intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đào ban (rubêôn)

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

59
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đào ban là một bệnh virus hay gặp và nói chung là nhẹ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh điển hình gây sốt một vài ngày, tiếp theo là phát ban. Bệnh còn được gọi là "bệnh sởi ở trẻ nhỏ" do có phát ban. Đào ban do một chủng virus herpes thường gặp gây ra. Đào ban là một nhiễm trùng cực kỳ hay gặp. Hầu như trẻ nào cũng từng bị nhiễm virus gây đào ban cho đến tuổi mẫu giáo. Một số trẻ chỉ bị bệnh đào ban rất nhẹ và không hề biểu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đào ban (rubêôn)

  1. Đào ban (rubêôn) Đào ban là một bệnh virus hay gặp và nói chung là nhẹ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh điển hình gây sốt một vài ngày, tiếp theo là phát ban. Bệnh còn được gọi là "bệnh sởi ở trẻ nhỏ" do có phát ban. Đào ban do một chủng virus herpes thường gặp gây ra. Đào ban là một nhiễm trùng cực kỳ hay gặp. Hầu như trẻ nào cũng từng bị nhiễm virus gây đào ban cho đến tuổi mẫu giáo. Một số trẻ chỉ bị bệnh đào ban rất nhẹ và không hề biểu hiện bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào của bệnh, còn một số khác lại có đầy đủ các triệu chứng. Bệnh có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong năm, mặc dù cuối xuân và đầu hè là thời gian cao điểm. Đào ban thường không nguy hiểm. Một số ít trường hợp có thể bị biến chứng do sốt cao. Ðiều trị bao gồm nằm nghỉ, uống nước và thuốc để hạ sốt. Dấu hiệu và triệu chứng
  2. Khi trẻ tiếp xúc với người bị bệnh đào ban và nhiễm virus, thường phải một đến hai tuần sau các dấu hiệu và triệu chứng mới xuất hiện. Trẻ có thể bị nhiễm virus nhưng các triệu chứng rất nhẹ nên không phát hiện được đó là bệnh đào ban . Dấu hiệu và triệu chứng bao gồm: Sốt. Đào ban điển hình thường bắt đầu bằng sốt cao đột ngột - 38o - 40oC. Ðôi khi trẻ có thể bị đau họng nhẹ hoặc chảy nước mũi cùng hoặc trước khi sốt. Trẻ cũng có thể bị sưng hạc ở cổ kèm theo sốt. Sốt thường kéo dài 3-7 ngày. Phát ban. Khi sốt giảm, phát ban sẽ xuất hiện - nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Ban bao gồm nhiều nốt hoặc dát màu hồng. Những nốt này thường phẳng, nhưng một số có thể nổi gồ lên. Có thể có một vòng trắng xung quanh một số nốt. Phát ban thường bắt đầu ở ngực, lưng và bụng và sau đó lan đến cổ và tay. Nó có thể hoặc không lan tới chân và mặt. Ban thường không ngứa và không gây khó chịu có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày trước khi lặn. Các dấu hiệu và triệu chứng khác của đào ban gồm: Mệt mỏi - Kích thích ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ -
  3. Ỉa chảy nhẹ - Chán ăn - Sưng mí mắt - Người lớn chưa từng bị đào ban khi còn nhỏ có thể bị nhiễm virus này. Bệnh thường nhẹ ở người lớn khỏe mạnh. Vấn đề chủ yếu là người lớn bị bệnh có thể làm lây virus sang trẻ. Nguyên nhân Đào ban thường do virus herpes 6 của người (HHV6) gây ra. Bệnh cũng có thể do một herpes virus khác gây ra là - virus herpes 7 (HHV7). Những virus này cùng họ nhưng khác với những chủng gây mụn rộp và herpes sinh dục. Giống như những bệnh virus khác, như cảm lạnh, đào ban lây từ người sang người qua dịch tiết hô hấp hoặc nước bọt của người bệnh. Ví dụ, một trẻ uống nước bằng cốc của trẻ bị đào ban có thể sẽ bị lây bệnh. Đào ban là bệnh lây cho dù không có phát ban. Nghĩa là bệnh có thể lây trong khi trẻ có sốt nhưng trước khi rõ là trẻ bị đào ban. Hãy theo dõi dấu
  4. hiệu của bệnh đào ban ở trẻ nếu trẻ có tiếp xúc với trẻ bị bệnh. Ðôi khi không rõ trẻ bị nhiễm đào ban như thế nào. Không như thủy đậu và nhiều bệnh virus khác lây lan nhanh chóng ở trẻ nhỏ, đào ban hiếm khi bùng phát thành dịch trong cộng đồng. Yếu tố nguy cơ Trẻ tuổi chập chững có nguy cơ bị bệnh cao nhất vì chúng chưa đủ thời gian phát triển kháng thể chống lại nhiều loại virus. Khi còn ở trong tử cung, trẻ nhận được kháng thể từ mẹ bảo vệ chống lại các nhiễm trùng như đào ban. Nhưng miễn dịch này giảm dần theo thời gian. Độ tuổi trẻ hay bị đào ban nhất là từ 6 - 12 tháng tuổi. Khi nào cần đi khám Bệnh đào ban có thể gây sốt rất cao - 38oC hoặc hơn. Bạn nên cho trẻ đi khám nếu thấy trẻ bị sốt cao như vậy. Bác sẽ khám cho trẻ để loại trừ những nguyên nhân gây sốt nguy hiểm hơn. Trẻ nhỏ có thể bị co giật (sốt cao co giật) nếu sốt quá cao hoặc nhiệt độ tăng quá nhanh. Tuy nhiên, thường đến khi cha mẹ nhận thấy thân nhiệt
  5. của trẻ cao thì nguy cơ co giật đã qua. Nhưng nếu trẻ có cơn co giật không rõ nguyên nhân, hãy đưa trẻ đi khám cấp cứu ngay. Nếu trẻ bị ban đào và sốt suốt 7 ngày, hoặc nếu ban kéo dài hơn 3 ngày hoặc thay đổi biểu hiện, hãy cho trẻ đi khám bác sĩ. Những người bị tổn thương miễn dịch và người có tiếp xúc với người bị đào ban nên đi khám bác s ĩ. Họ có thể phải điều trị để phòng ngừa hoặc điều trị một nhiễm trùng có thể biến chứng nặng đối với họ. Sàng lọc và chẩn đoán Đào ban khó chẩn đoán bởi các triệu chứng ban đầu giống với nhiều bệnh thông thường khác ở trẻ nhỏ, như cảm lạnh hoặc viêm tai. Thực tế, ban đào có thể không được chẩn đoán ra hoặc được chẩn đoán là sốt không rõ nguyên nhân. Hầu hết các bác sĩ đều muốn biết liệu trẻ dưới 2 tuổi có sốt cao hay không. Nếu có thể, chẩn đoán ban đào được đưa ra bằng cách khám trẻ để loại trừ các nguyên nhân khác gây sốt. Nếu rõ ràng không có cảm lạnh, viêm tai, viêm họng hoặc một bệnh thông thường nào khác, bác sĩ có thể sẽ chờ xem phát ban đặc trưng của ban
  6. đào có xảy ra không. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách phát hiện ban khi điều trị sốt cho trẻ ở nhà. Bác sĩ sẽ chẩn đoán xác định đào ban dựa vào ban hoặc, trong một số trường hợp, bằng các xét nghiệm máu để kiểm tra kháng thể kháng đào ban. Biến chứng Ðôi khi trẻ bị ban đào bị co giật do thân nhiệt tăng nhanh. Nếu điều này xảy ra, trẻ có thể bị mất ý thức trong chốc lát và co giật tay, chân, hoặc đầu một vài phút. Trẻ có thể cũng tạm thời bị mất kiểm soát tiểu tiện hoặc đại tiện. Nếu trẻ bị co giật, hãy đến phòng cấp cứu ngay. Nhưng bạn hãy yên tâm. Mặc dù đáng sợ, song sốt cao co giật ở trẻ khỏe mạch chỉ xảy ra trong chốc lát, không nghiêm trọng và hiếm khi gây hại. Biến chứng của bệnh ban đào rất hiếm. Đại đa số trẻ em và người lớn khỏe mạch bị ban đào sẽ hồi phục nhanh hoàn toàn khi được điều trị thích hợp. Bệnh ban đào gây lo ngại hơn ở người bị tổn thương hệ miễn dịch, như người mới được ghép tủy xương hoặc ghép tạng. Họ có thể bị nhiễm
  7. mới hoặc bị tái phát bệnh trong khi hệ miễn dịch còn đang suy yếu. Do sức đề kháng với virus giảm, người bị suy giảm miễn dịch dễ bị bệnh nặng hơn và khó chống chọi với bệnh hơn. Những người có hệ miễn dịch yếu bị ban đào có thể bị những biến chứng nặng như viêm phổi hoặc viêm não. Ðiều trị Hầu hết trẻ bị ban đào sẽ khỏi bệnh trong vòng 1 tuần sau khi có sốt. Theo lời khuyên của bác sĩ, bạn có thể cho trẻ uống các thuốc hạ sốt không cần đơn, như acetaminophen (Tylenol, các thuốc khác) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin, các thuốc khác).Tuy nhiên, không dùng aspirin cho trẻ bị bệnh do virus vì aspirin có liên quan tới hội chứng Reye, có thể rất nguy hiểm. Không có cách điều trị đặc hiệu cho bệnh ban đào, mặc dù một số bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống virus để điều trị bệnh ở những người bị suy giảm miễn dịch. Kháng sinh không có hiệu quả điều trị các bệnh do virus như ban đào. Phòng ngừa
  8. Cách tốt nhất có thể làm để phòng ngừa ban đào lây lan là tránh không cho trẻ tiếp xúc với trẻ bị bệnh. Nếu trẻ bị ban đào, hãy cho trẻ nghỉ học để cách ly với những trẻ khác. Hầu hết mọi người đều có kháng thể kháng ban đào khi đến tuổi đi học, khiến miễn nhiễm với bệnh lần 2. Mặc dù vậy, nếu một thành viên trong gia đình bị nhiễm virus, các thành viên trong gia đình cần rửa sạch tay thường xuyên để tránh virus lây lan sangi những người chưa được miễn dịch. Chưa có vaccin phòng ngừa bệnh ban đào. Tự chăm sóc Giống như hầu hết các virus khác, bệnh ban đào chỉ diễn biến theo đúng tiến trình. Khi sốt giảm, trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, sốt làm cho trẻ khó chịu. Ðể điều trị sốt cho trẻ ở nhà, bác sĩ nhi khoa khuyên bạn như sau: Nghỉ ngơi thật nhiều. Ðể trẻ nằm nghỉ tại giường cho đến khi hết sốt.
  9. Uống nhiều nước. Ðộng viên trẻ uống các loại nước sạch như nước thường, nước gừng, sô đa chanh, nước hầm thịt hoặc dung dịch điện giả để phòng trẻ bị mất nước. Chườm. Một miếng bọt biển nhúng nước ấm hoặc khăn mát đắp lên trán sẽ làm dịu những khó chịu do sốt. Tuy nhiên, tránh dùng đá, nước lạnh, quạt hoặc khăn lạnh. Chúng có thể làm cho trẻ bị rét run. Không có cách điều trị đặc hiệu cho phát ban trong bệnh ban đào, chúng sẽ tự mất trong một thời gian ngắn. Kỹ năng đối phó Bệnh ban đào có thể khiến trẻ phải ở nhà một vài ngày. Khi ở nhà với trẻ, bạn nên có những hoạt động giải trí cho cả hai, điều mà bình thường bạn không có thời gian để làm. Nếu trẻ bị ốm và bạn cảm thấy áp lực phải quay trở lại công việc, hãy nhờ sự giúp đỡ của bạn đời hoặc người thân và bạn bè.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2