Đặc điểm địa chất, quặng hóa và triển vọng thiếc gốc khu vực tây bắc huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An
lượt xem 2
download
Bài báo "Đặc điểm địa chất, quặng hóa và triển vọng thiếc gốc khu vực tây bắc huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An" góp phần làm sáng tỏ đặc điểm địa chất vùng, đặc điểm quặng hóa và tiềm năng quặng thiếc gốc khu vực tây bắc Quỳ Hợp. Kết quả đạt được có thể làm cơ sở để khoanh định các diện tích triển vọng, đánh giá tiềm năng tài nguyên quặng thiếc gốc khu vực nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đặc điểm địa chất, quặng hóa và triển vọng thiếc gốc khu vực tây bắc huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An
- HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ TÀI NGUYÊN VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (ERSD 2022) Đặc điểm địa chất, quặng hóa và triển vọng thiếc gốc khu vực tây bắc huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An Nguyễn Thị Thanh Thảo1,*, Nguyễn Văn Lâm2, Nguyễn Tiến Dũng1, Đỗ Mạnh An1, Hồ Trung Thành3 1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất 2 Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản 3 Liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ TÓM TẮT Khu vực tây bắc Quỳ Hợp, Nghệ An nằm ven rìa về phía nam tây nam nếp lồi Bù Khạng, được phân chia với đới cấu trúc Sông Cả bởi đứt gãy sâu phân đới Ngọc Hạt - Lống Quèn. Đây là vùng có tiềm năng lớn về quặng thiếc và đã được nhiều nhà địa chất quan tâm nghiên cứu. Bên cạnh các mỏ thiếc sa khoáng đã được biết đến, kết quả tìm kiếm gần đây đã sơ bộ phát hiện và khoanh nối được một số thân quặng thiếc gốc. Dựa vào đặc điểm hình thái, thành phần khoáng vật quặng và các biến đổi cạnh mạch, quặng thiếc gốc trong vùng có thể được xếp vào 2 kiểu mỏ như sau: (1) kiểu mạch thạch anh chứa thiếc, và (2) kiểu mỏ greizen chứa thiếc. Kiểu mỏ thứ nhất gồm các thân quặng có cấu tạo rất phức tạp dạng mạch, thấu kính với nhiều chỗ phân nhánh, kéo dài không liên tục. Thành phần khoáng vật chủ yếu gồm casiterit, pyrit, chalcopyrit, thứ yếu có ilmenit, rutin, khoáng vật phi quặng có thạch anh, graphit, sericit, biotit. Hàm lượng Sn trong các thân quặng kiểu mỏ này thường không cao. Thuộc kiểu mỏ thứ hai là các thành tạo đa kim - casiterit; các thân quặng có chiều dày tương đối ổn định, quy mô lớn hơn kiểu mỏ dạng mạch. Thành phần khoáng vật chủ yếu là galenit, sphalerit, pyrit, thứ yếu có fluorit, asenpyrit, antimonit, casiterit và tuamalin. Kết quả nghiên cứu này góp phần làm sáng tỏ đặc điểm địa chất, quặng hóa thiếc gốc trong vùng, từ đó định hướng cho công tác nghiên cứu, đánh giá triển vọng quặng thiếc gốc đạt hiệu quả cao hơn. Từ khóa: Đặc điểm quặng hóa; triển vọng thiếc gốc; tây bắc Quỳ Hợp, Nghệ An 1. Đặt vấn đề Công tác điều tra địa chất và điều tra khoáng sản đã được nhà nước ta đặc biệt coi trọng. Hàng loạt các công trình như đo vẽ bản đồ địa chất, và tìm kiếm quặng thiếc trên địa tỉnh Nghệ An nói chung và khu vực tây bắc Quỳ Hợp nói riêng, các chuyên đề nghiên cứu đã được tiến hành từ những năm 70 của thế kỷ trước (Dương Đức Kiêm và nnk, 1986; Đinh Minh Mộng và nnk, 1971; Lê Minh Tiêu và nnk, 1994; Lê Văn Thân, 1984; Lương Quang Khang, 2013; Nguyễn Đình Năm và nnk, 1975; Nguyễn Khắc Thứ và nnk, 1983; Nguyễn Văn Đễ và nnk, 1974; Nguyễn Văn Hoành và nnk, 1994; Nguyễn Văn Học và nnk, 2014; Trần Toàn và nnk, 1998; Trần Mỹ Dũng và nnk, 2020; Trần Văn Trị và nnk, 2009). Việc nghiên cứu, đánh giá quặng thiếc ở Nghệ An đã được thể hiện qua nhiều các công trình như trong quá trình đo vẽ bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản ở các tỷ lệ 1:200.000; 1:100.000; 1: 50.000, hay các nghiên cứu ở tỷ lệ bản đồ lớn hơn hoặc các báo cáo chuyên đề chuyên sâu. Ngoài ra, khu vực nghiên cứu còn có các báo cáo thăm dò quặng thiếc phân tán nhỏ lẻ. Kết quả công tác nghiên cứu địa chất qua các giai đoạn đã phát hiện thêm hàng loạt điểm mỏ, biểu hiện khoáng sản thiếc khác nhau. Một số mỏ quan trọng đã được đầu tư điều tra, thăm dò đưa vào khai thác phục vụ nền kinh tế quốc dân. Thực tế trong những năm qua đã có các công trình do nhà nước đầu tư tập trung nghiên cứu 3 khu vực: Tri Lễ, Quế Phong; Quỳ Châu-Quỳ Hợp và Tân Kỳ-Nghĩa Đàn. Khu vực tây bắc Quỳ Hợp, Nghệ An nằm ven rìa về phía nam tây nam nếp lồi Bù Khạng, được phân chia với đới cấu trúc Sông Cả bởi đứt gãy sâu phân đới Ngọc Hạt - Lống Quèn. Đây là vùng có tiềm năng lớn về quặng thiếc và đã được nhiều nhà địa chất quan tâm nghiên cứu (Dương Đức Kiêm và nnk, 1986; Đinh Minh Mộng và nnk, 1971; Nguyễn Văn Hoành và nnk, 1994; Nguyễn Văn Học và nnk, 2014; Trần Toàn và nnk, 1998; Trần Mỹ Dũng và nnk, 2020). Bên cạnh các mỏ thiếc sa khoáng đã được biết đến và khai thác từ lâu, kết quả tìm kiếm gần đây đã sơ bộ phát hiện và khoanh nối được một số thân quặng thiếc * Tác giả liên hệ Email: nguyenthithanhthao@humg.edu.vn 368
- gốc. Trên cơ sở tổng hợp tài liệu, kết hợp với các kết quả phân tích mới bài báo này góp phần làm sáng tỏ đặc điểm địa chất vùng, đặc điểm quặng hóa và tiềm năng quặng thiếc gốc khu vực tây bắc Quỳ Hợp. Kết quả đạt được có thể làm cơ sở để khoanh định các diện tích triển vọng, đánh giá tiềm năng tài nguyên quặng thiếc gốc khu vực nghiên cứu. 2. Phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu này, tác giả đã thực hiện các phương pháp sau: (1) Phương pháp thu thập, tổng hợp và xử lý tài liệu báo cáo thăm dò, báo cáo điều tra quặng thiếc khu vực nghiên cứu và các vùng lân cận; (2) Phương pháp nghiên cứu địa chất ngoài thực địa nhằm làm sáng tỏ mối quan hệ không gian của quặng hóa thiếc và các thể địa chất khác trong vùng, đồng thời lấy các loại mẫu phân tích; (3) Nhóm phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm gồm: (a) Quan sát, nghiên cứu dưới kính hiển vi phân cực truyền qua và phản xạ đối với các mẫu lát mỏng thạch học và mẫu khoáng tướng; (b) Nghiên cứu dưới kính hiển vi điện tử quét (SEM-EDS); và (c) Phân tích hóa học bằng phương pháp quang phổ plasma (ICP-MS). Các kết quả phân tích được thể hiện trong Bảng 1 và các hình (Hình 2, 3). 3. Khái quát đặc điểm địa chất khu vực nghiên cứu Tham gia vào cấu trúc địa chất khu vực nghiên cứu (Hình 1) bao gồm các đá phiến kết tinh hệ tầng Bù Khạng (PR-1bk), các trầm tích bị biến chất hệ tầng Sông Cả (O3-S1sc), đá carbonat hệ tầng Mường Lống (C1ml), các thành tạo xâm nhập phức hệ phức hệ Núi Chúa (Gb/T3nc) và phức hệ Bản Ngọc (γξⱣbn) (Dương Đức Kiêm và nnk, 1986; Đinh Minh Mộng và nnk, 1971; Nguyễn Văn Hoành và nnk, 1994; Nguyễn Văn Học và nnk, 2014; Trần Toàn và nnk, 1998; Trần Mỹ Dũng và nnk, 2020). Hệ tầng Bù Khạng, phân hệ tầng dưới (PR-1bk1) phân bố khá liên tục dọc theo đứt gãy phân chia ranh giới khối nâng. Thành phần bao gồm các trầm tích lục nguyên bị biến chất cao đến tướng amfibol, gồm đá phiến thạch anh hai mica có disten-granat xen lớp mỏng quarzit biotit, thấu kính mỏng amphibolit, đá phiến thạch anh hai mica chứa granat, phần trên xen thấu kính mỏng đá hoa. Đá phân lớp mỏng đến trung bình, cấu tạo phân phiến tạo nên các nếp uốn nhỏ trên cánh nếp lồi và bị đứt gãy phương tây bắc-đông nam phân cắt. 5 08 10 12 14 5 16 c h Ød Én s-I 550 Q §Ötø kh«ng ph© chia: n Û œ¼ ì Ȥ 13-c Cuéi, sái, s¹n, sÐ c¸t, d¨m t, Phøc hÖB¶n Ngäc 600 Û œ¼ ì Ȥ Û œ¼ ì Ȥ 5-cs 650 80 0 -I II 700 750 Pha 2: Granit biotit h¹t nhá d¹ng khèi 600 700 Û œ¼ ì È£ 700 -I I Pha 1: granit bitotit h¹t trung, h¹t lí n s¸ng mµu 65 0 -cs -I 600 600 12 -cs 55 0 Phøc hÖNói Chóa 550 10 gr gr 500 500 850 Gb/T¥È½ gr 45 450 gr 0 gr 12-cs-III Gabro olivin, gabronorit gr gr gr 600 500 gr 40 750 0 MP-NP¼ £ Å gr gr gr 550 400 800 85 gr 450 0 gr 35 gr gr gr gr 0 HÖtÇ M- êng Lèng ng 850 13-cs-III gr gr gr gr gr gr 900 800 gr gr gr gr gr gr gr 400 gr gr C-PÇÆ II s-I 950 gr gr §¸ v«i ph© lí p dµy ® n d¹ng khèi. Chøa Fusulinella. n Õ 8-c 750 gr 15-cs-II 6-cs-III gr 70 500 gr gr gr 0 gr 350 350 gr 450 500 800 50 Triticites, Quasifusulina, Schwagerina 450 gr 0 -I 400 14-cs-II 650 gr gr 300 gr gr 300 21 50 21 50 cs gr 450 7-cs-III gr 850 gr gr gr gr gr gr gr gr gr 350 III 400 HÖtÇ S«ng C¶ Ph© hÖtÇ d- í i: ng n ng 12- 450 cs- gr gr gr gr gr gr gr gr 300 14- gr gr 90 0 550 gr gr gr gr gr gr gr 350 O¥-S£Í½£ §¸ phiÕ th¹ch anh biotit, ® phiÕ th¹ch anh biotit - n ¸ n 500 gr 850 gr 450 muscovit, c¸t kÕ d¹ng quaczit ph© lí p máng, t n MP-NP¼ £ Å gr gr gr 300 75 gr 0 gr gr 800 gr gr 65 400 85 0 ph© gi¶i thanh n gr MP-NP¼ £ Å 11-cs-III gr 0 gr gr 600 800 750 HÖtÇ Bï Kh¹ ng ng 750 700 550 40 50 70 0 0 0 su 650 450 350 èi 650 600 Ph© hÖtÇ d- í i: §¸ phiÕ th¹ch anh biotit, n ng n B¶n MP-NP¼ £ Å 300 600 H¹ t ® phiÕ th¹ch anh hai mica, ® phiÕ gneis, ¸ n ¸ n 700 750 350 ® phiÕ th¹ch anh felspat - biotit - muscovit, ¸ n 16-cs-III 50 II 550 ® phiÕ th¹ch anh biotit felspat, quaczit migmatit, ¸ n 0 s-I -I 300 h 9-cs §¸n 9-c xen kÑ quaczit biotit p Phµ 450 500 65 400 0 suèi 11 Q u TÞ 600 400 -cs 450 550 ät Nh 650 C-PÇÆ èi 40 -I su 600 0 500 350 550 28 28 22 22 16-cs-II -III 650 50 0 20 20 Sa Sn Sa Sn 5 5 350 §øt g·y 450 450 48 350 Sa Sa Sn Sn 48 -cs 600 40 Sa Sa N N Sn 350 0 O¥-S£Í½£ Sn Sn Q 17-cs-II Sn C-PÇÆ 15 400 Ký hiÖ ® m kho¸ng s¶n: u iÓ 300 300 17 17 C-PÇÆ 350 400 350 300 19 Gi÷a: ký hiÖ lo¹i kho¸ng s¶n; u Sa Sn Sa SnSn 19 34 250 15-cs-I 34 PhÝ trªn: sè thø tù trªn b¶n ® a å s-II Sa Sn Sa Sn 34 34 C-PÇÆ Gb/T¥È½ 12-c 37 37 Q Sa Sa Sn Sn Bªn tr¸i: nguån gèc kho¸ng s¶n 600 Sa Sn Sa Sn Sa Sn Sa Sn 29 O¥-S£Í½£ Bªn ph¶i: ch÷ viÕ t¾ lo¹i kho¸ng s¶n t t 29 Bªn d- í i: møc ® khai th¸c (nÕ cã) é u 0 Q 50 II 450 s- Sa Sn Sa Sn C-PÇÆ C-PÇÆ gr gr 0 8-cs-I 450 60 400 0 35 -c 450 45 400 C-PÇÆ 40 0 35 550 13 350 gr 0 -II 350 0 400 23 30 500 gr 23 0 -cs 450 0 350 gr 45 40 0 350 40 0 400 Sa Sa Sn Sn Møc ® khai th¸c: a- Má ® khai th¸c, b- Má ngõng khai th¸c é ang 0 300 18 Q 35 11-c 0 30 gr 350 s -II gr 32 32 0 45 650 gr Q 0 30 600 400 0 Sa Sn Sa Sn Ranh gií i diÖ tÝ cã kho¸ng ho¸ thiÕ n ch c 30 30 30 Q 0 500 35 400350 550 suèi Hóa T¶ Sa Sn Sa Sn 31 31 350 300 250 gr 21 46 21 46 500 500 Sa Sn Sa Sn 450 200 gr 6 6 400 gr Vµnh ph© t¸n t¶ng l¨n greisen n N Sn N Sn 3 5350 50 0 O¥-S£Í½£ gr 0 C-PÇÆ gr 350 II 350 45 400 0 s-I 7 suèi San 17-cs-III 16- 30 200 250 350 0 7 cs- 30 9-c 650 N N Sn Sn I 400 17- 600 650 350 0 55 cs- C-PÇÆ 0 350 50 I £ 250 10-cs-III O¥-S£Í½ 200 400 450 300 350 250 700 Q Tû l Ö 650 650 200 550 0 1,000 9 9 £ III O¥-S£Í½ I 600 s-II s- 9-c h míi å N N meters -c Sn Sn 18 50 0 12 12 N Sn N Sn 5 08 10 12 14 5 16 Hình 1. Sơ đồ địa chất và khoáng sản khu vực tây bắc huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An (giản lược từ Trần Mỹ Dũng và nnk, 2020) Hệ tầng Sông Cả (O3-S1sc1) phân bố chủ yếu ở khu vực Châu Hồng, Châu Tiến, Quỳ Hợp. Các thành tạo của phân hệ tầng được chia làm 2 tập. Tập dưới gồm đá phiến thạch anh biotit, đá phiến thạch anh hai mica, ít hơn thạch anh sericit. Tập trên gồm đá phiến thạch anh sericit bị graphit hóa màu xám, xám đen; thạch anh chiếm 30-35%; sericit chiếm 40-70%; graphit chiếm 3-10%; chỗ giàu graphit đá có màu đen sẫm. Trong tập còn gặp một ít bột kết, cát kết phân lớp mỏng một vài nơi còn găp thấu kính nhỏ đá hoa. Các đá thường bị sericit hóa, thạch anh hóa, trong chúng gặp những mạch thạch anh xuyên cắt, có mạch 369
- dày 1 m, có nơi tạo thành đới mạng mạch chứa các mạch quặng thiếc, tạo nên mỏ thiếc gốc Suối Mai. Hệ tầng Mường Lống (C1ml) có thành phần thạch học chủ yếu là đá hoa dạng khối, màu trắng, xám trắng. Ranh giới giữa Hệ tầng Mường Lống và hệ tầng Bù Khạng là đứt gãy lớn Ngọc-Hạt-Lống-Quèn, đây là đứt gãy lớn ngăn cách giữa đá biến chất tuổi cổ và trẻ. Các đá magma trong khu vực nghiên cứu có mặt khối xâm nhập nhỏ gabro tuổi trias muộn thuộc phức hệ Núi Chúa (Gb/T3nc), và thành tạo granitoid phức hệ Bản Ngọc (γξⱣbn). Các thành tạo được chia làm 2 pha: Pha 1 có thành phần thạch học chủ yếu là granit biotit hạt trung, hạt lớn sáng màu; và pha 2 có thành phần gồm các đá đá granit biotit hạt nhỏ dạng khối, sáng màu. Dựa vào kết quả định tuổi đồng vị U-Pb trên khoáng vật zircon của granit biotit hạt nhỏ sáng màu, cho tuổi khoảng 25,95 triệu năm (Trần Mỹ Dũng và nnk, 2020). Hệ thống đứt gãy trong khu vực chủ yếu là một phần của đứt gãy Ngọc - Hạt - Lống - Quèn, và các đứt gãy, đới nứt nẻ, phá hủy đi kèm theo đứt gãy này. Chúng gồm nhiều đứt gãy nhỏ chủ yếu có phương gần vĩ tuyến và thường có hình cung đan chéo nhau tạo nên cấu trúc dạng vảy điển hình. Các vảy thường có hình cá, tạo nên bởi một số đứt gãy bao trong một loại đá có thành phần gần nhau, thường là đá phiến kết tinh, đá phiến xen quazit hoặc đá hoa, vài nơi có thể trong một vảy gặp một số đá thành phần khác nhau. Các đứt gãy có hướng dốc là nam, tây nam hoặc tây bắc, thậm chí ngược lại, góc dốc rất khác nhau, có thể thay đổi từ 15-200 đến 65-700, tạo cho đứt gãy có nơi mang đặc điểm của đứt gãy thuận, có nơi là trượt bằng phải hoặc đứt gãy nghịch. (Đinh Minh Mộng và nnk, 1971; Lê Minh Tiêu và nnk, 1994; Lê Văn Thân, 1984; Nguyễn Đình Năm và nnk, 1975; Nguyễn Khắc Thứ và nnk, 1983; Nguyễn Văn Đễ và nnk, 1974; Nguyễn Văn Hoành và nnk, 1994; Trần Toàn và nnk, 1998; Trần Mỹ Dũng và nnk, 2020). Ngoài ra, trong khu còn gặp các đới khe nứt có phương gần kinh tuyến nhưng các hệ thống khe nứt này thường nhỏ, ít ảnh hưởng đến cấu trúc vùng nhưng là các hệ thống khe nứt chứa quặng quan trọng. 4. Đặc điểm quặng hóa thiếc gốc khu vực nghiên cứu Dựa vào thành phần khoáng vật quặng và bản chất các biến đổi cạnh mạch, quặng thiếc gốc trong vùng có thể được xếp vào 2 kiểu mỏ: (1) Kiểu mỏ mạch thạch anh chứa thiếc; (2) Kiểu mỏ greizen chứa thiếc. 4.1. Kiểu mỏ mạch thạch anh chứa thiếc Khu mỏ Suối Bắc, quặng thiếc chủ yếu phân bố trong mạch, mạng mạch thạch anh màu trắng đục và đá biến đổi cạnh mạch (thạch anh hóa, sericit hóa, sừng hóa) (Hình 2.a). Quặng có cấu tạo xâm tán (Hình 2.b, Hình 3), khối (ổ), dăm, mạng mạch. Thân quặng tồn tại dạng giả lớp, bong tách theo mặt lớp. Thành phần thạch học của đới chủ yếu là đá phiến thạch anh-sericit-graphit màu xám xám đen thế nằm thoải. Điểm đặc trưng của đới là trong đá xuất hiện nhiều mạch, mạng mạch thạch anh (đới mạng mạch) mang quặng thiếc và có xâm tán khoáng hóa sulfur (Lê Minh Tiêu và nnk, 1994; Lê Văn Thân và nnk, 1984, Trần Mỹ Dũng và nnk, 2020). Hình 2. Hình ảnh mẫu thạch học lát mỏng đới đá biến đổi (a) và mẫu khoáng tướng khu vực nghiên cứu (Mẫu TNA-04). Trong đó: (a) Các đá chứa/ vây quanh quặng thiếc có nguồn gốc biến chất tiếp xúc nhiệt, thành phần khoáng vật trong mẫu chỉ còn thạch anh (TA) và muscovit (Mus). (b) Các khoáng vật tạo quặng vùng nghiên cứu gồm chủ yếu pyrit (Py); rutil (Ru) và cassiterit (Cas) (Mẫu TNA-35). Tại mỏ Suối Mai, quặng phân bố chủ yếu trong mạch, mạng mạch thạch anh màu trắng đục và đá biến đổi cạnh mạch. Quặng có cấu tạo xâm tán, khối (ổ), dăm, mạng mạch. Thân quặng có dạng thấu kính phức tạp nhiều nơi phân nhánh và nhiều ô cửa sổ không quặng. Hai bên thân quặng đá biển đổi nhiệt dịch 370
- thạch anh hóa, sericit hóa, graphit hóa, mức độ biến đổi không đều tùy thuộc vào chiều dày và hàm lượng thân quặng. Thành phần khoáng vật casiterit, pyrit, chalcopyrit, thứ yếu có ilmenit, rutin, limonit, geothit, khoáng vật phi quặng có thạch anh, graphit, sericit, biotit. Nguyên tố có ích chính là Sn có hàm lượng dao động từ 1,6-2,3%. Các nguyên tố đi kèm có Cd, Ti, Cu, Zn, Se, Fe, ... (Bảng 1, Hình 3). Trong đó, tổ hợp các nguyên tố Sn, As, Cu có quan hệ tương đối chặt chẽ với nhau, chúng là những nguyên tố có vai trò chỉ thị trực tiếp hoặc gián tiếp trong tìm kiếm quặng thiếc gốc tại khu vực Suối Mai (Lê Minh Tiêu và nnk, 1994; Lê Văn Thân và nnk, 1984; Nguyễn Khắc Thứ và nnk, 1983; Trần Mỹ Dũng và nnk, 2020). Ngoài ra, quặng Sn còn gặp tại khu Pu Bò với đới quặng thuộc kiểu quặng xâm tán trong các loại đá phiến, mắt thường hầu như không quan sát thấy biểu hiện quặng hóa, đôi khi quặng đi cùng mạch thạch anh màu trắng, trắng phớt hồng có chiều dày rất mỏng từ vài mm đến vài cm tạo thành các mạch đơn quặng đặc sít. Đới quặng có thế nằm cắm về phía nam với góc dốc 300-350 và nằm kẹp giữa hai lớp đá hoa. Thành phần thạch học đá vây quanh của đới quặng chủ yếu là đá phiến thạch anh-biotit, đá phiến thạch anh-biotit-graphit, đá phiến actinolit, đá phiến thạch anh-plagioclas-biotit-sericit thuộc phân hệ tầng Bù Khạng trên. Đá có màu xám tro, xám đen, cấu tạo phân phiến không rõ ràng, có khi có cấu tạo phân dải, kiến trúc hạt biến tinh hoặc hạt vảy biến tinh. Đá bị vò nhàu, khá mềm bở và bị thạch anh hóa, sericit hóa và chlorit hóa khá mạnh. Trong đới quặng có một số mạch đá granit kích thước nhỏ xuyên cắt theo mặt lớp hoặc theo mặt khe nứt. Chiều dày trung bình của đới quặng khoảng 68m (Lương Quang Khang, 2013; Nguyễn Khắc Thứ và nnk, 1983; Nguyễn Văn Học và nnk, 2014; Trần Mỹ Dũng và nnk, 2020). Hình 3. Ảnh SEM thứ cấp và kết quả bán định lượng thành phần các khoáng vật tạo quặng vùng nghiên cứu, trong đó (b) là hình ảnh phóng to từ (a); các biểu đồ (1, 2, 3) là phổ xác định các nguyên tố tương ứng thể hiện trên hình vẽ. Bảng 1. Kết quả phân tích ICP- MS cho 2 mẫu quặng thiếc vùng nghiên cứu Nguyên tố Số hiệu mẫu Nguyên tố Số hiệu mẫu TT TT (ppm) TNA 04 TNA 35 (ppm) TNA 04 TNA 35 1 Li 2.94 4.55 17 Sn 2247.66 1688.36 2 Be 1.14 1.23 18 W 314.57 242.33 3 B 49.43 67.12 19 Ga 16.05 13.52 4 Na 3723.19 2993.62 20 As 91.59 148.32 371
- Nguyên tố Số hiệu mẫu Nguyên tố Số hiệu mẫu TT TT (ppm) TNA 04 TNA 35 (ppm) TNA 04 TNA 35 5 Mg 2962.36 2782.73 21 Se 616.90 596.39 6 Al 4479.57 7655.55 22 Rb 78.90 95.77 7 K 7795.14 10169.89 23 Sr 57.44 55.95 8 Ca 57385.85 43554.37 24 Mo 11.20 11.33 9 V 83.40 87.79 25 Ag 26.19 63.99 10 Cr 51.72 143.40 26 Cd 94.70 74.11 11 Mn 176.01 252.36 27 Te 8.35 10.53 12 Fe 197757.30 224781.70 28 Ba 62.30 63.73 13 Co 41.40 37.49 29 Tl 0.60 0.65 14 Ni 52.25 70.53 30 Pb 72.79 205.10 15 Cu 3270.81 2903.28 31 Bi 26.47 35.92 16 Zn 5136.18 5768.49 32 U 19.56 18.25 4.2. Kiểu mỏ greizen chứa thiếc Thuộc kiểu mỏ này có các điểm biểu hiện khoáng sản với đặc điểm mạch quặng chì kẽm fluorit có casiterit nằm trong đá phiến thạch anh 2 mica, phát triển theo đứt gãy hướng bắc nam. Chiều dày thân quặng 2-3 m, chiều dài 220m. Hướng cắm chung của mạch về phía đông 90-110o70-80o. Thành phần khoáng vật chủ yếu là galenit, sphalerit, pyrit, thứ yếu có fluorit, asenpyrit, antimonit, casiterit và tuamalin. Hàm lượng (%); Pb: 0,15; Zn: 0,1-4,75; Sn: 0,01-0,43; As: 0,2-1,02; Cu: 0,06-0,20 (Lê Minh Tiêu và nnk, 1994; Lê Văn Thân và nnk, 1984; Nguyễn Khắc Thứ và nnk, 1983; Trần Mỹ Dũng và nnk, 2020). Đây là điểm biểu hiện khoáng sản phân bố gần mái xâm nhập phía nam khối Bản Ngọc có thành phần giống phức hệ Bản Chiềng là phức hệ sinh thiếc nên có triển vọng, cần được đầu tư làm rõ quy mô của điểm biểu hiện khoáng sản. 5. Triển vọng quặng hóa thiếc gốc khu vực nghiên cứu Tài nguyên - trữ lượng quặng thiếc gốc khu vực tây bắc huyện Quỳ Hợp chủ yếu được dự tính cho kiểu mỏ mạch thạch anh chứa thiếc thông qua báo cáo kết quả thăm dò quặng thiếc qua các giai đoạn khác nhau. Tính đến nay, có 3 mỏ thiếc lớn trong khu vực đã được thăm dò, bao gồm mỏ Suối Bắc, Suối Mai, và mỏ Pu Bò. Trong đó, mỏ Suối Bắc và mỏ Suối Mai có Tổng trữ lượng và tài nguyên cấp 122 + 333 là 7.898 tấn Sn, trong đó trữ lượng cấp 122 là 4.570 tấn Sn. Mỏ Pu Bò có tổng trữ lượng và tài nguyên cấp 122 + 333 là 6.072 tấn thiếc, trong đó cấp 122 đạt 3.159 tấn. Gần đây, trong quá trình thi công, thực hiện Đề án điều tra, đánh giá quặng thiếc – wolfram và khoáng sản đi kèm trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Trần Mỹ Dũng và nnk, 2020), các tác giả đã đánh giá ở tỷ lệ 1:10.000 tại 3 khu vực gồm (a) khu bắc Tri Lễ (Quế Phong); (b) khu Đồng Tiến; (c) khu Bản Ngọc - Châu Tiến, và (d) khu bắc Suối Bắc-Suối Mai với tổng diện tích là 27km2. Các diện tích được lựa chọn đáp ứng đủ 3 điều kiện: (1) Có đới khoáng hóa, dấu hiệu quặng; (2) Có vành phân tán khoáng vật quặng; và (3) Có cấu trúc địa chất thuận lợi cho tạo quặng và tích tụ quặng. Ngoài ra, dựa vào một số tảng lăn đá greisen chứa thiếc dọc suối Bản Ngọc, công tác lộ trình địa chất kết hợp một số công trình khai đào và công trình khoan sâu 100-200m, lấy mẫu giã đãi, mẫu phân tích hóa tại các hào, vết lộ, và trong lỗ khoan. Kết quả đã khoanh định được các vành tảng lăn đá greisen, đáng chú ý nhất là vành phân tán tảng lăn rộng từ 200-300m, kéo dài theo phương tây bắc - đông nam từ 1400-1700m, trong vành này đã xác định được một số thân greisen chứa các thân quặng thiếc. Kết quả đánh giá đã khoanh định được 8 thân quặng thiếc gốc với tổng tài nguyên kim loại thiếc dự báo ở cấp 334a đạt >2700 tấn. Do đặc điểm quặng hóa và các thành phần có ích đi kèm mới được đánh giá ở mức độ khá sơ lược, công tác nghiên cứu địa chất cần được tiến hành chi tiết, đồng bộ hơn trong thời gian tới. 6. Kết luận Các kết quả nghiên cứu chính trình bày trên đây có thể được tóm lược lại như sau: Khu vực tây bắc Quỳ Hợp, Nghệ An là vùng có tiềm năng tương đối lớn về quặng thiếc. Ngoài các mỏ thiếc sa khoáng đã được khai thác từ lâu, một số thân quặng thiếc gốc đã được ghi nhận và khoanh định sơ bộ. Tổng tài nguyên kim loại thiếc dự báo ở cấp 334a trong khu vực ước tính đạt trên 2700 tấn. 372
- Dựa vào thành phần khoáng vật quặng và bản chất các biến đổi cạnh mạch, quặng thiếc gốc trong vùng có thể được xếp vào 2 kiểu mỏ: (1) kiểu mạch thạch anh chứa thiếc, và (2) kiểu mỏ greizen chứa thiếc. Kiểu mỏ thứ nhất gồm các thân quặng có cấu tạo rất phức tạp dạng mạch, thấu kính với nhiều chỗ phân nhánh, kéo dài không liên tục. Hàm lượng Sn trong các thân quặng kiểu mỏ này thường không cao. Kiểu mỏ thứ hai là các thành tạo đa kim - casiterit; các thân quặng có chiều dày tương đối ổn định, quy mô lớn hơn kiểu mỏ dạng mạch thạch anh chứa thiếc. Đây chính là đối tượng cần được đầu tư nghiên cứu chi tiết, bài bản, đồng bộ hơn về đặc điểm quặng hóa và các thành phần có ích đi kèm trong thời gian tới. Tài liệu tham khảo Đinh Minh Mộng và nnk, 1971. Báo cáo kết quả đo vẽ địa chất và tìm kiếm khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 vùng Bắc Quỳ Hợp (chuyên đề thiếc). Lưu trữ Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Dương Đức Kiêm và nnk, 1986. Đánh giá độ chứa thiếc, niken, Thanh Nghệ Tĩnh, lập sơ đồ dự báo thiếc tỷ lệ 1:200.000 và chi tiết hóa cho một số vùng có thiếc. Lưu trữ Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Lê Minh Tiêu và nnk, 1994. Báo cáo tìm kiếm đánh giá thiếc gốc Suối Bắc, Quỳ Hợp, Nghệ An. Lưu trữ Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Lê Văn Thân, 1984. Nghiên cứu những thành hệ quặng thiếc và sự phân bố của chúng ở vùng Quỳ Hợp - Quỳ Châu. Lưu trữ Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Lương Quang Khang, 2013. Đặc điểm địa chất và quặng hóa thiếc gốc khu vực thung pu bò, nghệ an, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ - Địa chất, số 42, 4-2013, tr.22-27. Nguyễn Đình Năm và nnk, 1975. Báo cáo kết quả đo vẽ địa chất và tìm kiếm khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 vùng Phu Loi, Nghệ Tĩnh (chuyên đề thiếc). Lưu trữ Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Nguyễn Khắc Thứ và nnk, 1983. Báo cáo tìm kiếm thiếc gốc vùng Tây Bắc Quỳ Hợp, Nghệ Tĩnh. Lưu trữ Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Nguyễn Văn Hoành và nnk, 1994. Báo cáo kết quả đo vẽ bản đồ Địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:200.000 Tờ Xiêng Khoảng - Tương Dương. Trung tâm thông tin lưu trữ Địa chất, Hà Nội. Nguyễn Văn Đễ và nnk, 1974. Đo vẽ địa chất và tìm kiếm khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 vùng Bản Chiềng, Quế Phong, Nghệ Tĩnh (chuyên đề thiếc). Lưu trữ Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Nguyễn Văn Học, Nguyễn Chiến Đông, 2014. Nghiên cứu sinh khoáng và phân vùng triển vọng khoáng sản vòm nâng Phu Hoạt. Lưu trữ Viện Địa chất và Khoáng sản, Hà Nội. Trần Mỹ Dũng và nnk, 2020. Đề án điều tra, đánh giá quặng thiếc – wolfram trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Lưu trữ Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Trần Toàn và nnk, 1998. Báo cáo kết quả đo vẽ bản đồ địa chất và khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Tương Dương. Trung tâm thông tin lưu trữ Địa chất, Hà Nội. Trần Văn Trị, Vũ Khúc (đồng chủ biên), 2009. Địa chất và tài nguyên khoáng sản Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Kỹ thuật, Hà Nội, 589 trang. ABSTRACT Charactersitics of geological and mineralization of primary tin ore in northwestern of Quy Hop District, Nghe An Province Nguyen Thi Thanh Thao1, Nguyen Van Lam2, Nguyen Tien Dung1, Do Manh An1, Ho Trung Thanh3 1 Hanoi University of Mining and Geology 2 Vietnam Institute of Geosciences and Mineral Resources 3 North Central Geological Division The northwestern region of Quy Hop, Nghe An is located to the southwestern edge of the Bu Khang uplift, that is divided with the Song Ca structural zone by the Ngoc Hat - Long Quen fault. This is one of the areas in Vietnam that have high potential of tin ore deposit. In addition to the known placer mines, the recent studies have been determined some original tin ore bodies. Based on the morphological characteristics, mineral compositions and the nature of the alterations, the original tin ore can be classified into two categories as follows: (1) quartz vein bearing tin, and (2) greizen mine bearing tin. The former often consists of ore bodies with a very complex structure, they are often in the form of veins, lenses with many branches. They comprise mainly casiterite, pyrite, chalcopyrite in composition; secondary minerals are ilmenite, rutin, quartz, graphite, sericite, biotite. The latter is often polymetallic - casiterite, having relatively stable thickness, larger in size and higher in Sn content than the former. The mineral composition is mainly composed of galenite, sphalerite, pyrite. The secondary minerals are fluorite, 373
- arsenpyrite, antimonite, casiterite and tuamaline. This study plays an important role in clarifying the geological and chemical characteristics of the tin ore bodies in the area, thereby orienting the next research, and in evaluating the prospect of tin ore in the future. Keywords: Geological and mineralogical characteristics, Tin ore potential, Western Quy Hop, Nghe An 374
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đặc điểm môi trường nước biển và địa hóa trầm tích tầng mặt khu vực biển Quảng Bình (60-100m nước)
9 p | 52 | 6
-
Đặc điểm quặng hóa và tiềm năng tài nguyên vàng gốc khu vực Tương Dương, Nghệ An
11 p | 41 | 4
-
Các nghiên cứu về quy trình xử lý quặng niken laterit trên thế giới và ở Việt Nam
10 p | 51 | 3
-
Đặc điểm quặng hóa vàng sulfide khu vực Bó Va, Đông Bắc Việt Nam
11 p | 46 | 3
-
Đặc điểm địa hóa khoáng vật quặng Mangan vùng mỏ Tốc Tát
10 p | 86 | 3
-
Vài nét về đặc điểm địa lý - tự nhiên, địa chất - địa mạo khu vực miền núi dãy núi Yên Tử
7 p | 8 | 3
-
Đặc điểm thành phần vật chất các đá granit liên quan với khoáng sản antimon - vàng khu vực Chiêm Hóa, Tuyên Quang
5 p | 33 | 2
-
Đặc điểm biến hóa của các thông số địa chất công nghiệp và ý nghĩa của chúng trong thăm dò quặng urani khu vực Pà Lừa - Pà Rồng
12 p | 5 | 2
-
Đặc điểm địa chất mỏ vàng Pác Lạng và triển vọng của chúng ở vùng Đông Bắc Việt Nam
8 p | 4 | 2
-
Một số kết quả nghiên cứu mới về quặng hóa volfram, thiếc-đa kim khu vực Huổi Chừn, tỉnh Hủa Phăn, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
11 p | 48 | 2
-
Đặc điểm quặng hóa và mạng lưới thăm dò urani khu vực Khe Hoa - Khe Cao, tỉnh Quảng Nam
12 p | 4 | 2
-
Điều tra đặc điểm tài nguyên nước ngầm tại đồng bằng Gio Linh, tỉnh Quảng Trị (Việt Nam) dựa trên dấu hiệu đồng vị của nước (δ2H và δ18O) và các tính chất thủy địa hóa
13 p | 8 | 1
-
Nghiên cứu đặc điểm quặng sắt limonit nguồn gốc phong hóa thấm đọng khu vực phía Tây tỉnh Nghệ An và định hướng thăm dò khai thác
12 p | 84 | 1
-
Một số kết quả nghiên cứu mới về đặc điểm phân bố và thành phần vật chất của quặng hóa trong khu vực mỏ chì - kẽm Na Sơn
15 p | 50 | 1
-
Đặc điểm địa chất và các đặc tính cơ bản của Vermiculit khu vực Phố Ràng, Bảo Yên, Lào Cai
6 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn