intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Con ngứa vì mẹ sợ ốm nên lười tắm

Chia sẻ: Tran Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

63
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mỗi sáng, Hồng tháo cái bỉm đã đóng cả đêm qua cho cu Bin rồi bỏ thùng rác. Hồng không rửa ráy hay lau chùi mông, bẹn, vùng kín cho con. Hoặc khi cu Bin tè dầm ướt quần, Hồng cũng chỉ thay quần khác chứ không lau chùi cho con. Không ít lần vì lười, phần vì sợ con lạnh, Bin “đi ị” xong, Hồng cũng chỉ bảo con ngồi xổm rồi lau giấy, chứ không đưa vào nhà tắm “rửa đít” như mùa hè. Trời lạnh, Hồng lo lau chùi hay rửa ráy, đụng vào nước nhiều, cu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Con ngứa vì mẹ sợ ốm nên lười tắm

  1. Con ngứa vì mẹ sợ ốm nên lười tắm
  2. Mỗi sáng, Hồng tháo cái bỉm đã đóng cả đêm qua cho cu Bin rồi bỏ thùng rác. Hồng không rửa ráy hay lau chùi mông, bẹn, vùng kín cho con. Hoặc khi cu Bin tè dầm ướt quần, Hồng cũng chỉ thay quần khác chứ không lau chùi cho con. Không ít lần vì lười, phần vì sợ con lạnh, Bin “đi ị” xong, Hồng cũng chỉ bảo con ngồi xổm rồi lau giấy, chứ không đưa vào nhà tắm “rửa đít” như mùa hè. Trời lạnh, Hồng lo lau chùi hay rửa ráy, đụng vào nước nhiều, cu Bin sẽ bị nhiễm lạnh rồi ốm (do Bin đã có tiền sử viêm phế quản). Chính vì thế, nhiều lần thấy cu Bin gãi đít hoặc thậm chí, dùng ngón tay ngoáy lỗ đít, mẹ chồng Hồng lo cháu bị giun kim. Vì Bin chưa đến tuổi tẩy giun nên bà nội pha nước muối ấm, rửa ráy sạch sẽ cho Bin. Những lúc như thế, bà nội thấy Bin không còn gãi nữa. “Bà nội cu Bin bảo, bị tý nước tiểu của Bin dính vào, người lớn còn ngứa ngáy, khó chịu. Bin tè ra hoặc bị ‘ấp’ vào bỉm suốt đêm mà không được lau rửa thì làm gì không ngứa với
  3. viêm da. Mình sợ con ốm, với cả cũng tại… lười nhưng giờ bà nội góp ý thì phải thay đổi rồi” – Hồng tâm sự. Dạo này mỗi sáng dậy tháo bỉm hoặc khi Bin tè dầm ướt quần, Hồng nhanh chóng đưa con vào phòng ấm, kín gió, nhúng khăn vào nước ấm rồi vắt khô, lau rửa thật nhanh cho con. May cu Bin có vẻ không ngại nước nên rất chịu “hợp tác”. Tuy mất công một chút nhưng Bin tỏ ra thoải mái, không còn gãi nhiều nữa khiến Hồng cũng yên tâm. Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.
  4. Tương tự, cu Tép nhà Kim (Đông Anh, Hà Nội) hơn 1 tuổi nhưng hay bị ho, sốt nên mùa lạnh, Kim rất “dè dặt” khi muốn tắm gội cho con. “Tép hiếu động, hay đùa nghịch nhưng thôi… bẩn tý cũng được, còn hơn là bị ốm” – Kim phân trần. Kim đi làm từ sớm, chiều vội vàng cơm nước xong xuôi mới đi đón Tép gửi chỗ người họ hàng về. Phần vì lười, muốn thay rửa cho nhanh để bón cháo cho con, phần vì suy nghĩ “bẩn hơn ốm” nên những ngày rét, có khi hơn 1 tuần, Kim mới tắm cho con. Có lần đón con về, bà trông Tép nói với mẹ Kim: “Mẹ Kim không chịu tắm cho Tép à? Cả ngày Tép toàn giật mũ len, gãi đầu rồi vén quần bông, gãi chân, xước hết cả da rồi. Thôi về bật quạt sưởi mà tắm cho con đi”. Lúc đó, Kim mới nhớ là đã lâu không tắm cho con, chỉ lau rửa qua loa rồi thay quần, thay tất. Ngày nào, Kim cũng chịu khó thoa kem dưỡng da cho con nhưng có khi ngứa quá, Tép vẫn gãi “sồn sột”… Đêm ấy, được mẹ “lôi” ra tắm, Tép ngủ ngon lành.
  5. Đừng lười tắm cho con khi trời lạnh Nhiều người mẹ quan niệm tắm sẽ làm con ốm nên rất ngại tắm cho con, nhất là vào mùa đông. Thực chất, lười tắm có thể làm bé ngứa ngáy, khó chịu, nặng hơn nữa là viêm da, nhiễm trùng da… và dễ mắc bệnh hơn. Các chuyên gia khuyên là nếu trời lạnh, 2-3 ngày nên tắm cho con một lần. Tất nhiên vào những ngày không tắm, mẹ vẫn nên dùng khăn nhúng nước ấm lau rửa mặt mũi, chân tay rồi vùng kín, các nếp gấp ở da cho bé. Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình, những bài thuốc chữa bệnh nhân gian. Nên chọn những lúc vẫn còn ánh nắng mặt trời để tắm cho con (khoảng 3-4h chiều chẳng hạn). Khi trời còn nắng thì sẽ ấm hơn, đỡ lo con ngâm nước bị lạnh. Tuyệt đối không tắm cho con vào sáng sớm, chiều muộn hay lúc giữa ban trưa. Vì sáng hay chiều muộn sẽ khiến bé bị lạnh do nhiệt độ giảm.
  6. Còn ban trưa thì có thể là lúc bé đói (do chưa được ăn) hoặc no (vừa ăn xong) thì tắm lúc đó cũng không tốt. Với bé càng nhỏ hay trời càng lạnh thì thời gian tắm càng phải ngắn (khoảng 5 phút). Nhiệt độ nước tắm nên là khoảng 36-37ºC (có thể dùng nhiệt kế đo nước tắm để xác định hoặc dùng khuỷu tay mẹ, nhúng vào nước tắm của con thấy ấm là được). Không dùng nước quá nóng vì bé sẽ bị khô da. Ngoài da, về mùa đông, bé cũng dễ bị khô nứt da nên cần hạn chế sữa tắm cho bé, chỉ dùng khoảng 1 lần/tuần là đủ. Để tiết kiệm thời gian, đỡ cho con bị lạnh thì mẹ nên chuẩn bị mọi vật dụng như khăn tắm, khăn bông quấn sau tắm, quần áo, bật quạt sưởi, pha nước… trước khi tắm cho con. Thả bé vào chậu tắm, giữ cho mực nước tắm trên người bé, chỉ hở phần mặt khi bé nằm ngả người trong chậu tắm để bé không bị lạnh. Với những bé lớn hơn, ngồi trong chậu tắm thì nên thường xuyên múc nước lên người bé để bé không bị lạnh.
  7. Có thể gội đầu cho con sau cùng (tắm xong, quấn khăn bông ấm cho bé rồi mới bế ngửa bé để gội đầu).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2