Chương 5: Giáo dục trong nhà trường phổ thông
lượt xem 3
download
Tài liệu Chương 5: Giáo dục trong nhà trường phổ thông bao gôm những nội dung về bản chất, mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục trong nhà trường phổ thông. Bên cạnh đó, tài liệu còn nêu lên những nguyên tắc và con đường giáo dục.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chương 5: Giáo dục trong nhà trường phổ thông
- CHƯƠNG V: GIÁO DỤC TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG Vấn đề 4: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG CỦA GIÁO DỤC TRONG NHÀ TRƯỜNG 1.BẢN CHẤT Khái niệm: GDPT là tổ chức phối hợp các tác động sư phạm toàn vẹn và sự nỗi lực của chính người học nhằm hình thành nhân cách của mình theo các nguyên tắc và phương pháp khoa học, được đính hướng bởi mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục phổ thông. Bản chất của GDPT chính là quá trình tác động sư phạm tổng thể thông qua thiết chế trường học nhằm tổ chức hợp lý cuộc sống người học dựa trên hoạt động chủ đạo là học tập trên cơ sở đó tạo được sự chuyển hóa tích cực một hệ thống tri thức phổ thông (các kĩ năng kĩ sảo tương ứng) và hệ thống các giá trị , chuẩn mực của xã hội về đạo đức, thẩm mỹ hình thành nhân cách học sinh và sự phát triển toàn diện những phẩm chất năng lực trên phù hợp với yêu cầu, mục tiêu giáo dục phổ thông và sự phát triển của xã hội Quá trình giáo dục tổng thể gồm quá trình dạy học và quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp 2.MỤC TIÊU Mục tiêu giáo dục phổ thông: (điều 27 luật giáo dục 2005) Giúp học sinh phát triển toàn diện đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người VN XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 2.1 Mục tiêu giáo dục tiểu học: Giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học THCS. 2.2 Mục tiêu giáo dục THCS: Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. 2.3 Mục tiêu giáo dục THPT: Giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. 3. NỘI DUNG 3.1 Khái niệm nội dung GD trong nhà trường: Nội dung giáo dục: là thành tố của mội quá trình dạy và học, đó là một hệ thống tri thức văn hoá khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật…và một hệ thống giá trị, chuẩn mực xã hội xã hội..nhằm giúp hình thành ở người được giáo dục một trình độ học vấn nói riêng và phát triển nhân cách phù hợp với yêu cầu của mục tiêu GD đã được định sẵn. Nội dung GD trong trường PT: là một bộ phận của GD nói chúng và là một yếu tố cấu thành quá trình dạy trọng trong nhà trường, lấy hệ tri thức khoa học làm cốt lõi, góp phần hình thành một “học vấn phổ thông” toàn diện, cơ bản và hiện đại, hình thành thế giới quan khoa học và phát triển những phẩm chất năng lực nền tảng của nhân cách công dân nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục các cấp bậc học phổ thông. 3.2 Các nội dung , nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường PT
