intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá độ trôi chảy trong việc đọc Tiếng Anh

Chia sẻ: Bibo Cumi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

128
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn có thể liên tưởng việc rèn luyện khả năng này với việc rèn luyện khả năng diễn thuyết trước công chúng. Những người diễn thuyết chuyên nghiệp khi muốn lôi cuốn người nghe thường thể hiện một sự trôi chảy trong giọng nói, tốc độ nói, cách dẫn giải, và cách diễn đạt. Họ phải học cách sử dụng những cụm từ phù hợp, nhấn mạnh những lúc cần thiết, cách lên và xuống giọng, thay đổi ngữ điệu một cách phù hợp nhất. Đối với kỹ năng đọc trong tiếng Anh cũng giống như vậy. Sự trôi chảy không...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá độ trôi chảy trong việc đọc Tiếng Anh

  1. Đánh giá độ trôi chảy trong việc đọc Tiếng Anh Bạn có thể liên tưởng việc rèn luyện khả năng này với việc rèn luyện khả năng diễn thuyết trước công chúng. Những người diễn thuyết chuyên nghiệp khi muốn lôi cuốn người nghe thường thể hiện một sự trôi chảy trong giọng nói, tốc độ nói, cách dẫn giải, và cách diễn đạt. Họ phải học cách sử dụng những cụm từ phù hợp, nhấn mạnh những lúc cần thiết, cách lên và xuống giọng, thay đổi ngữ điệu một cách phù hợp nhất. Đối với kỹ năng đọc trong tiếng Anh cũng giống như vậy. Sự trôi chảy không chỉ mang cho người nghe ấn tượng về sự hoàn hảo mà còn về sự hiểu biết, khả năng cảm thụ, nắm bắt của người đọc. Những người đọc trôi chảy thường giải mã các từ một cách rất chính xác và tự nhiên. Bởi vì khi đã ở một trình độ cao, họ có thể nhận biết các từ và giải mã chúng mà không cần phải chú ý quá nhiều. Với việc sử dụng âm lượng, ngữ điệu, sự nhấn mạnh, diễn giải,… trong khi nói cũng có nghĩa là họ đang thuật lại theo cách của riêng mình và làm cho đoạn văn đó trở nên sống động và có ý nghĩa hơn. Từ đó họ có thể truyền tải được nội dung cho người khác. Vì vậy, không phải cứ đọc nhanh và chính xác cũng có nghĩa là học viên đã hiểu được nội dung của bài khoá rồi. Điều quan trọng không chỉ là tốc độ đọc mà còn là những gì họ có thể giữ lại sau đó: các cách diễn đạt, ý nghĩa và sự cảm thụ.
  2. Vậy thì bạn cần phải làm gì để rèn luyện cho học viên của mình đọc các bài khóa Tiếng Anh một cách trôi chảy? Trước hết cần phải xác định rõ ba khía cạnh của sự trôi chảy là: 1. Sự chính xác trong việc giải mã từ vựng 2. Tốc độ (tự động nhận biết các từ trong những đoạn văn có liên quan ) 3. Khả năng hiểu được một cách rõ ràng và ý nghĩa sâu sắc của đoạn văn Từ đó có những cách đánh giá sau: 1. Đánh giá sự chính xác và tốc độ Bạn có thể thiết lập các mức độ để đánh giá tốc độ đọc trung b ình của học viên như sau (Tốc độ chính là % số từ một người đọc có thể đọc một cách chính xác). Mức độ độc lập: 98-100%  Mức độ có sự hướng dẫn: 90-97%  Mức độ đáng thất vọng: below 90%  Những người đọc đạt điểm 97-100% khi có thể đọc mà không cần sự trợ giúp nào cả. Những người đọc đạt trong khoảng 90-96% thì vẫn phải nhờ đến sự trợ giúp của các giáo viên. Còn lại là những người đọc dưới 90% tức
  3. là những người vẫn cảm thấy khó khăn trong việc đọc kể cả khi có sự hỗ trợ của giáo viên. Họ hoặc là cần phải luyện nhiều bài tập về từ vựng hơn hoặc là cần phải luyện kỹ năng nhận biết từ, từ đó mới có thể nâng cao k ỹ năng đọc hiểu. Ngoài ra còn một cách rất nhanh để tính được độ chính xác và tốc độ. Độ chính xác thường ám chỉ đến việc học viên giải mã các từ như thế nào. Tốc độ là số từ mà chúng có thể giải mã một cách chính xác trong một phút. 1. Tìm một đoạn văn khoảng 250 từ phù hợp để xếp loại khả năng đọc của các học viên 2. Yêu cầu học viên đọc đoạn văn đó trong vòng một phút. Ghi lại vào băng và yêu cầu chúng đọc to theo cách thông thường. 3. Lưu ý những lỗi sai mà học viên mắc phải: phát âm không chính xác, thay thế, ngưng nghỉ, lược bỏ không hợp lý hay quá chậm chạp trong việc nhận dạng từ. 4. Lặp lại bước 1-3 với hai đoạn khác nhau. Sử dụng phương pháp trung bình để tìm ra lỗi sai mà học viên này thường mắc phải. 5. Chia số từ đọc đúng trong vòng một phút cho số từ đã được đọc. Con số này là tỷ lệ phần trăm.
  4. 2. Đánh giá độ biểu cảm Để hiểu được bài khóa thì học viên phải có khả năng đọc một cách biểu cảm trước đã. Những người đọc trôi chảy sẽ nhấn mạnh, lên xuống ngữ điệu, diễn giải và ngừng nghỉ hợp lý trong giọng nói. Để đánh giá mức độ biểu cảm của học sinh bạn có thể yêu cầu học viên đọc trong 60 giây và sử dụng một khung đánh giá như sau: Tiêu chí Điểm Đọc thành những cụm từ dài, có nghĩa. Chỉ có một số ít từ lặp lại, ít từ 4 sai sót trong đoạn văn. Cả câu chuyện được đọc một cách biểu cảm với tốc độ vừa phải. Đọc thành từng nhóm 3 đến 4 từ. Cách diễn giải phần lớn là phù hợp 3 và giữ nguyên cú pháp của tác giả. Ít hoặc không thể hiện sự biểu cảm. Nói chung là đọc với tốc độ hợp lý. Đọc chủ yếu thành từng nhóm 2 từ một. Đôi chỗ còn đánh vần từng từ 2 một. Học viên thể hiện sự vụng về trong việc nhóm các từ với nhau và có vẻ như chúng không mấy liên quan đến những phần còn lại của câu hoặc đoạn văn. Những phần quan trọng của đoạn văn lại đọc quá nhanh hoặc quá chậm.
  5. Đọc từng từ một. Thiếu cách diễn đạt biểu cảm. Đọc đoạn văn quá 1 nhanh hoặc quá chậm mà không ngưng nghỉ hợp lý theo dấu chấm câu hay các loại dấu cách khác. Giọng đều đều, không cảm xúc. Qua khung đánh giá này, bạn có thể cho học sinh biết chúng đang ở mức độ đọc biểu cảm như thế nào. Và cần phải bắt đầu từ đâu để cải thiện tình hình. Chính bạn có thể phải làm mẫu trước cả lớp. Có thể bắt đầu bằng việc đọc một dòng trong cuốn truyện như: "Now remember," Mother said, "Your father and I are bringing guests by after the opera, so please keep the house neat." Sau đó thảo luận với học viên về các nhóm cụm từ "Now remember". Diễn giải cho học viên hiểu là 2 từ này cần phải đi kèm với nhau. Lời nhắc nhở của người mẹ cần phải lên giọng ở cuối câu. Nhưng với sự xuất hiện của dấu phẩy lại cần phải dừng một chút trước từ “Mother said”. Đó chính là điểm khởi đầu để các học sinh bắt chước và bằng cách đó tạo ra cách diễn đạt của riêng mình. Càng những lớp nhỏ thì bạn càng phải chú trọng phát triển những kỹ năng này hơn cho học viên. Những bài khóa trong sách giáo khoa, những cuốn sách văn học, báo chí đều là những nguồn kiến thức vô tận cho học sinh. Đọc hiểu một cách trôi chảy cũng là một cách rất hữu hiệu để học viên tự mình khám phá kho tàng kiến thức này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0