intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương 1: Sự hình thành lớp mạ điện

Chia sẻ: Vy Vy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:136

48
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Chương 1: Sự hình thành lớp mạ điện" trình bày điều kiện tạo thành lớp mạ, cơ chế tạo thành lớp mạ điện và quá trình hình thành tinh thể và tổ chức tinh thể. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương 1: Sự hình thành lớp mạ điện

Chương 1: Sự hình thành lớp mạ điện<br /> 1.1. Điều kiện tạo thành lớp mạ<br /> Mạ điện thực chất là một quá trình điện phân. Quá trình tổng quát là:<br /> <br /> + Ở anot xảy ra quá trình hoà tan kim loại:<br /> M – ne  Mn+<br /> (1.1)<br /> + Ở catot, cation phóng điện thành nguyên tử kim loại mạ:<br /> Mn+ + ne  M<br /> (1.2)<br /> Trên thực tế các ion trong dung dịch không nằm tự do mà dưới dạng hidrat<br /> hoá Mn+ .m H2O. Phản ứng catot xảy ra gồm nhiều giai đoạn nối tiếp nhau:<br /> + Cation hidrat hoá Mn+ .m H2O di chuyển từ dung dịch đến bề mặt catot<br /> + Dưới tác dụng của điện trường thì Mn+ tách vỏ hidrat để tồn tại dưới dạng tự<br /> do Mn+, tiếp xúc trực tiếp với bề mặt catot.<br /> + Mn+ nhận điện tử tạo thành nguyên tử kim loại M<br /> + Các nguyên tử kim loại M liên kết với nhau để hoặc tạo thành mầm tinh thể<br /> mới hoặc tham gia nuôi lớn mầm tinh thể đã sinh ra trước đó. Các mầm tinh thể phát<br /> triển dần thành tinh thể, tinh thể liên kết với nhau để tạo thành lớp mạ.<br /> Tốc độ chung của quá trình catot (1.2) nhanh hay chậm phụ thuộc vào giai<br /> đoạn nào có tốc độ chậm nhất. Mọi trở lực của các bước trên đều được thể hiện ở độ<br /> phân cực catot (quá thế catot c) tức là điện thế catot dịch về phía âm hơn một lượng<br /> c so với cân bằng. Để các giai đoạn trên xảy ra thì phải cung cấp một năng lượng<br /> để thắng các trở lực. Năng lượng này được thể hiện bởi đại lượng gọi là quá thế hay<br /> phân cực:<br /> ηc = cb - <br /> (1.3)<br /> Trong đó: ηc – Quá thế catot, V<br /> cb - Điện thế cân bằng của catot, V<br /> - Điện thế phân cực catot (khi có dòng điện i chạy qua), V<br /> Giữa phân cực catot (quá thế catot) và cấu trúc kết tủa (lớp mạ) có quan hệ<br /> chặt chẽ với nhau: Phân cực catot càng lớn tinh thể càng nhỏ mịn.<br /> Vậy mọi yếu tố kỹ thuật làm tăng phân cực catot đều cho cấu trúc tinh thể lớp<br /> mạ được tinh tế hơn, nhỏ mịn hơn<br /> Tuỳ vào bản chất của trở lực mà người ta phân biệt thành nhiều dạng quá thế<br /> khác nhau: quá thế khuếch tán, quá thế chuyển đổi, quá thế kết tinh, quá thế điện<br /> hóa, quá thế hóa học, quá thế nồng độ…Trong mạ điện thường gặp các loại quá thế<br /> sau:<br /> 1.1.1.Quá thế khuếch tán ηkt<br /> Quá thế khuếch tán phát sinh khi nồng độ cation trong lớp kép giảm mà<br /> khuếch tán không bù kịp. Quá thế khuếch tán ηkt được tính bằng phương trình:<br /> kt = (RT/nF) ln(C1/C0)<br /> (1.4)<br /> Trong đó:<br /> C1- Nồng độ cation của kim loại kết tủa trong lớp sát catot<br /> C0- Nồng độ của cation ấy trong khối dung dịch<br /> n- Số điện tử trao đổi của cation<br /> R- Hằng số khí (8,314j/mol0. K)<br /> T- Nhiệt độ tuyệt đối, 0K<br /> 1<br /> <br /> F- Hằng số Faraday (96500 culong)<br /> - Mặt khác: C1 =C0(1 - i/igh)<br /> (1.5)<br /> Trong đó i là mật độ dòng điện làm phân cực điện cực;<br /> igh là mật độ dòng điện giới hạn igh= KC0<br /> (1.6)<br /> K là hằng số.<br /> Thay (1.5) vào (1.4) ta được<br />  kt = (RT/nF) ln(1 - i/igh)<br /> (1.7)<br /> Chú ý: Nếu ta theo quy ước: Quá thế luôn luôn là đại lượng dương, thì các<br /> phương trình (1.4), (1.7)… viết cho trường hợp catot đều phải lấy giá trị dương của<br /> vế phải.<br /> Như vậy từ phương trình (1.7) ta có nhận xét sau:<br /> - Trong mạ điện luôn phải dùng i10-3<br /> Bi, Cu, Zn...<br /> 10-4 – 10-5<br /> 10-2<br /> 10-3 – 10-4<br /> Co, Fe, Ni....<br /> 10-8 – 10-9<br /> 10-1<br /> 10-5 – 10-6<br /> Do đó, điện kết tủa kim loại trên catot sẽ diễn ra khi nào điện thế catot dịch<br /> khỏi vị trí cân bằng và chuyển về phía âm một đại lượng ηc đủ để khắc phục các trở<br /> lực nói trên.<br /> 1.2. Cơ chế tạo thành lớp mạ điện<br /> 1.2.1. Điều kiện xuất hiện tinh thể<br /> Lớp mạ điện có cấu trúc tinh thể rất điển hình, vì thế trong quá trình khử catot<br /> các kim loại được gọi là quá trình điện kết tủa kim loại, mà trong thực tế thường<br /> được gọi là mạ điện. Lớp mạ có cấu trong tinh thể càng nhỏ mịn xít chặt thì chất<br /> lượng của nó càng cao.<br /> Giống như các quá trình kết tinh từ dung dịch quá bão hoà, từ chất nóng<br /> chảy... thì động học của quá trình bị chi phối bởi 2 yếu tố chính: tốc độ tạo mầm tinh<br /> thể v1 (hay các trung tâm kết tinh) và tốc độ phát triển các mầm tinh thể đó v2.<br /> + Nếu v1> v2 thì tinh thể tạo thành nhỏ mịn  cho lớp mạ kín, sít, chặt, cứng<br /> + Nếu v1 < v2 thì tinh thể tạo thành thô, to  cho lớp mạ mềm, xốp, hở<br /> Trong trường hợp kết tinh từ dung dịch quá bão hoà thì yếu tố quyết định tốc<br /> độ tạo mầm tinh thể là độ quá bão hoà  của dung dịch, biểu thị bằng tỷ số<br /> = C/C0<br /> Trong đó: C - Nồng độ của dung dịch quá bão hoà<br /> C0 - Nồng độ cân bằng của dung dịch bão hoà<br /> Nếu  càng lớn hơn 1, tốc độ tạo mầm càng lớn và do đó tinh thể trong kết tủa<br /> càng nhỏ.<br /> Trường hợp kết tinh từ chất nóng chảy C thì độ quá nguội giữ vai trò của <br /> nói trên.<br /> Đối với trường hợp điện kết tủa kim loại trên catot thì yếu tố quyết định đến<br /> tốc độ xuất hiện mầm tinh thể  là tỷ số giữa mật độ dòng điện catot Dc với mật độ<br /> dòng trao đổi i0:<br />  = Dc/i0.<br /> (1.10)<br /> Chú ý: Trong kỹ thuật mạ điện hay dùng ký hiệu Dc, Da để chỉ mật độ dòng điện<br /> catot hoặc anot.<br /> Vì dòng điện trao đổi i0 phụ thuộc vào bản chất kim loại (bảng 1.1), nên ở<br /> cùng một mật độ dòng điện catot Dc thì kim loại nào có i0 bé hơn sẽ cho lớp mạ có<br /> tinh thể nhỏ mịn hơn, và ngược lại.<br /> Đối với cùng một kim loại (i0= const), nếu tăng mật độ dòng catot Dc (trong<br /> một giới hạn nào đó) cũng sẽ được tinh thể nhỏ mịn.<br /> Liên hệ với phương trình Tafel:<br />  = a + blgDc<br /> (1.11)<br /> Thấy rằng i0 (ẩn trong a) và Dc đều ảnh hưởng đến phân cực catot . Vậy nếu i0 và<br /> Dc đã có thể làm tăng được  thì cũng sẽ phải làm tăng , bởi lẽ tăng  hoặc  đều<br /> cho cùng một kết quả là kết tủa tinh thể nhỏ mịn.<br /> 3<br /> <br /> Như vậy nếu >> 1 thì v1 >> v2, tức càng tăng Dc trong một giới hạn nào đó thì<br /> tinh thể càng nhỏ mịn.<br /> Mặt khác, theo phương trình Butlervolmer thì ta có mối quan hệ giữa  và<br /> dòng i:<br /> i = ia + ic =io (enf - e-(1-)nf )<br /> Trong đó:<br /> ia - Mật độ dòng anot<br /> ic - Mật độ dòng catot<br /> n - Hoá trị trao đổi của cation<br />  - Hệ số chuyển điện tích<br /> Khi phân cực catot: ia  0<br /> i = ic = - io e-(1-)nf<br /> ln/ic/ = ln i0 – (1-)nfc<br />  c = lnio / (1-)nf - ln/ic/ / (1-)nf<br /> = - ln (/ic/ / i0) / (1-)nf = - ln (Dc / i0) / (1-)nf<br /> = -ln / (1-)nf<br /> Như vậy, khi phân cực c càng lớn thì  càng lớn tức tốc độ tạo mầm càng lớn<br /> dẫn đến cấu trúc tinh thể càng nhỏ mịn, sít chặt và ngược lại.<br /> Suy rộng ra, mọi yếu tố làm tăng phân cực catot đều làm cho lớp mạ có tinh<br /> thể nhỏ mịn, và ngược lại. Trong thực tế điện phân có rất nhiều yếu tố (ngoài i0 và<br /> Dc) ảnh hưởng đến phân cực catot. Cho nên nếu chọn được thành phần dung dịch,<br /> chế độ điện phân, điều kiện công nghệ... làm tăng phân cực catot đến mức độ thích<br /> hợp cũng đều thu được kết tủa có cấu tạo tinh thể và chất lượng lớp mạ theo ý muốn.<br /> 1.2.2. Quá trình hình thành tinh thể và tổ chức tinh thể<br /> a. Sự hình thành tinh thể: Không phải mọi mầm tinh thể sinh ra đều được phát<br /> triển thành tinh thể cả. Chỉ những mầm có kích thước lớn hơn một ngưỡng nào đó<br /> mới có khả năng phát triển thành tinh thể được. Để sinh ra được mầm đạt hoặc vượt<br /> ngưỡng ấy đòi hỏi phải có một quá thế bổ sung (tức cần cung cấp thêm năng lượng),<br /> điều đó có thể thực hiện được nếu bề mặt điện cực bị thụ động nhẹ. Còn khi tinh thể<br /> lớn lên (phát triển mầm) chỉ đòi hỏi một quá thế bình thường (không cần quá thế bổ<br /> sung nữa) vì bề mặt tinh thể ở trạng thái hoạt động. Các tinh thể này thường được<br /> nuôi lớn lên đến cỡ 10-5 – 10-3 cm. Hình thù của chúng không giống hệt nhau vì<br /> trong lúc phát triển mầm chúng tự chèn ép lẫn nhau mà biến dạng đi.<br /> Mầm phát triển thành tinh thể diễn ra như sau: Giả sử tinh thể có kiểu ô mạng<br /> là hình khối đơn giản như hình 1.1.<br /> <br /> Hình 11. Sơ đồ phát triển mầm tinh thể<br /> 1- Chỗ hoạt động nhất; 2 – Chỗ hoạt động trung bình<br /> 3- Chỗ hoạt động kém nhất<br /> 4<br /> <br /> Các cation phóng điện thành nguyên tử kim loại và tham gia vào mạng lưới<br /> tinh thể ở vị trí nào có lợi về năng lượng nhất. Đó chính là chỗ tập trung nhiều<br /> nguyên tử láng giềng nhất, vì ở đó năng lượng dư bề mặt lớn nhất, các mối liên kết<br /> chưa được sử dụng là nhiều nhất.