intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương trình 437 của Mỹ

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

103
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương trình 437 của Mỹ Năm 1961, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert McNamara ra lệnh triển khai một kế hoạch sử dụng vũ khí để bắn hạ vệ tinh có tên gọi Chương trình 437. Điểm đặc biệt là Chương trình 437 không sử dụng tên lửa được phóng đi từ mặt đất hay máy bay để bắn hạ các vệ tinh mà sử dụng vũ khí hạt nhân để phá hủy vệ tinh. Ngày 4/10/1957,

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương trình 437 của Mỹ

  1. Chương trình 437 của Mỹ Năm 1961, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert McNamara ra lệnh triển khai một kế hoạch sử dụng vũ khí để bắn hạ vệ tinh có tên gọi Chương trình 437. Điểm đặc biệt là Chương trình 437 không sử dụng tên lửa được phóng đi từ mặt đất hay máy bay để bắn hạ các vệ tinh mà sử dụng vũ khí hạt nhân để phá hủy vệ tinh. Ngày 4/10/1957, sự kiện Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên có tên gọi Sputnik vào không gian, ngay trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, đã khiến Chính phủ Mỹ đặc biệt quan tâm. Trong vòng bí mật, Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower, một mặt yêu cầu các nhà khoa học không gian Mỹ đẩy mạnh việc nghiên cứu chế tạo và phóng vệ tinh của Mỹ vào không gian, mặt khác ra lệnh cho Bộ Quốc phòng nghiên cứu chế tạo các vũ
  2. khí để bắn hạ các vệ tinh của Liên Xô. Từ tháng 5/1958 đến tháng 10/1959, Bộ Quốc phòng Mỹ đã triển khai một kế hoạch bắn hạ vệ tinh có tên gọi Hệ thống vũ khí WS-199A sử dụng tên lửa thế hệ Sergeant được phóng đi từ các máy bay ném bom phản lực B-47 để bắn hạ vệ tinh đối phương hoạt động ngoài không gian. Tuy được thử nghiệm đến 20 lần nhưng tất cả đều gặp thất bại. Trong một nỗ lực cuối cùng, vào ngày 22/9/1959, Bộ Quốc phòng Mỹ đã chuyển sang thử nghiệm loại tên lửa mới Explorer V có tầm bắn đến 6.431m và được phóng đi từ một máy bay ném bom chiến lược B-58 có khả năng bay cao hơn máy bay ném bom B-47. Tuy nhiên, lần thử nghiệm này vẫn không mang lại kết quả. Và Bộ Quốc phòng Mỹ phải khai tử kế hoạch WS 199A.
  3. Năm 1961, sau thành công của một loạt vụ thử nghiệm nổ hạt nhân trên các đảo Bikini, Enewetak và Johnston ở Thái Bình Dương, được Tổng thống mới đắc cử John Kennedy bật đèn xanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert McNamara ra lệnh triển khai một kế hoạch sử dụng vũ khí để bắn hạ vệ tinh có tên gọi Chương trình 437. Điểm đặc biệt là Chương trình 437 không sử dụng tên lửa được phóng đi từ mặt đất hay máy bay để bắn hạ các vệ tinh mà sử dụng vũ khí hạt nhân để phá hủy vệ tinh. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học hạt nhân và không gian Mỹ, một vụ nổ hạt nhân ngoài không gian sẽ làm phát đi một từ trường phóng xạ có thể phá hủy bất cứ vật thể bay nào trong bán kính 1.500km.
  4. Cùng với sự kiện Mỹ thất bại trong âm mưu lật đổ chính quyền Cuba do Fidel Castro lãnh đạo sau sự việc Vịnh Con Lợn, việc Liên Xô thông báo đã nghiên cứu chế tạo thành công siêu bom hạt nhân Tsar Bomba vào ngày 1/9/1961, đã khiến Tổng thống Kennedy hối thúc Bộ Quốc phòng gấp rút triển khai Chương trình 437 với mưu đồ làm bá chủ không gian nhất là trong điều kiện Liên Xô bắt đầu cho phóng các vệ tinh do thám quân sự. Chương trình 437 chính thức được triển khai vào tháng 10/1962 khi Bộ Quốc phòng Mỹ bắt tay vào việc xây dựng căn cứ thử nghiệm trên đảo Johnston ở Bắc Thái Bình Dương. Tại đây, vào ngày 1/8/1963, chỉ 3 tháng trước ngày Tổng thống Kennedy bị ám sát, một tên lửa Thorn mang đầu đạn hạt nhân được phóng vào không gian và tạo ra một vụ nổ hạt nhân.
  5. Các dữ liệu thông tin thu thập ngay sau đó cho biết vụ nổ đã tạo ra một từ trường mang phóng xạ trong bán kính 1.500km. Sức mạnh của điện từ hạt nhân có thể phá hủy bất cứ vật thể bay nào trong bán kính này tính từ tâm vụ nổ và độ phóng xạ tăng cao gấp từ 100 đến 1.000 lần so với thử nghiệm nổ hạt nhân tương tự dưới mặt đất. Từ năm 1963 đến năm 1966, với việc cải tiến các tên lửa thế hệ Thorn, Bộ Quốc phòng Mỹ đã triển khai hàng chục vụ thử nghiệm bắn hạ vệ tinh đối phương bằng các vụ nổ hạt nhân ngoài không gian. Các vụ thử nghiệm này được giữ bí mật hoàn toàn và chỉ được thử nghiệm trên đảo Johnston, được bảo vệ rất nghiêm ngặt cả trên không và dưới biển. Năm 1967, với sự kiện một vệ tinh thông tin Telstar của Mỹ trở thành nạn nhân của một vụ thử nghiệm
  6. bắn hạ vệ tinh của Chương trình 437 và việc Mỹ phải dồn phần lớn ngân sách cho cuộc chiến tranh tại Việt Nam, Tổng thống Lyndon Johnson ra lệnh tiết giảm các cuộc thử nghiệm để phá hủy vệ tinh đối phương ngoài không gian. Theo tính toán của Bộ Quốc phòng Mỹ, phải mất từ 40 đến 50 ngày dùng máy bay vận tải quân sự C-124 để vận chuyển các khí tài từ căn cứ không quân Vandenberg ở bang California đến đảo Johnston và cũng phải mất một thời gian như vậy để lắp ráp và tiến hành việc phóng tên lửa Thorn mang đầu đạn hạt nhân cho nổ ngoài không gian để phá hủy vệ tinh. Trong một thời gian dài như vậy, các khí tài sẽ bị xuống cấp nếu không được bảo quản cẩn thận. Tuy nhiên, phải đợi đến khi xảy ra ba sự kiện gần như cùng một lúc thì Chương trình 437 mới chính
  7. thức bị khai tử. Vào ngày 18/7/1972, một máy bay vận tải quân sự C-124 đã gặp tai nạn và rơi xuống vùng biển ngoài khơi Thái Bình Dương khi vận chuyển một tên lửa Thorn từ căn cứ Vandenberg đến đảo Johnston nhằm chuẩn bị cho một vụ thử nghiệm của Chương trình 437. Do tên lửa Thorn trên chiếc máy bay gặp nạn có gắn đầu đạn hạt nhân nên Bộ Quốc phòng Mỹ đã triển khai một kế hoạch cứu nạn và truy tìm quy mô với sự tham gia của gần 40 phương tiện cả trên biển và trên không nhưng vẫn không mang lại kết quả. Hệ quả của tai nạn này là các phương tiện thông tin ở Mỹ bắt đầu đưa tin, tuy còn hạn chế, về một chương trình thử nghiệm bắn hạ vệ tinh bằng vũ khí hạt nhân ngoài không gian của Mỹ. Tuy không bình luận, nhưng sự rò rỉ thông tin của
  8. Chương trình 437 đã khiến Chính phủ Mỹ phải quan tâm nhất là trong khi quân đội Mỹ gặp phải nhiều thất bại trên chiến trường Việt Nam. Vào ngày 19/8/1972, cơn bão Celeste đã đặt dấu chấm hết cho Chương trình 437 khi tàn phá gần như toàn bộ các cơ sở thử nghiệm của chương trình này trên đảo Johnston. Sau ba sự kiện xảy ra liên tiếp này, Bộ Quốc phòng Mỹ quyết định chấm dứt việc triển khai Chương trình 437 kể từ đầu năm 1973. Cho dù đến năm 1977, Tổng thống Gerald Ford quyết định cho khôi phục các cơ sở thử nghiệm bắn hạ vệ tinh đối phương trên đảo Johnston, nhưng lần này là với một vũ khí mới, đó là nghiên cứu sử dụng tia laser để bắn hạ vệ tinh
  9. Văn Hòa (theo Global Security Archives)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2