intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHUẨN BỊ ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

426
lượt xem
134
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Liệt kê đầy đủ các bước tiến hành của việc chuẩn bị một đề cương nghiên cứu khoa học. 2/ Biết cách xác định và làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. 3/ Biết cách phát biểu đúng cách mục tiêu nghiên cứu. 4/ Biết cách lập kế hoạch thu thập, xử lý, và phân tích số liệu. 5/ Biết cách viết một đề cương nghiên cứu. I. GIỚI THIỆU Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một công việc có hệ thống nhằm thu thập, phân tích và diễn giải các số liệu để tìm lời giải hoặc giải pháp cho 1 vấn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHUẨN BỊ ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

  1. CHUẨN BỊ ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (Preparation for a Research Proposal) MỤC TIÊU 1/ Liệt kê đầy đủ các bước tiến hành của việc chuẩn bị một đề cương nghiên cứu khoa học. 2/ Biết cách xác định và làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. 3/ Biết cách phát biểu đúng cách mục tiêu nghiên cứu. 4/ Biết cách lập kế hoạch thu thập, xử lý, và phân tích số liệu. 5/ Biết cách viết một đề cương nghiên cứu. I. GIỚI THIỆU Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một công việc có hệ thống nhằm thu thập, phân tích và diễn giải các số liệu để tìm lời giải hoặc giải pháp cho 1 vấn đề. Đặc điểm của NCKH là: + Đòi hỏi vấn đề nghiên cứu (VĐNC) phải được phát biểu rõ ràng + Yêu cầu có mục tiêu và kế hoạch rõ ràng (không chấp nhận việc tìm kiếm không mục đích để tình cờ tìm ra giải pháp)
  2. + Xây dựng trên số liệu hiện có, sử dụng kết quả dương tính lẫn âm tính. + Số liệu mới phải được thu thập và phân tích một cách có hệ thống để tìm lời giải cho các mục tiêu nghiên cứu ban đầu. Sự thành công của 1 công trình NCKH tùy thuộc một phần rất lớn vào đề cương (ĐC) NCKH. ĐC. NCKH là 1 kế hoạch dạng văn bản (của công trình nghiên cứu) mô tả toàn bộ tiến trình phải thực hiện của công trình NCKH. Nó bao gồm tất cả các bước từ lúc xác định vấn đề nghiên cứu (VĐNC) đến lúc trình bày số liệu đã thu thập được. Nếu việc xét duyệt 1 công trình nghiên cứu là cần thiết thì ĐC. NCKH chính là cơ sở để thẩm định giá trị (tầm quan trọng và tính khả thi) của công trình. ĐC. NCKH cho phép người nghiên cứu + định rõ vấn đề nghiên cứu và các cấu phần có liên quan, + nói thêm về tầm quan trọng của công trình nghiên cứu trong lĩnh vực y học, + tổng quan các y văn có liên quan + đề ra phương pháp học thích hợp với 1 khung thời gian cho phép.
  3. II. CÁC BƯỚC CƠ BẢN CỦA VIỆC CHUẨN BỊ 1 ĐC. NCKH Việc chuẩn bị 1 ĐC. NCKH gồm có 3 giai đoạn + Giai đoạn 1: lập kế hoạch kỹ thuật ban đầu (7 bước) + Giai đoạn 2: lập kế hoạch cho công tác chuẩn bị (4 bước) + Giai đoạn 3: viết ĐC. NCKH A. GIAI ĐOẠN 1 1. XÁC ĐỊNH VÀ LÀM SÁNG TỎ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VĐNC (research problem) là vấn đề cần có câu giải đáp hoặc cần được giải quyết. Các VĐNC trong y học thường tập trung vào bản chất (mô tả) của hiện tượng hoặc vào mối liên hệ (phân tích) giữa các hiện tượng. 1.1. Xác định VĐNC Khi chọn (xác định) VĐNC người NC cần chú ý một số yếu tố chính sau đây: + Tính sát hợp (relevance): VĐNC được xem là sát hợp khi đó là một vấn đề cần được ưu tiên giải quyết. Câu hỏi đặt ra thường là: vấn đề bao lớn? Đối tượng bị ảnh hưởng là ai? Vấn đề có nghiêm trọng không?
  4. + Có phải đây la vấn đề có thể nghiên cứu được (Researchable problem): vấn đề được xem là nghiên cứu được khi khả năng thu thập số liệu để tìm lời giải đáp là có thể thực hiện được. + Tính khả thi (Feasibility): về phương pháp (cách tiếp cận VĐNC để thu thập số liệu), về số lượng đối tượng nghiên cứu (có đủ cho cuộc NC không?), về nguồn lực sẵn có (nhân lực, vật lực, tài lực), và về thời gian. + Phạm vi (Scope) của vấn đề: có quá rộng hoặc quá hẹp không. + Sự quan tâm (Interest): của người NC hoặc của cơ quan đối với lĩnh vực có VĐNC. 1.2. Làm sáng tỏ VĐNC Bằng cách chẻ vấn đề ra làm nhiều tiểu vấn đề (subproblems) . Điều này còn giúp hướng dẫn cho người NC 1xác định được những mục đích hiện thực hơn và có khả năng đạt được hơn, 2 chọn được phương pháp NC thích hợp, và 3 xác định các biến số và thông số cho công trình NC. 1.3. Phát biểu vấn đề và tiểu vấn đề Cách phát biểu tốt nhất là dưới dạng câu hỏi  Câu hỏi nghiên cứu
  5. 2. THIẾT LẬP GIẢ THUYẾT NC Giả thuyết NC là câu trả lời giả định của người NC đối với VĐNC. Việc thiết lập giả thuyết NC giúp hướng dẫn người NC xác định, phân lớp, và định nghĩa bằng thuật ngữ chuyên môn các biến số thích hợp. 3. PHÁT BIỂU MỤC TIÊU NC Mục tiêu là cái đích của 1 hành động. Trong NCKH, mục tiêu là cái mà người NC mong muốn đạt được qua cuộc NC. Phát biểu mục tiêu NC là 1 phần rất thiết yếu của ĐC. NCKH vì các lý do sau: Các mục tiêu NC + biểu thị toàn bộ các biến số sát hợp được xem xét tới trong cuộc NC. + giúp hướng dẫn người NC chọn thiết kế NC. + cho biết cần phải thu thập các số liệu gì + giúp ích trong việc lập kế hoạch phân tích kết quả. Nói chung, mục tiêu NC định hướng cho toàn bộ công trình NC, và là phần KHÔNG THỂ THIẾU của 1 ĐC. NCKH. 3.1. Cách phát biểu mục tiêu NC
  6. + Nguyên tắc chung: Môt mục tiêu (của 1 ĐC. NCKH) được xem là được phát biểu đúng cách khi có đầy đủ các thành phần (yếu tố) sau đây: + Hành động: mô tả 1 việc làm cụ thể, diễn đạt bằng 1 động từ hành động. + Nội dung: định rõ đối tượng của hành động phải hoàn thành. + Điều kiện: xác định thời hạn, không gian của h ành động. Hành động Làm Nội dung Cái gì? Ai? Điều kiện Tại đâu? Trong thời gian nào? Các động từ hành động thường dùng trong phát biểu mục tiêu của 1 ĐC. NCKH - Nghiên cứu (To study) - Tìm (To find) - Xác định - Xác định, Định rõ (To (To identify) determine) + Cách phát biểu Có 2 loại mục tiêu: mục tiêu tổng quát (general objective) và mục tiêu chuyên biệt (specific objectives).
  7. Mục tiêu tổng quát là mục đích mong muốn tối hậu của cả công trình NC. Thường rút ra từ phát biểu vấn đề và giả thuyết NC; được phát biểu dưới dạng câu tường thuật. Mục tiêu chuyên biệt là phát biểu về từng mục đích mong muốn chuyên biệt của công trình NC. Được rút ra từ các phát biểu tiểu vấn đe và dưới dạng câu tường thuật. Nội dung của mục tiêu chuyên biệt thường được diễn tả với những thuật ngữ đo lường (kết quả ở dạng định lượng). 3.2. Xác định và chỉ rõ các biến số Các biến số cần phải được chỉ rõ trong phần nội dung của các mục tiêu. Trong 1 ĐC. NCKH có 4 lo ại biến số chủ yếu cần được xác định: biến số độc lập, biến số phụ thuộc, biến số gây nhiễu (confounding variables) v à biến số cơ sở. Các biến số này phải được liệt kê đầy đủ và được định nghĩa theo thuật ngữ chuyên môn. 4. CHỌN THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Dựa vào mục tiêu và giả thuyết NC để định thiết kế phù hợp. (Xem thêm bài “Các thiết kế nghiên cứu trong Dịch tễ Học”) 5. LẬP KẾ HOẠCH THU THẬP SỐ LIỆU
  8. Số liệu phải thu thập tùy thuộc chủ yếu vào các câu hỏi (vấn đề) cần được giải đáp. Thông tin cần thiết để giải đáp cho mỗi câu hỏi tương ứng với mỗi tiểu vấn đề được chỉ rõ trong các mục tiêu chuyên biệt; do vậy, việc cần phải làm là xem lại mục tiêu rồi liệt kê và phân loại các biến số để biết phải thu thập loại thông tin gì. + Các hình thức thu thập số liệu: - Xem lại tư liệu (bệnh án, sổ thống kê, sổ báo cáo, v..v..) - Hỏi: phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại, bảng câu hỏi tự trả lời. - Quan sát: khám lâm sàng, các xét nghiệm, quan sát môi trường, các thí nghiệm trong labo., ..v…v + Công cụ để thu thập số liệu - Bảng câu hỏi, bảng kiểm - Trang thiết bị. 6. LẬP KẾ HOẠCH XỬ LÝ SỐ LIỆU Xử lý số liệu bao gồm 1 loạt các bước nhằm chuyển số liệu đã thu thập ra thành các dạng thức phù hợp với việc phân tích thống kê. Thường bao gồm 4 bước:
  9. + Biên tập: là xem xét lại các bảng số liệu (bảng câu hỏi) đ ã hoàn tất để tìm ra các sai sót và thiếu sót để hiệu chỉnh. Việc biên tập nhằm mục đích chính là bảo đảm tính toàn vẹn, thống nhất, và chính xác của số liệu. + Mã hoá số liệu: chuyển số liệu ra thành dạng số hoặc biểu tượng để dễ đếm và lập bảng. + Lập tập tin số liệu: thông thường nhất hiện nay là lưu vào đĩa vi tính. + Tóm tắt số liệu: vào các bảng chéo (cross-tabulation) và các bảng số liệu gốc để có cái nhìn tổng quát ban đầu về kết quả. 7. CHỌN PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU Phân tích số liệu bao gồm việc tính toán và so sánh các chỉ số cần phải có, cũng như việc kiểm định các giả thuyết được qui định bởi những mục tiêu chuyên biệt và giả thuyết NC. B. GIAI ĐOẠN 2 1. ĐỊNH THỜI BIỂU CHO CÁC GIAI ĐOẠN NC Lập biểu thời gian triển khai tất cả các b ước của các giai đoạn NC, từ lúc trình hoặc đưa duyệt ĐC. NCKH cho đến lúc viết báo cáo NCKH. 2. XÁC ĐỊNH NHU CẦU NHÂN SỰ
  10. 3. XÁC ĐỊNH NHU CẦU TRANG THIẾT BỊ 4. LẬP DỰ TRÙ KINH PHÍ C. GIAI ĐOẠN 3 Khi viết 1 ĐC. NCKH cần đảm bảo có đủ các phần cơ bản như dưới đây. 1. TỰA ĐỀ Là 1 phát biểu ngắn, rõ ràng về VĐNC với 1 hoặc nhiều tiêu chuẩn sau: + Thời gian + Có liên quan đến vấn đề thực tiễn + Có liên quan đến dân số đích 2. ĐẶT VẤN ĐỀ Là các phát biểu nhằm giải thích vì sao tiến hành công trình NC này, trong đó có phát biểu vấn đề. Phần này không nên viết quá dài, nhưng cũng không quá ngắn. Nói chung, lý luận để chứng minh công trình NC này là cần thiết cần phải logic, dẫn chứng bằng số liệu cụ thể, dễ hiểu. Đặt vấn đề nên được viết theo trình tự logic sau: + Độ lớn, tần suất và sự phân bố của VĐNC: theo khu vực địa lý và theo nhóm dân số. + Nguyên nhân khả dĩ của VĐNC: Hiểu biết đương thời về vấn đề và các nguyên nhân đã tìm ra? Các ý kiến đồng ý? Các ý kiến phản bác?
