intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ của các ngành học

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:264

82
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

 Tài liệu sau đây tổng hợp các chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ của các chuyên ngành nhằm giúp bạn đọc - những ai quan tâm đến chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của các ngành học trên có thể tham khảo. Tài liệu cũng hữu ích cho các nhà quản lý giáo dục. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ của các ngành học

  1. MỤC LỤC Trang Phần I ............................................................................................................................3 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ ................................................3 Chuyên ngành Toán Giải tích ......................................................................................5 Chuyên ngành Đại số và lý thuyết số...........................................................................9 Chuyên ngành Hóa phân tích.....................................................................................15 Chuyên ngành Hóa hữu cơ ........................................................................................21 Chuyên ngành Hóa vô cơ ..........................................................................................27 Chuyên ngành Di truyền học .....................................................................................33 Chuyên ngành Sinh học thực nghiệm ........................................................................37 Chuyên ngành Sinh thái học......................................................................................41 Chuyên ngành Văn học Việt Nam .............................................................................45 Chuyên ngành Ngôn ngữ Việt Nam...........................................................................51 Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam...............................................................................57 Chuyên ngành Địa lý học ..........................................................................................61 Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Địa lý ................................67 Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán học ...........................73 Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Vật lý ................................79 Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bô môn Sinh học ............................85 Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Văn - Tiếng việt ................89 Chuyên ngành Quản lý giáo dục................................................................................95 Chuyên ngành Giáo dục học.................................................................................... 101 Chuyên ngành Toán ứng dụng................................................................................. 105 Chuyên ngành Phương pháp toán sơ cấp ................................................................. 109 Chuyên ngành Công nghệ sinh học.......................................................................... 113 Chuyên ngành Khoa học cây trồng.......................................................................... 117 Chuyên ngành Chăn Nuôi ....................................................................................... 121 Chuyên ngành Thú y ............................................................................................... 127 Chuyên ngành Lâm học........................................................................................... 133 Chuyên ngành Quản lý đất đai................................................................................. 137 Chuyên ngành Khoa học môi trường ....................................................................... 141 Chuyên ngành Phát triển nông thôn......................................................................... 147 Chuyên ngành Nhi Khoa ......................................................................................... 153 Chuyên ngành Nội khoa .......................................................................................... 157 Chuyên ngành Y học dự phòng ............................................................................... 159 Chuyên ngành Kĩ thuật cơ khí ................................................................................. 163 Chuyên ngành Kĩ thuật điều khiển và tự động hóa................................................... 167 Chuyên ngành Kĩ thuật điện .................................................................................... 171 Chuyên ngành Kĩ thuật điện tử................................................................................ 175 Chuyên ngành Cơ kĩ thuật ....................................................................................... 179 Chuyên ngành Khoa học máy tính........................................................................... 185 Chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp........................................................................ 191 Chuyên ngành Quản lý kinh tế ................................................................................ 197 1
