xanh, xanh đậm… Lá mọc cách, có cuống dài (trên dưới 10 cm). Nhờ có cuống dài mà lá khoai lang có thể xoay chuyển phiến lá ra ngoài ánh sáng mặt trời.
- c. Hoa Hoa giống hoa bìm bìm hình chuông có cuống dài. Hoa thường mọc ở nách là hoặc đầu ngọn thân moc riêng rẽ hay thành chùm 3 -7 hoa. Tràng hoa hình phễu màu hồng tía - cánh hoa dính liền. Mỗi hoa có 1 nhị cái và 5 nhị đực không đều nhau và đều thấp hơn nhị cái. Sau khi nở hoa nhị đực mới tung phấn. Phấn chín chậm, cầu tạo lại không thuận lợi cho tự thụ phấn, nên thường trong những quả đậu, tỉ lệ tự thụ phấn khoảng 10%, còn 90% thụ phấn khác cây , khác hoa. Thụ phấn tốt nhất vào khoảng 8-9h
- d. Quả và hạt khai lang. Quả khoai lang thuộc dạng quả sóc, hình tròn. Sau khi thụ tinh khoảng1-2 tháng thì quả chín. Khi quả chín, quả tự tách làm hạt bắn ra ngoài. Mỗi quả có từ 1-4 hạt màu nâu đen, hay hình bầu dục hay da giác, vỏ hạt cứng, khi reo cần phải xử lí hạt để hạt chóng mọc ngâm trong nước nóng 50oC trong 3-4h để phá miên trạng hạt
- e. Củ khoai lang. Củ khoai lang do rễ củ hình thành Củ có thể có đặc điểm khác nhau tuỳ giống: Củ có thể màu đỏ, màu trắng, màu tím hay màu vàng Củ khoai lang được hình thành và phát triển qua hai giai đoạn, giai đoạn phân hoá bên trong rễ củ và gđ phát triển (phình to) của củ. Thời kì tạo củ và phát triển của củ quyết định mạnh mẽ đến năng suất và phảm chất của củ
- f.Rễ cây khoai lang Về hình dáng và kích thước, có 3 loại rễ: Rễ phụ: Hút nước và dinh dưỡng cho cây phát triển Rễ đực: Có khả năng cho củ nhưng gặp điều kiện bất thuận nên không phát triển được Rễ củ: + Thời gian tạo rễ củ thay đổi tuỳ giống và môi trường. Giống ngắn ngày là 30 – 35 ngày sau trồng,giống muộn là 40 – 50 ngày + Rễ củ được tạo ở lớp mặt (sâu 10 – 25 cm), trên những hom gần mặt đất (mắt thứ 2 – 4)
- V.MỤC TIÊU TẠO GIỐNG Chúng ta chia các giống khoai lang ra làm 2 nhóm chính: + Nhóm giống khoai lang cho năng suất thân lá cao + Nhóm giống khoai lang cho năng suất củ và thân lá đều cao. Các giống khoai lang được sử dụng làm rau xanh cho người và chăn nuôi đều thuộc nhóm giống cho năng suất thân lá cao. Cũng như các giống rau khác, phần non (không cho hoặc ít có xơ) đều được sử dụng làm rau cho người, nhất là các vùng ít rau hay khi giáp vụ (chuyển vụ) như Duyên hải miền Trung, Trung du miền núi... và vụ Thu-Đông. Còn các phần già (nhiều xơ) đều được tận dụng làm rau xanh cho chăn nuôi ở các hộ gia đình, nhất là chăn nuôi lợn. Trong các giống khoai lang làm rau xanh được chia ra 3 loại chính: - Loại cho năng suất lá cao, chủ yếu ăn lá, thường dùng nấu canh hoặc luộc. - Loại cho năng suất nhánh cao, chủ yếu ăn ngọn, thường dùng để xào, luộc và nấu canh. - Loại cho năng suất cuống lá cao, vì có cuống to và dài, chủ yếu thường dùng để xào với các rau khác hay luộc.
- * 1 số y/c - Sinh trưởng thân lá nhanh, mạnh, nhất là khi có đủ độ ẩm và dinh dưỡng. - Có năng suất sinh khối thân và lá đều cao - Có khả năng phân nhánh mạnh và nhiều - Thân lá thường có màu xanh có khả năng quang hợp cao - Chất lượng ăn nếm không chát, hàm lượng tanin không có và có rất ít ở phần già hoặc khi gặp hạn kéo dài. - Cây trẻ lâu - Ngoài lá thì củ cây khoai lang cũng có thể làm rau phải có độ ngọt nhất đinh (hàm lượng đường và tinh bột cân đối). Rút ngắn thời gian sinh trưởng, các giống có khả năng thâm canh cao, tăng cường khả năng chống chịu được một số sâu bệnh. Khả năng thích ứng rộng
- VI. QUỸ GEN Nguồn gen giống khoai lang trên thế giới Hầu hết những nước trồng nhiều khoai lang trên thế giới đều có bộ sưu tập nguồn gen giống khoai lang. Nơi lưu giữ nguồn gen khoai lang lớn nhất toàn cầu là Trung tâm Khoai tây Quốc tế với tổng số 7007 mẫu giống khoai lang được duy trì năm 2005. Trong số này có 5.920 mẫu giống khoai lang trồng và 1087 mẫu giống khoai lang loài hoang dại . Khoai lang Trung Quốc cho năng suất cao, chịu lạnh nhưng chất lượng không ngon so với khoai lang của Nhật, Mỹ khi trồng ở Việt Nam. Khoai lang Mỹ nổi tiếng về chất lượng cao, phổ biến các giống khoai lang hương vị thơm để tiêu thụ tươi như một loại rau xanh cao cấp Khoai lang Nhật cũng nổi tiếng về chất lượng cao với hướng chọn tạo giống khoai lang để sử dụng lá làm rau xanh, làm nước sinh tố và thực phẩm có màu tím hoặc màu cam đậm tự nhiên.
- Nguồn gen giống khoai lang ở Việt Nam Tại ngân hàng gen cây trồng Quốc gia, lưu giữ tại Trung tâm có 534 mẫu giống khoai lang đang được bảo tồn Trung tâm Nghiên cứu Thực Nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh Viện CLT&CTP Viện KHKT NN miền Nam Viện khoa học kĩ thuật Nông nghiệp Việt Nam Tại miền Bắc đã sưu tập khoảng 700 giống khoai địa phương và nhập nội.
- MỘT SỐ GIỐNG KHOAI LANG ĐIỂN HÌNH
- Giống H.1.2 (KR1) - Lá to, dầy, màu xanh đậm, hình tim tròn. - Thân to mập đều màu xanh giòn dễ gẫy và dạng bò - Củ màu hồng, ruột củ màu ngà, ăn tương đối bở - Chiều dài dây trung bình, thân lá màu xanh, ngọn xanh nhạt, lá hình tim -Là giống thích hợp cho các tỉnh Duyên Hải miền Trung ờ vụ Hè và Hè Thu có khả năng chống chịu tốt bệnh xoăn lá do virus. - Năng suất lá từ 18-20 tấn, năng suất củ từ 12- 14 tấn/ha.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn