intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chứng phát ban do tã lót ở trẻ

Chia sẻ: Nguyen Phuong Halinh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

65
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trẻ sơ sinh thường hay bị phát ban ở khu vực mông (thường gọi là hăm tã), biểu hiện qua những nốt mẩn đỏ, đau và có vảy, nguyên nhân phần lớn là do do cha mẹ vệ sinh tã lót chưa đúng cách.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chứng phát ban do tã lót ở trẻ

  1. Chứng phát ban do tã lót ở trẻ Trẻ sơ sinh thường hay bị phát ban ở khu vực mông (thường gọi là hăm tã), biểu hiện qua những nốt mẩn đỏ, đau và có vảy, nguyên nhân phần lớn là do do cha mẹ vệ sinh tã lót chưa đúng cách. Hãy cùng nghe thắc mắc của các mẹ về chứng phát ban do tã lót ở trẻ em và lời giải đáp của các chuyên gia. Trẻ sơ sinh thường hay bị phát ban ở khu vực mông (thường gọi là hăm tã) (google image) Biểu hiện của chứng phát ban do tã lót?
  2. Không phải bé nào bị phát ban cũng giống nhau, tuy nhiên các mẹ có thể dựa vào những biểu hiện thường gặp như sau: Nếu thấy da ở vùng được cuốn tã của bé có dấu hiệu kích ứng và đỏ, thì rất có thể bé đã bị phát ban. Khi chạm vào vùng da đó, bạn có thể thấy nó hơi bị phồng rộp và ấm ấm. Chứng hăm tã có thể rất nhẹ, chỉ lẩn mẩn vài nốt đỏ trong phạm vi nhỏ, cũng có khi phát triển nặng lan ra một khu vực rộng, bao gồm cả đùi và bụng. Vì sao bé lại tã? bị hăm Có rất nhiều lí do khiến bé bị hăm tã, từ thức ăn cho đến nước tiểu của bé. Sau đây là một trong những lí phổ biến nhất: do Khu vực tã bị quấn ẩm ướt
  3. Ngay cả những loại tã hay bỉm hút ẩm tốt nhất cũng không thể hút sạch hoàn toàn chất ẩm khỏi vùng da nhạy cảm của bé. Nước tiểu còn sót lại phối hợp với vi khuẩn ở phân của bé sẽ hình thành chất khí rất khó chịu. amoniac mùi Các mẹ cần chú ý nên thay tã, bỉm cho con thường xuyên, tránh để quá lâu. Vùng mông bị chà xát nhiều hoặc nhạy cảm với chất học hóa Hăm tã có thể xảy ra khi làn da mỏng manh của bé bị cọ xát quá nhiều với tã lót, nhất là khi da bé lại quá nhạy cảm với những hóa chất dùng để giặt tẩy, cũng có khi nhạy cảm với nước hoa sử dụng để tạo mùi thơm cho các loại bỉm. Thức ăn lạ
  4. Nhiều bé bị hăm tã khi bắt đầu chuyển sang ăn đồ ăn đặc hoặc thưởng thức một món ăn mới. Sự thay đổi món ăn ảnh hưởng đến sự thay đổi thành phần trong phân của trẻ nhỏ, đồng thời kích thích đi tiểu nhiều hơn. Trong trường hợp mẹ đang trong giai đoạn cho con bú, da của bé cũng có thể phản ứng với những gì mà người mẹ ăn. Nhiễm trùng Vùng mông được quấn tã lót hoặc đeo bỉm của bé thường ấm áp và ẩm ướt- đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và nấm trú ngụ. Những vùng da bị tổn thương hay những khu vực kín như bẹn thường dễ bị nhiễm trùng hơn.
  5. Ngoài ra, người mẹ hay bé dùng thuốc kháng sinh cũng có thể là nguyên nhân gây hăm tã. Thuốc kháng sinh cũng có thể là nguyên nhân khiến bé bị tiêu chảy, dẫn đến bị hăm tã. Bên cạnh đó, những bé bị tưa miệng cũng có nguy cơ triển chứng phát ban do tã phát lót. Khi bé bị hăm tã, có cần đưa đi khám? Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bạn có thể đưa ra quyết định hợp lý. Chỉ gọi cho bác sĩ khi khu vực phát ban có dấu hiệu bị nhiễm trùng (mụn bị chảy nước, chảy mủ, lở loét) hoặc bé có dấu hiệu bị sốt, hoặc tình trạng không tiến triển sau vài tự điều trị tại nhà. ngày tã tốt Cách điều trị hăm nhất?
  6. Thay tã, bỉm cho bé thường xuyên, khi thay nhớ rửa sạch nhẹ nhàng vùng mông. Buổi đêm khi bé đang ngủ bạn cũng nên thay tã cho bé. Sau mỗi lần thay tã cho bé, mẹ có thể sử dụng thuốc mỡ/ kem chống nhiễm trùng để bôi lên vùng da bị tổn thương. Không nên quấn tã quá chặt để cho không khí lưu thông tốt hơn. Nếu bé dùng bỉm thay vì dùng tã lót, bạn nên chọn loại bỉm lớn hơn một cỡ so với bé. Khi thời tiết ấm áp, hoặc bé đang ngồi chơi trên một nền nhà sạch, bạn có thể bỏ tã lót ra cho thoáng khí tốt. càng lâu càng Khi thấy bé có dấu hiệu phát ban, nên cho bé đi ngủ mà không cần mặc bỉm cũng như quấn tã lót.
  7. Theo Meyeucon
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2