intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá hệ thống tuần hoàn nuôi tôm tít (Harpiosquilla harpax De Haan, 1844) thương phẩm đa tầng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của nghiên cứu "Đánh giá hệ thống tuần hoàn nuôi tôm tít (Harpiosquilla harpax De Haan, 1844) thương phẩm đa tầng" là thử nghiệm nuôi tôm tít loài Harpiosquilla harpax đa tầng ứng dụng hệ thống tuần hoàn nước ở quy mô sản xuất. Thí nghiệm được thực hiện 120 ngày tại thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu với quy mô trang trại là 100 m2.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá hệ thống tuần hoàn nuôi tôm tít (Harpiosquilla harpax De Haan, 1844) thương phẩm đa tầng

  1. VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG TUẦN HOÀN NUÔI TÔM TÍT (Harpiosquilla harpax De Haan, 1844) THƯƠNG PHẨM ĐA TẦNG Lê Ngọc Hạnh1* TÓM TẮT Mục đích của nghiên cứu này là thử nghiệm nuôi tôm tít loài Harpiosquilla harpax đa tầng ứng dụng hệ thống tuần hoàn nước ở quy mô sản xuất. Thí nghiệm được thực hiện 120 ngày tại thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu với quy mô trang trại là 100 m2. Hệ thống nuôi tôm tít bao gồm 1.000 hộp bằng nhựa (V=8 L/hộp) được xếp theo tầng. Một hệ thống lọc tuần hoàn (RAS) bao gồm thiết bị lọc trống, đèn diệt khuẩn, bể xử lý nước thải bằng vi sinh hiếu khí để xử lý và tái sử dụng nguồn nước thải trong quá trình nuôi tôm. Tổng cộng 1.000 con tôm tít giống có khối lượng trung bình 37,5 g/con có nguồn gốc tự nhiên được nuôi riêng mỗi con trong một hộp. Tôm tít được cho ăn bằng cá nục thuôn (Decapterus macrosom) trong suốt thời gian thử nghiệm, khẩu phần ăn hàng ngày là 5-10% khối lượng tôm. Kết quả ghi nhận trong suốt 120 ngày thử nghiệm, các chỉ tiêu chất lượng nước trong hệ thống nuôi tôm tít duy trì ổn định bao gồm hàm lượng oxy hòa tan từ 6,0-6,3 mg/L, nhiệt độ nước dao động từ 26-29oC, pH 8,0-8,5, độ mặn 28-30‰, kiềm tổng 130,2-230 mg/L, TAN 0,3±0,2 mg/L, nitrite-nitrogen 0,2 ± 0,1 mg/L và nitrate-nitrogen 45±20,1 mg/L. Lượng nước sử dụng là 152,8 L/kg tôm tít sản xuất. Tôm tít sinh trưởng và phát triển tốt với tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (DWG) là 0,76 g/ngày, tốc độ tăng trưởng đặc trưng (SGR) là 1,0%/ngày. Đạt khối lượng trung bình 157,7 g/con và tỷ lệ sống đạt 83,4%. Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) là 3,29. Kết quả nghiên cứu khẳng định rằng tôm tít có thể nuôi thương phẩm trong hệ thống tuần hoàn đa tầng ở quy mô sản xuất. Từ khóa: chất lượng nước, hệ thống tuần hoàn, nước thải, tôm tít. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tôm tít, còn được gọi với các tên khác như và Indonesia (Ekalaturrahmah và ctv., 2020). tôm tích, bề bề hay tôm bọ ngựa và tên tiếng Ở Việt Nam, tôm tít được phân bố ở vịnh Anh là Mantis shrimp, là một trong những đặc Bắc Bộ, vịnh Nha Trang và vùng biển từ Quảng sản đối với người dùng trong nước và thế giới. Ninh đến Kiên Giang với một số loài phổ biến Theo Ahyong (2001), trên thế giới có 450 loài như H. harpax, Miyakea nepa, Lysiosquillina tôm tít được phân bố chủ yếu khắp các thủy vực maculata (Nguyễn Văn Chung và ctv., 2000). nhiệt đới và cận nhiệt đới nơi chúng vùi mình Nguyễn Văn Thường và Phạm Minh Đức (2014) hay nấp trong các kẽ hở của các vỏ nhuyễn thể tìm thấy 4 loài tôm tít thuộc họ Squillidae phân hay nền đáy rạn san hô ở các vùng trung triều và bố ở vùng ven biển Kiên Giang và Cà Mau là cận triều. Trong đó, loài Harpiosquilla harpax Erugosquilla woodmasoni, H. harpax, M. nepa được phân bố rộng rãi ở vùng Ấn Độ-Tây Thái và Oratosquillina interrupta; trong đó 2 loài Bình Dương, từ Biển Đỏ và Tây Ấn Độ Dương H. harpax và O. interrupta là có giá trị kinh tế đến Đài Loan, Philippines, Việt Nam, Nhật Bản, và triển vọng cho sản xuất giống và nuôi tôm Tân Caledonia và Úc (Mahapatro và ctv., 2019) thương phẩm. 1 Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II * Email: ngochanhts@gmail.com 56 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 23 - THÁNG 12/2022
  2. VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II Kết quả nghiên cứu của Yan và ctv. (2015) tiếp cận và thiết kế, có thể triển khai kết hợp với ghi nhận sinh sản và phân bố của tôm tít H. hệ thống RAS trong nhà, nơi có ít diện tích bề harpax theo mùa, thức ăn của tôm tít bao gồm mặt đất và nước (Lalramchhani và ctv., 2019). giáp xác, cá và nhuyễn thể chân đầu là 3 nhóm Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá chính được tìm thấy trong dạ dày tôm. Cường độ khả năng áp dụng hệ thống nuôi hộp nhựa trong bắt mồi đạt đỉnh vào mùa thu và giảm thấp nhất RAS để nuôi tôm tít Harpiosquilla harpax ở vào mùa đông. Tôm sinh sản quanh năm nhưng Tp. Hồ Chí Minh nhằm xây dựng một mô hình cao điểm vào mùa hè khi nhiệt độ nước biển cao nuôi kinh tế mới vừa nâng cao năng suất, hiệu nhất. Tương tự, Prasad và Rao (2015) tìm thấy quả kinh tế và đồng thời có thể áp dụng trong cá là thức ăn có tỷ lệ cao nhất so với giáp xác khu vực nội đô hoặc các khu vực diện tích hẹp, nhuyễn thể chân đầu trong dạ dày của tôm tít H. nguồn nước tự nhiên hạn chế. harpax ở ven biển Ấn Độ. Công trình nghiên II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP cứu của Mahapatro và ctv. (2019) tìm thấy thức 2.1. Địa điểm thực hiện ăn ưa thích chính của tôm tít H. harpax ở đầm 2.1.1 Địa điểm nghiên cứu: Trại nuôi tôm phá Chilika - Ấn Độ lần lượt là các loài giáp xác tít công ty Aqua RAS, đường số 17, xã Tân sống ở đáy, nhuyễn thể và cá. Theo Wortham- Hưng, Tp. Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Neal (2002), tôm tít thuộc loại “tôm dữ”, ăn thịt 2.1.2 Thời gian nghiên cứu: 4 tháng từ sống theo hình thức rình mồi, con mồi chủ yếu tháng 6/2022 đến tháng 10/2022. là cá nhỏ, tôm, cua, trai, hến, giun nhiều tơ và 2.2. Vật liệu cả đồng loại của chúng. Chúng dùng càng (đôi 2.2.1. Tôm tít giống chân thứ hai) để bắt mồi, nhờ đôi chân này có Giống tôm tít loài H. harpax dùng cho đốt bàn và đốt ngón có thể co duỗi rất nhanh để nghiên cứu này được nhận diện theo miêu tả chụp con mồi (Dingle và Caldwell., 1978). của Trần Chí Liên và ctv. (2010) có trọng lượng Hiện nay, một số hộ dân ở Cà Mau đang từ 30-60 g/con, tôm giống khoẻ mạnh, màu sắc tiến hành nuôi tôm tít H. harpax trong lồng hay đồng đều được cung cấp bởi công ty TNHH Thủy rổ nhựa đặt trên kênh rạch hay trong ao nuôi sản Đại Dương, Vũng Tàu. Tôm giống được xử tôm quảng canh với nguồn giống khai thác từ lý mầm bệnh, ký sinh trùng bằng cách tắm bằng tự nhiên cho ăn bằng cá tạp bước đầu mang lại dung dịch thuốc tím (KMnO4) với liều lượng 2 hiệu quả kinh tế nhất định. Tuy nhiên, hình thức mg/L trong vòng 30 phút trước khi đưa vào bể nuôi này thường khó kiểm soát chất lượng nước thuần dưỡng tôm và được thay nước mỗi ngày. và dễ gây ô nhiễm môi trường. Hệ thống nuôi Trong quá trình dưỡng tôm, nguồn nước nuôi thủy sản tuần hoàn (RAS) có tính ưu việt hơn được bổ sung thêm thuốc tím với nồng độ 0,1 so với công nghệ nuôi ao, nuôi lồng bè vì tính mg/L sau khi thay nước để tiêu diệt mầm bệnh an toàn sinh học, năng suất nuôi cao, không sử tồn tại trong tôm giống. Mật độ thuần dưỡng: dụng kháng sinh, hoá chất, không gây ô nhiễm 8-10 con/m2 (Bùi Văn Điền và ctv., 2015), thức môi trường (Timmons và Ebeling, 2010). Công ăn là cá tạp, cho ăn 2 lần/ngày vào lúc 08 giờ nghệ này đặc biệt phù hợp với nuôi thủy sản và 14 giờ. Sau thời gian 5-7 ngày, những con vùng ven đô thị, nơi diện tích và nguồn nước tôm khoẻ mạnh, phụ bộ đầy đủ, màu sắc đồng hạn chế. Gần đây, nuôi thủy sản theo tầng trong đều được chọn, cân khối lượng đưa vào các hộp các hộp nhựa với hệ thống RAS đã được áp nhựa của hệ thống nuôi tuần hoàn. dụng thành công trên cua biển. Hệ thống hộp 2.2.2. Thức ăn nhựa này có ưu điểm như bảo dưỡng thấp, dễ Dựa vào kết quả nghiên cứu của đề tài TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 23 - THÁNG 12/2022 57
  3. VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II “Thử nghiệm nuôi tôm tít (H. harpax) trong nhà phân thải và thức ăn dư thừa trong hệ thống. bằng hệ thống tuần hoàn”, thức ăn cá tạp (Cá Một bể chứa phân thải có thể tích 1.000 lít (D: nục thuôn Decapterus macrosoma) cho kết quả 0,9 m, H: 1,2 m) bên trong được lắp đặt thêm hệ khả quan với tỷ lệ sống đạt 93,65%, tốc độ tăng thống cánh đảo với vận tốc quay 60 vòng/phút trưởng đạt 0,96 g/ngày. Ngoài ra, đây là nguồn để trộn bùn thải (Công ty Aqua Ras, Việt Nam). thức ăn dễ thu mua, giá thành hộp nuôi thấp nên Hệ thống được trang bị thêm cột đèn diệt khuẩn cá nục thuôn được chọn làm thức ăn cho thử bằng tia tử ngoại (UV) với công suất 60 m3/giờ nghiệm này. (Công ty Aqua Ras, Việt Nam) để đảm bảo an 2.2.3. Xây dựng hệ thống nuôi tôm tít tuần toàn sinh học trong quá trình nuôi. Hệ thống ống hoàn cấp và thoát nước trong hệ thống nuôi tuần hoàn Một hệ thống nuôi tôm tít thử nghiệm với sử dụng chất liệu nhựa PVC (Nhựa Bình Minh, số lượng 1.000 hộp nuôi được thiết kế và xây Việt Nam) với nhiều loại kích cở ống khác nhau dựng với tổng quy mô 100 m2 (Hình 1). Trong từ Ø 21 mm đến Ø114 mm. Hộp nuôi tôm bằng đó, phần diện tích lắp đặt hệ thống hộp nuôi nhựa PP có kích thước (DxRxC=40x30x17 cm, chiếm 40 m2, hệ thống xử lý nước chiếm 13 m2 S=0,12 m2, V=0,08 m3) được sản xuất bởi Công và phần còn lại làm lối đi và các phần phụ trợ ty Aqua RAS, Việt Nam. Hộp nhựa nuôi tôm khác. Tổng thể tích nước sử dụng 13 m3 (hộp được kết nối với nhau bằng các gờ liên kết và nuôi 8 m3, lượng nước trong hệ thống xử lý 5 xếp tầng theo chiều thẳng đứng. Mỗi hộp nuôi m3). Trong đó, hệ thống xử lý sinh học được có một đường nước cấp vào và lỗ thoát đáy xây dựng bằng chất liệu xi-măng và được đặt riêng biệt (Hình 2). Hệ thống hộp nuôi được âm dưới nền đất với tổng chiều dài 6,5 m, chiều lắp đặt một đầu đưa nước vào và một đầu đưa sâu 1,75 m và được chia thành 3 ngăn. Trong nước ra ở đầu và cuối mỗi dãy nuôi, đường kính đó có hai ngăn chứa giá thể lọc sinh học (3m x ống cấp nước Ø 21 mm và mỗi hộp nuôi được 1,5m) và 1 ngăn để chứa nước sạch sau khi xử chia nước thông qua lỗ khoan trên ống 2,5 mm, lý (0,5m x 1,5m). Giá thể được sử dụng trong hệ ống thu gom nước thải đáy Ø 27mm, đạt lưu thống lọc là hạt nhựa (Model: k1, Công ty Nam lượng thoát tối thiểu 0,04 m3/giờ. Lưu lượng Trung Việt, Việt Nam). Hệ thống lọc sinh học tuần hoàn trong mỗi hộp nuôi được điều chỉnh được cung cấp oxy thông qua 15 đĩa khí (D:27 ở mức 0,5 lít/phút/hộp nuôi thông qua một hệ mm, lưu lượng 15 lít/phút, Công ty Nam Trung thống máy bơm với công suất 30 m3 nước/giờ Việt, Việt Nam) đặt ở dưới đáy và được cung (Model S800, Emaux, Trung Quốc). Ngoài ra, cấp oxy bằng một máy nén khí công suất 250 lít/ để đảm bảo nguồn nước bổ sung hoặc thay thế phút (Model: PA200, Trung Quốc). Một thiết bị trong điều kiện cần thiết, trang trại còn trang bị loại bỏ chất thải rắn dạng trống (trống lọc) với thêm một bể chứa nước biển dự phòng với thể công suất 60 m3/giờ với kích thước lới lọc 0,074 tích 2.000 lít được xử lý và sẵn sàng khi cần mm (Công ty Aqua Ras, Việt Nam) được lắp đặt sử dụng. Thông tin về hệ thống trang trại nuôi ở đầu xả thải của hệ thống nuôi để loại bỏ lượng được liệt kê theo Bảng 1. 58 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 23 - THÁNG 12/2022
  4. VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II Bảng 1. Tóm tắt thông số kỹ thuật trại nuôi. Thành phần Thông số kỹ thuật Đơn vị Số lượng Tổng diện tích trang trại Rộng 10 m, dài 10 m m2 100 Diện tích lắp đặt hệ thống hộp Rộng 4 m dài 10 m m2 40 Số lượng hộp nuôi cái 1.000 Số lượng hộp mỗi dãy cái 200 Chiều cao mỗi dãy nuôi tầng 10 Số dãy nuôi dãy 5 Hệ thống lọc sinh học 2 ngăn Mỗi ngăn ngang 1,5 m dài 3 m, m3 13,5 sâu 1,75 m Vật thể bám cho 1 bể Bio-media: SSA (600 m2.m-3) m3 2,5 Diện tích đặc hiệu m2/m3 600 Máy tách thải tự động Công suất thiết kế m3/giờ 60 Kích thước lưới lọc Chất liệu nilon mm 0,074 Bể chứa phân thải Bồn nhựa đứng 1.000 L cái 1 Máy cung cấp oxy Lưu lượng cấp 250 L/phút cái 1 Máy diệt khuẩn Lưu lượng 30 m3/giờ cái 1 Bình lọc cát Loại cát lọc 0,4 mm cái 1 Công suất lọc m3/giờ 30 Bể chứa nước dự phòng Bồn nhựa đứng 2.000 L cái 1 Hình 1. Trang trại nuôi tôm tít tại Bà Rịa - Vũng Tàu. TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 23 - THÁNG 12/2022 59
  5. VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II Hình 2. Kích thước thiết kế và hộp nuôi tôm tít trong hệ thống tuần hoàn. 2.2.4. Kỹ thuật khởi động hệ thống xử lý Hệ thống xử lý được bổ sung vi sinh bằng nước nuôi tuần hoàn (RAS) sản phẩm men vi sinh Microbe-life N1 (Công Nước biển sử dụng trong hệ thống nuôi tôm ty Biogency, Mỹ) với nồng độ 10 ml/m3. Hệ tít bằng hệ thống RAS là nước biển tự nhiên, thống được duy trì nồng độ amoni tổng (TAN) được vận chuyển từ vùng biển Vũng Tàu và 10 mg/L và nitrite-nitrogen 2 mg/L bằng việc được xử lý bằng chlorine với nồng độ 30 mg/L bổ sung thêm ammonium chloride (NH4Cl) và trong thời gian 72 giờ trước khi đưa vào sử natri nitrite (NaNO2) liên tục trong vòng 14 dụng. Nước biển đã qua xử lý được bơm vào ngày nhằm cung cấp nguồn nitơ nuôi dưỡng hệ thống xử lý nước tuần hoàn để ổn định chất vi sinh trong hệ thống. Ngoài ra, hệ thống xử lượng nước sau đó mới được bơm vào hệ thống lý còn được bổ sung thêm sodium bicarbonat hộp nuôi. Tất cả các chỉ tiêu môi trường nước (NaHCO3) để duy trì độ kiềm ở mức 200-230 được điều chỉnh để đảm bảo môi trường phù mg/L. Sau 14 ngày, ngưng bổ sung dinh dưỡng hợp cho sinh trưởng và phát triển của tôm tít ở cho vi sinh cho đến khi các chỉ số TAN, nitrite- pH 8,0-8,5, nhiệt độ 26-29oC, độ kiềm 130,2- nitrogen đạt mức dưới 0,5 mg/L thì tiến hành 230 mg/L, hàm lượng ôxy hòa tan (DO) ≥ 6,0 thả tôm. mg/L và độ mặn từ 28-30‰. 60 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 23 - THÁNG 12/2022
  6. VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II 2.2.5. Phương thức cho ăn 2.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích Cá tạp được cắt khúc và rửa sạch trước chất lượng nước khi cho tôm ăn. Khẩu phần ăn được tính toán Để đảm bảo các chỉ tiêu và chất lượng nước ở mức 10% khối lượng đàn tôm tại thời điểm cấp vào mỗi hộp nuôi luôn đảm bảo, mẫu nước nuôi. Trong quá trình nuôi, do đặc tính tôm sẽ và các chỉ tiêu môi trường trong hệ thống nuôi ngưng ăn trước khi lột xác nên khẩu phần ăn được đo và lấy tại ngăn bơm (ngăn chứa nước được điều chỉnh dựa vào lượng ăn của đàn tôm sau khi qua hệ thống xử lý) trước khi cấp vào thông qua lượng thức ăn dư thừa sau mỗi ngày hộp nuôi định kỳ 7 ngày 1 lần. Mẫu nước được nuôi. Tỷ lệ điều chỉnh tăng hoặc giảm 3-5% bảo quản ở 4oC bằng nước đá và vận chuyển lượng ăn ngày hôm trước. Tôm được cho ăn 2 về phòng thí nghiệm để phân tích các chỉ tiêu lần/ngày lúc 08 giờ và 14 giờ. Sau khi cho ăn 2 ammonia tổng (TAN) (mg/L), nitrite-nitrogen, giờ, kiểm tra thức ăn trong hộp nuôi để loại bỏ nitrate-nitrogen theo phương pháp chuẩn của thức ăn thừa và điều chỉnh lượng thức ăn phù APHA (2005). Các chỉ tiêu đo đạc về chất lượng hợp cho lần sau. nước của hệ thống được trình bày tại Bảng 2. Bảng 2. Tần suất đo và phương pháp đo các yếu tố chất lượng nước trong hệ thống nuôi. Yếu tố Thời điểm đo Tần suất đo Dụng cụ đo Vị trí lấy mẫu Oxy hòa tan, nhiệt 7 giờ sáng Hàng ngày Máy đo chuyên dụng Tại vị trí ngăn bơm độ AZ8403 (Đài Loan) của hệ thống pH 7 giờ sáng Hàng ngày HI9828 (Hanna Tại vị trí ngăn bơm Instruments, Hoa Kỳ) của hệ thống Độ mặn 7 giờ sáng Hàng ngày Đo bằng máy Extech Tại vị trí ngăn bơm EC170 của hệ thống Tổng độ kiềm 7 giờ sáng 7 ngày/lần Test kit (SERA) Tại vị trí ngăn bơm của hệ thống TAN 7 giờ sáng 7 ngày/lần Phân tích tại Viện Nghiên Tại vị trí ngăn cấp Nitrite-nitrogen cứu Nuôi trồng Thủy sản II của hệ thống Nitrate-nitrogen 2.4. Phương pháp xác định sự tăng và đếm số lượng tại thời điểm thả nuôi và thu trưởng, tỉ lệ sống của tôm nuôi hoạch. Tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm tít Nhằm đánh giá một cách tổng thể đàn tôm được tính theo công thức ở Bảng 3. nuôi, toàn bộ tôm thí nghiệm được cân mẫu Bảng 3. Công thức tính tăng trưởng của tôm tít. Chỉ tiêu Đơn vị Công thức Khối lượng tôm ban đầu (Wban đầu) Kg Cân tổng khối lượng đàn tôm thả Khối lượng tôm thu hoạch (Wthu hoạch) Kg Cân tổng khối lượng đàn tôm thu hoạch Tỷ lệ sống % [Số lượng tôm thu hoạch / Số lượng tôm thả ban đầu] x 100 FCR = Thức ăn sử dụng (bao gồm cả khối Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) lượng thức ăn dư thừa không xác định)/ (Wthu hoạch – Wban đầu) Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối g/ngày DWG = [Wthu hoạch - Wban đầu] / t Tốc độ tăng trưởng đặc trưng %/ngày SGR = 100 * (LnWthu hoạch – LnWban đầu) / thời gian nuôi (ngày) Wthu hoạch: khối lượng tôm thu hoạch (g); Wban đầu: khối lượng tôm ban đầu (g); t: thời gian nuôi: 120 ngày TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 23 - THÁNG 12/2022 61
  7. VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II 2.5. Phương pháp xử lý số liệu Nhìn chung các chỉ tiêu về chất lượng nước Các số liệu chất lượng nước, các chỉ số của hệ thống nuôi đạt tối ưu cho tôm tít sinh đánh giá tăng trưởng, tỷ lệ sống, khối lượng thu trưởng và phát triển. Chất lượng môi trường hoạch được ghi chép và xử lý bằng phần mềm nuôi được duy trì ổn định trong suốt quá trình Microsoft Excel phiên bản 2016. nuôi 120 ngày nuôi. Các chỉ tiêu về chất lượng III. KẾT QUẢ nước trong hệ thống nuôi được thể hiện tại 3.1. Chất lượng nước trong hệ thống Bảng 4. RAS nuôi tôm tít Bảng 4. Chất lượng nước của hệ thống nuôi tôm tít trong suốt thời gian thử nghiệm. Thông số môi trường Đơn vị tính TB ± SD Max Min DO mg/L 6,1 ± 0,1 6,3 6,0 Nhiệt độ o C 27,9 ± 0,9 29,0 26,0 pH 8,3 ± 0,2 8,5 8,0 Độ mặn ‰ 28,8 ± 0,7 30,0 28,0 Độ kiềm tổng mg CaCO3/L 190,1 ± 35,4 230,0 130,2 TAN mg/L 0,3 ± 0,2 0,53 0,01 Nitrite-nitrogen mg/L 0,2 ± 0,1 0,31 0,01 Nitrate-nitrogen mg/L 45 ± 20,1 150,5 0,12 Ghi chú: TB: Giá trị trung bình; SD: độ lệch chuẩn; Max: chỉ số lớn nhất, Min: chỉ số nhỏ nhất. Kết quả trình bày ở Bảng 4 cho thấy, các nghiệm đạt ngưỡng cao nhất 150,5 mg/L sau đó chỉ tiêu chất lượng nước trong hệ thống thí được điều chỉnh dần về mức độ ổn định trung nghiệm được duy trì ổn định trong khoảng thích bình 45±20,1 mg/L thông qua việc điều chỉnh hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm lượng nước đi qua bể chứa phân thải kết hợp tít. Hàm lượng DO và pH lần lượt ở mức ≥ 6,0 việc bổ sung vi sinh xử lý bùn thải . mg/L; 8,0-8,5, nhiệt độ và độ mặn dao động 3.2. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu sinh học từ 26-29oC; 28-30‰, độ kiềm biến động trong của tôm tít khoảng từ 130,2-230 mg CaCO3/L. TAN có sự Thí nghiệm kết thúc sau 120 ngày nuôi. biến động nhẹ nhưng không vượt quá 0,5 mg/L; Toàn bộ tôm trong hệ thống được thu hoạch và nitrite-nitrogen dao động từ 0,0-0,3 mg/L. cân khối lượng. Kết quả được thể hiện trong Nitrate-nitrogen tích lũy dần trong quá trình thí Bảng 5. Bảng 5. Tăng trưởng của tôm tít nuôi trong hệ thống RAS. Thông số Đơn vị Số lượng/Giá trị Số lượng tôm tít thả ban đầu con 1.000 Khối lượng trung bình tôm tít thả ban đầu g/con 37,5 Tổng khối lượng tôm tít thả nuôi ban đầu kg 39,5 Số lượng tôm tít thu hoạch con/hệ thống 834 Khối lượng trung bình tôm tít thu hoạch g/con 157,7 Tổng khối lượng tôm tít thu hoạch kg 130,9 62 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 23 - THÁNG 12/2022
  8. VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II Tỷ lệ sống % 83,4 Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) 3,29 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối g/ngày 0,76 Tốc độ tăng trưởng đặc trưng %/ngày 1,0 3.3. Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi bachhoaxanh.com), sau khi trừ đi các chi phí Ở quy mô thử nghiệm 1000 con, tổng sản xuất, lợi nhuận ròng thu được 12,1 triệu chi phí đầu tư ban đầu 278 triệu đồng cho hệ đồng. Tính chi phí lợi nhuận trên từng đơn vị, thống nuôi tôm tít. 120 ngày nuôi tôm đạt khối mỗi kg tôm tít thành phẩm lợi nhuận ròng thu lượng trung bình 157 g/con, tỷ lệ sống đạt trên về được 0,12 triệu đồng. Chi tiết được thể hiện 83,4%, năng suất thu hoạch được 130,9 kg tôm. tại Bảng 6. Với giá bán hiện tại 950.000 đồng/kg (www. Bảng 6. Bảng tính toán hiệu quả kinh tế mô hình nuôi tôm tít. Số Đơn vị Chi phí Tỷ lệ Nội dung chi phí Giá tiền (đ) Thành tiền (đ) lượng tính cho 1 kg % Chi phí cố định             Chi phí xây dựng hệ thống (1000 hộp): Bao Hệ gồm 1000 hộp nuôi và hệ 1 278.000.000 278.000.000 thống thống xử lý tuần hoàn, vật tư cho hệ thống nuôi. Chi phí biến động Tôm giống (khối lượng 1.000 con 25.000 25.000.000 190.930 17,0 trung bình 0,037 g) Tổng khổi lượng thức ăn 392.8 kg 10.000 3.928.140 30.000 2,7 sử dụng Tổng khối lượng nước sử 20.0 m3 300.000 6.000.000 45.823 4,1 dụng Khoáng bổ sung nâng độ 98.20 kg 12.000 1.178.442 9.000 0,8 kiềm Khoáng vi lượng, đang 56.00 kg 36.000 2.016.000 15.397 1,4 lượng bổ sung Men vi sinh xử lý môi 7 lít 1.250.000 8.750.000 66.826 6,0 trường Men tiêu hóa bổ sung vào 3.93 kg 1.200.000 4.713.768 9.165 0,8 thức ăn Test kit kiểm tra môi 12 bộ 120.000 1.440.000 10.998 1,0 trường Nhân công 1 người (7 triệu/tháng) x 4 tháng sản 4 tháng 7.000.000 28.000.000 213.842 19,0 xuất Điện năng tiêu thụ (2 kw/ 5.760 kw 2.000 11.520.000 87.981 7,8 giờ) x 4 tháng sản xuất Khấu hao chi phí cố định trong 3 năm (sau 3 năm 1 Vụ 19.777.778 19.777.778 151.047 13,5 giá trị còn lại 100 triệu) TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 23 - THÁNG 12/2022 63
  9. VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II Tổng chi phí sản xuất 112.324.128 831.007 100 Doanh thu từ việc bán sản phẩm tôm (tỷ lệ 131 kg 950,000 124.391.100 sống 83,4%, trọng lượng trung bình 157 g/con) Tổng doanh thu sau mỗi đợt nuôi 124.391.100 (đồng) Lợi nhuận thu được (Lãi ròng) 12.066.972 (đồng) Lợi nhuận thu được tính trên đơn vị (đồng/kg) 118.933 (đồng) IV. THẢO LUẬN Các kết quả đo đạc chất lượng nước trong thống tuần hoàn, đảm bảo cho tôm sinh trưởng hệ thống nuôi được điều chỉnh và duy trì trong và phát triển bình thường. khoảng thích hợp cho sự phát triển bình thường Trong quá trình nuôi thí nghiệm, trang trại của tôm tít. Hàm lượng oxy hòa tan dao động đã sử dụng tổng cộng 20 m3 nước biển cho cả vụ 6,0-6,3 mg/L, nhiệt độ 26-29oC, pH 8,0-8,5, nuôi 120 ngày, sản lượng tôm tít thu hoạch được độ mặn 28-30‰, kiềm tổng 130,2-230 mg/L. 130,9 kg. Tính toán lượng nước sử dụng trong Kết quả này cũng phù hợp với công bố của Bùi vụ nuôi là 152,8 L/kg tôm. Hiện nay, chưa có Nguyên Toàn (2016) và Bùi Văn Điền và ctv. báo cáo cụ thể nào về lượng nước sử dụng cho (2015) khi nuôi vỗ thành thục tôm tít H. harpax việc nuôi loại tôm tít này. Tuy nhiên, kết quả trong hệ thống RAS về các yếu tố môi trường ở này cũng có thể so sánh với việc sử dụng nước giới hạn thích hợp cho tôm sinh trưởng bao gồm của các loại khác như hình thức nuôi ao, tôm thẻ nhiệt độ 25,5-30,7oC, ôxy hòa tan 4,1-5,4 mg/L, cần tiêu tốn 2.000-4.000 L/kg (Timmon, 2005). pH 7,2-8,2 và cũng phù hợp với các chỉ tiêu chất Tỷ lệ sử dụng nước tương đương với việc nuôi lượng nước trong nghiên cứu ứng dụng RAS tôm thẻ trong hệ thống RAS từ 150-250 L/kg nuôi tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) (Dong, 2014). Kết quả này cho thấy việc nuôi khi nuôi siêu thâm canh lắp đặt trong nhà, nhiệt tuần hoàn giúp giảm rất nhiều lượng nước sử độ dao động từ 26-30oC, pH dao động từ 6,5-8,5 dụng. và DO dao động từ 5,95-8,32 mg/L, hàm lượng Colt, J. (2006) đã đề cập đến dạng ion hóa TAN và nitrite-nitrogen lần lượt nhỏ hơn 0,8 của NO2- tồn tại dưới dạng acid nitrite HNO2 mg/L và 1,0 mg/L (Suantika và ctv., 2018). Hàm là dạng gây độc đối với động vật thủy sản. lượng TAN, nitrite-nitrogen, nitrate-nitrogen Theo Hjeltnes và ctv. (2012) mức nitrite tăng cũng phù hợp và ổn định trong suốt thời gian cao là yếu tố nguy cơ cao nhất trong hệ thống 120 ngày nuôi. Các chỉ số này ghi nhận được tuần hoàn và có thể do bộ lọc sinh học chưa ở mức TAN là 0,3±0,2 mg/L, nitritenitrogen là được khởi động và hoạt động hiệu quả. Theo 0,2±0,1 mg/L, nitrate-nitrogen là 45±0,1 mg/L. Kolarevic và Terjesen (2011) mức NO2- tối ưu Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của trong nước ngọt là
  10. VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II tôm tít, hàm lượng NO2- từ 0,6 ± 0,2 mg/L cao như nhuyễn thể (nghêu, hàu,.) làm thức ăn nuôi hơn khuyến cáo của Kolarevic, J., và Terjesen, tôm tít thì cá nục chi phí thấp hơn, sản lượng B., (2011) do đó, độ mặn luôn duy trì ở mức dồi dào, dễ thu mua, bảo quản và cũng phù hợp 28-30‰ nhằm làm giảm độc của NO2- (Colt, J., cho nuôi tôm tít trong hệ thống tuần hoàn. Hệ 2006). số chuyển đổi thức ăn (FCR) đạt 3,29. Hiện Theo ghi nhận của Van Rijn và Schreier nay, chưa có nghiên cứu cụ thể nào về hệ số (2006) hàm lượng NO3- không vượt quá 150 thức ăn dành cho tôm tít được công bố, nhưng mg/L giúp môi trường nuôi thủy sản ổn định bền theo đặc điểm của giáp xác, hệ số này thấp hơn vững. Trong hệ thống nuôi tôm tít, hàm lượng rất nhiều so với nuôi tôm hùm (FCR=24,6; Lại nitrat được xử lý và duy trì ở mức 45±20,1 mg/L Văn Hùng, 2014). Kết quả này cũng tương đồng để không làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và với việc nuôi vỗ béo cua biển bằng thức ăn tươi phát triển của tôm tít. sống trong hệ thống tuần hoàn (FCR=2,8; Trần Kết quả cho thấy rằng tất cả các thông số Ngọc Hải, 2017) môi trường đã được kiểm soát và duy trì tốt khi Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về nuôi tôm tít trong hệ thống tuần hoàn. Kết quả nuôi thương phẩm tôm tít còn ít, tỷ lệ sống của này phù hợp với các thông số đã công bố trước tôm tít trong các điều kiện nuôi nhốt, đặc biệt là đây từ các nhóm nghiên cứu khác. Vũ Công đối với loài H. harpax còn hạn chế. Sau 120 ngày Tâm và ctv. ( 2020) đã nghiên cứu “Nuôi tôm nuôi, tỷ lệ sống của đàn tôm tít trong nghiên cứu thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong này đạt 83,4% tương đương với kết quả nghiên bể bằng hệ thống tuần hoàn khép kín” cho thấy cứu của Bùi Văn Điền và ctv. (2015) và Bùi nhiệt độ dao động từ 24-29oC, pH dao động từ Nguyên Toàn (2016) đạt trên 80%. Mặt khác, tỷ 7,5 - 8,2 và DO dao động từ 4,2 – 5,2 mg/L; lệ sống của tôm H. harpax trong hệ thống RAS hàm lượng TAN và nitrite-nitrogen lần lượt nhỏ là cao hơn tôm tít loài Oratosquillina interrupta hơn 0,5 mg/L và 0,7 mg/L. nuôi trong bể sục khí, 51,67-83,33% (Trần Gió Với thức ăn là cá nục thuôn, tốc độ tăng Lạnh, 2011). trưởng đặc trưng (DWG) của tôm tít trong Từ kết quả nghiên cứu này cho thấy rằng nghiên cứu này đạt 0,76 g/ngày thấp hơn so với công nghệ nuôi tuần hoàn (RAS) đã mở ra một nghiên cứu thử nghiệm ban đầu (0,96 g/ngày) có hướng đi mới cho đối tượng tôm tít nhằm đa thể được giải thích là do quá trình thử nghiệm dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản trong và ngoài ban đầu được thực hiện trong thời gian ngắn (30 nước. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ mới bước ngày), bên cạnh đó tôm tít phát dục vào thời đầu thử nghiệm về quy trình nuôi cho nên để điểm từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm trùng nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế và tính với thời điểm thử nghiệm nên tốc độ tăng trưởng bền vững cho mô hình cần có nhiều nghiên cứu chậm lại so với nghiên cứu trước đó. Tuy nhiên, chuyên sâu hơn về việc sản xuất giống nhân tạo, kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Bùi nguồn thức ăn công nghiệp và các vấn đề liên Nguyên Toàn (2016), DWG chỉ đạt 0,18 g/ngày quan đến bệnh để giảm thiểu rủi ro trong quá khi nuôi vỗ tôm tít bố mẹ. Kết quả này tương trình sản xuất. đương với nghiên cứu của Liu và ctv. (2014) là V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 0,79 g/ngày. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đặc 5.1. Kết luận biệt thấp hơn hẳn chỉ 1,0%/ngày so với báo cáo Kết quả thử nghiệm bước đầu cho thấy hệ của Liu và ctv. (2014) là 4,47%/ngày. thống tuần hoàn được thiết kế phù hợp cho việc Thực tiễn sản xuất cho thấy, chi phí thức ăn nuôi thương phẩm tôm tít trong từng hộp nhựa TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 23 - THÁNG 12/2022 65
  11. VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II riêng trong điều kiện nhân tạo nhằm nâng cao TÀI LIỆU THAM KHẢO năng suất và hiệu quả kinh tế cho đối tượng này. Tài liệu tiếng Việt Bùi Văn Điền, Bùi Nguyên Toàn, Nguyễn Quang Đây là một trong những nghiên cứu hoàn toàn Hưng, Đào Mạnh Dũng, 2015. Báo cáo tổng kết mới về mô hình nuôi cho một đối tượng thủy đề tài: Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản mới cả trong và ngoài nước. sản xuất giống nhân tạo tôm tít (Harpiosquilla Tôm tít tăng trưởng khá tốt trong hệ thống harpax). Bộ NN&PTNT. RAS với thức ăn là cá nục trong chu kỳ 120 Bùi Nguyên Toàn, 2016. Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của tôm tít (Harpiosquilla harpax ngày nuôi đã đạt kích cỡ thương phẩm (>150 g/ de Haan, 1844) trong điều kiện nuôi. Luận văn con), tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (DWG) đạt thạc sĩ ngành Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại 0,76 g/ngày, tốc độ tăng trưởng đặc trưng (SGR) học Nha Trang, 59 trang. đạt 1,0%/ngày. Tỷ lệ sống của tôm tít nuôi trong Lại Văn Hùng, Phạm Thị Khanh, Nguyễn Minh Đức, Hoàng Thị Thanh, Đặng Thị Đoan hệ thống RAS đạt 83,4%, hệ số chuyển đổi thức Trang, Đỗ Lê Hữu Nam, Hoàng Văn Dần, ăn (FCR) 3,29. Nguyễn Văn Vinh, Trần Văn Nhã, 2011. Nuôi tôm tít theo tầng trong hộp bằng công Báo cáo tổng kết “Hoàn thiện công nghệ nghệ nuôi tuần hoàn bước đầu mang lại hiệu sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi tôm hùm bông (Panulirus ornatus) và tôm hùm xanh quả kinh tế 12,1 triệu đồng/vụ nuôi với quy mô (Panulirus homarus)”. Cục thông tin Khoa 1000 con giống. học Quốc Gia, Cơ sở dữ liệu nhiệm vụ Quốc 5.2. Đề nghị gia về KH&CN, 200 trang. Nghiên cứu này là kết quả bước đầu đánh Nguyễn Nhứt, Nguyễn Hồng Quân và Nguyễn Đình giá khả năng áp dụng hệ thống RAS trong nuôi Hùng, 2018. Ứng dụng công nghệ tuần hoàn để nuôi cá chình bông (Anguilla marmorata Quoy thương phẩm tôm tít, một trong những đối tượng & Gaimard, 1824). Tạp chí Nghề cá sông Cửu thủy sản nuôi mới, có giá trị kinh tế cao nhưng Long, số 11, 2018. chưa được tập trung nuôi thương phẩm nhiều Nguyễn Văn Chung, Đặng Ngọc Thanh, Phạm Thị trong và ngoài nước. Kết quả của đề tài là một Dự, 2000. Động vật chí Việt Nam - Quyển 1: Tôm biển. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. trong những nghiên cứu mở đầu nhằm thúc đẩy 263 trang. nghề nuôi thêm đối tượng mới cho nghề nuôi Nguyễn Văn Thường và Phạm Minh Đức, 2014. thủy sản. Hiện nay con giống còn phụ thuộc vào Thành phần loài và phân bố của tôm họ Squillidae khai thác tự nhiên theo mùa vụ. Để thúc đẩy ở vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Số nghề nuôi tôm tít phát triển, cần có những chính chuyên đề: Thủy sản 2014(2): 270-277. sách khuyến khích nghề sản xuất giống cũng Trần Gió Lạnh, 2011. Nuôi tôm tít (Oratosquillina như nghiên cứu sản xuất nguồn thức ăn cho tôm interrupta) với các độ mặn, mật độ và giá thể tít trong tương lai gần. khác nhau trên bể. Luận văn tốt nghiệp đại học LỜI CẢM ƠN ngành Quản lý nghề cá – Trường ĐH Cần Thơ. Trần Chí Liên, 2010. Nghiên cứu đặc điểm sinh học Nhóm nghiên cứu chân thành cảm ơn Sở của tôm tít (Squillidae). Luận văn tốt nghiệp cao Khoa học và Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh đã tài học- Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ; trợ kinh phí thông qua Quỹ Phát triển KH&CN 46 trang. để thực hiện đề tài: “Thử nghiệm nuôi tôm tít Trần Ngọc Hải, 2017. Nguyên lý và kỹ thuật nuôi cua biển. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Xuất bản Harpiosquilla harpax De Haan, 1844 trong hộp quý IV năm 2017. nhựa bằng hệ thống tuần hoàn tại Tp. Hồ Chí Vũ Công Tâm, Lê Duy Khương, Hoàng Văn Hùng, Minh”, cám ơn Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Nuôi (2022). Đánh giá hiệu quả nuôi tôm chân trắng trồng Thủy sản II, các anh, chị, em và đồng (Litopenaeus vannamei BOONE, 1931) sử dụng hệ thống nuôi tuần hoàn kết hợp lọc sinh học. Tạp nghiệp đã hỗ trợ trong quá trình thực hiện. 66 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 23 - THÁNG 12/2022
  12. VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II chí Khoa học Đại học Hạ Long, số 2, 03/2022: Mahapatro, D., Ahyong, S., Mohanty, B., Mishra, 101-113. S.S., Pattnaik, A.K., and Mohanty, S.K., Tài liệu tiếng Anh 2019. Range extension of a mantis shrimp Ahyong, S.T., 2001. Revision of the Australian Harpiosquilla harpax (Family: Squillidae) in the Stomatopod Crustaceans. Records of the Chilika Lagoon. Indian Journal of Geo Marine Australian Museum, 26: 1-326. Sciences, 48(01): 18-24. Colt, J., 2006. Water quality requirements for reuse Prasad, D.R., and Rao, P.Y. P., 2015. Studies on systems. Aquacultural Engineering, 34(3): 143- food and feeding habits of Harpiosquilla harpax 156. (de Haan, 1844) (Crustacea: Stomatopoda) Dalsgaard, J., Lund, I., Thorarinsdottir, R., represented in the shrimp trawl net by-catches Drengstig, A., Arvonen, K. and Pedersen, P., off Visakhapatnam, east coast of India. 2013. Farming different species in RAS in Nordic International Journal of Advanced Research, countries: Current status and future perspectives. 3(7): 1578-1584. Aquacultural Engineering, 53: 2-13. Suantika, G., Situmorang, M.L., Nurfathurahmi, Dingle, H., and Caldwell, R.L., 1978. Ecology and A., Taufik, I., Aditiawati, P., Yusuf, N., morphology of feeding and agonistic beharvior and Aulia, R., 2018. Application of Indoor in mudflat stomatopoda (Squillidae). Biol. Bull., Recirculation Aquaculture System for White 155:134-149. Shrimp (Litopenaeus vannamei) Growout Super- Ekalaturrahmah, Zairon, Y.A.C., and Wardiatno, Intensive Culture at Low Salinity Condition. J. Y., 2020. Population dynamics of mantis shrimp Aquac. Res. Development, 9: 530. Harpiosquilla harpax and Oratosquillina sp. in Timmons, M. B., J. M. Ebeling, 2010. Recirculating the waters south of Madura Island, Indonesia. aquaculture, 2nd, Cayuga Aqua Ventures, Ithaca, Biodiversitas, 21: 1458-1466. New York, USA. 948 trang. Hjeltnes, B., Bæverfjord, G., Erikson, U., Van Rijn, J., Tal, Y. and Schreier, H., 2006. Mortensen, S., Rosten, T. and Østergård, P., 2012. Denitrification in recirculating systems: Theory Risk Assessment of Recirculation Systems in and applications. Aquacultural Engineering, Salmonid Hatcheries. The Norwegian Scientific 34(3): 364-376. Committee for Food Safety. Wortham-Neal, J., 2002. Reproductive morphology Kolarevic, J. and Terjesen, B., 2011. Research on and biology of male and female mantis Atlantic salmon welfare and performance in shrimp (Stomatopoda: Squillidae). Journal of RAS at Nofima Centre for Recirculation in Crustacean Biology 22 (4):728-742 Aquaculture. Volume: Salmon Land Based Yan, Y., Zhang, Y., Wu, G., He, X., Zhao, C., and Lu, Closed-Containment Workshop, p. 10 H., 2015. Seasonal feeding habits, reproduction, Lalramchhani, C., Balasubramanian, C.P., Shyne and distribution of Harpiosquilla harpax Anand, P.S., Ghoshal, Prem Kumar, T.K., and (Stomatopoda: Harpiosquillidae) in the Beibu Vijayan, K.K., 2019. Mud crab farming: An gulf, South China sea. Journal of Crustacean alternative livelihood in the Indian Sundarban. Biology, 35(6): 776-784. Aquaculture Asia Magazine, 23(3): 20-29. TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 23 - THÁNG 12/2022 67
  13. VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II EVALUATION OF RECIRCULATING AQUACULTURE SYSTEM FOR COMMERCIALLY VERTICAL MANTIS SHRIMP (Harpiosquilla harpax De Haan, 1844) FARMING Le Ngoc Hanh1* ABSTRACT This study aims to test recirculating aquaculture system (RAS) for 100 m2 of vertical farming for mantis shrimp (Harpiosquilla harpax) culture during 120 days in Ba Ria-Vung Tau province, Vietnam. The RAS was made up a thousand -vertically connected 8L boxes for raising 1000 mantis shrimps, a drumfilter, an UV system and a septic tank. Stocking initial shrimp body weight in 37.5 g/individual was collected from the wild. Chopped trash fish (Decapterus macrosom) was used as feed source for shrimp with a feeding level of 5 - 10% of shrimp body weight per day. Results showed that optimal water quality in the RAS was recorded. Water quality parameters included dissolved oxygen 6.0 - 6.3 mg/L, water temperature 26 - 29oC, water pH 8.0 - 8.5 mg/L, TAN 0.01- 0.53 mg/L, nitrite-nitrogen 0.01 - 0.31 mg/L, nitrate-nitrogen 0.12-150.4 mg/L and alkalinity 130 - 230 mg CaCO3/L. In addition, water use in RAS for mantis shrimp was calculated 152.8 L/ kg shrimp produced. The daily growth rate (DWG), specific growth rate (SGR) and final body weight of shirmp were 0.76 g/day, 1.0%/day and 157,7 g/individual, respectively. Survival and feed conversion ratio (FCR) was 83.4% and 3.29, respectively. This study indicated that mantis shrimp can be raised in commercially vertical farming by the recirculating aquaculture system. Keywords: Harpiosquilla harpax, mantis shrimp, RAS, water quality, waste water. Người phản biện: PGS. TS. Võ Nam Sơn Người phản biện: TS. Nguyễn Nhứt Ngày nhận bài: 15/11/2022 Ngày nhận bài: 15/11/2022 Ngày thông qua phản biện: 17/12/2022 Ngày thông qua phản biện: 20/12/2022 Ngày duyệt đăng: 25/12/2022 Ngày duyệt đăng: 25/12/2022 1 Research Institue for Aquaculture No.2 * Email: ngochanhts@gmail.com 68 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 23 - THÁNG 12/2022
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1