Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp: Nghề Sửa chữa thiết bị may gia đình
lượt xem 52
download
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp - Nghề Sửa chữa thiết bị may gia đình được ban hành kèm theo Quyết định số 783/QĐ - TCDN ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề. Nội dung của chương trình đào tạo này bao gồm 5 mô đun, đó là: sửa chữa máy may đạp chân; sửa chữa máy may 1 kim; sửa chữa máy đính cúc; sửa chữa máy vắt sổ; sửa chữa máy thùa khuy. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp: Nghề Sửa chữa thiết bị may gia đình
- BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỔNG CỤC DẠY NGHỀ CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP SỬA CHỮA THIẾT BỊ MAY GIA ĐÌNH (Ban hành kèm theo Quyết định số 783/QĐ TCDN Ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)
- Hà Nội Năm 2011 BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ XÃ HỘI Độc lập Tự do Hạnh phúc TỔNG CỤC DẠY NGHỀ CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số 783/QĐ TCDN Ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề) Tên nghề: Sửa chữa thiết bị may gia đình Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề Đối tượng tuyển sinh: Có sức khoẻ, trình độ học vấn phù hợp với nghề Sửa chữa thiết bị may gia đình; Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 05 Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO: 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp: Kiến thức: + Giới thiệu được công dụng của các thiết bị may gia đình trong thực tế sản xuất may dân dụng; + Trình bày được đặc điểm cấu tạo, nguyên lý làm việc, các thông số kỹ thuật của các bộ phận và cơ cấu máy cơ bản trong máy may đạp chân, máy may 1 kim; máy đính cúc, máy thùa khuy đầu bằng, máy vắt sổ; + Phân tích được các nguyên nhân hỏng hóc, tìm được các biện pháp khắc phục của một số sự cố thường gặp; + Đảm bảo an toàn và vệ sinh trong quá trình sửa chữa thiết bị may dân dụng. Kỹ năng: + Lựa chọn các loại vật tư, dụng cụ, thiết bị phù hợp với quá trình sửa chữa; + Sửa chữa, hiệu chỉnh được bộ phận cơ bản của máy may đạp chân, máy may 1 kim; và một số bộ phân máy đính cúc, máy thùa khuy đầu bằng, máy vắt sổ; + Vận hành và xử lý các sự cố thông thường trên các máy may dân dụng; + Kiểm tra, đánh giá, phân loại được một số dạng sai hỏng và đưa ra biện pháp khắc phục; + Thực hiện công tác an toàn và vệ sinh trong quá trình sửa chữa thiết bị may dân dụng.
- Thái độ: + Cẩn thận, tỉ mỉ khi thực hiện các thao tác trong quá trình sửa chữa ; + Rèn luyện kỹ năng sửa chữa, hiệu chỉnh các thiết bị may đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; + Học tập nâng cao trình độ để đáp ứng với yêu cầu của nghề sửa chữa. 2. Cơ hội việc làm: Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo Sơ cấp nghề sửa chữa thiết bị may gia đình, học viên có thể trực tiếp tham gia lao động sửa chữa tại các hộ gia đình, các làng nghề, và xí nghiệp tư nhân may. Ngoài ra, khi được bổ xung các kiến thức cơ bản, học viên có khả năng sửa chữa được các thiết bị may hiện đại trong các doanh nghiệp hoặc tham gia học liên thông lên các bậc học cao hơn nhằm phát triển kiến thức và kỹ năng nghề. II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU: 1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu: Thời gian đào tạo: 4,5 tháng Thời gian học tập: 16,5 tuần Thời gian thực học tối thiểu: 450 giờ Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 45 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khóa học: 15 giờ). 2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu: Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 450 giờ Thời gian học lý thuyết: 100 giờ; Thời gian học thực hành: 350 giờ III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN: Thời gian đào tạo (giờ) Mã Trong đó MH, Tên môn học, mô đun Tổng Lý Thực Kiể MĐ số thuyế hành m tra t Các môn học, mô đun đào tạo nghề MĐ 01 Sửa chữa máy may đạp chân 90 18 66 6 MĐ 02 Sửa chữa máy may 1 kim 195 41 148 6 MĐ 03 Sửa chữa máy đính cúc 45 12 30 3
- MĐ 04 Sửa chữa máy vắt sổ 75 17 53 5 MĐ 05 Sửa chữa máy thùa khuy 45 12 30 3 Tổng cộng 450 100 328 22 IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO : (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo) V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 1. Hướng dẫn sử dụng danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề: Căn cứ vào Thông tư số 31/2010/TTBLĐTBXH ngày 08 tháng 10 năm 2010 của Bộ Trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, việc phân bổ thời gian cho các môn học và mô đun đào tạo nghề được quy định như sau: lý thuyết chiếm từ 10% đến 30%, thực hành chiếm từ 70% đến 90%. 2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khoá học: Số Hình thức thi Thời gian thi TT Môn thi 1 Kiến thức, kỹ năng nghề Viết Không quá 30 phút Chuẩn bị không quá: 20 phút; Lý thuyết nghề Vấn đáp Trả lời không quá: 10 phút Trắc nghiệm Không quá: 30 phút Thực hành nghề Bài thi thực hành Không quá 04 giờ *Mô đun tốt nghiệp (tích hợp Bài thi lý thuyết và Không quá 05 giờ 2 lý thuyết với thực hành) thực hành
- CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Sửa chữa máy may đạp chân
- Mã số mô đun: MĐ 01 ( Ban hành theo Quyết định số783/QĐ TCDN Ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề) CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN SỬA CHỮA BẢO DƯỠNG MÁY MAY ĐẠP CHÂN Mã số mô đun: MĐ 01 Thời gian mô đun: 90 giờ (Lý thuyết: 18 giờ; Thực hành: 72 giờ) I.VỊ TRÍ TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN Vị trí: + Mô đun sửa chữa máy may đạp chân là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo trình độ Sơ cấp nghề :Sửa chữa thiết bị may gia đình; + Mô đun được bố trí học trước khi học các mô đun khác trong chương trình đào tạo Sơ cấp nghề ; Sửa chữa thiết bị may gia đình Tính chất: + Là mô đun tích hợp giữa lý thuyết và thực hành hiệu chỉnh sửa chữa máy may đạp chân. II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của các bộ phận chính trong máy may đạp chân; Tháo, lắp, sửa chữa, hiệu chỉnh một số bộ phận cơ bản của máy may đạp chân;
- Nhận biết các sai hỏng thường gặp đưa ra phương hướng hiệu chỉnh sửa chữa đảm bảo đúng kỹ thuật chất lượng. Sử dụng đúng, đầy đủ các trang bị an toàn được cung cấp trong quá trình học tập; Yêu nghề, có ý thức với công việc, tác phong công nghiệp. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1.Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian Thời gian Số Tên các bài trong mô đun Tổn Lý Thực Kiểm TT g số thuyết hành tra* 1 Bài mở đầu 1 1 Cấu tạo, quá trình tạo thành các dạng 2 9 3 6 mũi may 3 Tháo, lắp, sửa chữa hiệu chỉnh bộ phận 18 5 12 1 tạo mũi Tháo, lắp, sửa chữa hiệu chỉnh bộ phận 4 18 3 14 1 chuyển đẩy nguyên liệu 5 Sửa chữa các sai hỏng theo từng dạng. 22 4 16 2 Bài tập tổng hợp, phát hiện sửa chữa các 6 22 2 18 2 phần sai hỏng Cộng 90 18 66 6 Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành và được tính vào thực hành. 2. Nội dung chi tiết Thời Bài mở đầu gian: 1 giờ Công dụng của máy đính cúc phẳng trong nghề may Bài 1: Cấu tạo, quá trình tạo thành mũi may thắt nút Thời gian: 9h Mục tiêu: Trình bày được cấu tạo và quá trình tạo thành các dạng mũi may ; Có khả năng vận hành và sử dụng máy may đạp chân. Yêu nghề, có ý thức với công việc, tác phong công nghiệp. Nội dung của bài: 1. Cấu tạo, quá trình tạo thành các dạng mũi may 2. Nguyên lý làm việc 3. Tập vận hành sử dụng máy Bài 2: Tháo lắp sửa chữa hiệu chỉnh bộ phận tạo mũi Thời gian:18h Mục tiêu:
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc cơ cấu cam, cơ cấu tay quay con trượt, kim máy, trụ kim, chi tiết bắt mũi, tấm kim; Có khả năng tháo, lắp, sửa chữa hiệu chỉnh bộ phận tạo mũi (Trụ kim, cần giật chỉ, ổ chao). Yêu nghề, có ý thức với công việc, tác phong công nghiệp. Nội dung của bài: 1.Cấu tạo và nguyên lý làm việc của cơ cấu cam, cơ cấu tay quay con trượt, kim máy, trụ kim, chi tiết bắt mũi, tấm kim; 1.1 Cấu tạo, nguyên lý làm việc cơ cấu cam; 1.2 Cấu tạo, nguyên lý làm việc cơ cấu tay quay con trượt; 1.3 Cấu tạo, nguyên lý làm việc kim máy, trụ kim, chi tiết bắt mũi, tấm kim; 2. Tháo, lắp sửa chữa hiệu chỉnh bộ phận tạo mũi (Trụ kim, cần giật chỉ, ổ chao) 2.1 Tháo, lắp sửa chữa hiệu chỉnh trụ kim; 2.2 Tháo, lắp sửa chữa hiệu chỉnh cần giật chỉ; 2.3 Tháo, lắp sửa chữa hiệu chỉnh ổ chao. Bài 3: Tháo lắp sửa chữa, hiệu chỉnh bộ phận Thời gian:18 giờ chuyển đẩy nguyên liệu Mục tiêu: Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của cơ cấu căng giữ, điều hòa cung cấp chỉ, cơ cấu chuyển đẩy (răng cưa, chân vịt ép); Có khả năng tháo, lắp, sửa chữa, hiệu chỉnh bộ phận chuyển đẩy nguyên liệu ( trục nâng, trục đẩy, răng cưa, cơ cấu thay đổi bước đẩy chân vịt ép). Yêu nghề, có ý thức với công việc, tác phong công nghiệp. Nội dung của bài: 1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của cơ cấu căng giữ, điều hòa cung cấp chỉ, cơ cấu chuyển đẩy (răng cưa, chân vịt ép); 1.1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của cơ cấu căng giữ, điều hòa cung cấp chỉ; 1.2. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của cơ cấu chuyển đẩy; 2. Tháo, lắp, sửa chữa, hiệu chỉnh bộ phận chuyển đẩy nguyên liệu (trục nâng, trục đẩy, răng cưa, cơ cấu thay đổi bước đẩy chân vịt ép); 2.1. Tháo, lắp, sửa chữa, hiệu chỉnh trục nâng; 2.2. Tháo, lắp, sửa chữa, hiệu chỉnh trục đẩy; 2.3. Tháo, lắp, sửa chữa, hiệu chỉnh trục răng cưa; 2.4. Tháo, lắp, sửa chữa, hiệu chỉnh cơ cấu thay đổi bước đẩy chân vịt ép. Bài 4: Sửa chữa dạng sai hỏng theo từng dạng Thời gian:22 giờ Mục tiêu: Trình bày được các nguyên nhân dẫn đến sai hỏng và phương pháp sửa chữa;
- Có khả năng sửa chữa các sai hỏng theo từng dạng (đứt chỉ, bỏ mũi, sùi chỉ, gẫy kim, mũi may không đều). Yêu nghề, có ý thức với công việc, tác phong công nghiệp. Nội dung của bài: 1. Các nguyên nhân sai hỏng và phương pháp sửa chữa. 1.1 Các nguyên nhân sai hỏng và phương pháp sửa chữa đứt chỉ; 1.2. Các nguyên nhân sai hỏng và phương pháp sửa chữa bỏ mũi; 1.3. Các nguyên nhân sai hỏng và phương pháp sửa chữa sùi chỉ; 1.4. Các nguyên nhân sai hỏng và phương pháp sửa chữa gẫy kim; 1.5 Các nguyên nhân sai hỏng và phương pháp sửa chữa mũi may không đều; 2. Sửa chữa các dạng sai hỏng theo từng dạng (đứt chỉ, bỏ mũi, sùi chỉ, gẫy kim, mũi may không đều). 2.1. Sửa chữa đứt chỉ; 2.2. Sửa chữa bỏ mũi; 2.3. Sửa chữa sùi chỉ; 2.4. Sửa chữa gẫy kim. Bài 5: Bài tập tổng hợp, phát hiện sửa chữa các pan Thời gian :22 giờ sai hỏng Mục tiêu: Có khả năng phát hiện và sửa chữa các pan sai hỏng từ đơn giản đến phức tạp trong máy may đạp chân Yêu nghề, có ý thức với công việc, tác phong công nghiệp. Nội dung của bài: 1. Pan hệ thống tạo mũi 2. Pan hệ thống chuyển đẩy nguyên liệu 3. Pan hệ thống động lực IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN Thực hiện giảng dạy tại phòng học thực hành mang tính chuyên môn hoá có đầy đủ các máy học cụ đảm bảo 23 học sinh/1máy, trang bị đầy đủ một bộ dụng cụ dùng cho việc tháo lắp máy. 1. Nguyên vật liệu: Chỉ may; Vải thử máy. 2. Dụng cụ và thiết bị: Máy may đạp chân ; Kim máy chuyên dụng Thoi, suốt; Kéo cắt chỉ.
- Tô vít dẹt: 150; 250; 300; Tô vít bốn cạnh 150; 300; Búa nguội 250 gam; Tông đồng. Bút viết, sổ ghi chép. 3. Học liệu: Tài liệu kỹ thuật theo máy; Các bản vẽ, các bản quy trình tháo, lắp, hiệu chỉnh máy; Các băng, đĩa hình. Máy chiếu projector. 4. Nguồn lực khác: Nhà xưởng đủ ánh sáng, vệ sinh, thông thoáng. Máy mài, ê tô, tủ đựng dụng cụ. Các loại máy may đạp chân tiên tiến khác. V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ Trong khi thực hiện mô đun: Đánh giá, kiểm tra, vấn đáp kết hợp giữa lý thuyết và thực hành trong quá trình thực hiện các bài trong mô đun. Yêu cầu đạt được các mục tiêu của từng bài trong mô đun. Sau khi thực hiện mô đun: Kiến thức: Được đánh giá bằng bài kiểm tra viết, hoặc vấn đáp: + Nhận biết được hệ thống trang thiết bị trong dây chuyền may công nghiệp; + Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy may đạp chân; + Hiểu được các thông số kỹ thuật của các cơ cấu, chi tiết trong máy may đạp chân. Kỹ năng: Được đánh giá bằng quan sát, có bảng thang điểm đạt mức độ thực hiện công việc và chất lượng sản phẩm: + Sử dụng được các loại dụng cụ dùng trong công việc đúng quy định; + Tháo, lắp được các bộ phận, chi tiết của máy may đạp chân; + Hiệu chỉnh, sửa chữa được các bộ phận, chi tiết của máy may đạp chân; Thái độ: Được đánh giá bằng phương pháp quan sát, giám sát có bảng kiểm đạt các yêu cầu + Có ý thức tự giác, nghiêm túc, kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong công việc, sắp xếp thiết bị dụng cụ sửa chữa hiệu chỉnh hợp lý, khoa học; + Thực hiện quy định tốt quy phạm an toàn vệ sinh thiết bị. VI. HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH 1. Phạm vi áp dụng chương trình: Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Sơ cấp nghề Sửa chữa thiết bị may gia đình
- 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun: Giáo viên trước khi dạy cần căn cứ vào nội dung tổng quát của mô đun và nội dung của từng bài học, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy; Trong quá trình giảng dạy, giáo viên sử dụng dụng cụ, trang thiết bị và học liệu để giới thiệu rõ về các loại máy cùng chủng loại các kinh nghiệm, thủ thuật sửa chữa cơ bản để làm sinh động bài giảng; Có thể phân nhóm trong quá trình học tập; Hướng dẫn người học tự kiểm tra, đánh giá các thao tác, chất lượng sản phẩm; Giáo viên kèm cặp, uốn nắn trực tiếp các thao tác tạo kỹ năng cho người học khi học tập. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: Hiệu chỉnh, sửa chữa bộ phận tạo mũi, bộ phận chuyển đẩy nguyên liệu, sửa chữa sai hỏng theo từng dạng; 4. Tài liệu cần tham khảo: Người dịch Đỗ Trọng Đạt – Sửa chữa máy công nghiệp – NXB công nhân kỹ thuật Hà Nội năm 1993; Tô Xuân Giáp – Sổ tay sửa chữa cơ khí – NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp – 1991; Chu Sĩ Dương Máy may công nghiệp Nguyên lý và sửa chữa NXB KHKT 1996. Nguyễn Trọng Hùng Nguyễn Phương Hoa, Thiết bị trong công nghiệp may, NXB KHKT 2001. Võ Tấn Phước, Thiết bị may công nghiệp và bảo trì, NXB Lao động – Xã hội, 2006.
- CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Sửa chữa máy may 1 kim Mã số mô đun: MĐ 02 ( Ban hành theo Quyết định số 783/QĐ TCDN Ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)
- CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN SỬA CHỮA MÁY MAY 1 KIM Mã số mô đun: MĐ 01 (Lý thuyết: 41 giờ; Thực hành: 154 Thời gian mô đun: 195 giờ giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: Vị trí: + Mô đun sửa chữa máy may 1 kim là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo trình độ Sơ cấp nghề :Sửa chữa thiết bị may gia đình; + Mô đun được bố trí học sau khi học mô đun Sửa chữa máy may đạp chân trong chương trình đào tạo Sơ cấp nghề ; Sửa chữa thiết bị may gia đình Tính chất: Là mô đun tích hợp giữa lý thuyết và thực hành hiệu chỉnh sửa chữa máy may 1 kim. II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN Giải thích được đặc điểm cấu tạo, nguyên lý làm việc của các bộ phận và cơ cấu máy trong máy may 1 kim; Nêu lên được các thông số kỹ thuật ở máy may 1 kim thông dụng; Trình bày được các nguyên nhân hư hỏng thiết bị và tìm các biện pháp khắc phục ở máy may 1 kim; Hiệu chỉnh các bộ phận cơ bản hay hư hỏng của máy may 1 kim đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; Bố trí khoa học nơi làm việc, thực hiện các yêu cầu an toàn lao động và vệ sinh thiết bị. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian Thời gian (giờ) STT Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiể số thuyết hành m tra 1 Bài mở đầu 6 6 0 2 Vận hành máy may một kim thông 57 15 41 1
- dụng 3 Hiệu chỉnh bộ phận tạo mũi may 54 8 45 1 Hiệu chỉnh bộ phận chuyển đẩy 4 42 6 34 2 nguyên liệu 5 Hiệu chỉnh bộ phận bơm dầu máy 36 6 28 2 Cộng 195 41 148 6 Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng giờ thực hành. 2. Nội dung chi tiết Bài 1: Bài mở đầu Thời gian: 6 giờ Mục tiêu: Trình bày được những quy định trong xưởng thực hành sửa chữa thiết bị may gia đình; Trình bày được hệ thống trang thiết bị trong các công đoạn sản xuất may dân dụng; Nhận biết được vị trí vệ sinh và các máy móc, thiết bị, dụng cụ trong xưởng; Phân biệt được các loại máy may dân dụng và công nghiệp, khả năng công nghệ của từng nhóm máy; Đảm bảo an toàn lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu và vệ sinh thiết bị; 1. Nội quy của xưởng thực hành sửa chữa thiết bị may 2. An toàn lao động và quy định sử dụng các trang thiết bị dụng cụ 3. Nguyên nhân và phương pháp phòng chống cháy nổ 4. Các công đoạn của quá trình may 5. Máy may gia đình 6. Dây chuyền may 7. Nhận biết các trang thiết bị may Bài 2: Máy may 1 kim Thời gian: 57 giờ Mục tiêu: Trình bày đầy đủ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy may 1 kim thông dụng; Nhận dạng được các loại mũi may cơ bản dựa trên các mẫu đường may; Phân biệt được các loại vật liệu may từ đó lựa chọn đúng loại kim may phù hợp với vật liệu may; Vận hành máy may 1 kim đúng trình tự; Thực hiện an toàn và vệ sinh phân xưởng; 1. Máy may 1 kim 1.1. Cấu tạo 1.2. Nguyên lý hoạt động
- 2. Các loại mũi may thông dụng 2.1. Mũi may thắt nút 2.2. Mũi may móc xích đơn 2.3. Mũi may móc xích kép 3. Các loại vật liệu may 4. Các loại kim máy 5. Các cơ cấu thông dụng của máy may 1 kim 6. Thiết bị, dụng cụ phục vụ sửa chữa, hiệu chỉnh 7. An toàn lao động và vệ sinh thiết bị Bài 3: Hiệu chỉnh bộ phận tạo mũi may máy 1 kim Thời gian: 54 giờ Mục tiêu: Phân tích được đặc điểm cấu tạo, nguyên lý làm việc của bộ phận tạo mũi may máy 1 kim; Trình bày được quy trình tháo, lắp bộ phận tạo mũi may máy 1 kim; Hiệu chỉnh được bộ phận tạo mũi may của máy 1 kim đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; Phát hiện và sử lý được một số dạng hư hỏng thông thường; Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, đảm bảo an toàn cho người và trang thiết bị. 1. Bộ phận tạo mũi máy 1 kim 1.1. Cấu tạo 1.2. Nguyên lý hoạt động 1.3. Các thông số kỹ thuật của bộ tạo mũi 2. Hiệu chỉnh bộ tạo mũi may maý 1 kim 2.1. Tháo lắp bộ phận tạo mũi 2.2. Hiệu chỉnh bộ phận tạo mũi 2.3. Kiểm tra sau hiệu chỉnh, sửa chữa 5. Một số dạng hư hỏng, nguyên nhân, biện pháp khắc phục 6. An toàn lao động và vệ sinh thiết bị. Bài 4: Hiệu chỉnh bộ phận chuyển đẩy nguyên liệu Thời gian: 42 giờ Mục tiêu: Phân tích được đặc điểm cấu tạo, nguyên lý làm việc của bộ phận chuyển đẩy nguyên liệu trong máy 1 kim; Hiệu chỉnh được bộ phận chuyển đẩy nguyên liệu máy 1 kim đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, làm việc có ý thức, trách nhiệm đảm bảo an toàn cho người và trang thiết bị. 1. Bộ phận chuyển đẩy nguyên liệu trong máy may 1 kim 1.1. Cấu tạo 1.2. Nguyên lý hoạt động
- 1.3. Các thông số kỹ thuật của bộ phận chuyển đẩy nguyên liệu 4. Hiệu chỉnh bộ phận chuyển đẩy nguyên liệu 4.1. Tháo, lắp bộ phận chuyển đẩy nguyên liệu 4.2. Hiệu chỉnh bộ phận chuyển đẩy nguyên liệu 4.3. Kiểm tra sau sửa chữa, hiệu chỉnh 5. Một số dạng hư hỏng, nguyên nhân, biện pháp khắc phục 6. An toàn lao động và vệ sinh thiết bị. Bài 5: Hiệu chỉnh bộ phận bơm dầu máy 1 kim Thời gian: 36 giờ Mục tiêu: Phân tích được đặc điểm cấu tạo, nguyên lý làm việc của bơm dầu ly tâm và bơm dầu pit tông; Trình bày được quy trình tháo, lắp, hiệu chỉnh bộ phận bơm dầu máy 1 kim; Phân tích được các dạng hỏng thường gặp, nguyên nhân cách khắc phục của bộ phận bơm dầu; Hiệu chỉnh, sửa chữa được 1 số dạng hư hỏng thông thường của bộ phận bơm dầu đạt yêu cầu kỹ thuật; Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, làm việc có ý thức, trách nhiệm đảm bảo an toàn cho người và trang thiết bị. 1. Bộ phận bơm dầu 1.1. Cấu tạo 1.2. Nguyên lý hoạt động 1.3. Các thông số kỹ thuật của bơm dầu 2. Quy trình công nghệ tháo bộ phận bơm dầu máy 1 kim 3. Sửa chữa, hiệu chỉnh bộ phận bơm dầu 3.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư công nghệ 3.2. Sửa chữa, hiệu chỉnh van điều tiết 3.3. Sửa chữa, hiệu chỉnh bơm dầu 3.4. Kiểm tra sau sửa chữa, hiệu chỉnh 4. Một số dạng hỏng, nguyên nhân, biện pháp khắc phục 5. An toàn lao động và vệ sinh thiết bị. IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH Thực hiện giảng dạy tại phòng học thực hành mang tính chuyên môn hoá có đầy đủ các máy học cụ đảm bảo 23 học sinh/1máy, trang bị đầy đủ một bộ dụng cụ dùng cho việc tháo lắp máy. Vật liệu: Chỉ may; Vải thử máy. Dụng cụ và thiết bị: Kim máy 1kim thông dụng như máy may 1 kim DDL 5550; Thoi, suốt;
- Kéo cắt chỉ. Tô vít dẹt: 150; 250; 300; Tô vít bốn cạnh 150; 300; Búa nguội 250 gam; Tông đồng. Bút viết, sổ ghi chép. Học liệu: Tài liệu kỹ thuật theo máy; Các bản vẽ, các bản quy trình tháo, lắp, hiệu chỉnh máy; Các băng, đĩa hình. Máy chiếu projector. Nguồn lực khác: Nhà xưởng đủ ánh sáng, vệ sinh, thông thoáng. Máy mài, ê tô, tủ đựng dụng cụ. V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ Trong khi thực hiện mô đun: Đánh giá, kiểm tra, vấn đáp kết hợp giữa lý thuyết và thực hành trong quá trình thực hiện các bài trong mô đun. Yêu cầu đạt được các mục tiêu của từng bài trong mô đun. Sau khi thực hiện mô đun: Kiến thức: Được đánh giá bằng bài kiểm tra viết, hoặc vấn đáp: + Nhận biết được hệ thống trang thiết bị trong dây chuyền may công nghiệp; + Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy may 1 kim; + Hiểu được các thông số kỹ thuật của các cơ cấu, chi tiết trong máy may 1 kim. Kỹ năng: Được đánh giá bằng quan sát, có bảng thang điểm đạt mức độ thực hiện công việc và chất lượng sản phẩm: + Sử dụng được các loại dụng cụ dùng trong công việc đúng quy định; + Tháo, lắp được các bộ phận, chi tiết của máy may 1 kim; + Hiệu chỉnh, sửa chữa được các bộ phận, chi tiết của máy may 1 kim; Thái độ: Được đánh giá bằng phương pháp quan sát, giám sát có bảng kiểm đạt các yêu cầu + Có ý thức tự giác, nghiêm túc, kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong công việc, sắp xếp thiết bị dụng cụ sửa chữa hiệu chỉnh hợp lý, khoa học; + Thực hiện quy định tốt quy phạm an toàn và bảo hộ lao động. + Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. VI. HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH 1. Phạm vi áp dụng chương trình: Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Sơ cấp nghề Sửa chữa thiết bị may gia đình
- 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun: Giáo viên trước khi dạy cần căn cứ vào nội dung tổng quát của mô đun và nội dung của từng bài học, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy; Trong quá trình giảng dạy, giáo viên sử dụng dụng cụ, trang thiết bị và học liệu để giới thiệu rõ về các loại máy cùng chủng loại các kinh nghiệm, thủ thuật sửa chữa cơ bản để làm sinh động bài giảng; Có thể phân nhóm trong quá trình học tập; Hướng dẫn người học tự kiểm tra, đánh giá các thao tác, chất lượng sản phẩm; Giáo viên kèm cặp, uốn nắn trực tiếp các thao tác tạo kỹ năng cho người học khi học tập. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: Các qui trình tháo, lắp các bộ phận, chi tiết của máy may 1 kim; Hiệu chỉnh máy và nhận dạng các sai hỏng khi vận hành máy may 1 kim. 4. Tài liệu cần tham khảo: Người dịch Đỗ Trọng Đạt – Sửa chữa máy công nghiệp – NXB công nhân kỹ thuật Hà Nội năm 1993; Tô Xuân Giáp – Sổ tay sửa chữa cơ khí – NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp – 1991; Chu Sĩ Dương Máy may công nghiệp Nguyên lý và sửa chữa NXB KHKT 1996. Nguyễn Trọng Hùng Nguyễn Phương Hoa, Thiết bị trong công nghiệp may, NXB KHKT 2001. Võ Tấn Phước, Thiết bị may công nghiệp và bảo trì, NXB Lao động – Xã hội, 2006.
- CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Sửa chữa máy đính cúc Mã số mô đun: MĐ 03 ( Ban hành theo Quyết định số 783/QĐ TCDN Ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng ục trưởng Tổng ục Dạy nghề ) CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN SỬA CHỮA MÁY ĐÍNH CÚC Mã số mô đun: MĐ 03 (Lý thuyết: 12 giờ; Thực hành: 33 Thời gian mô đun: 45 giờ giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN Vị trí: Mô đun được bố trí sau khi được trang bị kiến thức sửa chữa, hiệu chỉnh thiết bị may cơ bản như máy may đạp chân, máy may 1kim. Tính chất: Là mô đun tích hợp giữa lý thuyết và thực hành sửa chữa máy đính cúc .
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp - Nghề: Sửa chữa máy nông nghiệp
44 p | 737 | 171
-
Giáo trình Kiểm tra máy gặt đập liên hợp - MĐ01: Vận hành máy gặt đập liên hợp
127 p | 502 | 161
-
Giáo trình Bảo dưỡng bộ phận thu, cắt và chuyển lúa - MĐ03: Vận hành máy gặt đập liên hợp
54 p | 230 | 92
-
Giáo trình Bảo dưỡng động cơ và hệ thống truyền động - MĐ05: Vận hành máy gặt đập liên hợp
40 p | 270 | 91
-
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp: Nghề Kỹ thuật gò, hàn nông thôn
43 p | 407 | 78
-
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp: Nghề Nguội căn bản
74 p | 213 | 42
-
Chương trình dạy nghề Sửa chữa máy kéo công suất nhỏ (Trình độ sơ cấp)
68 p | 202 | 40
-
Chương trình dạy nghề ngắn hạn: Sản xuất ván ghép thanh
200 p | 164 | 38
-
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp: Nghề Kỹ thuật gia công bàn ghế
46 p | 150 | 34
-
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp: Điện dân dụng
44 p | 120 | 22
-
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp: Nghề Sửa chữa máy kéo công suất nhỏ
72 p | 98 | 11
-
Giáo trình Vật liệu xây dựng - Cục Quản lý Lao động ngoài nước
23 p | 57 | 10
-
Chương trình đào tạo trình độ cao đẳng nghề Vận hành sửa chữa máy tàu thủy - Trường CĐN GTVT Đường Thuỷ 1
365 p | 76 | 9
-
Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí cục bộ (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
57 p | 22 | 7
-
Giáo trình Tháo lắp các cụm máy công cụ
97 p | 36 | 6
-
Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí cục bộ (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
65 p | 25 | 6
-
Giáo trình Hàn MIG/MAG cơ bản (Nghề: Hàn - Trung cấp): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
60 p | 24 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn