intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công cụ đánh giá năng lực tự học trực tuyến của sinh viên chuyên ngành Sư phạm Vật lý

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

24
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Công cụ đánh giá năng lực tự học trực tuyến của sinh viên chuyên ngành Sư phạm Vật lý" trình bày kết quả nghiên cứu về: biểu hiện, tiêu chí, các mức độ đánh giá và xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực tự học trực tuyến của sinh viên chuyên ngành Sư phạm Vật lý. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công cụ đánh giá năng lực tự học trực tuyến của sinh viên chuyên ngành Sư phạm Vật lý

  1. CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TỰ HỌC TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH SƯ PHẠM VẬT LÝ TS. Nguyễn Thị Thuần*, ThS, Bùi Thị Phương Thúy** 1 Tóm tắt: Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 kéo dài, nhằm đảm bảo chương trình, kế hoạch đào tạo, các trường đại học trong cả nước đang đẩy mạnh việc dạy và học theo hình thức trực tuyến. Việc chuyển sang hình thức giảng dạy trực tuyến vừa là thách thức cũng vừa là cơ hội để mỗi trường đẩy mạnh áp dụng các hình thức giảng dạy hiện đại trên không gian mạng, mang đến cho sinh viên nhiều trải nghiệm, đảm bảo chất lượng đào tạo trong hoàn cảnh khó khăn như hiện nay. Để việc chuyển đổi hình thức dạy học này thành công, năng lực tự học của người học và việc đánh giá năng lực tự học trực tuyến đóng vai trò rất quan trọng. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về: biểu hiện, tiêu chí, các mức độ đánh giá và xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực tự học trực tuyến (NLTHTT) của sinh viên chuyên ngành Sư phạm Vật lý. Từ khóa: Dạy học trực tuyến, năng lực tự học, năng lực tự học trực tuyến, đánh giá năng lực. MỞ ĐẦU Dạy học trực tuyến là hình thức giáo dục phổ biến từ lâu ở nhiều quốc gia. Đặc biệt trước diễn biến phức tạp của dịch Covid -19 thì dạy học trực tuyến lại là lựa chọn tối ưu và ngày càng phát huy nhiều ưu điểm nổi bật. Dạy học trực tuyến được triển khai trong các đợt giãn cách xã hội vừa qua không chỉ mang tính tình thế mà còn mang tính xu hướng trong quá trình chuyển đổi số. Tuy nhiên, dạy học trực tuyến cũng bộc lộ nhiều nhược điểm như đòi hỏi người học phải có tính tự chủ lớn, có động lực học tập cao. Để việc chuyển đổi hình thức dạy học này thành công, năng lực tự học của người học và việc đánh giá năng lực tự học trực tuyến của GV đóng vai trò rất quan trọng. Năng lực tự học (NLTH) là một trong những năng lực cốt lõi cần hình thành và phát triển cho người học. Vì vậy, trên thế giới có nhiều tổ chức, chương trình quan tâm nghiên cứu như tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), các quốc gia như Australia, Singapore, Đức,… [6]. Cấu trúc năng lực tự học của những nghiên cứu khác nhau có sự khau: Một số nghiên cứu coi việc tự học gắn liền với ý thức, tự học đòi hỏi một người phải có một số mức độ kỉ luật tự giác và hành vi hướng đến mục tiêu, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. *,**
  2. Phần 2: DẠY THẬT, HỌC THẬT - BÀI HỌC TỪ THỰC TIỄN 399 phù hợp với cấu trúc của ý thức (Kirwan và cộng sự, 2010; Oddi, 1984) và xác nhận mối quan hệ tích cực giữa tự học và sự ổn định về cảm xúc (PISA, 2017). Knowles (1975) liệt kê một số biểu hiện mà năng lực tự học đòi hỏi, gồm: khả năng tham gia vào một mối quan hệ thân thiện, tôn trọng và học hỏi với người học; khả năng thiết lập một môi trường thoải mái về thể chất và tâm lí, cởi mở để tương tác, dựa trên sự hợp tác, cởi mở và an toàn; khả năng chịu trách nhiệm xác định nhu cầu học tập của riêng mình; khả năng đặt mục tiêu; khả năng lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá các hoạt động học tập; khả năng giúp người học tự định hướng việc học của mình; khả năng đánh giá quá trình học tập và kết quả… Một số biện pháp thực nghiệm đã được phát triển để đo lường các chiều hướng khác nhau của việc tự học, gồm các yếu tố tâm lí như thang đo sẵn sàng tự học (Gömleksiz & Demiralp, 2012), học tập phát minh (Oddi, 1984) và định hướng trách nhiệm cá nhân tự học (Stockdale & Brockett, 2010). Stockdale và Brockett (2010) đã xác định 16 công cụ đo lường một số khía cạnh của năng lực tự học. Dựa trên cấu trúc năng lực tự học của một số nghiên cứu trên thế giới và trong nước cùng với việc phân tích quy trình, đặc điểm, phương pháp dạy học trực tuyến, chúng tôi xây dựng cấu trúc năng lực tự học trực tuyến cho sinh viên Sư phạm Vật lý. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận để xây dựng bộ công cụ đánh giá Để xây dựng được công cụ đánh giá năng lực tự học trực tuyến chúng tôi phải nghiên cứu một số cơ sở lý thuyết sau: Dạy học trực tuyến, một số vấn đề chung về kiểm tra, đánh giá trong giáo dục; quan điểm hiện đại về kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học; đánh giá năng lực; biểu hiện và các chỉ số hành vi của năng lực tự học; năng lực tự học trực tuyến. Về dạy học trực tuyến, Thông tư về dạy học trực tuyến của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại điều 2, mục 1,2,3,4 ghi rõ [1]: Hệ thống dạy học trực tuyến là hệ thống phần mềm dạy học trực tuyến và hạ tầng công nghệ thông tin (sau đây gọi chung là hạ tầng kỹ thuật dạy học trực tuyến) cho phép quản lý và tổ chức dạy học thông qua môi trường Internet, bao gồm: phần mềm tổ chức dạy học trực tuyến trực tiếp; hệ thống quản lý học tập trực tuyến; hệ thống quản lý nội dung học tập trực tuyến. Dạy học trực tuyến là hoạt động dạy học được tổ chức thực hiện trên hệ thống dạy học trực tuyến. Dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông  là hình thức dạy học trực tuyến thực hiện một phần nội dung bài học hoặc chủ đề trong chương trình giáo dục phổ thông để hỗ trợ dạy học trực tiếp bài học hoặc chủ đề đó tại cơ sở giáo dục phổ thông.
  3. 400 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP Dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông là hình thức dạy học trực tuyến thực hiện toàn bộ nội dung bài học hoặc chủ đề trong chương trình giáo dục phổ thông để thay thế dạy học trực tiếp bài học hoặc chủ đề đó tại cơ sở giáo dục phổ thông. Trên cơ sở nghiên cứu, khái quát hóa từ quan niệm của các tác giả về khái niệm năng lực, khái niệm tự học và khái niệm dạy học trực tuyến, chúng tôi sử dụng khái niệm NLTHTT như sau: “NLTHTT là khả năng người học tự lực, chủ động từ việc nghiên cứu mục tiêu học tập, tìm kiếm thông tin trên website/ internet, xử lý thông tin, lập báo cáo kết quả học tập đến việc tự kiểm tra và đánh giá kết quả học tập trực tuyến để từ đó tự điều chỉnh quá trình học tập”. 2.2. Xây dựng công cụ đánh giá năng lực tự học trực tuyến 2.2.1. Cấu trúc năng lực tự học trực tuyến Từ những nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các công trình tiêu biểu về các hệ thống thang đo năng lực tự học, kết hợp với thực tiễn dạy học trực tuyến, dựa trên cấu trúc năng lực tự học [Đỗ Hương Trà, 2018], chúng tôi đề xuất cấu trúc năng lực tự học trực tuyến bao gồm các thành tố và chỉ số hành vi được mô tả cụ thể như bảng sau: Bảng 1. Các thành tố của năng lực tự học trực tuyến Bảng 2: Bảng cấu trúc năng lực tự học trực tuyến Thành tố Chỉ số hành vi 1. Nghiên cứu mục tiêu học tập 1.1. Tính logic và có hệ thống của mục tiêu 1.2. Tính khoa học và toàn diện của mục tiêu 2. Tìm kiếm thông tin học tập trên mạng 2.1. Tìm kiếm cơ bản 2.2. Tìm kiếm nâng cao
  4. Phần 2: DẠY THẬT, HỌC THẬT - BÀI HỌC TỪ THỰC TIỄN 401 3. Xử lý thông tin học tập 3.1. Định hướng hoạt động học 3.2. Tự học trên website 3.3. Thảo luận, hợp tác 3.4. Tóm tắt kết quả học tập 3.5. Vận dụng, liên hệ thực tế 3.6 Lập báo cáo kết quả học tập 4. Tự kiểm tra, đánh giá 4.1. Tự đối chiếu kết quả học tập với mục tiêu học tập 4.2. Điều chỉnh được kế hoạch học tập Từ cấu trúc trên có thể thấy, NLTHTT sẽ được hình thành và phát triển dần trong nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm, và có thể qua từng thành phần riêng biệt hoặc tổng thể. Việc phát triển thang đánh giá NLTHTT của SV có thể mô tả chính xác hơn trong tiến trình hoạt động dạy học cụ thể. Trong nội dung bài viết này tác giả tập trung trình bày hai công cụ đánh giá NLTHTT trong dạy học phần “Hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục STEM ở trường THCS” của sinh viên chuyên ngành Sư phạm Vật lý. 2.2.2. Sử dụng bảng kiểm Sau khi xác định cấu trúc NLTHTT với các thành tố và chỉ số hành vi, chúng tôi xây dựng thang đánh giá NLTHTT như sau: Bước đầu có kĩ năng Chưa Chính xác, Chính xác, thành Thành tố và các mức độ nhưng chưa hiệu quả thành thạo thành thạo thạo và có sáng tạo 1. Nghiên cứu mục tiêu học tập 1 2 3 4 2. Tìm kiếm thông tin học tập trên mạng 1 2 3 4 3. Xử lý thông tin học tập 1 2 3 4 4. Tự kiểm tra, đánh giá 1 2 3 4 Dựa vào cấu trúc NLTHTT và thang đánh giá NLTHTT đã xây dựng chúng tôi lập bảng kiểm GV đánh giá và SV tự đánh giá NLTHTT qua học phần: Nội dung Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 SV có phân tích, giải thích được mối quan hệ logic, có hệ thống mục tiêu thành phần của các chương với mục tiêu tổng quát môn học không? SV có phân tích, giải thích được mối quan hệ logic giữa phẩm chất và năng lực? SV có sử dụng các động từ hành động để lượng hóa được các mục tiêu? SV có tìm kiếm thêm được tài liệu theo hướng dẫn học tập về giáo dục STEM của giáo viên không? SV có tìm kiếm thêm được nhiều tài liệu khác nhau, các chủ đề minh họa khác nhau về GD STEM để tham khảo không?
  5. 402 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP Khi nghiên cứu nội dung học tập, SV có phân tích chính xác được yêu cầu để đưa ra được kế hoạch học tập không? (Nghiên cứu lý thuyết về GD STEM, thiết kế chủ đề GD STEM, Thực hiện chủ đề GD STEM)? Khi phân tích được nhiệm vụ học tập, SV có diễn đạt được đầy đủ, chính xác, nhanh chóng nội dung trong tài liệu học tập để đưa ra câu trả lời không? Sinh viên có tham gia thảo luận, trao đổi các nội dung học tập cùng với bạn bè không? Việc trao đổi có tính chất hợp tác, xây dựng, học hỏi như thế nào với bạn bè? SV tóm tắt kết quả học tập một cách chính xác, đầy đủ các ý chính của nội dung học, diễn đạt logic, ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu không? Sau khi học xong, SV có vận dụng được kiến thức để xây dựng chủ đề GD STEM, thực hiện và đánh giá được qua dạy học chủ đề STEM không? SV nhận thức được vai trò ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động GD STEM trong chương trình GD PT? SV có hệ thống hóa kiến thức, báo cáo kết quả học tập một cách nhanh chóng, khoa học và chính xác không? SV có đối chiếu kết quả học tập so với mục tiêu để tự đánh giá nhanh, chính xác và khách quan kết quả đạt được của bản thân, chỉ rõ được những ưu điểm và hạn chế cần khắc phục không? SV có điều chỉnh lại kế hoạch học tập hợp lý sau khi chỉ rõ được ưu nhược điểm của mình qua việc đối chiếu kết quả học tập với mục tiêu học tập? 2.2.3. Sử dụng bài kiểm tra Bài kiểm tra là một công cụ đánh giá khá phổ biến cho phép người nghiên cứu có thể thu thập các dữ liệu qua các câu trả lời hoặc mô tả cách suy nghĩ của HS trước một hệ thống các câu hỏi hoặc nhiệm vụ đòi hỏi người học phải thể hiện sự am hiểu kiến thức, kỹ năng cần thiết. Do vậy, việc thiết kế bài kiểm tra phải theo một quy trình chặt chẽ bao gồm các bước: làm rõ mục tiêu của đánh giá, xác định đối tượng đánh giá, xác định các biến cần đo, xác định phương pháp và điều kiện thực hiện bài kiểm tra, thiết lập ma trận bài kiểm tra, biên soạn item và hướng dẫn cho điểm, thảo luận về bài kiểm tra và các items; thử nghiệm và đánh giá, hoàn thiện bài kiểm tra. Sau đây là kết quả test công cụ bài kiểm tra đánh giá NLTHTT sau khi SV học xong chuyên đề “Tổ chức hoạt động giáo dục STEM ở trường THCS” bằng phần mềm Conques và SPSS (Nguyễn Thị Thuần, 2019). Để chuẩn hóa công cụ này chúng tôi sử dụng phần mềm conques và SPSS để test công cụ. Cụ thể như kết quả của bài kiểm tra như sau: • Đánh giá độ tin cậy của đề kiểm tra Hệ số Cronbach Alpha xem xét tương quan của việc thực hiện 1 câu hỏi với toàn bài thi: trả lời đúng câu hỏi này có khả năng trả lời đúng các câu hỏi khác.
  6. Phần 2: DẠY THẬT, HỌC THẬT - BÀI HỌC TỪ THỰC TIỄN 403 Tính toán hệ số Cronbach alpha bằng phần mềm SPSS thu được kết quả: Reliability Statistics Cronbach’s Alpha N of Items .749 16 Trong bảng trên, Cronbach alpha tính được là 0.749. Hệ số này đạt ở trung bình (từ 0.6 đến 0.8). Như vậy đề kiểm tra dùng để đo lường năng lực HS tương đối tốt. • Đường cong thông tin của đề kiểm tra Đối với đề này, đường cong thông tin cho bởi hình sau: Hình 1. Đường cong thông tin của đề kiểm tra Nhìn vào đường cong thông tin của đề kiểm tra, ta có thể thấy đây là một bài kiểm tra ở mức trung bình đối với học sinh và bài kiểm tra này thu được nhiều thông tin nhất trong dải năng lực từ -1 đến 0.5. • Các chỉ số thống kê bài test đo lường năng lực đề sau Bảng 3. Các chỉ số thống kê bài test đo lường năng lực đề sau Câu Độ khó câu hỏi Độ phù hợp với mô hình IRT Độ khó Sai số MNSQ Khoảng biến thiên t 1 -0.465 0.124 1 (0.58, 1.42) 0.1 2 -1.325 0.196 .92 (0.58, 1.42) -0.3 3 0.936 0.174 1.02 ( 0.58, 1.42) 0.2 4 0.341 .163 1.38 (0.58, 1.42) 1.7 5a -0.899 0.16 0.96 ( 0.58, 1.42) -0.1 5b 0.386 0.142 1.25 ( 0.58, 1.42) 1.1 6a 0.099 0.13 1.18 ( 0.58, 1.42) 0.9 6b -0.83 0.112 1.04 ( 0.58, 1.42) 0.2 7 0.041 0.152 0.88 ( 0.58, 1.42) -0.5
  7. 404 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP Câu Độ khó câu hỏi Độ phù hợp với mô hình IRT Độ khó Sai số MNSQ Khoảng biến thiên t 8 0.668 0.171 0.88 ( 0.58, 1.42) -0.5 9 -0.415 0.099 1.1 ( 0.58, 1.42) 0.5 10 0.309 0.195 1.04 ( 0.58, 1.42) 0.2 11a 0.505 0.17 0.84 ( 0.58, 1.42) -0.7 11b 0.650* 0.561 1.06 ( 0.58, 1.42) 0.3 11c -0.465 0.124 1 ( 0.58, 1.42) 0.1 12 -1.325 .196 0.92 ( 0.58, 1.42) -0.3 Có thể nhận thấy ở bảng 3: + Các câu hỏi có độ khó từ -1.325 đến 0.936 logit; + Các câu hỏi đều phù hợp tương đối với mô hình đo lường biến ẩn ‘Năng lực THTT’ (có |t|
  8. Phần 2: DẠY THẬT, HỌC THẬT - BÀI HỌC TỪ THỰC TIỄN 405 Phía ngoài cùng bên trái bản đồ là thang đi Logit. Tiếp theo là phân bố vị trí năng lực của SV dọc theo thang đo logit, cứ 0.3 em được ký hiệu bởi 1 dấu ‘x’. Phía phải bản đồ là độ khó của 16 câu hỏi. Những SV có vị trí ngang với câu hỏi thì xác suất trả lời đúng câu hỏi đó là 0,5; khi SV có vị trí cao hoặc thấp hơn câu hỏi thì xác suất trả lời đúng câu hỏi đó sẽ cao hơn hoặc thấp hơn 0,5. Bản đồ cho thấy, bài test có độ khó được phân bố tương đối phù hợp với năng lực SV (trải đều trên thang đo). Một số câu rất dễ như câu 2, 5 (hầu hết SV đều có khả năng trả lời đúng), và một số câu rất khó như 3, 10, 16 (có ít SV có khả năng trả lời đúng). Tuy nhiên trong đề cũng có em SV có năng lực nằm trên mức độ khó của các câu hỏi trong đề. Sau khi có bài kiểm tra đã chuẩn hóa, chúng tôi tiến hành cho SV làm và lấy kết quả, dùng phần mềm Conquest để tính được năng lực khoa học ước tính cho SV. 3. KẾT LUẬN Bộ công cụ đánh giá NLTHTT của SV Sư phạm Vật lý đã được xây dựng trên cơ sở khoa học và thực tiễn, đã được kiểm nghiệm và hoàn thiện thông qua thực nghiệm sư phạm. Kết quả thực nghiệm sư phạm đã chứng tỏ tính khả thi và hiệu quả của bộ công cụ đánh giá đã xây dựng. Kết quả nghiên cứu có thể được tham khảo để xây dựng bộ công cụ đánh giá một số năng lực khác trong dạy học các học phần cho sinh viên sư phạm để góp phần vào việc “xây dựng nền giáo dục thực chất” trong giáo dục đại học hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bộ GD và ĐT (2021), Thông tư quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên. 2 Đỗ Hương Trà (2018), Dạy học phát triển năng lực học sinh tập 1, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. 3 Nguyễn Thị Thuần (2019), Dạy học tìm tòi khám phá chủ đề tích hợp “Nước trong cuộc sống” nhằm bồi dưỡng năng lực khoa học của học sinh trung học cơ sở, Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 4 OECD (2015), https://www.oecd.org/pisa/pisaproducts. 5 Gömleksiz, M. N., and Demiralp, D. (2012), An assessment of prospective teachers’ views toward their self-regulated learning skills in terms of several variables. Gaziantep Univ. J. Soc. Sci. 11, 777–795. doi: 10.1016/j.sbspro.2014.01.445. 6 Oddi, L. F. (1984). Department of an Instrument to Measure Self-Directed Continuing Learning. Unpublished Doctor of Education Thesis. Northern Illinois University, Illinois. 7 Knowles, M. S. (1975). Self-Directed Learning: A Guide for Learners and Teachers. Cambridge: Englewood Cliffs.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2