Chọn giống nâng cao tốc độ sinh trưởng cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) thế hệ thứ năm nuôi trong điều kiện nước lợ
lượt xem 3
download
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá một số thông số di truyền của cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) chọn giống thế hệ thứ 5 nuôi trong môi trường nước lợ mặn có độ mặn từ 15-20‰ tại Trung tâm Quốc gia giống Hải sản miền Bắc, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chọn giống nâng cao tốc độ sinh trưởng cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) thế hệ thứ năm nuôi trong điều kiện nước lợ
- TNU Journal of Science and Technology 228(13): 232 - 237 GENETIC SELECTION FOR BETTER GROWTH PERFORMANCE OF FIFTH GENERATION OF NILE TILAPIA (Oreochromis niloticus) CULTURED IN BRACKISH WATER Vu Van Sang1, Le Minh Toan2* 1Faculty of Biology, University of Science - Vietnam National University 2Research Institute for Aquaculture number 1 ARTICLE INFO ABSTRACT Received: 29/5/2023 This study was carried out to evaluate somegenetic parameters of the fifth generation selected Nile Tilapia (Oreochromis niloticus) cultured Revised: 15/8/2023 in brackish water conditions at National Broodstock Center for Published: 18/8/2023 Mariculture in Northern Vietnam, Research Institute for Aquaculture Number 1. Selection method to generate the fifth generation of KEYWORDS selection Nile Tilapia population was a combination between individual and family selection. Genetic paramters were estimated by Nile Tilapia the linear mixed model in ASReml software. Genetic parameters for Oreochromis niloticus growth trait were estimated base on 100 families including initially Heritability stocking of 6,018 fish and 4,294 harvested fish with survival rate of 71.3% for grow-out stage. The estimated heritability, selection Selection intensity intensity and selection performance were 0.58, 20.3% and 8.5% Selection response respectively. Growth rate of selected fish in the fifth generation was 5.5% higher than that in the fourth generation. The current study is prospectively for continuing futher selective breeding program of Nile Tilapia in brackish water. CHỌN GIỐNG NÂNG CAO TỐC ĐỘ SINH TRƯỞNG CÁ RÔ PHI VẰN (OREOCHROMIS NILOTICUS) THẾ HỆ THỨ NĂM NUÔI TRONG ĐIỀU KIỆN NƯỚC LỢ Vũ Văn Sáng1, Lê Minh Toán2 1 Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội 2Việnnghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản 1 THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT Ngày nhận bài: 29/5/2023 Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá một số thông số di truyền của cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) chọn giống thế hệ thứ 5 Ngày hoàn thiện: 15/8/2023 nuôi trong môi trường nước lợ mặn có độ mặn từ 15-20‰ tại Trung Ngày đăng: 18/8/2023 tâm Quốc gia giống Hải sản miền Bắc, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1. Phương pháp chọn giống được sử dụng để tạo ra đàn cá TỪ KHÓA rô phi vằn thế hệ năm là kết hợp giữa phương pháp chọn lọc gia đình và chọn lọc cá thể. Các thông số di truyền được ước tính bằng thuật Cá rô phi vằn toán mô hình tuyến tính kết hợp trong phần mềm ASReml 4.0. Kết Oreochromis niloticus quả đánh giá các thông số di truyền về tính trạng khối lượng của 100 Hệ số di truyền gia đình gồm 6.018 con cá thả ban đầu cho thấy, số cá thu được sau thời gian nuôi thương phẩm là 4.294 con, đạt tỷ lệ sống 71,3%; hệ số Cường độ chọn lọc di truyền của cá thế hệ thứ 5 đạt 0,58; cường độ chọn lọc là 20,3%; Hiệu quả chọn lọc hiệu quả chọn giống 8,5% và tốc độ sinh trưởng tăng thêm so với thế hệ thứ 4 là 5,5%. Kết quả nghiên cứu này đã mở ra triển vọng đối với việc tiếp tục nghiên cứu chọn giống cá rô phi vằn trong môi trường nước lợ mặn ở các thế hệ tiếp theo trong những năm tới. DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.8029 * Corresponding author. Email: vuvansangts50@gmail.com http://jst.tnu.edu.vn 232 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 228(13): 232 - 237 1. Đặt vấn đề Cá rô phi là một trong những loài cá nuôi quan trọng trong môi trường nước ngọt, lợ và mặn với các hệ thống nuôi khác nhau [1]. Trong các loài cá rô phi thì cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) là loài được nuôi phổ biển nhất, do chúng có tốc độ sinh trưởng nhanh và khả năng kháng bệnh cao hơn các loài khác trong giống cá rô phi [2]. Mặc dù cá rô phi vằn có tốc độ sinh trưởng nhanh nhưng khả năng chịu mặn thấp hơn một số loài cá rô phi khác như: Sarotherodon melanotheron và Oreochromis Spilurus spilurus [3]. Tốc độ sinh trưởng của các dòng cá rô phi trong các môi trường có độ mặn khác nhau đã được nghiên cứu [4]-[6]. Với nhu cầu tăng cao của nuôi cá rô phi và tiềm năng sẵn có diện tích nước lợ đã thúc đẩy việc phát triển nghề nuôi cá rô phi vằn trong các vùng nước lợ, mặn [7]-[9]. Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển ngày càng mạnh của nuôi trồng thủy sản biển thì cá rô phi vằn đang được xem như là một loài nuôi đầy hứa hẹn cho các vùng nuôi lợ mặn. Cá rô phi có thể nuôi ghép với tôm không chỉ tăng năng suất sinh khối trên một đơn vị diện tích ao nuôi mà còn giảm lượng chất thải ra môi trường ao nuôi và giảm thiểu rủi ro về dịch bệnh cho tôm nuôi [10], [11]. Trước tiềm năng to lớn của diện tích mặt nước lợ và mặn có thể đưa vào nuôi cá rô phi vằn thì chúng ta vẫn chưa khai thác hết được tiềm năng của nó, diện tích nuôi năm 2005 mới chỉ đạt 5.184 [12]. Một trong những nguyên nhân chủ yếu hạn chế sự phát triển nuôi cá rô phi trong môi trường nước lợ mặn ở Việt Nam là con giống cung cấp cho người nuôi chưa đáp ứng được số lượng và chất lượng. Nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển nghề nuôi cá rô phi trong môi trường nước lợ mặn, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn đã giao cho Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1 thực hiện đề tài: “Nghiên cứu nâng cao tốc độ sinh trưởng và sinh sản cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) trong môi trường nước lợ” nhằm mục đích tạo ra con giống có tốc độ sinh trưởng nhanh và khả năng chịu mặn tốt trong môi trường nước lợ mặn. Bài báo này tập trung đánh giá một số thông số di truyền chọn giống cá rô phi thế hệ thứ 5 trong môi trường nước lợ mặn. 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu nghiên cứu Vật liệu nghiên cứu là đàn cá chọn giống thế hệ thứ 4 dùng để sản xuất vật liệu chọn giống thế hệ thứ 5 trong nghiên cứu này. 2.2. Sản xuất các gia đình 2.2.1. Chuẩn bị cá bố mẹ Tổng số 100 cá đực và 200 cá cái được lựa chọn từ đàn cá bố mẹ chọn giống thế hệ thứ 4, cá được chọn dựa vào giá trị giống ước tính (EBVs). Sau đó, cá bố mẹ được nuôi vỗ bằng thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm 35%. Cá bố mẹ được ghép cặp sinh sản để sản xuất 100 gia đình chọn giống thế hệ thứ 5. Số cá đực và cá cái này được nuôi riêng trong 3 giai thưa với cỡ mắt lưới 10 mm và giai có kích thước (8 x 5 x 1m), mật độ 2,5 con/m3, cá bố mẹ được nuôi thành thục trước khi chuyển vào các giai để ghép cặp cho đẻ. 2.2.2. Chuẩn bị ao và giai cho cá sinh sản Trước khi ghép đẻ cá bố mẹ, ao mắc giai để thả cá bố mẹ cho đẻ có diện tích 600 m2 được làm cạn, tẩy sạch bằng vôi bột (CaCO3), với tỷ lệ 10 kg/100m2, phơi đáy sau đó cấp đầy nước. 77 giai kích thước (2,0 x 1,5 x 0,8m) được mắc trong ao sinh sản ứng với 77 tổ hợp gia đình (2cái/1 đực) được chọn từ đàn cá chọn giống thế hệ 4 đã được nuôi vỗ. Trong mỗi giai, ứng với con của cá cái thứ nhất với cá đực thứ nhất sẽ sinh sản ra cá bột của gia đình full-sib và với cá đực thứ hai là gia đình half-sib (gia đình full-sib là các gia đình anh em cùng bố cùng mẹ, gia đình half-sib là các gia đình anh em cùng bố khác mẹ). http://jst.tnu.edu.vn 233 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 228(13): 232 - 237 2.2.3. Chăm sóc, quản lý giai cá đẻ và thu cá bột Trong thời gian sinh sản, cá bố mẹ được cho ăn thức ăn chứa 30% hàm lượng đạm thô của công ty cám CP loại 9954 với tỷ lệ là 3% khối lượng cơ thể/ngày, độ mặn trong ao biến động từ 8-16‰. Cá bột được quan sát hàng ngày trong giai, khi thấy xuất hiện cá bột thì chuyển ngay sang giai ương. Những cá bột thu được lần 1 trong các giai sinh sản được gọi là gia đình full-sib lứa thứ nhất. Sau khi thu được cá bột, cá cái đã sinh sản được đưa ra khỏi giai. Cá cái còn lại được tiếp tục chăm sóc để thu lứa cá bột thứ 2. Các giai giữ cá đẻ đều được đánh dấu thứ tự từ 1 đến 77. 2.3. Ương cá bột Giai ương có kích cỡ mắt lưới là 5 mm và giai có kích thước 1,3 x 1,0 x 0,9 m được mắc trong ao 1.000 m2 có độ mặn từ 8-10‰. Những giai này được ký hiệu ứng với tên gia đình của mỗi đàn cá bột. 250 cá bột của mỗi gia đình được lấy ngẫu nhiên từ mỗi đàn con sinh ra được đưa vào ương trong từng giai riêng. Ngày thả cá bột ứng với thời điểm cá bột tiêu hết noãn hoàng mỗi đàn con đều được ghi chép. Thời gian thu cá bột kéo dài trong 30 ngày để đảm bảo sai số là thấp nhất trong phân tích số liệu. Giai đoạn ương, cá bột được cho ăn với thức ăn công nghiệp CP dạng bột có hàm lượng đạm 30%, tỷ lệ cho ăn bằng 10% khối lượng cơ thể/ngày. Khi cá đạt kích cỡ 3-5 cm/con về chiều dài thì tiến hành thu hoạch, số cá hương trong mỗi giai đều được đếm để tính tỷ lệ sống. Độ mặn và các thông số môi trường ao ương như nhiệt độ, hàm lượng ôxy hòa tan, pH, NH3 được kiểm tra định kỳ vào thứ 2 và thứ 5 hàng tuần, thời điểm kiểm tra vào 7 giờ và 14 giờ để điều chỉnh kịp thời. 2.4. Ương cá hương Khi cá trong giai ương cá bột đạt kích cỡ cá hương thì lấy ngẫu nhiên mỗi gia đình 150 cá hương chuyển sang ương lên cá giống. Kích cỡ mắt lưới là 5 mm và kích cỡ giai ương 1,5 x 2,0 x 0,9 m được mắc trong ao 1000 m2. Các giai ương cá giống được đánh dấu như trong giai ương cá bột. Trong thời gian ương, cá hương được cho ăn với khẩu phần 7% khối lượng cơ thể/ngày. Khi thu hoạch số cá trong các giai đều được đếm, cân mẫu 30 con/giai để tính khối lượng trung bình và tỷ lệ sống. Định kì kiểm tra độ mặn và các thông số môi trường ao ương như nhiệt độ, hàm lượng oxy hòa tan, pH vào thứ 2 và thứ 5 hàng tuần lúc 7 giờ và 14 giờ để điều chỉnh kịp thời. 2.5. Nuôi lớn các gia đình cá chọn giống trong ao đất nước lợ Khi cá đạt kích cỡ 5-7 cm thì tiến hành gắn PIT-tags. Cá được gắn PIT-tags vào khoang bụng bằng kim tiêm chuyên dụng. Cá sau khi gắn PIT-tags được nuôi trong ao đất có diện tích 3.000 m2 với mật độ 3 con/m2, ao sâu 1,2 m, nước ao nuôi có độ mặn 15-18‰, tại Trung tâm Quốc gia giống Hải sản miền Bắc, Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 – Hải Phòng tới khi cá đạt kích cỡ 250-300 g/con thì tiến hành thu hoạch. Cá thả trong ao được cho ăn thức ăn có hàm lượng đạm 20-25%, tỷ lệ cho ăn là 5% khối lượng cơ thể trong 2 tuần đầu, sau đó giảm xuống 3% ở các tuần tiếp theo. Các chỉ tiêu chất lượng nước như độ mặn, ôxy hòa tan, nhiệt độ và pH được đo định kỳ 2 lần/tuần. 2.6. Thu hoạch cá trong ao nuôi thương phẩm Các thông số được thu thập từ đàn cá thu hoạch sau khoảng thời gian nuôi lớn 6 tháng trong ao đất: Giới tính và mã số ứng với số PIT gắn trong mỗi cá thể được đọc bằng máy soi số, khối lượng được xác định bằng cân điện tử có độ chính xác 0,01g. http://jst.tnu.edu.vn 234 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 228(13): 232 - 237 2.7. Phân tích số liệu * Phương pháp tính toán và phân tích số liệu: Tỷ lệ sống (%) = Số cá sau khi kết thúc thí nghiệm (con)/số cá thả ban đầu (con) Phương sai và hiệp phương sai cho những tính trạng cân đo được phân tích theo 02 biến và đa biến cho ước tính hệ số di truyền và tương quan di truyền, sử dụng thuật toán ASREML. Mô hình tuyến tính cá thể hỗn hợp được sử dụng : Y= Xb + Za + Wf + e (1) Trong đó: Y: véc-tơ của n giá trị đo trên k tính trạng; b: véc-tơ của ảnh hưởng cố định; a: véc-tơ ảnh hưởng di truyền ngẫu nhiên cá thể (di truyền cộng gộp); f: véc-tơ ảnh hưởng ngẫu nhiên lên các gia đình cùng bố cùng mẹ bởi yếu tố không phải di truyền cộng gộp; e: véc-tơ của ảnh hưởng số dư; X: ma trận có liên quan đến tính trạng với ảnh hưởng cố định; Z: ma trận quan hệ với tính trạng với ảnh hưởng giá trị di truyền cộng gộp; W: ma trận thiết kế liên quan đến số lượng gia đình. Hệ số di truyền ước tính (h2): h2 = Va/Vp (2) Trong đó: σc2 và c2 là phương sai và hệ số ảnh hưởng ngẫu nhiên của ương riêng rẽ các gia đình đến đánh dấu; σ2e là phương sai sai số; Va = σa2 = 4*σ2s (σ2s là phương sai theo bố), Vp = σ2p = σ2a + σc2 + σ2e là phương sai kiểu hình tương ứng với phân tích theo mô hình tuyến tính cá thể hỗn hợp; Va: phương sai kiểu gen; Vp: phương sai kiểu hình. Cường độ chọn lọc: I = số cá được chọn (con)/ tổng số cá thu (con) Hiệu quả chọn lọc ước tính: R = i x h2 x σp (3) Trong đó: I: là cường độ chọn lọc h2: là hệ số di truyền ước tính σp: độ lệch chuẩn của giá trị đo đạc được của tính trạng Hiệu quả chọn lọc: R = h2 × S (4) Khác biệt chọn lọc (S) = Trung bình khối lượng cá bố mẹ được chọn (g) – Trung bình khối lượng toàn bộ cá bố mẹ (g). Tốc độ sinh trưởng tăng thêm mỗi thế hệ (%)= (khối lượng trung bình cá thế hệ 5 – khối lượng trung bình cá thế hệ 4)* 100/khối lượng cá trung bình thế hệ 4. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Kết quả sản xuất vật liệu chọn giống và ương nuôi cá bột lên giống Nghiên cứu đã sản xuất được 100 gia đình thế hệ thứ 5 gồm 64 full-sibs và 36 gia đình half- sibs. Số lượng cá bột thu được của các gia đình dao động trong khoảng 200 đến 2001 con. 250 cá bột của mỗi gia đình/nhóm được ương trong giai kích thước 3 m2. Kết quả ương cá bột lên hương cho tỷ lệ sống 60%, tỷ lệ sống ương từ cá hương lên giống đạt 81,5% (Bảng 1). Bảng 1. Kết quả ương các gia đình cá hương trong giai Chỉ tiêu Ương từ cá bột lên hương Ương từ cá hương lên giống Thời gian ương (ngày) 20 20- 30 Khối lượng trung bình (g) 1,50 ± 0,22 8,29 ± 0,06 Chiều dài trung bình (g) 4,45 ± 0,25 7,53 ± 0,13 Tỷ lệ sống (%) 60 81,5 http://jst.tnu.edu.vn 235 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 228(13): 232 - 237 3.2. Kết quả chọn giống cá rô phi vằn nuôi trong điều kiện nước lợ thế hệ 5 Thả nuôi 6.018 con cá giống thuộc 100 gia đình, mỗi gia đình thả từ 50 đến 70 con để nuôi sinhh trưởng. Số cá khi thu hoạch là 4.294 con, tỷ lệ sống là 71,3%. Khối lượng trung bình đàn cá các gia đình khi thu hoạch là 213,96 g/con. Khác biệt chọn giống là 56,3 g và cường độ chọn giống là 20,3%. Tốc độ tăng trưởng của cá sau thế hệ chọn giống thứ 5 tăng thêm 5,51%, thấp hơn ở thế hệ 1 và 2 trong nghiên cứu [12], một phần do cường độ chọn giống ở nghiên cứu này thấp hơn. Sử dụng Sire-Dam Model phân tích trên phần mềm ASREML tính hệ số di truyền (h2) ước tính về tính trạng sinh trưởng của 100 gia đình cá rô phi chọn giống thế hệ thứ 5 là 0,58 ± 0,01, trong đó ảnh hưởng của môi trường là 0,44 ± 0,06. Ảnh hưởng môi trường trong nghiên cứu này tương đối lớn là do thời gian nuôi riêng rẽ các gia đình trong giai quá dài (khoảng 70 ngày). Vì vậy, để làm giảm ảnh hưởng của yếu tố môi trường, trong các thế hệ tiếp theo cần rút ngắn thời gian ương riêng rẽ các gia đình hoặc ương chung các gia đình, sau đó sử dụng chỉ thị phân tử để xác định phả hệ. Tuy nhiên, việc dùng chỉ thị phân tử xây dựng lại phả hệ sẽ rất tốn kém về mặt chi phí. Do đó, cần phải tính toán phù hợp để cân bằng giữa hiệu quả và chi phí để có phương pháp chọn giống tối ưu. Bên cạnh đó, với hệ số di truyền ước tính của đàn cá đạt 0,58 cho thấy triển vọng chọn giống thế hệ tiếp theo bằng phương pháp chọn lọc gia đình kết hợp với chọn lọc cá thể có triển vọng tốt. Kết quả chọn giống cá rô phi thế hệ 5 trong môi trường lợ mặn được trình bày ở Bảng 2. Bảng 2. Kết quả chọn giống cá rô phi thế hệ thứ 5 trong môi trường lợ mặn Các chỉ tiêu Thế hệ chọn giống thứ 5 Số gia đình 100 Số cá thả (con) 6.018 Số cá thu (con) 4.294 Tỷ lệ sống (%) 71,3 Số gia đình chọn 56 Số cá chọn (con) 1.232 Cường độ chọn giống (%) 20,3 Khối lượng cá thu hoạch (g) 213,96 ± 1,21 Khối lượng đàn cá chọn (g) 226,2 ± 33,4 h2 ước tính 0,58 ± 0,01 Khác biệt chọn giống S (g) 56,3 Hiệu quả chọn giống (R) (%) 8,5 Tốc độ sinh trưởng tăng thêm (%) 5,51 4. Kết luận và đề xuất Nghiên cứu đã tạo ra đàn cá chọn giống thế hệ 5 có tốc độ sinh trưởng tăng thêm 5,51%. Hệ số di truyền ước tính đàn cá cho thấy triển vọng chọn giống thế hệ tiếp theo rất khả quan. Đàn cá chọn giống thế hệ 5 với số lượng gia đình 56 tạo cơ sở vững chắc cho nghiên cứu chọn giống kế tiếp, đồng thời cần phát triển mở rộng nuôi tại các địa phương để phát huy lợi thế sinh trưởng trong nước lợ của dòng cá này. TÀI LIỆU KHAM THẢO/ REFERENCES [1] R. S. V. Pullin, “World tilapia culture and its future prospects,” In: Pullin, R.S.V., Lazard, J., Legendre, M., Amon Kothias, J. B., Pauly, D. (Eds.). The Second International Symposium on Tilapia in Aquaculture, ICLARM conference Preceding 41. International Center for Living Aquatic Resources Management, Manila, Philippines, 1997. [2] J. -C. a. J. -C. R. Philippart, “Ecology and distribution of tilapias. In: R.S.V. Pullin and R.H. Lowe- McConnell (eds.) The biology and culture of tilapias,” ICLARM Conf. Proc, vol. 7, pp. 15-60, 1982. [3] R. W. Nugon, “Salinity tolerance of juveniles of four varieties of tilapia,” Master thesis, The School of Renewable Natural Resources, 2003, p. 76. http://jst.tnu.edu.vn 236 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 228(13): 232 - 237 [4] T. M. Jonassen, K. Pittman, and A. K. Imsland, “Seawater acclimation of tilapia,” Oreochromis spilurus spilurus, fry and fingerlings, vol. 28, no. 3, pp. 205-214, 1997. [5] G. Lemarie, J. F. Baroiller, F. Clota, J. Lazard, and A. Dosdat, “A simple test to estimate the salinity resistance of fish with specific application to O. niloticus and S. melanotheron,” Aquaculture, vol. 240, pp. 575-587, 2004. [6] A. H. M. M. Kamal and G. C. Mair, “Salinity tolerance in superior genotypes of tilapia, Oreochromis niloticus, Oreochromis mossambicus and their hybrids,” Aquaculture, vol. 247, pp. 189-201, 2005. [7] R. L. V. M. Garcia-Ulloa and T. M. Martinez, “Growth and feed utilization of the tilapia hybrid Oreochromis mossambicus x O. niloticus cultured at different salinities under controlled laboratory conditions,” Journal of the World Aquaculture Society, vol. 32, pp. 117-121, 2001. [8] M. M. Tayamen, R. A. Reyes, M. J. Danting, A. M. Mendoza, E. B. Marquez, A. C. Salguet, R. C. Gonzales, T. A. Abella, and E. M. Vera-Cruz, “Tilapia broodstock development for saline waters in the Philippines,” NAGA-ICLARM Quarterly, vol. 25, no. 1, pp. 32-36, 2002. [9] W. R. Rosario, C. G. B. Chevassus-Au-Louis, P. Morissens, N. C. Muyalde, A. E. Cruz, F. Vera, and J. P. Poivey, “Selection from an interspecific hybrid population of two strains of fast growing and salinity tolerant tilapia,” In: New Dimensions on Farmed eds. by Remedios B. Bolivar, Graham C. Mair, and Kevin Fitzsimmons. Tilapia 6th International Symposium on Tilapia in Aquaculture Philippine International Convention Center Roxas Boulevard, Manila, Philippines, 2004, pp. 12-16. [10] P. C. Thien, Y. Yi, and K. Fitzsimmons, “Effect of adding shrimp (Penaeus monodon) into intensive culture ponds of Nile tilapia (Oreochromis niloticus) at different densities,” In: New Dimensions on Farmed eds. by Remedios B. Bolivar, Graham C. Mair, Kevin Fitzsimmons. Tilapia 6th International Symposium on Tilapia in Aquaculture Philippine International Convention Center Roxas Boulevard, Manila, Philippines, September 12-16, 2004, pp. 794-805. [11] Y. Yi and K. Fitzsimmons, “Tilapia-shrimp polyculture in Thailand,” In: New Dimensions on Farmed eds. by Remedios B. Bolivar, Graham C. Mair, and Kevin Fitzsimmons. Tilapia 6th International Symposium on Tilapia in Aquaculture Philippine International Convention Center Roxas Boulevard, Manila, Philippines, September 12-16, 2004, pp. 777-790. [12] A. T. Pham, Genetic selection for better growth performance of fifth generation of Nile Tilapia (Oreochromis niloticus) cultured in brackish water, Final Report at Ministry of Agriculture and Rural Development, 2009. http://jst.tnu.edu.vn 237 Email: jst@tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cây Hông(Paulownia) - loài cây có năng suất sinh khối cao
5 p | 454 | 65
-
Giống mía JA 60 - 5 Viện Nghiên cứu Mía đường Bến Cát
5 p | 156 | 18
-
Công nghệ sản xuất giống cá chép lai
9 p | 113 | 18
-
Công nghệ sản xuất giống cá chép V1
5 p | 145 | 10
-
Kinh nghiệm nuôi cá rô phi vằn
3 p | 90 | 9
-
Chỉ tiêu sinh sản của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) bố mẹ đã qua chọn giống nâng cao tốc độ tăng trưởng
4 p | 25 | 3
-
Đánh giá tỉ lệ nở, tỉ lê sống và tốc độ tăng trưởng của hai dòng cá chép Tata và Szavas P3 mới nhập nội từ Hungary vào Việt Nam
10 p | 27 | 2
-
Kết quả nghiên cứu tạo giống đậu tương mới TN08
6 p | 43 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn