intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Da bé và chứng hăm tã.Làn da mỏng manh của bé nhạy cảm và dễ bị nổi rôm sảy, mụn nước, chàm hay bóng nước. Nếu việc chăm sóc da cho bé không được chú ý cẩn thận thì khả năng da bé bị tấn công bởi các loại vi khuẩn gây bệnh, gây tổn hại cho da lẫn sức kh

Chia sẻ: Hoa Bi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

90
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Da bé và chứng hăm tã .Làn da mỏng manh của bé nhạy cảm và dễ bị nổi rôm sảy, mụn nước, chàm hay bóng nước. Nếu việc chăm sóc da cho bé không được chú ý cẩn thận thì khả năng da bé bị tấn công bởi các loại vi khuẩn gây bệnh, gây tổn hại cho da lẫn sức khỏe của bé như hăm tã, chốc, nhọt, thủy đậu… Hăm tã gây khó chịu cho trẻ, làm trẻ đau rát nhưng nếu được chăm sóc đúng cách, giữ vệ sinh sạch sẽ thì bệnh cũng không nghiêm trọng. Da bé...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Da bé và chứng hăm tã.Làn da mỏng manh của bé nhạy cảm và dễ bị nổi rôm sảy, mụn nước, chàm hay bóng nước. Nếu việc chăm sóc da cho bé không được chú ý cẩn thận thì khả năng da bé bị tấn công bởi các loại vi khuẩn gây bệnh, gây tổn hại cho da lẫn sức kh

  1. Da bé và chứng hăm tã
  2. Làn da mỏng manh của bé nhạy cảm và dễ bị nổi rôm sảy, mụn nước, chàm hay bóng nước. Nếu việc chăm sóc da cho bé không được chú ý cẩn thận thì khả năng da bé bị tấn công bởi các loại vi khuẩn gây bệnh, gây tổn hại cho da lẫn sức khỏe của bé như hăm tã, chốc, nhọt, thủy đậu… Hăm tã gây khó chịu cho trẻ, làm trẻ đau rát nhưng nếu được chăm sóc đúng cách, giữ vệ sinh sạch sẽ thì bệnh cũng không nghiêm trọng. Da bé rất nhạy cảm nên cần được giữ vệ sinh và chăm sóc đúng cách. Ảnh: Getty images. Hăm tã – rắc rối thường gặp ở trẻ Việc chọn và dùng tã không đúng cách có thể làm cho da trẻ bị mẩn đỏ và đau rát, thường gọi là chứng hăm tã. Khi trẻ bị hăm tã, những dấu hiệu sau thường xuất hiện và có thể thấy bằng mắt thường, đó là: đỏ da ở vùng quấn tã; đỏ da ở xung quang bộ phận sinh dục, kèm theo mùi khai.
  3. Vùng da đỏ có thể bắt đầu từ hậu môn của bé sau đó lan dần ra tới mông và đùi, da căng và có lốm đốm đỏ, ở giữa có mủ… Nếu trẻ bị tiêu chảy thì cũng rất dễ bị hăm da, và bệnh thường xuất hiện vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau khi bé bị tiêu chảy. Các vị phụ huynh cần quan sát da vùng quanh hậu môn thấy có màu đỏ tươi, sau thành loét đỏ, chảy nước, chảy máu, có thể có mủ. Trẻ bị hăm da thường đau lúc đi tiêu, quấy nhiều, thậm chí kém ăn, ít ngủ rất khó chăm sóc. Hăm da ở trẻ tiêu chảy có thể xuất hiện mà người lớn không phát hiện được do vị trí quanh hậu môn ít được chú ý. Tình trạng ẩm ướt tại vùng hậu môn liên quan với số lần đi tiêu của bé trong ngày. Trẻ sơ sinh có làn da mỏng, khả năng chống đỡ với chất gây viêm yếu và sẽ dễ bị hăm da hơn trẻ lớn tháng. Ở những trẻ bú sữa bình, độ pH trong phân cao hơn trẻ bú mẹ nên cũng dễ bị hăm da hơn. Hăm tã xuất hiện khi trẻ chào đời cho đến 9 tháng tuổi, sau đó bệnh có dấu hiệu giảm dần vì lúc này làn da của bé đã khỏe mạnh và bớt nhạy cảm hơn. Hăm tã cũng có nhiều hình thức và biểu hiện khác nhau, có thể kể ra 7 hình thức cơ bản của bệnh hăm tã. 1. Viêm da quanh hậu môn Những trẻ bú bình thường xuất hiện triệu chứng này. Những đám da đỏ bao quanh hậu môn được gây ra bởi chất kiềm có trong phân và nước tiểu. Với những bé được bú mẹ cũng có khả năng đối mặt với chứng hăm này nhưng với thời gian muộn hơn đó là sau khi bước vào tuổi ăn dặm. 2. Phồng rộp trên da
  4. Là hình thức phổ biến nhất của hăm tã: Làn da của bé trở nên đỏ tấy ở những vùng da không có nếp gấp. Nó thường tự xuất hiện và biến mất mà không gây nguy hiểm cho bé (trừ khi bé bị nhiễm trùng). 3. Dị ứng Những mảng da phát ban (có thể kèm theo cảm giác ngứa ngáy) xuất hiện trên một vùng cơ thể của bé trước khi nó lan xuống vùng kín. 4. Viêm da Seborrhoeic Những vùng ban đỏ có lẫn vảy vàng thường xuất hiện trên da đầu, rồi lan xuống vùng da được quấn tã và các bộ phận khác. 5. Viêm da Candida Các mảng ban có màu đỏ tươi thường xuất hiện ở vùng da giữa bụng và đùi. Triệu chứng này phát triển mạnh hơn nếu bé đang sử dụng kháng sinh. 6. Bệnh chốc lở Là một dạng của hăm tã, được gây nên bởi vi khuẩn, tồn tại dưới 2 hình thức: - Vùng da bỏng rộp, với hiện tượng da phồng rộng, có thể kèm lớp vảy mỏng màu vàng nâu. - Vùng da không bỏng rộp, với hiện tượng da đỏ lên, đóng vảy vàng. Loại hăm tã này thường bao phủ đùi, ngực, bụng dưới và những phần khác trên cơ thể.
  5. 7. Viêm da do ma sát Nguyên nhân là do làn da của bé bị chà xát với nhau, đó là những vùng da có nếp gấp ở đùi, bụng dưới, nách và quanh mông. Vùng da bị viêm có thể rỉ ra nước màu vàng trắng và khiến bé khó chịu khi đi tiểu. Vùng da bị chà sát với cạnh của tã cũng có nguy cơ bị kích ứng, gây viêm. m tã là một chứng bệnh về da thường gặp ở trẻ nhưng cũng không quá khó để phòng ngừa. Ảnh: Getty image Chọn tã cho bé
  6. Bé mặc tã quá lâu, quá chật, không được vệ sinh đúng cách, da vùng mặc tã không được khô thoáng và được “thở” thì hăm da là điều không tránh khỏi. Chính vì vậy câu hỏi đặt ra là phụ huynh phải chọng loại tã nào cho con: tã giấy hay tã vải. Thực ra, mỗi loại tã đều có ưu điểm riêng, việc sử dụng loại nào là tùy vào lựa chọn của cha mẹ. Nhưng có một điều rất quan trọng cần lưu ý đó chính là dù cho bé sử dụng loại tã nào thì cũng cần chú ý chăm sóc da vùng mặc tã của bé kỹ lưỡng, luôn giữ vệ sinh, dùng nước ấm vệ sinh vùng kín cho bé và phải lau thật khô trước khi quấn tã mới. Tã giấy: Thuận tiện và giúp phụ huynh ít tốn thời gian hơn. Độ thấm hút cao nên trẻ sẽ cảm thấy thoải mái hơn vì ít bị ẩm ướt. Cần chọn loại tã có mặt đáy thoáng dạng vải, hút ẩm tốt và êm mềm thích hợp với làn da nhạy cảm của bé. Chọn loại tã giấy với đường viền tã cũng mềm, tránh gây vết hằn ở vùng đùi, bẹn giúp bé thấy dễ chịu hơn. Thay tã giấy cho trẻ ít nhất 6 tiếng một lần. Tã vải: Ban đầu có thể tốn kém hơn về chi phí nhưng xét về lâu dài thì tã vải lại kinh tế hơn tã giấy. Khi dùng tã vải cần xả thật sạch, giặt, khử trùng, phơi khô sau khi đã sử dụng. Nếu dùng tã vải, cần thay tã ít nhất 4 tiếng một lần.
  7. Không quá khó để giữ cho làn da bé yêu tránh được hăm tã. Ảnh: Getty images. Phòng tránh hăm tã - Thay tã lót thường xuyên, lau khô vùng bẹn và mông bằng nước ấm cho trẻ sau khi trẻ đi vệ sinh; phải dùng vải mềm và có chức năng thấm hút tốt, phù hợp với cơ thể trẻ . - Khi thay tã cho trẻ, nếu thấy vùng mông, bẹn, các kẽ đùi… của trẻ có màu đỏ, không nên bôi phấn rôm lên vì làm như vậy dễ gây nhiễm trùng da cho trẻ. - Mặt khác, cần cho trẻ uống đủ nước, tập cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây khi trẻ biết ăn. Các bà mẹ đang cho con bú cũng cần bổ sung hằng ngày
  8. nhiều vitamin và khoáng chất để trẻ nhận được đủ chất dinh dưỡng hơn nữa trong sữa mẹ. Hăm tã là một chứng bệnh ngoài da, tại khu vực da tiếp xúc với tã của trẻ nên cho dù bạn dùng tã giấy hay tã vải, chứng hăm tã vẫn có thể xảy ra với con bạn. Thông thường lớp da tại vùng tiếp xúc sẽ hơi đỏ, nặng hơn có thể nứt nẻ, đóng vẩy và có thể dẫn tới mưng mủ ở khu vực da bị hăm. Có nhiều lý do gây ra chứng hăm tã, nhưng thông thường nhất là do nước tiểu của bé hoặc phần "lưu trú" lâu trong tã do các mẹ ít thay tã, để cho tã bẩn tiếp xúc với da quá lâu và từ các dấu hiệu hăm, tấy đỏ, nếu để nguyên không chữa trị, lớp da trở nên căng bóng và có thể sinh ra mụn mủ. Chứng hăm tã cũng có thể do tắm bé xong, mẹ lau không khô đã vội quấn tã ngay… Đối với những trường hợp như vậy, chứng hăm tã chỉ xuất hiện ở những ngấn da ở phía trên đùi. Nếu bạn đang dùng tã vải, có khả năng bé bị hăm do phản ứng với các hóa chất trong bột giặt đã sử dụng để giặt giũ, hoặc là thuốc tẩy vải. Những điềukhông nên làm - Quên không thay tã trong nhiều giờ - Quấn tã quá chặt - Thoa phấn rôm (sẽ làm bít các lỗ chân lông, tăng thêm tình trạng hăm tã) - Sử dụng nhiều loại kem bôi mà không tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Nhi (điều này sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng).
  9. ữ gìn cho làn da ở vùng mặc tã của trẻ khô thoáng, sạch sẽ thì hăm tã sẽ rất khó "tấn công". Ảnh: Getty imag Cách chăm sóc da cho bé trong mùa nóng Ngoài bệnh hăm da, trong mùa nóng trẻ cũng rất dễ mắc các bệnh về da khác, điều này ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, nên các vị phụ huynh cũng cần lưu ý chăm sóc da bé thật cẩn thận trong khoảng thời gian khí hậu đang ngày một nóng lên như thế này. - Luôn giúp bé khô mồ hôi. Mùa nắng nóng trẻ dễ đổ mồ hôi. Do vậy, bạn nên chú ý chuẩn bị các loại khăn bông vải mềm để giúp bé thấm mồ hôi. - Không nên dùng quạt máy để giúp bé làm mát. Nó có thể khiến bé khô da và mất nước.
  10. - Nên tắm cho bé thường xuyên hơn so với mùa lạnh. Tuy nhiên không nên tắm quá nhiều lần. -Nên tắm nước ấm cho trẻ hoặc chuẩn bị nước tắm với các loại dầu , sữa tắm có hương thơm dành riêng cho bé. Tuyệt đối không tắm nước lạnh cho bé. Sau khi tắm phải lau khô bé thật nhanh và thật kĩ. - Dùng các loại kem phấn dành cho trẻ em để bảo vệ da cho bé. Bên cạnh kem chống nắng, mùa này cũng cần chú ý hơn đến các loại kem phấn bảo vệ da cho bé. - Do mùa nắng nóng cũng là mùa sinh sản của các loại côn trùng, hãy tham vấn bác sĩ nhi khoa về các loại kem chống côn trùng cho bé của bạn. - Chọn quần áo phù hợp mùa nóng cho trẻ. Hãy cho bé mặc các loại quần áo vải bông nhẹ thoáng và sáng màu. Nên thay quần áo thường xuyên cho bé nhất là những khi trời nóng. Vì quần áo nhớp mồ hôi cũng sẽ khiến trẻ dễ bị các bệnh ngoài da do hâm hoặc nấm. - Thường xuyên kiểm tra da của bé và đưa bé đi khám sức khỏe định kỳ. Luôn theo dõi các triệu chứng và kiểm tra da của bé thật cẩn thận. Đừng xem thường bất cứ dấu hiệu nhỏ nào. - Nên đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ đều đặn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2