See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.net/publication/273317116<br />
<br />
Hướng tới một tương lai có sức chống chịu và bền vững<br />
Chapter · February 2015<br />
<br />
CITATIONS<br />
<br />
READS<br />
<br />
0<br />
<br />
433<br />
<br />
9 authors, including:<br />
Vo Thanh Son<br />
<br />
trần hữu nghị<br />
<br />
Centre for Natural Resources and Environmental Studies (CRES)<br />
<br />
Can Tho University<br />
<br />
2 PUBLICATIONS 9 CITATIONS <br />
<br />
2 PUBLICATIONS 27 CITATIONS <br />
<br />
SEE PROFILE<br />
<br />
SEE PROFILE<br />
<br />
Bui Cong Quang<br />
<br />
sơn nguyễn<br />
<br />
Hanoi Water Resources University<br />
<br />
Can Tho University<br />
<br />
3 PUBLICATIONS 29 CITATIONS <br />
<br />
2 PUBLICATIONS 27 CITATIONS <br />
<br />
SEE PROFILE<br />
<br />
Some of the authors of this publication are also working on these related projects:<br />
<br />
COMMUNITY BASED WATER MANAGEMENT PROJECT View project<br />
<br />
GIZ Vietnam - Climate Change and Coastal Ecosystems Program View project<br />
<br />
All content following this page was uploaded by Tuan Anh Le on 09 March 2015.<br />
The user has requested enhancement of the downloaded file.<br />
<br />
SEE PROFILE<br />
<br />
Chương 8<br />
Hướng tới một tương lai<br />
có sức chống chịu và bền vững<br />
<br />
Tác giả chính:<br />
Võ Thanh Sơn<br />
Đồng tác giả:<br />
Nguyễn Chu Hồi, Trần Hữu Nghị, Bùi Công Quang, Nguyễn Danh Sơn, Lê Văn<br />
Thăng, Hoàng Văn Thắng, Lê Anh Tuấn, Nghiêm Phương Tuyến<br />
<br />
Nhận xét phản biện:<br />
Trương Quang Học, Đào Xuân Học, Pamela McElwee<br />
<br />
Chương này sẽ được trích dẫn như sau:<br />
Võ Thanh Sơn, Nguyễn Chu Hồi, Trần Hữu Nghị, Bùi Công Quang, Nguyễn Danh<br />
Sơn, Lê Văn Thăng, Hoàng Văn Thắng, Lê Anh Tuấn, Nghiêm Phương Tuyến,<br />
2015: Hướng tới một tương lai có sức chống chịu và bền vững. Trong: Báo cáo<br />
đặc biệt của Việt Nam về Quản lý rủi ro thiên tai và hiện tượng cực đoan nhằm<br />
thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu [Trần Thục, Koos Neefjes, Tạ Thị Thanh<br />
Hương, Nguyễn Văn Thắng, Mai Trọng Nhuận, Lê Quang Trí, Lê Đình Thành,<br />
Huỳnh Thị Lan Hương, Võ Thanh Sơn, Nguyễn Thị Hiền Thuận, Lê Nguyên<br />
Tường], NXB Tài nguyên Môi trường và Bản đồ, Hà Nội, Việt Nam, trang 309-350<br />
<br />
309<br />
<br />
Mục Lục<br />
Tóm tắt ................................................................................................................................... 311<br />
8.1. Giới thiệu ........................................................................................................................ 312<br />
8.2. Mối quan hệ của quản lý rủi ro thiên tai và phát triển bền vững ........................... 313<br />
8.2.1. Khái niệm về mối quan hệ giữa thích ứng, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và phát triển bền<br />
vững ................................................................................................................................................. 313<br />
8.2.2. Dịch vụ hệ sinh thái trong quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu 314<br />
8.2.3. Vai trò nâng cao nhận thức trong định hình cách ứng phó đối với thiên tai và hiện<br />
tượng cực đoan .............................................................................................................................. 316<br />
8.2.4. Sự lựa chọn, tính sẵn sàng và tiếp cận tới công nghệ ................................................. 317<br />
8.2.5. Đánh đổi trong việc ra quyết định .................................................................................... 318<br />
<br />
8.3. Tích hợp ứng phó ngắn hạn và dài hạn đối với hiện tượng cực đoan ................ 319<br />
8.3.1. Ứng phó hiện nay cho phúc lợi trong tương lai .............................................................. 319<br />
8.3.2. Rào cản trong kết hợp mục tiêu ngắn hạn và dài hạn .................................................. 320<br />
8.3.3. Kết nối hành động ngắn và dài hạn để thúc đẩy khả năng chống chịu ..................... 322<br />
<br />
8.4. Tiếp cận tài nguyên, công bằng và phát triển bền vững ........................................ 323<br />
8.4.1. Năng lực và nguồn lực ....................................................................................................... 323<br />
8.4.2. Người hưởng lợi và người bị tác động ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế ....... 324<br />
8.4.3. Khả năng ảnh hưởng đến những vấn đề an ninh .......................................................... 325<br />
8.4.4. Thực hiện các mục tiêu quốc tế có liên quan ................................................................. 326<br />
<br />
8.5. Quan hệ giữa quản lý rủi ro thiên tai, thích ứng với cực đoan khí hậu và giảm nhẹ<br />
phát thải khí nhà kính ........................................................................................................... 327<br />
8.5.1. Ngưỡng và điểm ngưỡng như là giới hạn tới khả năng chống chịu ........................... 327<br />
8.5.2. Quan hệ giữa thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và<br />
quản lý rủi ro thiên tai .................................................................................................................... 328<br />
<br />
8.6. Phương án cho khả năng chống chịu chủ động, dài hạn với cực đoan khí hậu<br />
trong tương lai ....................................................................................................................... 331<br />
8.6.1. Lập kế hoạch cho tương lai ............................................................................................... 331<br />
8.6.2. Cách tiếp cận, công cụ và thực tiễn tích hợp ................................................................. 332<br />
8.6.3. Thúc đẩy sự thay đổi .......................................................................................................... 335<br />
<br />
8.7. Phối hợp giữa quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu cho một<br />
tương lai có sức chống chịu và bền vững ........................................................................ 337<br />
Tài liệu tham khảo ................................................................................................................ 339<br />
<br />
310<br />
<br />
Tóm tắt<br />
Dựa trên các kết quả đã đạt được trong các Chương 3, 4, 5, 6 và 7, Chương 8 được coi là một<br />
định hướng tiến tới một tương lai phát triển bền vững có sức chống chịu các tác động của cực<br />
đoan khí hậu ở Việt Nam.<br />
Với mục đích và yêu cầu đó, Chương này đã trình bày những nội dung về “Mối quan hệ của<br />
QLRRTT tới phát triển bền vững”, “Tích hợp ứng phó ngắn hạn và dài hạn đối với hiện tượng<br />
cực đoan”, và “Quan hệ giữa QLRRTT, thích ứng với cực đoan khí hậu và giảm nhẹ phát thải<br />
khí nhà kính”. Những vấn đề này là cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam nhằm giúp các nhà<br />
hoạch định chính sách có một tầm nhìn xa hơn, nhưng cụ thể hơn đối với phát triển trong<br />
tương lai.<br />
Những nhận xét được rút ra từ những nghiên cứu này là:<br />
Bảo tồn vốn tự nhiên như đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái, áp dụng khoa học công nghệ có vai trò quan trọng trong định hướng, hài hòa các mục tiêu phát triển kinh<br />
tế - xã hội của đất nước.<br />
Tích hợp GNRRTT và thích ứng với BĐKH là một nội dung quan trọng trong điều chỉnh<br />
các chính sách kinh tế - xã hội và xây dựng chiến lược các ngành, bao gồm triển khai<br />
những hoạt động đồng bộ để kết nối hoạt động ngắn hạn và dài hạn, nhằm đem lại hiệu<br />
quả cao nhất cho hiện tại và tương lai.<br />
Ổn định phát triển kinh tế - xã hội cũng như đảm bảo an ninh môi trường là rất cần thiết<br />
để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững trong khi đó Việt Nam đang đối mặt với<br />
những thách thức về thiếu hụt nguồn nước, suy thoái tài nguyên đất và đa dạng sinh<br />
học.<br />
Tác động của rủi ro thiên tai và BĐKH được xem xét ở ngưỡng chịu đựng trong điều<br />
kiện của Việt Nam, đặc biệt về khả năng dễ bị tổn thương của các nhóm dân cư bị tác<br />
động, như người nghèo, phụ nữ, trẻ em và người dân tộc thiểu số cũng như các ngành<br />
bị tác động mạnh nhất như sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, giao thông vận<br />
tải và cơ sở hạ tầng.<br />
Vai trò và nhận thức của các cấp lãnh đạo, cũng như việc áp dụng các cách tiếp cận<br />
phù hợp, như quản lý thích ứng sẽ góp phần thúc đẩy xã hội thay đổi nhằm thích ứng<br />
tốt nhất với BĐKH và GNRRTT.<br />
Từ những cơ sở nghiên cứu trên, Chương 8 đã đưa ra những định hướng về “Phương án cho<br />
khả năng chống chịu chủ động, dài hạn với cực đoan khí hậu trong tương lai” và “Phối hợp<br />
giữa QLRRTT và thích ứng với BĐKH cho một tương lai có sức chống chịu và bền vững”.<br />
Dựa vào thực tiễn QLRRTT và thích ứng với BĐKH ở Việt Nam, ba bài học đã được tổng kết,<br />
đó là: (1) Sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ đối với GNRRTT và hiện tượng khí hậu cực<br />
đoan nhằm chủ động thích ứng với BĐKH; (2) Nâng cao nhận thức, phát triển nguồn lực gắn<br />
với huy động sự tham gia của cộng đồng trong GNRRTT, hiện tượng cực đoan và thích ứng<br />
với BĐKH; và (3) Kết hợp, phát huy nội lực quốc gia với hợp tác quốc tế.<br />
<br />
311<br />
<br />
8.1. Giới thiệu<br />
Dựa trên thực tiễn của Việt Nam, chương này xem xét các nội dung chính “Hướng tới một<br />
tương lai có sức chống chịu và bền vững” của báo cáo Quản lý rủi ro thiên tai và hiện tượng<br />
cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu (SREX) do Ủy ban liên chính phủ về<br />
biến đổi khí hậu (IPCC, 2012) xây dựng. Cấu trúc của chương như sau: bắt đầu từ việc xem xét<br />
mối quan hệ của QLRRTT tới phát triển bển vững (Mục 8.2), xem xét tác động qua lại theo thời<br />
gian giữa hiện tại và tương lai (Mục 8.3), đánh giá các khía cạnh liên quan tới tài nguyên/môi<br />
trường, xã hội với sự phát triển bền vững (Mục 8.4), đồng thời phân tích quan hệ giữa<br />
QLRRTT, thích ứng với BĐKH và giảm phát thải (Mục 8.5), để có cơ sở cho những giải pháp và<br />
phương án ứng phó với cực đoan khí hậu trong tương lai (Mục 8.6), và kết luận bằng việc nhấn<br />
mạnh sự kết hợp đồng bộ giữa QLRRTT và thích ứng với BĐKH nhằm hướng tới xây dựng một<br />
xã hội bền vững (Mục 8.7).<br />
Mục 8.2. thảo luận về mối quan hệ giữa QLRRTT tới phát triển bền vững, xuất phát từ việc làm<br />
rõ các khái niệm (Mục 8.2.1), xem xét vai trò của các hệ sinh thái và đa dạng sinh học (Mục<br />
8.2.2), nhấn mạnh tầm quan trọng của nhận thức (Mục 8.2.3), vai trò của công nghệ (Mục<br />
8.2.4) và kết thúc bằng việc xem xét những thách thức trong việc ra quyết định (Mục 8.2.5).<br />
Tập trung vào khía cạnh thời gian, Mục 8.3 xem xét việc tích hợp các mục tiêu ngắn hạn và dài<br />
hạn, thông qua việc đánh giá hiệu quả hoạt động hiện nay đem lại lợi ích trong tương lai (Mục<br />
8.3.1), xem xét các rào cản để kết hợp mục tiêu ngắn hạn và dài hạn (Mục 8.3.2), và đề xuất<br />
kết nối hành động ngắn hạn và dài hạn (Mục 8.3.3).<br />
Mục 8.4 đánh giá các khía cạnh liên quan tới tài nguyên/môi trường, xã hội với sự phát triển<br />
bền vững, bằng việc phân tích năng lực và nguồn lực hiện có cũng như những hạn chế (Mục<br />
8.4.1), xem xét những người được hưởng lợi và những người bị tác động ở các cấp độ (Mục<br />
8.4.2), và khả năng ảnh hưởng tới những khía cạnh an ninh của con người (Mục 8.4.3) và đề<br />
cập tới việc thực hiện các mục tiêu quốc tế có liên quan (Mục 8.4.4).<br />
Mục 8.5 tập trung vào quan hệ giữa QLRRTT, thích ứng với BĐKH và giảm phát thải khí nhà<br />
kính, trong đó xem xét khía cạnh giới hạn của khả năng chống chịu (Mục 8.5.1), và sau đó tiếp<br />
tục xem xét sự đồng bộ và xung đột giữa giảm nhẹ, thích ứng và QLRRTT ở khu vực thành thị<br />
và nông thôn (Mục 8.5.2).<br />
Mục 8.6 xác định các công cụ và phương án thúc đẩy khả năng chống chịu tới cực đoan khí<br />
hậu và kết hợp thích ứng, QLRRTT, và các mục tiêu chính sách khác, trước tiên là việc sử<br />
dụng các kịch bản (Mục 8.6.1), sau đó nhấn mạnh các phương án để thực hiện trong ngắn hạn<br />
và dài hạn bao gồm sử dụng công cụ phân tích và mô hình hóa để cải thiện QLRRTT và thích<br />
ứng (Mục 8.6.2), và cuối cùng đề xuất cách thức thúc đẩy sự thay đổi (Mục 8.6.3).<br />
Cuối cùng, Mục 8.7. nhấn mạnh sự kết hợp đồng bộ giữa QLRRTT và thích ứng với BĐKH<br />
nhằm hướng tới xây dựng một xã hội bền vững.<br />
<br />
312<br />
<br />