intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chứng khoán đang rất cần tái định vị

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

72
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, Chính phủ hiện đang triển khai một loạt giải pháp, trong đó có giải pháp hạ thấp chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng xuống 20%. Với mục tiêu này thì việc huy động vốn vay của các doanh nghiệp để phát triển kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng. Trong bối cảnh đó, thị trường chứng khoán, vốn được coi là một kênh dẫn vốn cho nền kinh tế, liệu có thể giúp gì cho doanh nghiệp hay không? Trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng bị “hạn chế” như hiện...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chứng khoán đang rất cần tái định vị

  1. Chứng khoán đang rất cần tái định vị Để thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, Chính phủ hiện đang triển khai một loạt giải pháp, trong đó có giải pháp hạ thấp chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng xuống 20%. Với mục tiêu này thì việc huy động vốn vay của các doanh nghiệp để phát triển kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng. Trong bối cảnh đó, thị trường chứng khoán, vốn được coi là một kênh dẫn vốn cho nền kinh tế, liệu có thể giúp gì cho doanh nghiệp hay không? Trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng bị “hạn chế” như hiện nay thì việc doanh nghiệp xoay qua thị trường chứng khoán để tìm vốn có thể là khuynh hướng, là chuyện bình thường, nhưng không đơn giản. Vì đối với doanh nghiệp, trong nhiều trường hợp vốn ngân hàng chỉ là nguồn bổ sung. Vấn đề còn nằm ở chỗ quy mô vốn huy động và khả năng huy động thành công. Điều này tùy thuộc nhiều vào tình trạng thị trường chứng khoán và tâm lý nhà đầu tư, nhất là vào thời buổi khó khăn như hiện tại. Tuy vậy, thị trường chứng khoán vẫn luôn là kênh cung vốn hiệu quả mà doanh nghiệp trông cậy. Cho dù thị trường không còn hào phóng như các năm trước, nhưng cánh cửa huy động vốn trên thị trường này vẫn rộng mở, doanh nghiệp vẫ n có thể lựa chọn thời điểm và loại sản phẩm để chào mời, với điều kiện việc huy động đó đồng thời là cơ hội tốt đối với nhà đầu tư.
  2. Hoạt động huy động vốn là hoạt động sơ cấp, mặc dù đối tượng hay sản phẩm đầu tư cũng được gọi là “chứng khoán”, nhưng đây được xem là bước đầu đầu tư trực tiếp vào doanh nghiệp, và như vậy có thể xem nó chưa “làm khó” cho thị trường - ở đây được hiểu là thị trường giao dịch thứ cấp. Có chăng chỉ là chuyện niêm yết sau này. Nếu doanh nghiệp uy tín, có dự án tốt, mục tiêu kinh doanh thuyết phục, triển vọng về hiệu quả có thể dự đoán được là hấp dẫn thì doanh nghiệp chẳng lo khó và thị trường cũng chẳng sợ nó làm khó về sau. Vì trong giai đoạn kinh tế khó khăn này cơ hội đầu tư tốt chắc chắn vẫn sẽ được chào đón, nếu không muốn nói là săn lùng. Đặc biệt, các nhà đầu tư giá trị, các quỹ đầu tư “dưới sàn” hay dài hạn luôn hiện diện. Ngay cả giới “lướt sóng”, vào một lúc nào đó, họ cũng có thể lui lại để đón đầu. Nói chung, nhà đầu tư vẫn đang ngoài cửa doanh nghiệp để chờ cơ hôi... Người ta gọi thị trường chứng khoán là “nhiệt kế” của nền kinh tế dựa trên hai phương diện. Một là thuộc tính phản ứng nhạy cảm của thị trường trước các biến động nói chung và hai là về quy mô có tính đại diện của định chế này trong hoạt động kinh tế, hoặc đối với từng lĩnh vực hay ngành kinh tế. Với thị trường chứng khoán Việt Nam, phản ứng nhạy cảm là có, nhưng về quy mô thì diễn biến của thị trường chưa thể được xem là có tính đại diện phản ảnh đúng sức khỏe của nền kinh tế. Tuy nhiên, dù sao thì đây vẫn là kênh tài chính quan trọng, ngày càng khẳng định vai trò nuôi dưỡng sức sống doanh nghiệp và thúc đẩy phát triển kinh tế nước nhà. Do đó, ta cần có
  3. thái độ và cách hành xử thích đáng, không thể cứ hễ kinh tế khó khăn là đem chứng khoán ra “hy sinh” như lâu nay. Thị trường chứng khoán là định chế công cụ có tính liên lập, đáp ứng yêu cầu đồng bộ trong cấu trúc kinh tế thị trường. Dó đó, không thể tách nó ra để mà xét đoán bằng ngôn từ tình cảm, hoặc có thể nói sản xuất - kinh doanh là “thực”, là có ích, còn đầu tư chứng khoán là “ảo”, là không có ích. Suy diễn sai lầm như vậy ít nhiều đã dẫn tới tâm lý dị ứng, tạo ra cách hành xử phân biệt rất bất lợi cho việc phát triển thị trường chứng khoán nói riêng và kinh tế nói chung. Nhiều biểu hiện không thuận lợi tại các diễn đàn và áp lực chính sách đối với thị trường chứng khoán gần đây đã làm cho giới đầu tư có cảm giác chứng khoán bị “ra rìa”. Đây là điều đáng tiếc. Theo quan điểm của tác giả, chẳng cần đến khi siết tín dụng - điều này chỉ tạo thêm tâm lý căng thẳng, bi quan và “mất lửa” - thì với thực tế thị trường và lãi suất ngất trời như hiện nay, có lẽ chẳng mấy ai dám cầm tiền vay để đi mua chứng khoán. Do vậy, rất cần có một sự định vị lại thị trường chứng khoán trong nền kinh tế, từ tầm nhìn vĩ mô. Trong những điều kiện khó khăn như hiện nay, nhà đầu tư rất cần nghe thông điệp, biết động thái, và thấy được sự chuyển động tích cực, thể hiện mối quan tâm thực sự của giới hữu trách đến sức sống thị trường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2