- 3.2.1 Giáo dục đạo đức Giáo dục hệ thống các chuẩn mực đạo đức xã hội. Giáo dục pháp luật, Giáo dục chính trị… Giáo dục thế giới quan khoa học 3.2.2 Giáo dục trí tuệ: Giúp người học tiếp thu hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo về các lĩnh vực khoa học thông qua các môn học, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển có định hướng các phẩm chất, năng lực trí tuệ của người học nhằm hình thành ở người học một trình độ học vấn nhất định phù hợp với mục tiêu giáo dục – dạy học. Giáo dục trí tuệ là nhiệm vụ đặc thù , chuyên biệt và là ưu thế của nhà trường 3.2.3 Giáo dục lao động Giáo dục ý thức, thái độ đúng đối với lao động, người lao động, sản phẩm lao động Giúp học sinh có kỹ năng lao động cơ bản để trở thành người lao động có ích cho xã hội, gia đình và lập thân lập nghiệp Định hướng nghề nghiệp. Giáo dục nghề nghiệp 3.2.4 Giáo dục thể chất Giáo dục đảm bảo sức khỏe, Giúp học sinh hình thành văn hóa thể chất Ý thức tự giác, thái độ tích cực giữ gìn , bảo vệ cuộc sống cá nhân và cộng đồng 3.2.5 Giáo dục thẩm mỹ Giáo dục cho học sinh có sự hiểu biết, thái độ, hành vi đúng và lối sống lành mạnh, có văn hóa, có thị hiếu thẩm mỹ Giáo dục để học sinh có kiến thức về âm nhạc, mỹ thuật 4. PHƯƠNG PHÁP 4.1 Khái niệm phương pháp GD: bao gồm tổ hợp các các cách thức phối hợp các tác động sư phạm của nhà GD và tác động tự giáo dục của chủ thể được giáo dục nhằm tạo sự chuyển biến tích cự những yếu tố của nội dung GD thành những phẩm chất, năng lực cần thiết và phát triển toàn diện nhân cách phù hợp những yêu cầu của mục tiêu giáo dục và các nhiệm vụ GD. 4.2. Các phương pháp GD 4.2.1 Phương pháp tác động vào nhận thức Bản chất của phương pháp này là tác động chủ yếu vào khâu nhận thức của cá nhân, từ đó giúp cá nhân: lĩnh hội tri thức và phát triển các năng lực trí tuệ; tích lỹ kiến thức, có được kiến thức cần thiết về các giá trị, chuẩn mực xã hội. Mục đích cuối cùng của tác động vào nhận thức là hình thành một vốn học vấn, các năng lực trí tuệ và ý thức cá nhân. trong Dạy học nhóm phương pháp này gồm: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan… trong Giáo dục phương pháp này gồm: Khuyên bảo, thảo luận, nêu gương… 4.2.2 Phương pháp tác động vào hành vi Bản chất của nhóm phương pháp này là tạo cơ hội cho người được GD tiếp xúc, được thử thách với đối tượng thực tế, với các quan hệ thực tế xã hội, từ đó vận dụng kiến thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo; hoặc để thể nghiệm nhận thức, quan niệm cá nhân, tích lũy hành vi, kinh nghiệm và các thói quen ứng xử đúng đắn. trong Dạy học pp này có: Luyện tập, thực hànhthí nghiệm, công tác độc lập…
- trong Giáo dục pp này có: Luyện tập hành vi, thói quen ứng xử, giao việc, tổ chức hoạt động tập thể… 4.3 Phương pháp khuyến khích, điều chỉnh hành vi Bản chất của phương pháp này là biểu thị một sự đánh giá về một hành vi, hay một kết quả biểu hiện của một quá trình nhận thức, một thái độ của cá nhân và kèm theo có một thái độ phản ứng tương ứng, có tác động đến xúc cảm, tình cảm của cá nhân, từ đó, khuyến khích họ thực hiện tiếp tục hay thay đổi hành vi đó. Trong cả quá trình Dạy học và giáo dục đều sử dụng 3 phương pháp: Thi đua, khen thưởng, trách phạt… 4.4 Phương pháp kiểm tra đánh giá (chương 6) Đánh giá là một hoạt động của con người nhằm thu thập và xử lý thông tin về hiện trạng hay chất lượng của một sự vật, hiện tượng tuân theo những quan niệm chuẩn mực mà người đánh giá lựa chọn. Đánh giá trong giáo dục là hoạt động của con người nhằm thu thập và xử lý thông tin về hiện trạng hay chất lượng của một hệ thống giáo dục, một hoạt động (quá trình) giáo dục hay một sản phẩm giáo dục…dựa theo những mục đích và chuẩn mực, tiêu chí xác định. II> NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC 1. Khái niệm nguyên tắc GD: NTGD là những luận điểm cơ bản được đúc kết từ thực tiễn giáo dục, phản ánh tác động của các mối liên hệ có tính quy luật của quá trình giáo dục, giữ vai trò định hướng, chỉ đạo vận hành toàn bộ quá trình giáo dục đạt được mục đích và các nhiệm vụ giáo dục đã xác định. 2. Hệ thống các NTGD: 2.1. Đảm bảo tính mục đích trong mọi hoạt động giáo dụcdạy học: quá trình tổ chức các hoạt động GD, phải xác định rõ mục tiêu cụ thể, để định hướng và phải cố gắng đạt được mục tiêu đó 2.2. Đảm bảo sự thống nhất giữa GD ý thức, thái độ, hành vi: trong giá trình dạy học, sự thống nhất giữa tri thức (nhận thức), với kỹ năng, kỹ xảo (hành động) và giữa ý thức thái độ học tập với kết quả là yêu cầu hàng đầu trong dạy học cũng nhưc trong học tập. GD và dạy học chỉ đạt được hiệu quả thực chất khi tác động sao cho mỗi cá nhân vừa có được nhận thức, thái độ đúng đắn, lại vừa có hành vi, hành động đúng trong mọi tình huống của cuộc sống. 2.3 Tôn trọng nhân cách kết hợp với yêu cầu cao hợp lý: để giáo dục con người, nhà giáo dục phải biết tôn trọng và có niềm tin với con người, biết trân trọng và đề cao phẩm giá con người.Biết nhìn nhận đúng ưu điểm, cố gắng của học sinh, đồng thời biết các phát huy ưu điểm của người học. 2.4. GD trong lao động và bằng lao động: nhà trường tổ chức cho học sinh tham gia hợp lý các loại hình lao động kỹ thuật, lao động công ích, lao động sản xuất…giúp học sinh nhận ra giá trị chân chính của lao động, hình thành cho người học những phẩm chất, năng lực cần thiêyt của con người động trong cuộc sống hiện đại. 2.5. GD trong tập thể và bằng tập thể: nhà giáo dục phải biết tổ chức, xây dựng và lãnh đạo tốt các tập thể học sinh, làm sao để mỗi tập thể lớp, tập thể toàn trường là một tổ chức học tập có văn hóa tổ chức vững mạnh, là mô trường sống lành mạnh có tác dụng giáo dục tích cực đến từng cá nhân và góp phần tạo nên một cộng đồng, một xã hội tốt đẹp.
- 2.6. Đảm bảo tính hệ thống, kế thừa và liên tục: tiến hành GD một cách có hệ thống, phối hợp các biện pháp củng cố thường xuyên những kết quả dã được xác lập từ đó tiếp tục những tác động giáo dục mới. kết quả giáo dục trong gia đình phải được nối tiếp với GD nhà trường mà GD xã hội. 2.7. GD chú ý đến đối tượng: đặc điểm lứa tuổi, giới tính và đặc điểm cá biệt của học sinh 2.8. Phối hợp GD giữa GĐNTXH: GĐNTXH phải kết hợp và thống nhất các yêu cầu chung và quan điểm và phương pháp giáo dục. 2.9. GD chuyển hóa thành tự GD: hướng trung tâm giáo dục vào người học và phải chuyển hóa giáo dục thành quá trình tự giáo dục. III> CÁC CON ĐƯỜNG GIÁO DỤC Khái niệm con đường Giáo dục: Con đường GD là khái niệm rộng, bao hàm sự tổ chức thực hiện nhiệm vụ GD, thể hiện sự vận dụng tổng hợp ph ương pháp, cách thức, phương tiện tác động quá trình GD. Trong đó, người học được định hướng và tạo điều kiện thuận lợi phát huy vai trò chủ thể, nhằm lĩnh hội có kết quả các hệ thống giá trị VH KHKT… góp phần tạo ra các giá trị mới của nhân cách. Các con đường giáo dục: KN: Con đường GD là khái niệm rộng, bao hàm sự tổ chức thực hiện nhiệm vụ GD, thể hiện sự vận dụng tổng hợp phương pháp, cách thức, phương tiện tác động quá trình GD. Trong đó, người học được định hướng và tạo điều kiện thuận lợi phát huy vai trò chủ thể, nhằm lĩnh hội có kết quả các hệ thống giá trị VHKHKT… góp phần tạo ra các giá trị mới của nhân cách. 1. Giáo dục thông qua tổ chức hoạt động dạy và học (là con đường cơ bản nhất để thực hiện nhiệm vụ GDTT) Đến lớp, nhờ sự giúp đỡ của GV, mà học sinh sẽ tích lũy được lượng kiến thức cơ bản về tự nhiên, XH, con người, Đó là một khối lượng kiến thức rất lớn và phức tạp, nếu không có sự hướng dẫn của GV, thì bản thân người học cũng có thể hiểu được nhưng mất rất nhiều thời gian, và khi áp dụng những kiến thức đó vào cuộc sống thì kết quả đạt được cũng không cao . Chẳng hạn để hiểu được một định lý hay một định luật (vật lý, tóan học…), thì người học sẽ mất rất nhiều thời gian nếu không có sự trợ giúp của GV hoặc có thể suốt đời người học cũng không hiểu được. nhưng nếu có sự giúp đỡ của GV thì vấn đề đó chỉ giải quyết trong 1 thời gian rất ngắn, người học có thể hiểu và có thể áp dụng vào thực tế. Vì vậy Con đường GD thông qua dạy học là con đường ngắn nhất và có hiệu quả nhất. Thông qua việc học các môn học dưới sự giúp đỡ của thầy cô giáo học sinh được trang bị một hệ thống tri thức cơ bản về tự nhiên, xã hội con người, trong đó hàm chứa những chân lý khoa học kinh nghiệm hoạt động sáng tạo và giá trị nhân văn. Nhờ quá trình dạy học hàng ngày liên tục với những ưu thế mà các con đường khác không có, người học không những lĩnh hội được học vấn mà còn phát triển các phẩm chất năng lực trí tuệ vì vậy dạy học là con đường cơ bản để thực hiện nhiệm vụ giáo dục trí tuệ. + Con đường dạy học cần tác động đến nhân thức thái độ và hành vi người học nhờ đó người học thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục khác.
- + Thông qua tri thức các môn học bao gồm môn học chuyên biệt (GDCD, Mỹ Thuật, âm nhạc…) hình thành những phẩm chất đạo đức thẩm mỹ, ý thức lao động.. và các môn khác như văn học lịch sử để giáo dục lòng yêu nước, truyền thống của dân tộc, hệ tư tưởng chính trị. + Thông qua phương pháp dạy học hình thức tổ chức dạy học tác động đến phẩm chất tích cực trong xu hướng tính cách người học đưa lại cho người học những định hướng giá trị tích cực nhiều mặt. + Thông qua quan hệ giao tiếp, bằng tấm gương đạo đức của người thầy học sinh có thể tiếp thu các khái niệm đạo đức, văn hóa thẩm mỹ các quy tắc chuẩn mực ứng xử xã hội. Vì thế trong mục tiêu của bài dạy, bao giờ cũng bao gồm 3 mục tiêu kiến thức, kỹ năng và thái độ. Trong đó, mục tiêu kiến thức, kỹ năng là nhằm hình thành năng lực và trí tuệ, còn mục tiêu thái độ là hình thành các phẩm chất. Tóm lại Dạy học không chỉ trang bị kiến thức mà còn góp phần hình thành các phẩm chất Như vậy con đường dạy học là con đường cơ bản để thực hiện nhiệm vụ giáo dục mỗi người giáo viên cần có ý thức trách nhiệm và kỹ năng nhất định để đem lại một hiệu quả cao khi thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Người giáo viên phải thấu hiểu ý nghĩa của câu nói dạy chữ để dạy người. 2. GD thông qua các hoạt động lao động phù hợp Lao động là hoạt động đặc biệt của con người lao động tạo ra sản phẩm vật chất, tinh thần nhằm thảo mãn nhu cầu cuộc sống, chính trong lao động lại tạo ra con người có ý thức. Cả lao động trí óc và lao động chân tay đều có khả năng làm bộc lộ và phát triển tiềm năng trí tuệ hình thành các kỹ năng hoạt động sáng tạo. Trong nhà trường cần tổ chức cho các học sinh của mình tham gia vào các hình thức lao động đa dạng phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, với môi trường nhà trường. Thông qua đó giáo dục các em ý thức thái độ đúng