  11. + Giải pháp khả dĩ của VĐNC: Đã từng có giải pháp cho vấn đề chưa? Các đề xuất trước đây ra sao? Kết quả của giải pháp? + Các vấn đề chưa có câu trả lời: Phần nào chưa có câu trả lời? Lĩnh vực nào chưa có khả năng được hiểu rõ, được định rõ, được xác minh, hoặc được kiểm nghiệm? 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đầy đủ (MT. tổng quát và MT. chuyên biệt), đúng cách. 4. TỔNG QUAN Y VĂN 5. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH + Thiết kế NC + Dân số NC + Cỡ mẫu + Phương pháp chọn mẫu + Phương pháp thu thập số liệu (có thể có phần định nghĩa các thuật ngữ chuyên môn). + Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: Xử lý và phân tích bằng công cụ gì?
  12. Dùng các phương pháp và phép kiểm thống kê nào? Kết quả được trình bày ra sao? 6. THỜI BIỂU TIẾN HÀNH 7. PHÂN TÍCH CÁC NGUỒN LỰC (3M) --------------------------------------------------------------------------------------------- THAM KHẢO 1. Fernando S. S. ; Susie I. M. and Jane C. B. Planning Research. Philippine Council for Health Research and Development. Manila. 1989. 2. Laurna R. and James J..N. Research Techniques for the Health Sciences. Macmillan Pub. Company, NewYork. 1987: Ch. 2, Ch. 3. 3. Soha Rashed Aref Mostafa: Students’ Guide to Health Research Methodology [WWW document]. Supercourse, 25 November 2006.
  13. http://www.pitt.edu/~super1/lecture/lec25461/index.htm [accessed 06 January 2007]. PHẦN ĐỌC THÊM VỀ TỔNG QUAN Y VĂN Việc tổng quan y văn thường được tiến hành ngay sau khi đã xác định được VĐNC. Việc tổng quan nhằm xem xét to àn bộ thông tin hiện có liên quan đến VĐNC, qua đó giúp nhà NC: + Tránh được sự trùng lặp giữa NC của mình với các NC đã thực hiện trước đây.
  14. + Tìm hiểu xem các tác giả trước đây đã thu thập và báo cáo được những gì về vấn đề mà mình muốn nghiên cứu. Điều này có thể giúp ích cho việc phát triển và phát biểu VĐNC của mình. + Làm quen với các phương pháp tiến hành nghiên cứu khác nhau, qua đó có thể sử dụng trong nghiên cứu của mình. + Có được các biện luận có tính thuyết phục góp phần giải thích vì sao công trình nghiên cưú của mình cần được tiến hành. Nguồn thông tin của tổng quan y văn th ường là: + Sách giáo khoa trong thư viện. + Bộ Index Medicus: xác định các b ài báo theo chủ đề, tác giả và tựa đề. + Tìm y văn trên máy tính, như MEDLINE chẳng hạn. + Thư mục hoặc phần tham khảo thường nằm ở phần cuối của sách, b ài báo, luận văn, hoặc được in riêng thành tập rời. + Số liệu thống kê cấp quốc gia, tỉnh thành, sở ban ngành, v..v..
  15. + Ý kiến và niềm tin của người cung cấp thông tin chủ yếu (lãnh đạo cộng đồng, lãnh đạo y tế, v..v..)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0