<br /> Trên hình 1.1: Góc 1 dễ tiếp nhận nguyên tử mới phóng điện vào mạng tinh<br /> thể nhất sau đó là bậc 2 và cuối cùng là mặt 3. Kết quả là tinh thể lan theo hai chiều<br /> thành một mặt mới, chỉ khi nào trên mặt 3 xuất hiện 1 nguyên tử mới thì kết tủa lại<br /> lan theo 2 chiều thành một mặt khác (tức lớp nguyên tử khác). Cứ như vậy, các mặt<br /> mạng kế tiếp nhau xuất hiện và tinh thể được lớn lên. Cũng có khi trên mặt 3 xuất<br /> hiện nhiều nguyên tử mới chồng chất vô trật tự lên nhau (do có hấp phụ tạp chất<br /> chẳng hạn), từ đó chúng sẽ lan ra thành lớp đa nguyên tử. Các lớp trên chỉ phát triển<br /> trong phạm vi một tinh thể. Các trung tâm khác cũng phát triển đồng thời như vậy<br /> thành các tinh thể khác. Chúng phát triển dần và tiếp giáp nhau bằng các tinh giới và<br /> hợp thành lớp kim loại kết tủa.<br /> Ban đầu khi tinh thể còn nhỏ, chúng cách biệt nhau nên hình dạng của chúng<br /> vẫn khá chuẩn mực. Các mặt bên của tinh thể lớn lên theo từng lớp lan đến biên giới<br /> của nó. Chiều dày và tốc độ lan của mỗi lớp phụ thuộc vào nồng độ ion, chất hoạt<br /> động bề mặt, chế độ điện phân.<br /> Trong quá trình lớn lên của tinh thể hình dạng của nó biến đổi dần. Có nhiều<br /> nguyên nhân, nhưng trước hết phải kể đến hiện tượng lệch mạng. Do nhiều tác động<br /> khiến một số nguyên tử không được sắp xếp vào đúng bị trí vốn có của chúng mà<br /> xếp lệch so với các nguyên tử khác, làm xuất hiện bậc OA thẳng (hình 1.2). Khi tiếp<br /> tục lớn lên chủ yếu bằng cách tiếp nhận trực tiếp các nguyên tử mới giải phóng vào<br /> các bậc ấy, và lệch xoắn cứ tồn tại mãi chừng nào bề mặt tinh thể chưa bị thụ động.<br /> Quan sát bề mặt mạ thấy mật độ lệch rất lớn, đến 1011 - 1012 lệch/cm2. Tại các bậc<br /> của lệch cũng dễ bị hấp phụ các nguyên tử, phân tử, ion lạ, các chất hoạt động bề<br /> mặt vào, làm thay đổi rất rõ các tính chất cơ lý của lớp mạ như tính chất quang học,<br /> bán dẫn, dẫn điện, độ cứng, độ dẻo, độ bóng,...<br /> <br /> Hình 1.2. Các giai đoạn tạo thành lệch xoắn<br /> b. Tổ chức tinh thể<br /> Lớp mạ là do vô vàn các tinh thể hợp lại mà thành. Kích thước tinh thể và<br /> cách sắp xếp của chúng sẽ quyết định tính chất và chất lượng lớp mạ.<br /> - Kích thước tinh thể:<br /> Ta đã biết, để có tinh thể nhỏ mịn phải tạo được điều kiện để có phân cực đủ<br /> lớn. Chất hoạt động bề mặt là một trong các biện pháp thường dùng để tăng phân<br /> cực catot. Các chất này thường hấp phụ điểm lên catot làm thụ động cục bộ và tạm<br /> thời. Những chỗ chưa bị hấp phụ mật độ dòng điện thực tế tăng lên làm cho phân<br /> cực cục bộ tăng theo (1.11), do đó mầm tinh thể lớn mới sinh ra tại đây dễ hơn (vì<br /> có quá thế bổ sung). Đến lúc nào đó nồng độ ion kim loại trong lớp dung dịch sát<br /> chỗ catot có tinh thể đang lớn lên ấy sẽ nghèo đi, đồng thời mật độ dòng điện thực tế<br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2