với lao động với người lao động và chuẩn bị cho các em kỹ năng lao động cơ bản giúp các em lựa chọn nghề phù hợp. Trước hết hình các thói quen lao động tự phục vụ ý thức tự giác và các kỹ năng, phương pháp tích cực trong học tập giáo dục lao động trong nhà trường cần tổ chức hợp lý có chú trọng các kỹ thuật tổng hợp và xu thế phát triển trong lĩnh vực lao động nghề nghiệp. Như vậy một tổ chức các loại hình lao động phù hợp trực tiếp là lao động học tập là môi trường và phương tiện nhân cách cho học sinh chính là con đường giáo dục có hiệu quả. 3. GD thông qua các HĐ chính trị xã hội. Mỗi cá nhân đều sống trong môi trường phức tạp thông qua các hoạt động xã hội, sự giao tiếp giữa các cá nhân và cá nhân với các loại quan hệ xã hội ngày càng đa dạng thì phẩm chất cá nhân đó càng có cơ hội phát triển phong phú. Hoạt động xã hội đem lại những thỏa mãn tinh thần cá tính được bộ lộ và hình kỹ năng giao tiếp, tích lũy được kinh nghiệm, ứng xử xã hội. Như vậy nhà trường cần tổ chức tốt các hoạt động xã hội đa dạng đặc biệt là các hoạt động có ý nghĩa chính trị xã hội tạo ra cơ hội cho đông đảo học sinh tham gia, chính là giúp các em mở mang hiểu biết về thế giới và cuộc sống xã hội nhằm tích lũy kinh nghiệm xã hội. Thu hút học sinh vào các hoạt động xã hội phong phú đa dạng chính là con đường giáo dục nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục đặc biệt là giáo dục đạo đức, tư trưởng chính trị,
- 4. GD thông qua các sinh hoạt tập thể. Tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh là loại hình hoạt động giáo dục trong nhà trường. Tập thể học sinh là một tập hợp nhiều cá nhân cùng gắn bó với nhau bởi các hoạt động chung cùng hướng đến mục đích. Tập thể vừa là môi trường vừa là phương tiện hữu hiệu để giáo dục con người vì vậy tổ chức các hoạt động tập thể chính là một con đường giáo dục đặt biệt là giáo dục thẩm mỹ, đạo đức lối sống. Trong nhà trường các tổ chức đoàn thể của học sinh nhưng Đoàn TNCSHCM, Đội TNTP, Hội liên hiệp HSSV và các hình thức câu lạc bộ là hạt nhân của mọi sinh hoạt văn thể mỹ. Các yếu tố quan trọng của tập thể có ý nghĩa như phương tiện giáo dục. Chế độ sinh hoạt tập thể hợp lý kỷ luật nghiêm tính hoạt động có kế hoạch có tổ chức nề nếp tạo ra thói quen sống có văn hóa hình thành ý chí nghị lực . Dư luận tập thể lành mạnh, bầu không khí thân thiết tin cậy luôn trợ giúp con người nhận thức đúng những điều tốt đẹp. Trong các hoạt động tập thể tạo ra tinh thần đoàn kết, tình thân ái tính hợp tác công đồng đó chính là phẩm chất quan trọng của nhân cách. Song song với việc tổ chức các con đường giáo dục còn chú ý đến tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí phù hợp với lứa tuổi của học sinh hình thành các giá trị thẩm mỹ văn hóa, phối hợp tác động giữa gia đình và nhà trường và thông qua tấm gương nhân các người thầy là những con đường giáo dục nhân cách học sinh. Các con đường giáo dục tác động đế sự phát triển nhân cách học sinh không phải theo cách riêng sẽ tách rời mà với tư cách một hệ thống các tác động sưu phạm bổ sung hỗ trợ lẫn nhau để đạt được mục tiêu giáo dục có tính xã hội. Phối hợp các con đường giáo dục là nguyên tắc giáo dục cũng là nghệ thuật sư phạm. VẤN ĐỀ 5: QUAN HỆ GIỮA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC THEO NGHĨA HẸP Giáo dục theo nghĩa rộng là quán trình xã hội hóa nhân cách được tổ chức hợp lý và qua các quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục nhắm giúp mỗi cá nhân chiếm lĩnh các kinh nghiệm xã hội lịch sử của loài người phát triển sức mạnh vật chất tinh thần của họ( thế hệ và từng các nhân) trên cơ sở phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội. Quá trình dạy học là một bộ phận của quá trình giáo dục là quá trình tác động qua lại một cách có tổ chức giữa giáo viên và học sinh nhằm giúp người học năm vững một cách có hệ thống tri thức kỹ năng, kỹ sảo đã được quy định bởi một kế hoạch chương trình nhất định, hình thành một trình độ học vấn hay trình độ chuyên môn nghề nghiệp phát triển năng lực phẩm chất của mỗi người học theo yêu cầu của một mục tiêu giáo dục cụ thể Quá trình giáo dục theo nghĩa hẹp là bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể là quá trình tác động giúp người được giáo dục tiếp nhận chuyển hóa tích cực các chuẩn mực xã hội từ đó hình thành ý thức, thái độ và hệ thống hành vi phẩm chất nhân cách phù hợp với mục tiêu giáo dục. Quá trình giáo dục này hình thành lý tưởng niềm tin, thái độ thường tiến hành thông quá các sinh hoạt tập thể các hoạt động chính trị xã hội lao động công ích trong và ngoài nhà trường.
- Quá trình dạy học và giáo dục theo nghĩa hẹp là hai mặt của một vấn đề nó thống nhất biện chứng với nhau mỗi mặt là tiền đề phát triển của mặt kia trong giáo dục có dạy học và trong dạy học có giáo dục. Quá trình day học chức năng chủ yếu là thực hiện nhiệm vụ giáo dục trí tuệ hình thành các biểu tượng khái niệm định lý, lý thuyết các kỹ năng , kỹ sảo. Nội dung là hệ thống trí thức kỹ năng kỹ sảo quy định chặt chẽ theo một chương trình kế hoạch dạy học nhằm đạt được mục tiêu đào tạo nhất định. Hình thức dạy học là hệ thống bài trên lớp, thực hành thí nghiệm hội thảo dạy học có tính đồng loạt. Quá trình giáo dục (nghĩa hẹp) chú yếu nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức thẩm mỹ, sức khỏe, lao động hình thành về mặt cảm xúc thái độ niềm tin hành vi chuẩn mực lý tưởng sống. Nội dung là hệ thống các chuẩn mực xã hội được định tính theo nhu cầu nguyện vọng chuẩn mực của xã hội. Hình thức hoạt động là các sinh hoạt tập thể hoạt động xã hội tham quan lao động và có tính lâu dài tính cá biệt. Thông qua việc dạy học các tri thức tác động đến trí tuệ học sinh giúp học sinh hình thành thế giới quan, nhân sinh quan khoa học có tác dụng điều chỉnh hành vi thái độ của các nhân. VD: Người giáo viên dạy môn Vật lý thông qua các kiến thức khoa học giải thích đúng các hiện tượng thiên nhiên sẽ tạo cho học sinh một niềm tin vào khoa học hình thành cho học sinh một thế giới quan khoa học. Người giáo viên Toán thông qua bài học cho các em thấy được vẻ đẹp của các hình hình học từ đó hình thành giá trị thẩm mỹ Nội dung các môn học như GDCD, âm nhạc, thể dục mỹ thuật trang bị cho học sinh các kiến thức giá trị thẩm mỹ, đạo đức, ý thức, lao động, hiểu biết về pháp luật điều chỉnh những hành vi ứng xử xã hội. Bản thân các phương pháp hình thức tổ chức dạy học không chỉ có tác động đến hiệu quả tiếp nhận tri thức mà còn tác động đến hứng thú học tập. thái độ hành vi của người học mang lại giá trị tích cực nhiều mặt của nhân cách. Thông qua mối quan hệ giao tiếp giữa người dạy và người học hoặc giữa người học với nhau thông qua việc tổ chức và duy trì nề nếp chế độ học tập đặc biệt là tấm gương người thày người học sinh có thể tiếp thu những khái niệm văn hóa thẩm mỹ, quy tắc chuẩn mực ứng xử xã hội. Vì thế trong mục tiêu của bài dạy, bao giờ cũng bao gồm 3 mục tiêu kiến thức, kỹ năng và thái độ. Trong đó, mục tiêu kiến thức, kỹ năng là nhằm hình thành năng lực và trí tuệ, còn mục tiêu thái độ là hình thành các phẩm chất. Tóm lại Dạy học không chỉ trang bị kiến thức mà còn góp phần hình thành các phẩm chất Ngược lại việc hoạt động giáo dục qua quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh được tăng cường các hiểu biết về tri thức khoa học trải nghiệm các kỹ năng, kỹ sảo đã được học. Thông qua hình thành niềm tin, thái độ hành vi ứng xử giúp người học tiếp thu kiến thức tri thức có hiệu quả hơn. VD: Trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống học sinh cần phải vận dung kiến thức của các môn Sinh học, Vật lý … để giải quyết vấn đề như vậy các em được củng cố khắc sâu và trang bị thêm kiến thức mới Như vậy giáo dục (nghĩa hẹp) và dạy học là 2 mặt của một vấn đề thống nhất chúng có tác dụng bổ sung hỗ trợ cho nhau càng phát triển vì vậy mỗi người làm công tác dạy học đều phải ý thức được trách nhiệm giáo dục của mình nhằm hình thành trong người học
- những phẩm chất đạo đức tốt, bản thân người dạy cũng phải có nhân cách cao đẹp là tấm gương để học sinh noi theo và luôn tâm niệm một cách dạy chữ dạy người nét chữ nết người. Người quản lý giáo dục cần biết cách tổ chức các hoạt động dạy học mang tính giáo dục cao để trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng thông qua mỗi bài học.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Tổ chức hoạt động giáo dục: Phần 1 - Đỗ Công Tuất
17 p | 1247 | 170
-
Chương 5: Mốt số vấn đề giáo dục Việt Nam
34 p | 370 | 117
-
Giáo dục - Quản lý nhà nước
368 p | 401 | 114
-
Cẩm nang Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường: Phần 1
281 p | 294 | 81
-
Quan chế ở Việt Nam thời phong kiến và thời Pháp thuộc - Giáo dục-Khoa cử : Phần 2
162 p | 294 | 72
-
Chống Duyhring III Chủ nghĩa xã hội - Chương 5: Nhà nước, gia đình, giáo dục
18 p | 106 | 11
-
Ứng dụng chương trình NIE vào hoạt động làm quen chữ viết cho trẻ 5 - 6 tuổi
12 p | 67 | 6
-
Cơ sở lí luận về sự tham gia của gia đình trong chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào lớp Một
6 p | 26 | 6
-
Kết quả rèn luyện kỹ năng sống của học sinh lớp 5 trường tiểu học thuộc khu vực 3, thành phố Thủ Đức
8 p | 32 | 4
-
Phẩm chất nhà giáo đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông
11 p | 23 | 3
-
Đại học số: Hệ sinh thái giáo dục 4.0
12 p | 36 | 3
-
Những điểm mới trong chương trình sách giáo khoa đạo đức lớp 1 tiểu học
9 p | 44 | 3
-
Đề xuất định hướng xây dựng chương trình và sách giáo khoa Giáo dục công dân sau năm 2015
7 p | 40 | 3
-
Một số định hướng nâng cao hiệu quả dạy học nội dung lịch sử (lớp 4, 5) trong chương trình giáo dục phổ thông mới cho sinh viên khoa giáo dục tiểu học - trường Đại học Thủ đô Hà Nội
10 p | 67 | 3
-
Biện pháp dạy học phát triển năng lực văn học cho học sinh lớp 4, lớp 5 theo Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (2018)
14 p | 7 | 3
-
Phân tích và liệt kê một số nội dung có thể tích hợp trong chương trình khoa học lớp 4, 5
14 p | 39 | 2
-
Đổi mới giáo dục quốc phòng trong tình hình hiện nay với các tư duy lý luận của Đảng: Phần 1
58 p | 88 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn