intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá tác động của nghề lồng bẫy đến nguồn lợi hải sản ở vùng biển ven bờ Tây Nam Bộ và đề xuất giải pháp quản lý

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghề lồng bẫy (lồng bẫy ghẹ, lồng bẫy bát quái) là một trong những nghề quan trọng trong cơ cấu nghề khai thác ở vùng biển Tây Nam bộ, tính đến tháng 12/2019 tổng số lượng tàu là 995 chiếc. Bài viết trình bày đánh giá tác động của nghề lồng bẫy đến nguồn lợi hải sản ở vùng biển ven bờ Tây Nam Bộ và đề xuất giải pháp quản lý.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá tác động của nghề lồng bẫy đến nguồn lợi hải sản ở vùng biển ven bờ Tây Nam Bộ và đề xuất giải pháp quản lý

  1. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NGHỀ LỒNG BẪY ĐẾN NGUỒN LỢI HẢI SẢN Ở VÙNG BIỂN VEN BỜ TÂY NAM BỘ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ Phan Đăng Liêm1, Nguyễn Thị Thu1 TÓM TẮT Nghề lồng bẫy (lồng bẫy ghẹ, lồng bẫy bát quái) là một trong những nghề quan trọng trong cơ cấu nghề khai thác ở vùng biển Tây Nam bộ, tính đến tháng 12/2019 tổng số lượng tàu là 995 chiếc. Năng suất khai thác của lồng bẫy ghẹ đạt 18,3 kg/ngày - 39,5 kg/ngày, nghề lồng bát quái đạt 30,1 kg/ngày - 88,9 kg/ngày. Mức độ tác động xâm hại của nghề lồng bẫy đến nguồn lợi được đánh giá dựa trên tỷ lệ thành phần loài khai thác, hình thức hoạt động của ngư cụ, mức độ tác động đến môi trường sống của các đối tượng khai thác,.. Cụ thể như sau: số cá thể bị xâm hại bởi nghề lồng bát quái chiếm 82,6%, nghề lồng bẫy ghẹ là 63,9% và 100% các tàu lồng bẫy đều sử dụng sai kích thước mắt lưới theo quy định. Từ những đánh giá về hiệu quả khai thác và mức độ xâm hại của nghề lồng bẫy đã đề xuất được 4 giải pháp, cụ thể: 1) Giải pháp về kỹ thuật; 2) Giải pháp hạn chế vứt bỏ ngư cụ xuống biển; 3) Giải pháp về quản lý nhà nước; 4) Một số giải pháp khác: tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân, về cơ chế, chính sách. Từ khóa: Lồng bẫy, Tây Nam bộ, mức độ xâm hại. 1. MỞ ĐẦU 1 8F 2. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vùng biển Tây Nam bộ (từ Cà Mau đến Kiên 2.1. Tài liệu nghiên cứu Giang) là một trong những vùng biển có tiềm năng Kế thừa và sử dụng nguồn số liệu của một số đề kinh tế to lớn với sản lượng khai thác và giá trị xuất tài, dự án do Viện Nghiên cứu Hải sản thực hiện như: khẩu hàng năm luôn ở mức cao, góp phần tăng - Dự án “Đánh giá nguồn lợi và nghề khai thác tưởng kinh tế khu vực. Tuy nhiên, hiện nay nguồn ghẹ xanh ở vùng biển Kiên Giang” giai đoạn từ 2013 lợi hải sản ở vùng biển ven bờ Tây Nam bộ đang có - 2018. xu hướng giảm mạnh do hoạt động khai thác quá - Dự án “Điều tra tổng thể biến động nguồn lợi mức, gia tăng các phương tiện khai thác thác hủy hải sản ven biển Việt Nam” giai đoạn 2016 - 2020. diệt, sử dụng ngư cụ không đúng quy định, không - Số liệu điều tra hiện trạng khai thác và số liệu được phép khai thác, … giám sát khai thác của dự án “Điều tra các nghề Nghề lồng bẫy (lồng bẫy ghẹ, lồng bát quái) là khai thác vùng biển ven bờ và vùng lộng biển Kiên một trong những nghề quan trọng trong cơ cấu nghề Giang, đề xuất sắp xếp lại cơ cấu nghề khai thác khai thác ở vùng biển Tây Nam bộ. Tuy nhiên, hiện vùng biển ven bờ và vùng lộng biển Kiên Giang”. nay các loại nghề này vẫn phát triển và hoạt động 2.2. Phương pháp nghiên cứu một cách tự phát, đặc biệt là nghề lồng bát quái, điều 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu này đã gây tác động không nhỏ đến nguồn lợi hải sản ven bờ, cạnh tranh ngư trường gay gắt với các - Số liệu thứ cấp: Được tiến hành thu thập ở các nghề khác và gây khó khăn cho công tác quản lý. cơ quan quản lý ngành như: Sở Nông nghiệp và Chính vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá tác động của Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy sản tại tỉnh Kiên Giang và Cà Mau. Số liệu thu thập, gồm: cơ nghề lồng bẫy đến nguồn lợi hải sản ở vùng biển ven cấu đội tàu theo nghề và nhóm chiều dài, sản lượng bờ Tây Nam bộ nhằm có cơ sở khoa học để phục vụ khai thác,... công tác quản lý là rất cần thiết. - Số liệu sơ cấp: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp các chủ phương tiện/thuyền trưởng dựa trên bảng 1 Viện Nghiên cứu Hải sản 106 TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021
  2. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ câu hỏi in sẵn về kích thước tàu thuyền khai thác, 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU mùa vụ, sản lượng khai thác, v.v... Tổng số lượng 3.1. Đánh giá hiện trạng nghề lồng bẫy ở vùng biển phiếu điều tra là: 182 phiếu (lồng bẫy ghẹ: 90 phiếu, ven bờ Tây Nam bộ lồng bát quái: 92 phiếu). 3.1.1. Cơ cấu tàu thuyền nghề lồng bẫy ở Tây Nam bộ - Thu số liệu trên tàu giám sát: Tiến hành thu 02 chuyến trên tàu ngư dân, 01 chuyến vào mùa gió Nghề lồng bẫy ở Tây Nam bộ chủ yếu là lồng Tây Nam và 01 mùa gió Đông Bắc. Số liệu thu thập, bẫy ghẹ, và lồng bát quái. Theo thống kê của Chi gồm: tọa độ đánh bắt, thành phần sản lượng, năng cục Thuỷ sản Kiên Giang và Cà Mau tính đến tháng suất khai thác, một số đặc điểm sinh học của các 12/2019 tổng số tàu làm nghề lồng bẫy là 995 chiếc. đối tượng có giá trị kinh tế (thành phần loài, kích Chi tiết số lượng tàu được thể hiện ở bảng 1. thước, khối lượng, giới tính,…),.... Tổng số mẻ lưới Bảng 1. Số tàu lồng bẫy phân theo nhóm chiều dài ở là 60 mẻ. vùng bờ và vùng lộng Tây Nam bộ 2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu Số tàu phân theo nhóm Tổng T Nghề khai chiều dài (chiếc) - Chiều dài trung bình chung thân cá một số cộng T thác loài/nhóm loài chiếm ưu thế trong các mẻ lưới, < 12 m 12m -
  3. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - 39,5 kg/ngày, nghề lồng bát quái đạt 30,1 kg/ngày phẩm đánh bắt chính là ghẹ xanh, trong đó ghẹ loại - 88,9 kg/ngày. I (loại ghẹ có kích thước lớn) chiếm 46,2% và ghẹ 3.1.3. Thành phần sản lượng khai thác loại II (kích thước trung bình), chiếm 43,1% và loại loại III (ghẹ kích thước nhỏ), chiếm 4,3% tổng sản Thành phần sản phẩm khai thác của các loại lồng lượng khai thác; lồng bát quái có thành phần sản bẫy có sự khác nhau rất lớn. Chi tiết tỷ lệ thành phần lượng rất đa dạng, bao gồm: cá tạp, tôm tít, mực, sản lượng khai thác được thể hiện ở bảng 2. tôm, cá xô, ghẹ chiếm tỷ lệ lần lượt là 42,7%; 22,3%; Bảng 2. Tỷ lệ thành phần sản phẩm của nghề 13,7%; 13,3%; 6,6% và 1,7% tổng sản lượng đánh bắt lồng bẫy của nghề. Thành phần sản lượng theo 3.2. Đánh giá mức độ xâm hại của nghề lồng bẫy Nghề Đối tượng nhóm chiều dài tàu (%) đến nguồn lợi hải sản ở vùng biển ven bờ Tây khai khai thác Trung Nam bộ thác
  4. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Bảng 4. Chiều dài và mức độ xâm hại của nghề lồng bẫy ghẹ Chiều dài trung Chiều dài Số cá thể Mức độ Tên Số cá thể dưới Tên khoa học bình bắt gặp CWm50 CPKT xâm hại Việt Nam CWm50 (con) (CW, cm) (cm) (con) (%) Portunus Ghẹ xanh 8,8 10 703 397 63,9 pelagicus Đối tượng khai thác của nghề lồng bẫy ghẹ ở - 100% các tàu làm nghề lồng bát quái (lồng vùng biển ven bờ Tây Nam bộ chủ yếu là ghẹ xếp) và bẫy ghẹ được khảo sát ở Tây Nam bộ đều vi xanh (Portunus pelagicus). Kết quả nghiên cứu phạm về kích thước mắt lưới cho phép khai thác cho thấy, tỷ lệ ghẹ chưa trưởng thành trong các (ngư dân sử dụng mắt lưới 2a = 40 mm, trong khi đó mẻ lưới chiếm 63,9% tổng số lượng cá thể. Như quy định kích thước mắt lưới tối thiểu 2a = 50 mm). vậy, nghề lồng bẫy ghẹ có mức độ xâm hại đến c) Cơ sở pháp lý: nguồn lợi khá cao. - Luật Thủy sản số 18/2017/QH14; 3.3. Đề xuất giải pháp quản lý nghề lồng bẫy nhằm bảo vệ bền vững nguồn lợi hải sản ven bờ - Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày Tây Nam bộ 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản; 3.3.1. Giải pháp về kỹ thuật 3.3.1.1. Cơ sở đề xuất giải pháp - Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông a) Cơ sở lý luận: thôn về hướng dẫn bảo vệ và phát triển nguồn lợi Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về giải thủy sản; pháp kỹ thuật để giảm thiểu tác động đến nguồn lợi thủy sản của nghề lồng bẫy, một số giải pháp đã - Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày được áp dụng và thực tiễn như sau: 25/6/2015 của UBND tỉnh Kiên Giang ban hành quy định về quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ - Tăng kích thước mắt lưới hoặc thay đổi hình nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; dáng mắt lưới: sử dụng mắt lưới hình lục giác đối với lồng bẫy cá [8], tăng kích thước mắt lưới đối với - Quyết định số 43/2015/QĐ-UBND ngày lồng bẫy tôm hùm [10], sử dụng mắt lưới hình 15/12/2015 của UBND tỉnh Cà Mau về quản lý các vuông hoặc mắt lưới hình lục giác đối với lồng bẫy hoạt động khai thác thủy sản trên vùng biển ven bờ, ghẹ [11]. vùng lộng tỉnh Cà Mau. - Thiết kế thiết bị thoát cho ngư cụ: sử dụng lỗ - Quyết định số 15/2017/QĐ-UBND ngày thoát hình chữ nhật ở cuối đáy lồng đối với lồng bát 14/4/2017 về việc sửa đổi một số điều qui định về quái [12], sử dụng lỗ thoát hình chữ nhật/hình quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi vuông/hình tròn/hình elip cho lồng bẫy ghẹ [7], sử trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, ban hành kèm theo dụng lỗ thoát hình vuông cho lồng bẫy cua huỳnh Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 25/6/2015 đế [9]. của UBND tỉnh Kiên Giang. b) Cơ sở thực tiễn: 3.3.1.2. Nội dung giải pháp Qua kết quả đánh giá hiện trạng cho thấy nghề a) Đối với nghề lồng bẫy ghẹ lồng bẫy ở Tây Nam bộ hiện nay đang có tác động xâm hại rất lớn đến nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là - Sử dụng mắt lưới hình vuông hoặc mắt lưới vùng ven bờ, cụ thể: hình lục giác thay cho mắt lưới hình thoi hiện nay - Tỷ lệ đánh bắt cá con, cá chưa trưởng thành ở ngư dân đang sử dụng. các nghề lồng bẫy là rất lớn: 82,6% đối với nghề lồng - Tăng kích thước mắt lưới lên bằng với kích bát quái và 63,9% đối với nghề bẫy ghẹ. thước mắt lưới tối thiểu 2a=50 mm theo quy định. TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021 109
  5. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - Lắp đặt thiết bị thoát cá con: Sử dụng các lỗ Nghiên cứu Hải sản, chi phí trung bình hàng năm thoát lắp đặt ở thân lồng hoặc hom lưới để giải thoát để sửa chữa, thay thế ngư cụ của nghề bẫy ghẹ tỉnh cá con, cá chưa trưởng thành. Tuy nhiên, cần phải Kiên Giang là 9,24 triệu đồng/tàu/năm, nghề lồng có nghiên cứu thực nghiệm để xác định hình dạng, bát quái là 17,72 triệu đồng/tàu/năm. kích thước, vị trí lắp đặt phù hợp với đặc điểm nghề c) Cơ sở pháp lý: lồng bẫy ở nước ta. - Khoản 9, Điều 7 Luật Thủy sản 2017 quy định b) Đối với nghề lồng bát quái (lồng xếp, lờ các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy dây,…) sản, trong đó có hành vi “Vứt bỏ ngư cụ xuống vùng - Tăng kích thước mắt lưới lên bằng với kích nước tự nhiên, trừ trường hợp bất khả kháng”. thước mắt lưới tối thiểu theo quy định. - Điều 27, Nghị định 42/2019/NĐ-CP có hiệu - Nghiên cứu lắp đặt thiết bị thoát cá con phù lực từ ngày 05/07/2019 thì xử lý vi phạm ngư cụ hợp với đặc điểm khai thác và ngư trường ở Tây khai thác thủy sản được quy định như sau “Phạt Nam bộ. tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với 3.3.2. Giải pháp hạn chế vứt bỏ ngư cụ hành vi vứt bỏ trái phép ngư cụ xuống vùng nước tự nhiên”. 3.3.2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 3.3.2.2. Nội dung giải pháp a) Cơ sở lý luận: - Xây dựng và ban hành các quy định bắt buộc Đã có một số nghiên cứu đánh giá về tác động thuyền trưởng/chủ tàu ghi chép các thông tin về của “ngư cụ ma” (ngư cụ bị mất hoặc bị vứt bỏ việc sử dụng ngư cụ trong quá trình khai thác trên xuống biển) đối với nguồn lợi thủy sản và hệ sinh biển (số lượng ngư cụ mang đi, mất mát, hư hỏng, thái, điển hình như nghiên cứu của tác giả Vincent …); nộp sổ ghi chép cho ban quản lý cảng cá theo Guillory và cs (2001) về ảnh hưởng của lồng bẫy bị định kỳ. mất, bị vứt bỏ đến nguồn lợi ở vịnh Mexico. Kết quả cho thấy, trung bình có 17,3 con ghẹ - 25,8 con ghẹ, - Nghiên cứu ứng dụng chỉ lưới sinh học tự ít nhất 23 loài cá và 5 loài động vật không xương phân hủy để chế tạo ngư cụ khai thác nhằm giảm sống được tìm thấy trong mỗi lồng bẫy ghẹ bị mất thiểu tác động của “ngư cụ ma” đến nguồn lợi hải hoặc vứt bỏ. Vì vậy, cần thiết phải có những giải sản và hệ sinh thái biển. pháp để hạn chế việc vứt bỏ ngư cụ xuống biển đối - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trên với nghề lồng bẫy nói riêng và các nghề khai thác biển nhằm phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm hải sản nói chung [6]. pháp luật trong nghề cá, trong đó có hành vi vứt bỏ Năm 2015, S. Kim và cs đã thực hiện nghiên ngư cụ xuống biển. cứu về việc ứng dụng chỉ lưới sinh học tự phân hủy - Tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn để chế tạo ngư cụ khai thác thủy sản, kết quả cho các quy định pháp luật của nhà nước và tác hại của thấy vật liệu sinh học tự phân hủy có thể thay thế việc vứt bỏ ngư cụ xuống biển đối với nguồn lợi cho vật liệu tổng hợp trong nghề cá và giảm thiểu thủy sản được tác hại của “ngư cụ ma” đối với hệ sinh thái. - Xử lý nghiêm các hành vi vứt bỏ ngư cụ xuống Tuy nhiên, cần có thêm các nghiên cứu, thử nghiệm biển theo quy định của pháp luật. để chứng minh tính hiệu quả và lợi ích của vật liệu 3.3.3. Giải pháp về quản lý nhà nước này trong nghề cá. 3.3.3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp b) Cơ sở thực tế: a) Cơ sở lý luận: Hiện nay, ở nước ta chưa có nghiên cứu nào thống kê được số lượng ngư cụ (lồng bẫy) bị mất Từ kết quả của một số công trình nghiên cứu hoặc vứt bỏ trong quá trình khai thác. Tuy nhiên, như: nghiên cứu của Hồng Văn Thưởng (2016) [6] qua khảo sát thực tế ở Tây Nam bộ cho thấy, tình về thực trạng và giải pháp khai thác nguồn lợi thủy trạng bị mất ngư cụ trong nghề lồng bẫy vẫn diễn ra sản ven bờ bằng nghề lồng bẫy tại tỉnh Bạc Liêu; khá phổ biến. Theo kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu của Nguyễn Thị Nga và Đặng Ngọc 110 TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021
  6. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Tính (2017) [5] về các giải pháp quản lý khai thác định, bao gồm: hải sản tự nhiên, gồm động vật và thủy sản tại đầm thủy triều, tỉnh Khánh Hòa; hoặc thực vật biển”. nghiên cứu của Vũ Duy Dương (2018) [1] đối với 3.3.3.2. Nội dung giải pháp nghề lồng bát quái ở Khánh Hòa. Tuy các nghiên - Cấp hạn ngạch giấy phép khai thác cho các cứu có cách tiếp cận riêng nhưng đều đưa ra quan đội tàu khai thác hải sản ở vùng bờ và vùng lộng điểm chung về giải pháp quản lý chặt chẽ đối với của địa phương. Ưu tiên phát triển các nghề thân nghề lồng bẫy, nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến thiện với môi trường và có hiệu quả cao, hạn chế nguồn lợi thủy sản và phát triển nghề bền vững. các nghề có tác động xâm hại lớn đến nguồn lợi hải b) Cơ sở thực tiễn: sản như nghề lồng bát quái, bẫy bạch tuộc. - Tình trạng xung đột ngư trường: Trong quá - Các địa phương cần xây dựng lại quy hoạch trình tổ chức hoạt động khai thác hải sản ở Tây phát triển nghề khai thác hải sản nhằm phát triển Nam bộ vẫn xảy ra tình trạng xung đột, cạnh tranh bền vững và phù hợp với hiện trạng nguồn lợi hải ngư trường giữa các loại nghề. Hàng năm, trên vùng sản của từng vùng biển. biển Kiên Giang, Cà Mau đã xảy ra nhiều vụ tranh - Xây dựng các quy định cấm nghề lồng bẫy chấp ngư trường giữa nghề lỗng bẫy với nhau; giữa đánh bắt thủy sản trong mùa sinh sản (thông nghề lồng bẫy với nghề lưới rê ghẹ và nghề lưới kéo thường từ tháng 3 đến tháng 7 hàng năm). đơn [3]. - Không phát triển thêm (đóng mới, mua lại) - Nguồn nhân lực quản lý: Chi cục Thủy sản là tàu làm nghề lồng bát quái đơn vị chuyên môn quản lý trực tiếp lĩnh vực khai thác hải sản, tuy nhiên lực lượng cán bộ hiện nay - Thành lập lực lượng Kiểm ngư tỉnh trên cơ sở còn rất hạn chế, thiếu cả về số lượng và cơ sở vật lực lượng Thanh tra Thủy sản của các địa phương, chất, đặc biệt là lực lượng Thanh tra thủy sản. đầu tư trang thiết bị, nhân lực cần thiết đảm bảo đủ năng lực hoạt động và nâng cao hiệu quả. c) Cơ sở pháp lý: - Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục - Luật Thủy sản số 18/2017/QH14 ngày nâng cao nhận thức của cộng đồng ngư dân làm 21/11/2017 của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội nghề khai thác hải sản về hoạt động khai thác, bảo chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV: tại Khoản 3, Điều 49 vệ và phát triển nguồn lợi. nêu “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản, sản lượng cho phép - Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm khai thác theo loài tại vùng ven bờ và vùng lộng soát, xử lý kịp thời các hoạt động khai thác thủy sản thuộc phạm vi quản lý”. vi phạm pháp luật, thực thi nghiêm các quy định của pháp luật về xử phạt các hành vi vi phạm trong - Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày lĩnh vực khai thác thủy sản. 16/5/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản: nâng 3.4. Một số giải pháp khác mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành 3.4.1. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao chính của cá nhân trong lĩnh vực thủy sản lên rất nhận thức cao so với quy định trước để tăng tính răn đe trong việc thực thi pháp luật. - Công tác tuyên truyền cần được triển khai đồng bộ, thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn, tuyên - Thông tư số 152 /2015/TT-BTC ngày truyền nâng cao nhận thức về việc bảo vệ và phát 02/10/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế tài triển nguồn lợi thủy sản. nguyên: tại Khoản 5, Điều 2. Đối tượng chịu thuế có quy định “Đối tượng chịu thuế tài nguyên theo quy - Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, chính định tại Thông tư này là các tài nguyên thiên nhiên quyền các địa phương, cộng đồng ngư dân ven biển. trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thuỷ, lãnh hải, Tuyên truyền đến ngư dân ven biển, học sinh trên vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và địa bàn tỉnh về công tác bảo vệ nguồn lợi, ảnh thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của hưởng của các nghề có tính xâm hại cao đến nguồn Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy lợi và môi trường sinh thái vùng biển. TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021 111
  7. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - Thông báo rộng rãi các vùng cấm khai thác, Đã đề xuất được 4 giải pháp, cụ thể: 1) Giải hạn chế khai thác trên vùng biển. Các loại nghề pháp về kỹ thuật; 2) Giải pháp hạn chế vứt bỏ ngư xâm hại cao đến nguồn lợi đã bị cấm đến cộng đồng cụ xuống biển; 3) Giải pháp về quản lý nhà nước; 4) ngư dân ven biển. Một số giải pháp khác: Giải pháp tuyên truyền, giáo 3.4.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách dục nâng cao nhận thức của người dân, về cơ chế, chính sách. - Xây dựng chính sách hỗ trợ về tài chính để phát triển nghề khai thác hải sản của địa phương. 4.2. Kiến nghị Ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ - Cần tiếp tục đánh giá mức độ xâm hại nguồn lợi tầng nghề cá, đào tạo nghề, dịch vụ hậu cần trên của các nghề khác ở vùng biển ven bờ Tây Nam bộ. các đảo, hỗ trợ ngư dân về lãi suất để phát triển - Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật để hạn chế khai thác xa bờ. mức độ xâm hại của nghề lồng bẫy đến nguồn lợi. - Mở rộng đào tạo nghề cho lao động nghề cá. Liên kết với các công ty, doanh nghiệp ở địa TÀI LIỆU THAM KHẢO phương để tổ chức đào tạo nghề và tuyển dụng lao 1. Vũ Duy Dương, 2018. Đánh giá tác động của động nghề cá bị cắt giảm tàu thuyền. nghề lờ dây đến nguồn lợi thủy sản và đề xuất - Xây dựng các chính sách để khuyến khích giải pháp sử dụng hợp lý lờ dây trên địa bàn tỉnh ngư dân chuyển đổi nghề lồng bẫy sang các nghề Khánh Hòa. Luận văn thạc sĩ, Đại học Nha ngoài khai thác thủy sản, như nuôi trồng, dịch vụ, Trang. công nhân, ... 2. Vũ Việt Hà, Từ Hoàng Nhân, Trần Văn Cường & - Xây dựng chính sách hỗ trợ đối với các tàu bắt Nguyễn Sỹ Đoàn, 2014b. Báo cáo: Đánh giá buộc phải giải bản: hỗ trợ 50% giá trị hiện tại của tàu nguồn lợi và nghề khai thác ghẹ xanh (Portunus (bao gồm cả ngư cụ). pelagicus Linnaeus, 1758) ở vùng biển Kiên Giang. Viện Nghiên cứu Hải sản. - Xây dựng các chính sách để hỗ trợ các tàu làm nghề lồng bẫy áp dụng các công nghệ kỹ thuật tiên 3. Phan Đăng Liêm, 2020. Điều tra các nghề khai tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện thác vùng biển ven bờ và vùng lộng biển Kiên thu nhập, tăng hiệu quả sản xuất gắn liền với bảo vệ Giang, đề xuất sắp xếp lại cơ cấu nghề khai thác nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ và vùng lộng biển Kiên Giang, Viện Nghiên cứu Hải sản. 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 4. Nguyễn Viết Nghĩa, 2007. Nghiên cứu trữ lượng 4.1. Kết luận và khả năng khai thác cá nổi nhỏ (chủ yếu là cá Đã đánh giá được hiện trạng nghề lồng bẫy nục, cá trích, cá cơm, cá bạc má ... ) ở biển Việt khai thác ở vùng biển ven bờ Tây Nam bộ, gồm: Nam, Viện Nghiên cứu Hải sản. - Cơ cấu tàu thuyền nghề lồng bẫy là 995 chiếc. 5. Nguyễn Thị Nga, Đặng Ngọc Tính, 2017. Nghiên Trong đó, nghề lồng bẫy ghẹ chiếm 50,4%, nghề cứu đề xuất các giải pháp quản lý khai thác thủy lồng bát quái chiếm 49,6%. sản tại đầm thủy triều, tỉnh Khánh Hòa. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 2/2017. - Năng suất khai thác trung bình của nghề lồng bẫy ghẹ đạt 18,3 kg/ngày - 39,5 kg/ngày, nghề lồng 6. Hồng Văn Thưởng, 2016. Thực trạng và giải pháp bát quái đạt 30,1 kg/ngày - 88,9 kg/ngày. khai thác nguồn lợi thủy sản ven bờ bằng nghề lồng bẫy tại tỉnh Bạc Liêu. Chi cục Thủy sản Bạc Đã đánh giá được mức độ xâm hại của nghề Liêu. lồng bẫy ghẹ, lồng bát quái và bẫy bạch tuộc đến 7. Anukorn Boutson, Chaichan Mahasawasde, nguồn lợi hải sản ở vùng biển ven bờ Tây Nam bộ. Songsri Mahasawasde, Suriyan Tunkijjanukij, Đã đánh giá được mức độ vi phạm về kích Takafumi Arimoto, 2009. Use of escape vents to thước ngư cụ của nghề lồng bẫy khai thác ở vùng improve size and species selectivity of biển ven bờ Tây Nam bộ. 112 TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021
  8. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ collapsible pot for blue swimming crab Portunus crab (Portunus pelagicus) fishery in Southeast pelagicus in Thailand. Fish Sci (2009) 75:25–33. Sulawesi waters, Indonesia. Journal of Fisheries 8. J. Stewart and D.J. Ferrell, 2001. Mesh selectivity and Aquatic Science. in the NSW demersal trap fishery. NSW 11. Vincent Guillory and Paul Prejean, 1997. Blue Fisheries Cronulla Fisheries Centre P.O. Box 21, Crab, Callinectes sapidus, Trap Selectivity Cronulla, NSW, 2230. Studies: Mesh Size. 9. Peter Starbatty, 2016. STATUS OF AUSTRALIAN 12. Zhang Peng, LI Chao, LI Wentao, ZHANG FISH STOCKS REPORT Spanner Crab 2016. Xiumei, 2015. Effect of an escape vent in Department of Agriculture and Fisheries, accordion-shaped traps on the catch and size of Queensland. Asian paddle crabs Charybdis japonica in an 10. S.I. Johnsen et al., 2014. Appropriate escape vent artifi cial reef area. Chinese Journal of sizes on collapsible crab pot for blue swimming Oceanology and Limnology. ASSESSING IMPACTS OF TRAPS FISHERIES ON MARINE RESOURCES IN THE COASTAL SOUTHWESTERN AREAS OF VIETNAM AND PROPOSED MANAGEMENT SOLUTIONS Phan Dang Liem, Nguyen Thi Thu Summary Trap fisheries (crab traps, and multiple traps) are important fisheries in the structure of the fishing industries in the Southwest Sea, the total fishing vessel is 995 vessels as of December 2019. The productivity of crab trap fishery is 18,3 kg/day - 39,5 kg/day; multiple trap fishery is 30,1÷ kg/day - 88,9 kg/day. The harmful impact level of the trap fishery on the marine resources is assessed based on the species composition ratio, the fishing gear operations, the level of impact on the marine habitat, specifically as follows: the number of individuals was impacted by trap fishery accounted for 82.6%, crab trap was 63.91% and 100% trap fishery used the smaller mesh sizes than regulations. From the fishing efficiency assessment and the harmful level of the trap fisheries, 04 solutions have been proposed, including 1) Technical solutions; 2) Solutions to limit the disposal of fishing gear into the sea; 3) Solutions on management; 4) other solutions such as Solutions for propaganda and education for awareness-raising and mechanism & policy solutions. Keywords: Trap fisheries, Southwestern, harmful level. Người phản biện: TS. Trần Đức Phú Ngày nhận bài: 10/8/2021 Ngày thông qua phản biện: 10/9/2021 Ngày duyệt đăng: 17/9/2021 TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021 113
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2