intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đa yếu tố: Người chụp mới quan trọng, chứ không phải cái máy ảnh - Phải không?

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

51
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một trong những chuyện xưa cũ rích trong nhiếp ảnh là tuyên bố ghi ở trên. Cứ mỗi lần nghe thấy nó là tôi lại ớn lạnh dọc sống lưng. Có vẻ như mỗi khi ai đó hỏi trên một diễn đàn trực tuyến rằng ống kính A có tốt hơn ống B hay không, hay máy ảnh Y có ngon hơn máy ảnh Z hay không, thì thế nào cũng có một ai đó nhảy vào lôi câu châm ngôn cổ xưa này ra. Tôi đồ rằng, mục đích của câu nói này là để cho thấy tính ưu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đa yếu tố: Người chụp mới quan trọng, chứ không phải cái máy ảnh - Phải không?

  1. Đa yếu tố: Người chụp mới quan trọng, chứ không phải cái máy ảnh - Phải không? Một trong những chuyện xưa cũ rích trong nhiếp ảnh là tuyên bố ghi ở trên. Cứ mỗi lần nghe thấy nó là tôi lại ớn lạnh dọc sống lưng. Có vẻ như mỗi khi ai đó hỏi trên một diễn đàn trực tuyến rằng ống kính A có tốt hơn ống B hay không, hay máy ảnh Y có ngon hơn máy ảnh Z hay không, thì thế nào cũng có một ai đó nhảy vào lôi câu châm ngôn cổ xưa này ra. Tôi đồ rằng, mục đích của câu nói này là để cho thấy tính ưu việt của trí tuệ, nhưng về cơ bản nó đơn thuần là sự sai lầm.
  2. Nhiếp ảnh là vừa là nghệ thuật (art) vừa là xảo thuật (craft). Người ta không thể phủ nhận những kỹ năng, kỹ xảo bởi nếu vậy thì nhiếp ảnh chỉ cùng lắm là một sở thích mà thôi. Sở thích thì cũng chẳng có gì sai, chụp chó mèo hay trẻ em. Nhưng chúng ta không ở đây để thảo luận các khía cạnh về việc mọi người làm gì với máy ảnh bởi nó cũng chẳng thú vị hơn là thảo luận về máy ảnh gắn trên xe tự hành lăn trên Sao Hỏa (Mars Rover). Mỗi bức ảnh là sự phối hợp của tài năng của nhiếp ảnh gia và thiết bị, cũng như ánh sáng, bầu không khí, và dĩ nhiên là chủ đề nữa. Tất cả cần phải hiện hữu ở một mức độ nào đó. Lấy bức ảnh ở trên làm một ví dụ. Khi đó tôi đang lái xe dọc theo một đường cao tốc lớn ở miền Bắc Ontario. Hôm đó là một ngày trời nắng và quang, từ xa tôi đã thấy một đám mây bụi trắng. Khi đến gần hơn, tôi nhận ra rằng đó là do một dàn khoan lớn, vận hành trên phiến đá granit thời tiền Cambri, chuẩn bị lỗ nổ mìn để mở rộng đường cao tốc. Tôi dừng lại ở bên kia đường đối diện với công trường và nghĩ ngay đến chiếc Hasselblad H2 với lưng số P45, ống kính tele và chân máy, bởi nó nằm ngay trong thùng xe. Tôi vừa từ một hội thảo cuối tuần trở về nên đồ nghề rất sẵn sàng. Tuy nhiên, chỗ tôi dừng xe rất hẹp và những chiếc xe tải 16 bánh cứ chạy qua rầm rập với tốc độ 120 km/h, nên tôi quyết định rằng dàn siêu máy ảnh của tôi là không thích hợp, và thay vào đó tôi với chiếc máy ảnh
  3. nhỏ gọn Canon G7 trên băng ghế sau, kéo cửa sổ xuống, zoom tối đa (tương đương 210mm) cầm tay và chụp nửa tá hình đám bụi vần vũ quanh người thợ. Khoan. Ontario, Tháng 10, 2006. Canon G7. ISO 400
  4. Đó là câu chuyện dẫn luận, giờ thì chúng ta hãy cùng xem xét các yếu tố cấu thành nên một bức ảnh tương đối thành công. Chủ đề: Rõ ràng là chủ đề thì phải thú vị rồi. Sự tương phản mạnh giữa người thợ và máy khoan. Kích thước hùng vĩ. Người với Máy. Cây lá tạo thành một cái nền đồng nhất. Những cấu thành không tệ chút nào. Ánh sáng: Ánh sáng xiên thấp vào mùa Thu. Tia chiếu ở góc 45 độ. Không bị đứng quá cho dù là thời điểm gần giữa ngày. Đẹp và có hướng tạo thêm hương vị. Môi trường: Không phải kiểu thông thường, với mây, mưa, tuyết hay gì đó tự nhiên. Trong trường hợp này là đám bụi tạo ra bởi giàn khoan khổng lồ gặm vào nền đá tạo ra một hình ảnh như bão tuyết. Đúng là thứ hòa trộn với ánh nắng mặt trời chiếu xiên chếch.
  5. Thiết bị: Trong trường hợp này là vừa đủ cho công việc nhưng cũng không phải là lý tưởng, chiếc Canon G7 không chụp được RAW và vì vậy chỉ có file JPG 8 bit. JPG cũng không phải là vấn đề lớn trong trường hợp này, nhưng file 8 bit thực sự là vấn đề khi tôi muốn làm nổi bật hơn sự khác biệt giữa các tia sáng và khu vực bóng đổ. Nó cứ bị giật tông chứ không chuyển mềm mại (posterized). (Nếu ai đó nói với bạn rằng file jpg xuất trực tiếp từ máy ảnh ra cũng là đủ, thì hãy mời họ chui vào đằng sau một lớp học. Ở đó bạn sẽ thấy mấy ông kỹ sư và tiếp thị của hãng Canon quyết định cho bạn rằng cái máy ảnh ngon lành này chẳng cần tới raw). Tầm vươn xa của ống kính vậy cũng là đủ. Nếu mà tôi dùng chiếc Leica M8 thì có thể tôi chẳng chụp được bức ảnh này bởi chiếc ống kính dài nhất mà tôi đang có cũng chỉ 50mm (tương đương 70mm). Bởi vậy nếu ai đó nói rằng người chụp mới quan trọng còn thiết bị thì chẳng có ý nghĩa gì – thì mời họ đứng giữa đường cao tốc 4 làn xe mà chụp với ống ngắn. Còn tôi thì xin phép ngồi trong xe, chụp qua cửa với ống kính dài. Xin cảm ơn. Người chụp: Đương nhiên rồi, lúc nào mà chẳng có người chụp (trừ cái máy ảnh gắn trên xe tự hành trên sao hỏa Mars Rover). Chẳng cần phải cãi cọ về
  6. điểm này làm gì. Tất nhiên nếu thiếu con mắt, sự nhạy cảm, sự sẵn sàng và xử lý hậu kỳ tài tình, thì bức ảnh sẽ chẳng thể hiện hữu như bây giờ. Như chúng ta thấy, Đúng là người chụp là chính chứ không chỉ là máy ảnh. Nhưng thực tế là có rất nhiều các thành tố khác trong đó có máy ảnh. Thiết bị không phù hợp sẽ chụp không được. Còn thiết bị hợp lý sẽ cho ảnh tốt hơn. Thực tế trong trường hợp này, thiết bị đã sử dụng là vừa đủ và ảnh chụp ra chí ít đã vừa đủ làm hài lòng nhiếp ảnh gia. Ánh sáng, chủ đề, và môi trường bao quanh, thảy đều cần thiết. Vì vậy, lần sau nếu ai đó lại lôi cái phương ngôn: Người chụp mới là chính, máy ảnh chẳng là cái gì thì đập cho họ chổng vó lên và bảo họ đừng có làm như người khờ khạo vậy. Nguồn: http://www.luminous-landscape.com/essays/many- factors.shtml
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2