  2. Phần II....................................................................................................................... 203 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ .............................................. 203 Chuyên ngành Hóa sinh học.................................................................................... 205 Chuyên ngành Toán Giải tích .................................................................................. 209 Chuyên ngành Di truyền học ................................................................................... 213 Chuyên ngành Sinh thái học.................................................................................... 217 Chuyên ngành Văn học Việt Nam ........................................................................... 219 Chuyên ngành Lý luận và Lịch sử giáo dục ............................................................. 223 Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Vật lý .............................. 225 Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Sinh học .......................... 227 Chuyên ngành Khoa học cây trồng.......................................................................... 231 Chuyên ngành Chăn nuôi ........................................................................................ 235 Chuyên ngành Dinh dưỡng và Thức ăn Chăn nuôi................................................... 239 Chuyên ngành Ký sinh trùng học thú y.................................................................... 243 Chuyên ngành Vi sinh vật học thú y........................................................................ 247 Chuyên ngành Lâm sinh.......................................................................................... 251 Chuyên ngành Vệ sinh học xã hội và Tổ chức y tế................................................... 255 Chuyên ngành Công nghệ chế tạo máy.................................................................... 257 Chuyên ngành Kỹ thuật máy công cụ ...................................................................... 259 Chuyên ngành Kĩ thuật điều khiển và tự động hóa................................................... 261 Chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp........................................................................ 263 2
  3. Phần I CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ 3
  4. 4
  5. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ TOÁN HỌC Chuyên ngành Toán Giải tích Mã số: 60 46 01 02. Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Sư Phạm. Năm bắt đầu đào tạo: 1999. Thời gian tuyển sinh: Tháng 3 và Tháng 8 hàng năm. Môn thi tuyển: Môn thi Cơ bản: Giải tích; Môn thi Cơ sở: Đại số; Môn Ngoại ngữ: Trình độ B Ngoại ngữ. Thời gian đào tạo: 1.5 - 2 năm. Số tín chỉ tích lũy: 53 tín chỉ. Tên văn bằng: Thạc sĩ Toán học. I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ PHI 651 Triết học 3 ENG 651 Ngoại ngữ 5 B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ) 1. Các học phần bắt buộc (13 tín chỉ) FUA 631 Giải tích hàm 3 GAL 631 Đại số hiện đại 3 DIG 621 Hình học vi phân 2 COA 631 Giải tích phức 3 MBI 621 Cơ sở toán học của tin học 2 2. Các học phần tự chọn (8 tín chỉ) TVS 621 Không gian vecto topo 1 2 DEB 621 Phương trình vi phân trong không gian Banach 2 Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy ICT 621 2 học toán TOP 621 Tôpô đại cương 2 LIA 621 Đại số tuyến tính 2 MTT 621 Lý luận dạy học hiện đại 2 POL 621 Đa thức 2 LIE 621 Nhập môn Đại số Lie 2 CON 621 Giải tích lồi 2 5
  6. C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ) 1. Các học phần bắt buộc (8 tín chỉ) NOP 621 Lý thuyết tối ưu không trơn 2 HYP 631 Không gian phức hyperbolic 3 NEV 631 Lý thuyết Nevanlinna và ứng dụng 3 2. Các học phần tự chọn (4 tín chỉ) 4 COA 622 Giải tích phức nhiều biến 2 EXT 621 Lý thuyết các bài toán cực trị 2 TVS 622 Không gian véctơ tôpô 2 2 PAN 621 Giải tích p-adic 2 SDT 621 Lý thuyết ổn định của hệ phương trình vi phân tuyến tính 2 MUA 621 Giải tích đa trị 2 MID 621 Metric và khoảng cách bất biến trong giải tích phức 2 D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ) II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ) PHI 651 (3 tín chỉ) - Triết học Học phần kế thừa những kiến thức đã học trong chương trình đào tạo Triết học ở bậc đại học, phát triển và nâng cao những nội dung cơ bản gắn liền với những thành tựu của khoa học - công nghệ, những vấn đề mới của thời đại và đất nước. Học viên được học các chuyên đề chuyên sâu; kiến thức về nhân sinh quan, thế giới quan duy vật biện chứng; những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử hình thành, phát triển của triết học nói chung và các trường phái triết học nói riêng. Trên cơ sở đó giúp cho học viên có khả năng vận dụng kiến thức Triết học để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp. ENG 651 (5 tín chỉ) - Ngoại ngữ Học phần cung cấp cho học viên kiến thức ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn, giúp cho học viên có thể đọc, dịch tài liệu phục vụ cho việc học tập các môn học chuyên ngành, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn thạc sĩ. B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ) 1. Các học phần bắt buộc (13 tín chỉ) FUA 631 (3 tín chỉ) - Giải tích hàm Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về không gian Hilbert; định lý về sự tồn tại phép chiếu trực giao; định lý biểu diễn Ricoz; toán tử liên hợp và tự liên hợp trong không gian Hilbert. Các định nghĩa và tích chất cơ bản của ánh xạ khả vi, các định lý về số 1 gia giới nội, Nghịch đảo địa phương của ánh xạ lớp C ; Định lý hàm ẩn; Những kiến thức cơ bản về Đạo hàm bậc cao. GAL 631 (3 tín chỉ) - Đại số hiện đại Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ sở về lý thuyết tập hợp, lý thuyết nhóm, nhóm hữu hạn, nhóm Abel hữu hạn, lý thuyết phạm trù và hàm tử, lý thuyết vành, lý thuyết môđun. 6
  7. DIG 621 (2 tín chỉ) - Hình học vi phân n Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về phép tính vi phân, tích phân trong R , n trên đa tạp khả vi, lý thuyết và mặt trong R . Ngoài ra, môn học cũng cung cấp thêm một số kiến thức mở rộng của các phép toán về giải tích trên đa tạp khả vi. COA 631 (3 tín chỉ) - Giải tích phức Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về trường các số phức, hàm giải tích; Công thức tích phân Cauchy và ứng dụng; Diện Riemann và thác triển giải tích; Một số kiến thức mở rộng giải tích phức, hình học phức. MBI 621 (2 tín chỉ) - Cơ sở toán học của tin học Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về Toán rời rạc, lý thuyết đồ thị, Mô hình toán học của máy tính, otomat và ngôn ngữ hình thức, độ phức tạp của thuật toán. 2. Các học phần tự chọn (8 tín chỉ) TVS 621 (2 tín chỉ) - Không gian vecto topo 1 Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản, các khái niệm và tích chất cơ bản của không gian vecto tôpô; Đối ngẫu và các định lý Hahn-Banach; Tô pô trên không gian đối ngẫu. DEB 621 (2 tín chỉ) - Phương trình vi phân trong không gian Banach Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản của các Phương trình vi phân trong không gian Banach và ứng dụng. ICT 621 (2 tín chỉ) - Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học toán Học phần cung cấp cho học viên các kiến thức cơ bản về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học môn toán: kỹ thuật khai thác công nghệ thông tin và truyền thông, Web và Internet, một số phần mềm toán học, phương pháp thiết kế giáo án điện tử. TOP 621 (2 tín chỉ) - Tôpô đại cương Học phần cung cấp cho học viên các kiến thức cơ bản của Tôpô đại cương: không gian tô pô, không gian metric, phân loại các không gian tô pô, Các không gian tô pô quan trọng: compact, liên thông, khả li,..; Một số không gian metric quan trọng: đầy đủ, compact. LIA 621 (2 tín chỉ) - Đại số tuyến tính Học phần cung cấp cho học viên kiến thức nâng cao của đại số tuyến tính: Cấu trúc của một tự đồng cấu; Không gian Unita; Đại số đa tuyến tính. MTT 621 (2 tín chỉ) - Lý luận dạy học hiện đại Học phần cung cấp cho học viên kiến thức nghiên cứu những vấn đề chung về lý luận dạy học, các lý thuyết về dạy học hiện đại, lý luận về chương trình đào tạo và hệ thống các phương pháp dạy học hiện đại. Học phần giữ vị trí rất quan trọng trong chương trình đào tạo nhằm hoàn thiện năng lực giảng dạy và nghiên cứu cho học viên cao học. POL 621 (2 tín chỉ) - Đa thức Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản lý thuyết đa thức: đa thức một biến số, thuật toán chia với dư và sự khai triển, phân tích đa thức thành nhân tử, nghiệm của đa thức, phương trình đa thức, xấp xỉ,.... LIE 621 (2 tín chỉ) - Nhập môn Đại số Lie Đại số Lie là một lý thuyết quan trọng của đại số và có những ứng dụng trong hình học vi phân, vật lý...Học phần giới thiệu về lý thuyết vành kết hợp bao gồm những kiến thức cơ bản sau: Định lý cấu trúc, định lý Engels, đại số Lie giải được, định lý Lie, đại số Lie nửa đơn, căn và trọng, phân loại đại số Lie đơn, nhóm Weyl. 7
  8. CON 621 (2 tín chỉ) - Giải tích lồi Học phần cung cấp cho học viên các kiến thức cơ bản của giải tích lồi: Hàm lồi, tập lồi, hàm liên hợp, dưới vi phân và bài toán cực trị lồi. C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ) 1. Các học phần bắt buộc (8 tín chỉ) NOP 621 (2 tín chỉ) - Lý thuyết tối ưu không trơn Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về giải tích Lipschitz: Gradient suy rộng, các phép tính và lý thuyết hình học của Gradient suy rộng, Quy hoạch Lipchitz và Jacobian suy rộng. HYP 631 (3 tín chỉ) - Không gian phức hyperbolic Học phần cung cấp cho học viên số kiến thức cơ sở về không gian phức Hyperbolic, các kiến thức về thác triển và sự hội tụ trong không gian này. NEV 631 (3 tín chỉ) - Lý thuyết Nevanlinna và ứng dụng Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ sở về hàm điều hòa, bài toán Dirichlet, các định lý cơ bản của Nevanlinna và ứng dụng của nó trong nghiên cứu tập xác định duy nhất. 2. Các học phần tự chọn (4 tín chỉ) COA 622 (2 tín chỉ) - Giải tích phức nhiều biến Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về giải tích phức nhiều biến: hàm chỉnh hình nhiều biến, vành địa phương các hàm chỉnh hình, bó giải tích và lý thuyết đồng điều. EXT 621 (2 tín chỉ) - Lý thuyết các bài toán cực trị Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về giải tích lồi, mô hình các bài toán cực trị và điều kiện tối ưu, quy hoạch tuyến tính, phương pháp hướng có thể, phương pháp hàm phạt, tối ưu đa mục tiêu. TVS 622 (2 tín chỉ) - Không gian véc tơ tôpô 2 Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về không gian thùng, giới hạn xạ ảnh và giới hạn quy nạp và định lý đồ thị đóng. PAN 621 (2 tín chỉ) - Giải tích p-adic Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ sở về các kiến thức cơ bản về giải tích p- adic: số p-adic, chuỗi luỹ thừa p-adic, lý thuyết Nevanlinna trên trường không Asimet. SDT 621 (2 tín chỉ) - Lý thuyết ổn định của hệ phương trình vi phân tuyến tính Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ sở về lý thuyết ổn định hệ phương trình vi phân tuyến tính, phương pháp số mũ đặc trưng, Phương pháp hàm Liapunov. MUA 621 (2 tín chỉ) - Giải tích đa trị Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản của Lý thuyết tối ưu: giải tích lồi, giải tích không trơn, điều kiện cần cực trị và các thuật toán tối ưu. MID 621 (2 tín chỉ) - Metric và khoảng cách bất biến trong giải tích phức Học phần cung cấp cho học viên một số kiến thức cơ sở về các bất biến chỉnh hình, tính hyperbolic và tính đầy, metric Bergman. D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ) Luận văn thạc sĩ là một đề tài khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn do đơn vị đào tạo giao hoặc do học viên tự đề xuất, được người hướng dẫn đồng ý và Hội đồng khoa học đào tạo chuyên ngành chấp thuận. Học viên được phép bảo vệ luận văn thạc sĩ sau khi hoàn thành các học phần thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành. 8
  9. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ TOÁN HỌC Chuyên ngành Đại số và lý thuyết số Mã số: 60 46 01 04. Đơn vị đào tạo: Trường Đại Sư phạm. Năm bắt đầu đào tạo: 1999. Thời gian tuyển sinh: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm. Môn thi tuyển: Môn thi Cơ bản: Giải tích; Môn thi Cơ sở: Đại số; Môn Ngoại ngữ: Trình độ B Ngoại ngữ. Thời gian đào tạo: 1.5 - 2 năm. Số tín chỉ tích lũy: 53 tín chỉ. Tên văn bằng: Thạc sĩ Toán học. I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ PHI 651 Triết học 3 ENG 651 Ngoại ngữ 5 B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ) 1. Các học phần bắt buộc (13 tín chỉ) FUA 631 Giải tích hàm 3 GAL 631 Đại số hiện đại 3 DIG 621 Hình học vi phân 2 COA 631 Giải tích phức 3 MBI 621 Cơ sở toán học của tin học 2 2. Các học phần tự chọn (8 tín chỉ) TVS 621 Không gian vecto topo 1 2 DEB 621 Phương trình vi phân trong không gian Banach 2 Ứng dụng công nghệ thông tin và Truyền thông trong dạy ICT 621 2 học toán TOP 621 Tôpô đại cương 2 LIA 621 Đại số tuyến tính 2 MTT 621 Lý luận dạy học hiện đại 2 POL 621 Đa thức 2 LIE 621 Nhập môn Đại số Lie 2 CON 621 Giải tích lồi 2 9
  10. C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ) 1. Các học phần bắt buộc (8 tín chỉ) CAL 631 Nhập môn Đại số giao hoán 3 ALG 621 Hình học đại số 2 GAT 631 Lý thuyết Galois 3 2. Các học phần tự chọn (4 tín chỉ) COM 621 Đại số máy tính 2 HOA 621 Đại số đồng điều 2 LCO 621 Đối đồng điều địa phương và áp dụng trong hình học đại số 2 ARA 621 Số học và thuật toán 2 CAL 622 Đại số giao hoán 2 BRT 621 Cơ sở lý thuyết Vành 2 ARM 621 Lý thuyết vành kết hợp và môđun 2 D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ) II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ) PHI 651 (3 tín chỉ) - Triết học Học phần kế thừa những kiến thức đã học trong chương trình đào tạo Triết học ở bậc đại học; phát triển và nâng cao những nội dung cơ bản gắn liền với những thành tựu của khoa học - công nghệ, những vấn đề mới của thời đại và đất nước. Học viên được học các chuyên đề chuyên sâu; kiến thức về nhân sinh quan, thế giới quan duy vật biện chứng; những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử hình thành, phát triển của triết học nói chung và các trường phái triết học nói riêng. Trên cơ sở đó giúp cho học viên có khả năng vận dụng kiến thức Triết học để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp. ENG 651 (5 tín chỉ) - Ngoại ngữ Học phần cung cấp cho học viên kiến thức ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn, giúp cho học viên có thể đọc, dịch tài liệu phục vụ cho việc học tập các môn học chuyên ngành, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn thạc sĩ. B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ) 1. Các học phần bắt buộc (13 tín chỉ) FUA 631 (3 tín chỉ) - Giải tích hàm Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về không gian Hilbert; định lý về sự tồn tại phép chiếu trực giao; định lý biểu diễn Ricoz; toán tử liên hợp và tự liên hợp trong không gian Hilbert. Các định nghĩa và tích chất cơ bản của¸ ánh xạ khả vi, các Định lý về số gia giới nội, Nghịch đảo địa phương của ánh xạ lớp C1. Định lý hàm ẩn. Những kiến thức cơ bản về Đạo hàm bậc cao. GAL 631 (3 tín chỉ) - Đại số hiện đại Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ sở về lý thuyết tập hợp, lý thuyết nhóm, nhóm hữu hạn, nhóm Abel hữu hạn, lý thuyết phạm trù và hàm tử, lý thuyết vành, lý thuyết môđun. 10
  11. DIG 621 (2 tín chỉ) - Hình học vi phân Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về phép tính vi phân, tích phân trong Rn, n trên đa tạp khả vi, lý thuyết và mặt trong R ; Một số kiến thức mở rộng của các phép toán về giải tích trên đa tạp khả vi. COA 631 (3 tín chỉ) - Giải tích phức Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về Trường các số phức; Hàm giải tích; Công thức tích phân Cauchy và ứng dụng; Diện Riemann và thác triển giải tích; Một số kiến thức mở rộng giải tích phức, hình học phức. MBI 621 (2 tín chỉ) - Cơ sở toán học của tin học Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về toán rời rạc, lý thuyết đồ thị, mô hình toán học của máy tính, otomat và ngôn ngữ hình thức, độ phức tạp của thuật toán. 2. Các học phần tự chọn (8 tín chỉ) TVS 621 (2 tín chỉ) - Không gian vecto topo 1 Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản, các khái niệm và tích chất cơ bản của không gian vecto tôpô; Đối ngẫu và các định lý Hahn-Banach; Tô pô trên không gian đối ngẫu. DEB 621 (2 tín chỉ) - Phương trình vi phân trong không gian Banach Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản của các Phương trình vi phân trong không gian Banach và ứng dụng. ICT 621 (2 tín chỉ) - Ứng dụng công nghệ thông tin và Truyền thông trong dạy học toán Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học môn toán: kỹ thuật khai thác công nghệ thông tin và truyền thông, Web và Internet, một số phần mềm toán học, phương pháp thiết kế giáo án điện tử. TOP 621 (2 tín chỉ) - Tôpô đại cương Học phần cung cấp cho học viên các kiến thức cơ bản của Tôpô đại cương: không gian tô pô, không gian metric, phân loại các không gian tô pô, các không gian tô pô quan trọng: compact, liên thông, khả li,... Một số không gian metric quan trọng: đầy đủ, compact. LIA 621 (2 tín chỉ) - Đại số tuyến tính Học phần thuộc phần cơ sở của toán học, cung cấp cho học viên các kiến thức nâng cao của Đại số tuyến tính: cấu trúc của một tự đồng cấu, không gian Unita, đại số đa tuyến tính. MTT 621 (2 tín chỉ) - Lý luận dạy học hiện đại Học phần cung cấp cho học viên kiến thức nghiên cứu những vấn đề chung về lý luận dạy học, các lý thuyết về dạy học hiện đại, lý luận về chương trình đào tạo và hệ thống các phương pháp dạy học hiện đại. Học phần giữ vị trí rất quan trọng trong chương trình đào tạo nhằm hoàn thiện năng lực giảng dạy và nghiên cứu cho học viên cao học. POL 621 (2 tín chỉ) - Đa thức Học phần cung cấp cho học viên các kiến thức cơ bản lý thuyết đa thức: đa thức một biến số, thuật toán chia với dư và sự khai triển, phân tích đa thức thành nhân tử, nghiệm của đa thức, phương trình đa thức, xấp xỉ,... LIE 621 (2 tín chỉ) - Nhập môn Đại số Lie Đại số Lie là một lý thuyết quan trọng của đại số và có những ứng dụng trong hình học vi phân, vật lý...Học phần giới thiệu về lý thuyết vành kết hợp bao gồm những kiến thức cơ bản sau: Định lý cấu trúc, định lý Engels, đại số Lie giải được, định lý Lie, đại số Lie nửa đơn, căn và trọng, phân loại đại số Lie đơn, nhóm Weyl. 11
  12. CON 621 (2 tín chỉ) - Giải tích lồi Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản của giải tích lồi: Hàm lồi, tập lồi, hàm liên hợp, dưới vi phân và bài toán cực trị lồi. C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ) 1. Các học phần bắt buộc (8 tín chỉ) CAL 631 (3 tín chỉ) - Nhập môn Đại số giao hoán Học phần cung cấp cho học viên một kiến thức cơ bản của Đại số giao hoán: điều kiện chuỗi, vành và môđun Noether, phân tích nguyên sơ và tập các iđêan nguyên tố liên kết, địa phương hóa, tôpô Zariski, mở rộng vành, đa thức Hilbert, lý thuyết chiều. ALG 621 (2 tín chỉ) - Hình học đại số Học phần bao gồm khái niệm và tính chất cơ bản về đa tạp đại số; ứng dụng của Định lý cơ sở Hilbert trong việc quy mỗi đa tạp đại số về giao của hữu hạn siêu mặt; ứng dụng của Định lý không điểm Hilbert trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các đa tạp đại số và các iđean căn, giữa các đa tạp bất khả quy và các idean nguyên tố; phân tích đa tạp đại số thành các thành phần bất khả quy; phân loại các đa tạp đại số thông qua các cấu xạ và các ánh xạ hữu tỷ; chiều của đa tạp đại số và quan hệ giữa chiều của đa tạp đại số và chiều của vành toạ độ; một số vấn đề về đa tạp xạ ảnh. GAT 631 (3 tín chỉ) - Lý thuyết Galois Học phần cung cấp cho học viên một số kiến thức cơ bản của lý thuyết Galois: mở rộng hữu hạn, mở rộng đại số, bao đóng đại số, trường phân rã và mở rộng chẩn tắc, mở rộng tách được, trường hữu hạn, phần tử nguyên thủy, lý thuyết Galois, ứng dụng của lý thuyết Galois, đặc biểu, chẩn và vết, mở rộng xyclic và Định lý Hilbert So. 2. Các học phần tự chọn (4 tín chỉ) COM 621 (2 tín chỉ) - Đại số máy tính Học phần cung cấp cho học viên một số kiến thức về các thuật toán trên vành đa thức nhiều biến theo một nghĩa nào đó là sự mở rộng của thuật toán Euclid: thuật toán chia đa thức nhiều biến, thuật toán Buchsberger. Đặc biệt quan trọng và là nền tảng cho các thuật toán trên là khái niệm cơ sở Goebner, những ứng dụng của cơ sở Goebner. HOA 621 (2 tín chỉ) - Đại số đồng điều Học phần bao gồm những kiến thức cơ bản về phạm trù, hàm tử, biến đổi tự nhiên của các hàm tử, hàm tử khớp, phức và phạm trù các phức, giải tự do, giải xạ ảnh và giải nội xạ, hàm tử dẫn xuất, chiều đồng điều. Các hàm tử được quan tâm hơn như hàm tử Hom, hàm tử tenxơ và hàm tử I-xoắn. Các hàm tử dẫn suất được chú trọng là hàm tử mở rộng, hàm tử xoắn và hàm tử đối đồng điều địa phương. Các môđun đối đồng địa phương và những kiến thức cơ sở như tính triệt tiêu và không triệt tiêu., tính Artin, nguyên lí địa phương toàn cục của Fatings về tính hữu hạn sinh được trình bày. LCO 621 (2 tín chỉ) - Đối đồng điều địa phương và áp dụng trong hình học đại số Học phần cung cấp cho học viên kiến thức chuyên sâu của Đối đồng địa phương như xây dựng hàm tử đối địa phương, các tính chất của môđun đối đồng địa phương, tính chuyển cơ sở, chuyển phẳng, tính triệt tiêu, tính Artin, tính hữu hạn, một số áp dụng trong Hình học đại số, xeminar các bài toán mở trong lĩnh vực, ... ARA 621 (2 tín chỉ) - Số học và thuật toán Học phần cung cấp cho học viên một số kiến thức về thuật toán, số nguyên, các hàm số học, thặng dư bình phương, trường và đa thức, đường cong elliptic và các thuật toán liên quan; những ứng dụng của lý thuyết số vào lý thuyết mật mã. 12
  13. CAL 622 (2 tín chỉ) - Đại số giao hoán Học phần cung cấp cho học viên một số kiến thức quan trọng của Đại số giao hoán làm cơ sở cho việc tiếp cận kết quả mới, tự nghiên cứu những vấn đề mới trong Đại số giao hoán và làm khoá luận tốt nghiệp về chuyên ngành này: đầy đủ hoá, vành Cohen - Macaulay, vành Cohen - Macaulay suy rộng, vành Gorenstein, vành chính quy. BRT 621 (2 tín chỉ) - Cơ sở lý thuyết Vành Học phần cung cấp cho học viên một số kiến thức về kiến thiết vành, đại số và môđun, căn của iđêan. ARM 621 (2 tín chỉ) - Lý thuyết vành kết hợp và môđun Học phần giới thiệu về lý thuyết vành kết hợp bao gồm những kết quả cơ bản sau: Định lý Wedderburn-Artin về cấu trúc vành nửa đơn, Lý thuyết căn của Jacobson, Lý thuyết môđun trên các đại số hữu hạn chiều và ứng dụng trong lý thuyết biểu diễn nhóm. Lý thuyết vành kết hợp chứa đựng nhiều kết quả đẹp và là một phần quan trọng của đại số. D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ) Luận văn thạc sĩ là một đề tài khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn do đơn vị đào tạo giao hoặc do học viên tự đề xuất, được người hướng dẫn đồng ý và Hội đồng khoa học đào tạo chuyên ngành chấp thuận. Học viên được phép bảo vệ luận văn thạc sĩ sau khi hoàn thành các học phần thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành. 13
  14. 14
  15. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ KHOA HỌC VẬT CHẤT Chuyên ngành Hóa phân tích Mã số: 60 44 01 18. Đơn vị đào tạo: Trường Đại Sư phạm. Năm bắt đầu đào tạo: 1991. Thời gian tuyển sinh: Tháng 2 và Tháng 8 hàng năm. Môn thi tuyển: Môn thi Cơ bản: Toán cao cấp II; Môn thi Cơ sở: Hóa học cơ sở; Môn Ngoại ngữ: Trình độ B Ngoại ngữ. Thời gian đào tạo: 1.5 - 2 năm. Số tín chỉ tích lũy: 53 tín chỉ. Tên văn bằng: Thạc sĩ Khoa học vật chất. I. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ) SỐ TÍN CHỈ PHI 651 Triết học 3 ENG 651 Ngoại ngữ 5 B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ) 1. Các học phần bắt buộc (13 tín chỉ) PAS 621 Lý thuyết xác suất thống kê 2 AIC 621 Tin học ứng dụng trong hóa học 2 BQC 631 Cơ sở hóa học lượng tử 3 SIC 631 Một số vấn đề hiện đại trong hóa vô cơ 3 SOC 631 Một số vấn đề hiện đại trong hóa hữu cơ 3 2. Các học phần tự chọn (8 tín chỉ) SPC 621 Xử lí thống kê kết quả thực nghiệm 2 SAC 621 Một số vấn đề hiện đại trong hóa học phân tích 2 PPC 621 Các phương pháp vật lí, lí hóa trong hóa học hiện đại 2 SRM 621 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học 2 MTM 621 Lí luận dạy học hiện đại 2 MCT 621 Những vấn đề hiện đại trong dạy học hóa học 2 CST 621 Nhiệt động thống kê hóa học 2 MEE 621 Đo lường và đánh giá trong giáo dục 2 15
  16. C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ) 1. Các học phần bắt buộc (8 tín chỉ) Phức chất, thuốc thử hữu cơ ứng dụng trong hóa học COR 631 3 phân tích MAM 631 Các phương pháp phân tích điện hóa hiện đại 3 OAM 621 Các phương pháp phân tích quang học 2 2. Các học phần tự chọn (4 tín chỉ) CHM 621 Các phương pháp sắc kí 2 ERR 621 Các phương pháp tách, tinh chế và nhận biết các chất 2 IAC 621 Tin học trong hóa học phân tích 2 ANE 621 Phân tích môi trường 2 D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ) II. MÔ TẢ TÓM TẮT HỌC PHẦN A. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG (8 TÍN CHỈ) PHI 651 (3 tín chỉ) - Triết học Học phần kế thừa những kiến thức đã học trong chương trình đào tạo Triết học ở bậc đại học, phát triển và nâng cao những nội dung cơ bản gắn liền với những thành tựu của khoa học - công nghệ, những vấn đề mới của thời đại và đất nước. Học viên được học các chuyên đề chuyên sâu; kiến thức về nhân sinh quan, thế giới quan duy vật biện chứng; những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử hình thành, phát triển của triết học nói chung và các trường phái triết học nói riêng. Trên cơ sở đó giúp cho học viên có khả năng vận dụng kiến thức Triết học để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp. ENG 651 (5 tín chỉ) - Ngoại ngữ Học phần cung cấp cho học viên kiến thức ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn, giúp cho học viên có thể đọc, dịch tài liệu phục vụ cho việc học tập các môn học chuyên ngành, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn thạc sĩ. B. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ (21 TÍN CHỈ) 1. Các học phần bắt buộc (13 tín chỉ) PAS 621 (2 tín chỉ) - Lý thuyết xác suất thống kê Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản của lý thuyết xác suất thống kê toán học; cách đặt bài toán xác suất trong toán học và các phương pháp tìm xác suất cơ bản; các kiến thức về thống kê toán học để nâng cao khả năng phân tích các bài toán trong giảng dạy và thực tiễn. AIC 621 (2 tín chỉ) - Tin học ứng dụng trong hóa học Học phần trình bày tổng quan về việc ứng dụng tin học trong giảng dạy và nghiên cứu hóa học; Đề cập đến cách tìm kiếm thông tin hóa học một cách hiệu quả qua internet; Cách phân tích dữ liệu hóa học bằng các công cụ tin học và cách sử dụng các công cụ tin học thông thường kết hợp với các phần mềm chuyên dụng đẻ chuẩn bị các văn bản, bài giảng, công thức sơ đồ dụng cụ thí nghiệm... 16
  17. BQC 631 (3 tín chỉ) - Cơ sở hóa học lượng tử Học phần cung cấp hệ thống kiến thức cơ sở của hóa lượng tử: phương pháp gần đúng MO khảo sát các tính chất của hệ lượng tử như năng lượng, tính chất electron, hình học phân tử, tính chất điện và từ của phân tử; Cung cấp kiến thức về cách sử dụng một số chương trình của các phương pháp gần đúng như: MO-Hucken, CNDO và các biến thể của CNDO. SIC 631 (3 tín chỉ) - Một số vấn đề hiện đại trong hóa vô cơ Nội dung kiến thức học phần nhằm hệ thống hoá, khắc sâu các kiến thức hoá học vô cơ đã học ở chương trình đại học và cung cấp một số kiến thức nâng cao về lý thuyết hoá vô cơ, các quy luật về cấu tạo, tính chất, phản ứng của các đơn chất, hợp chất vô cơ, các kiến thức về phức chất và các hệ vô cơ sinh học. SOC 631 (3 tín chỉ) - Một số vấn đề hiện đại trong hóa hữu cơ Học phần cung cấp cho học viên các kiến thức về cơ sở hóa học hữu cơ nâng cao trên nền tảng các môn học về hóa học hữu cơ của bậc đại học, củng cố và cung cấp các kiến thức nâng cao về cấu trúc không gian và hiệu ứng cấu trúc, quan hệ giữa cấu trúc và tính chất, một số loại phản ứng cơ bản của một số hợp chất hữu cơ quan trọng. 2. Các học phần tự chọn (8 tín chỉ) SPC 621 (2 tín chỉ) - Xử lí thống kê kết quả thực nghiệm Phương pháp toán học thống kê là phương pháp phổ biến, bắt buộc khi học tập và nghiên cứu khoa học hoá học. Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức tối thiểu để có thể sử dụng khi xử lí số liệu trong học tập nghiên cứu ở mọi bộ môn trong hóa học. SAC 621 (2 tín chỉ) - Một số vấn đề hiện đại trong hóa học phân tích Học phần trình bày lý thuyết cân bằng ion trong dung dịch, các cơ sở lý thuyết của các quá trình xảy ra trong các dung dịch khác nhau. Từ đó, trang bị cho học viên kiến thức sâu về cơ sở lý thuyết hoá phân tích để vận dụng có hiệu quả trong giảng dạy phổ thông trung học. PPC 621 (2 tín chỉ) - Các phương pháp vật lí, lí hóa trong hóa học hiện đại Học phần trang bị một số phương pháp phân tích được sử dụng trong hóa học hiện đại để tách, phân chia, nhận biết xác định chất. Cung cấp kiến thức về hoá học hiện đại và xu thế phát triển, một số phương pháp phân tích lý hoá nâng cao (một số phương pháp chuẩn độ hiện đại, nghiên cứu các phản ứng trắc quang), phân tích hoá quang phổ (phân tích phân tử vùng UV, Vis, phép phân tích nguyên tử, phân tích phổ hồng ngoại, phổ Raman, một số phương pháp vật lí dùng trong hoá học như : Phổ cộng hưởng từ hạt nhân, phổ khối lượng, phổ kích hoạt phóng xạ ...) SRM 621 (2 tín chỉ) - Phương pháp luận nghiên cứu khoa học Học phần cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về phương pháp nhận thức khoa học bao gồm các lí thuyết về cơ chế sáng tạo, những quan điểm tiếp cận đối tượng khoa học cùng với hệ thống lí thuyết về phương pháp, kĩ thuật và logic tiến hành nghiên cứu một công trình khoa học cũng như phương pháp tổ chức quản lí quá trình ấy. MTM 621 (2 tín chỉ) - Lí luận dạy học hiện đại Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về những phương hướng hoàn thiện lý luận dạy học trên thế giới và ở nước ta, về một số phương pháp dạy học hiện đại ở trên thế giới và những thử nghiệm áp dụng ở nước ta. 17
  18. MCT 621 (2 tín chỉ) - Những vấn đề hiện đại trong dạy học hóa học Học phần cung cấp cho học viên kiến thức giúp học viên biết được tình hình sử dụng và đổi mới phương pháp dạy học ở trong nước và trên thế giới, có thể cập nhật kiến thức và lý luận dạy học, góp phần thực hiện đổi mới dạy học hóa học; học viên biết vận dụng những kiến thức của học phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học hóa học CST 621 (2 tín chỉ) - Nhiệt động thống kê hóa học Nhiệt động thống kê hóa học là tổ hợp của hai bộ môn khoa học có cùng đối tượng nghiên cứu nhưng phương pháp của chúng khác nhau. Trong khi nhiệt động học xuất phát từ hai nguyên lý bao quát nhất của tự nhiên rồi theo quy luật diễn dịch để ''suy luận'' ra các tính chất của hệ nghiên cứu, thì cơ học thống kê lại đi từ mô hình cấu tạo vi mô của hệ để ''quy nạp'' thành ra quy luật vĩ mô chi phối vật thể nghiên cứu. Tuy vậy, hai bộ môn này liên quan chặt chẽ và bổ sung lẫn cho nhau các lợi thế của mình. Nhiệt động thống kê hóa học là bước đi tiếp theo của nhiệt động học và là cầu nối của nhiệt động học với lý thuyết cơ học lượng tử. MEE 621 (2 tín chỉ) - Đo lường và đánh giá trong giáo dục Học phần cung cấp cho học viên kiến thức cơ bản về vị trí, vai trò, chức năng của đánh giá trong giáo dục nói chung và trong hoạt động dạy - học nói riêng, đồng thời rèn luyện cho học viên kĩ năng xác định mục tiêu của môn học, bài học làm cơ sở cho việc xây dựng một qui trình đánh giá kết quả học tập môn học một cách khách quan, khoa học và công bằng. Qui trình này giúp học viên tự đánh giá kết quả của quá trình dạy học để đạt mục tiêu dạy học một cách tốt nhất. C. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH (12 TÍN CHỈ) 1. Các học phần bắt buộc (8 tín chỉ) COR 631 (3 tín chỉ) - Phức chất, thuốc thử hữu cơ ứng dụng trong hóa học phân tích Học phần trang bị cho học viên kiến thức về lý thuyết và các phương pháp nghiên cứu phức chất, vai trò và ứng dụng của phức chất trong hóa học, hệ thống hóa các thuốc thử hữu cơ tạo thành phức chất trong các phương pháp phân tích, các phương pháp xác định cơ chế tạo phức và chiết phức của phức đơn ligan và đa ligan . MAM 631 (3 tín chỉ) - Các phương pháp phân tích điện hóa hiện đại Học phần trang bị các phương pháp phân tích quan trọng, hiện đại để phân tích lượng vết các chất trong hợp chất siêu sạch, phân tích môi trường và phân tích thực phẩm. Môn học cung cấp một cách hệ thống các cơ sở lí thuyết và thực hành của một số phương pháp phân tích hiện đại như: phương pháp phân tích cực phổ hấp thụ, phương pháp cực phổ xung, phương pháp cực phổ xúc tác, phương pháp von-ampe hòa tan... OAM 621 (2 tín chỉ) - Các phương pháp phân tích quang học Hệ thống các phương pháp đo quang quan trọng để xác định hàm lượng, cấu trúc phân tử. Học phần trang bị cho học viên kiến thức về các phương pháp phân tích quang học cơ bản áp dụng trong hóa học để xác định hàm lượng và cấu trúc như: các phương pháp trắc quang UV-Vis, các phương pháp phân tích nguyên tử, phổ hồng ngoại, phổ tán xạ tổ hợp. 2. Các học phần tự chọn (4 tín chỉ) CHM 621 (2 tín chỉ) - Các phương pháp sắc kí Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về cơ sở lý thuyết và các quy luật của một số phương pháp sắc ký cơ bản như: sắc ký hấp phụ, sắc ký phân bố, sắc ký lớp mỏng, sắc ký khí… Ngoài ra, còn trang bị một số kỹ năng thực hành để học viên có thể tiến hành tách chất bằng phương pháp sắc ký đạt hiệu quả cao. 18
  19. ERR 621 (2 tín chỉ) - Các phương pháp tách, tinh chế và nhận biết các chất Học phần cung cấp cho học viên kiến thức vận dụng để tách - tinh chế và nhận biết các chất liên quan tới kiến thức đại cương về các loại hợp chất, đồng thời củng cố các thuộc tính riêng biệt, các phản ứng đặc trưng của từng chất, từng loại ion. Giúp học viên nắm vững bản chất của các chất, rèn luyện kĩ năng thực nghiệm và phương pháp tư duy hóa học một cách cụ thể, chính xác. IAC 621 (2 tín chỉ) - Tin học trong hóa học phân tích Học phần trang bị những kĩ năng và những kiến thức cơ bản về việc lập chương trình để tính toán nhanh, đầy đủ và chính xác cho bất kì hệ ion nào, kể cả các hệ cồng kềnh, phức tạp và hệ có tính đến hiệu ứng lực ion. Giúp học viên rèn luyện tư duy toán học và tư duy hóa học (năng lực phân tích, suy luận và giải thích được bản chất của các quá trình hóa học), từ đó tạo tiềm lực để tham gia nghiên cứu khoa học. Học phần cung cấp cho học viên các kiến thức về: nguyên tắc chung về phương pháp lập trình PASCAL, sử dụng ngôn ngữ PASCAL để lập phương trình tính toán cân bằng ion theo các phương pháp khác nhau, xác định nồng độ bằng phương pháp đo quang dùng phép hồi quy tuyến tính, xây dựng phương trình đồ họa theo ngôn ngữ PASCAL. ANE 621 (2 tín chỉ) - Phân tích môi trường Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về môi trường, đất, nước, không khí, về các chỉ tiêu cần xác định khi phân tích nước, nước thải, đất, không khí, cây trồng và đưa ra những phương pháp phân tích đối với một số nguyên tố thường có mặt hoặc gây độc hại đối với môi trường nước, đất, không khí và cây trồng. D. LUẬN VĂN THẠC SĨ (12 TÍN CHỈ) Luận văn thạc sĩ là một đề tài khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn do đơn vị đào tạo giao hoặc do học viên tự đề xuất, được người hướng dẫn đồng ý và Hội đồng khoa học đào tạo chuyên ngành chấp thuận. Học viên được phép bảo vệ luận văn thạc sĩ sau khi hoàn thành các học phần thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành. 19
  20. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2