Trƣơng Thành Nam và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
90(02): 113 - 117<br />
<br />
ĐẤT DỐC VÀ CANH TÁC BỀN VỮNG TRÊN ĐẤT DỐC Ở VIỆT NAM<br />
Trƣơng Thành Nam*, Hà Anh Tuấn<br />
Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Chuyên đề đã tiến hành nghiên cứu và đƣa ra cách nhìn khái quát và đầy đủ hơn về đất dốc ở Việt<br />
Nam. Trên cơ sở phân tích tiềm năng và hạn chế của loại đất này kết hợp với kinh nghiệm của một<br />
số nƣớc trên Thế giới và tình hình canh tác trên đất dốc của Việt Nam hiện nay, chuyên đề đã tổng<br />
hợp, trao đổi và đƣa ra một số định hƣớng và các giải pháp, kỹ thuật canh tác bền vững trên loại<br />
đất này ở Việt Nam.<br />
Từ khóa: Đất dốc, canh tác bền vững<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
Việt Nam đƣợc biết đến là quốc gia có tới 3/4<br />
diện tích là đồi núi, phần lớn là đất dốc. Đây<br />
là loại đất khó khai thác và sử dụng. Nhƣng<br />
do thiếu đất sản xuất nên nông dân miền núi<br />
vẫn phải canh tác trên đất dốc có độ dốc lớn<br />
hơn 100 chịu xói mòn rất mạnh và thời gian<br />
canh tác bị rút ngắn, thƣờng chỉ trồng đƣợc<br />
01 - 02 vụ cây lƣơng thực ngắn ngày, hoặc<br />
trồng sắn và bỏ hóa[1]. Mặc dù còn nhiều trở<br />
ngại nhƣng vùng đất dốc có rất nhiều tiềm<br />
năng phát triển và có vai trò ngày càng quan<br />
trọng đối với sự phát triển của đất nƣớc.<br />
<br />
Tổng quan về đất dốc<br />
Đất dốc là tất cả các loại đất có độ dốc từ<br />
100 trở lên. Do đó, đất dốc thƣờng chịu tác<br />
động của các hiện tƣợng xói mòn rửa trôi,<br />
dẫn đến sự thoái hóa đất, làm đất nghèo kiệt<br />
về dinh dƣỡng, về cấu trúc, giảm độ pH,<br />
làm tăng lƣợng các chất gây độc hại cho đất<br />
và làm cho đất bị chết về sinh học[2].<br />
Đối với Việt Nam, đây là loại đất có rất nhiều<br />
tiềm năng phát triển nhƣ: Tiềm năng mở<br />
rộng đất canh tác; tiềm năng lâm nghiệp;<br />
tiềm năng sản xuất cây hàng hóa và đa dạng<br />
sản phẩm; tiềm năng phát triển chăn nuôi;<br />
tiềm năng phát triển nguồn điện và tiềm<br />
năng phát triển du lịch;...Tuy nhiên, việc<br />
khai thác và sử dụng loại đất này hiện nay đã<br />
và đang gặp nhiều trở ngại bởi đất dốc vẫn<br />
còn tồn tại một số hạn chế sau: Xói mòn; rửa<br />
trôi; thoái hóa; hạn hán; tình trạng bị cách biệt<br />
và tỷ lệ đói nghèo cao và trình độ văn hóa<br />
thấp; .... [1]. Để phát huy khả năng khai thác<br />
các tiềm năng và giảm thiểu các hạn chế trên<br />
thì chúng ta cần phải có các biện pháp khai<br />
thác và sử dụng hiệu quả.<br />
<br />
Canh tác bền vững trên đất dốc có ý nghĩa<br />
sống còn đối với sản xuất nông nghiệp ở<br />
những vùng miền núi, chính vì thế việc xây<br />
dựng các hệ thống để canh tác hợp lý là rất<br />
quan trọng. Hiện nay, trên thế giới và Việt<br />
Nam đang áp dụng nhiều hệ thống canh tác<br />
bền vững trên đất dốc khác nhau, dựa trên<br />
những thông tin cơ bản về loại đất kết hợp<br />
với các điều kiện thực tiễn đề tài này đƣa ra<br />
một số giải pháp, kỹ thuật canh tác cũng<br />
nhƣ quan điểm, định hƣớng mới trong<br />
nghiên cứu, quản lý và sử dụng đất dốc bền<br />
vững ở Việt Nam.<br />
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
- Phƣơng pháp kế thừa: Kế thừa kết quả<br />
nghiên cứu về đất dốc của một số nghiên cứu<br />
trƣớc đó.<br />
*<br />
<br />
Tel:0986.767.535; Email: thanhnam.tuaf@gmail.com<br />
<br />
Canh tác bền vững trên đất dốc<br />
Kinh nghiệm canh tác trên đất dốc của một<br />
số quốc gia trên Thế giới<br />
Việc canh tác trên đất dốc là vấn đề tất yếu,<br />
do đó trên thế giới hiện nay cũng đã tích lũy<br />
khá nhiều kinh nghiệm canh tác trên loại đất<br />
này. Từ những năm đầu của thập kỷ 80 – 90,<br />
hệ thống nông lâm kết hợp và đa dạng hóa<br />
113<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Trƣơng Thành Nam và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
cây trồng trên đất đồi núi đã đƣợc thử nghiệm<br />
và lan rộng khắp các nƣớc trên Thế giới.<br />
Đối với khu vực Đông Nam Á thì ngƣời dân<br />
nơi đây cũng đã áp dụng nhiều biện pháp<br />
canh tác trên đất dốc trong đó việc bảo vệ độ<br />
phì và cải thiện độ phì bằng cách dùng phân<br />
chuồng, phân xanh và đặc biệt là sử dụng cây<br />
họ đậu để cải thiện tính chất đất là yếu tố<br />
đƣợc họ quan tâm hàng đầu[6]. Samfujika<br />
1996[7] nghiên cứu biện pháp chống xói mòn<br />
ở Indonesia cho thấy phƣơng pháp làm ruộng<br />
bậc thang rất hiệu quả trong việc hạn chế xói<br />
mòn, rửa trôi nhƣng rất tốn công. Vì vậy họ<br />
đã nghiên cứu các biện pháp khác nhƣ làm đất<br />
tối thiểu, lên luống và ủ đất....<br />
Tình hình canh tác trên đất dốc ở Việt Nam<br />
Tình hình canh tác trên đất dốc ở Việt Nam<br />
có nhiều biến động theo các thời kỳ phát triển<br />
của đất nƣớc. Việc canh tác trên đất dốc ở<br />
Việt Nam có nhiều hạn chế, mà hầu hết<br />
những hạn chế này là kết quả của sự thiếu<br />
hiểu biết về đất dốc và các phƣơng thức canh<br />
tác hợp lý trên đất dốc của ngƣời dân.<br />
Do đó cũng đã có nhiều các công trình nghiên<br />
cứu, quản lý và sử dụng đất dốc đƣợc thiết<br />
lập. Từ những năm 1980 đến nay, các chƣơng<br />
trình nghiên cứu và sử dụng đất đồi núi tập<br />
trung vào các dự án đánh giá đất và xây dựng<br />
các mô hình sản xuất nhƣ hệ thống nông lâm<br />
kết hợp, hệ thống vƣờn ao chuồng rừng<br />
(VACR) và trang trại sản xuất rừng đồi, vƣờn<br />
đồi… Tuy nhiên khả năng áp dụng các nghiên<br />
cứu này vào thực tiễn còn chƣa hiệu quả. [3]<br />
Canh tác bền vững trên đất dốc.<br />
Canh tác bền vững trên đất dốc là phƣơng<br />
thức lựa chọn và bố trí các loại cây trồng sao<br />
cho hiệu quả kinh tế thu đƣợc từ mô hình là<br />
cao nhất và ổn định qua nhiều năm. Việc lựa<br />
chọn và bố trí hệ thống cây trồng có ý nghĩa<br />
quyết định đến hiệu quả sử dụng đất dốc,<br />
nhằm phát huy hết tiềm năng đất và hạn chế<br />
các khó khăn trong canh tác.[5]<br />
<br />
90(02): 113 - 117<br />
<br />
Tính bền vững và các tiêu chí cơ bản đánh<br />
giá tính bền vững đối với quản lý và sử dụng<br />
đất dốc.<br />
- Tính bền vững trong quản lý và sử dụng đất<br />
dốc: Hệ thống sử dụng đất bền vững (theo<br />
Dumanski, 1993) là sự tổng hòa giữa kỹ<br />
thuật, chính sách và hoạt động kết hợp kinh tế<br />
xã hội với môi trƣờng, cụ thể là: Duy trì và<br />
đẩy mạnh sản xuất; giảm đƣợc mức độ rủi ro<br />
trong sản xuất; bảo vệ đƣợc tài nguyên thiên<br />
nhiên và tránh đƣợc sự thoái hóa về chất<br />
lƣợng của đất và nƣớc; có hiệu quả kinh tế;<br />
đƣợc xã hội chấp nhận.<br />
- Các tiêu chí cơ bản đánh giá tính bền vững:<br />
+ Bền vững về kinh tế: Năng suất trên mức<br />
bình quân vùng, năng suất tăng dần, đạt tiêu<br />
chuẩn sản phẩm tiêu thụ tại địa phƣơng và<br />
xuất khẩu; giá trị sản xuất trên chi phí đạt trên<br />
1,5 lần; ít mất trắng do hạn và sâu bệnh, có thị<br />
trƣờng ổn định, ...<br />
+ Bền vững về xã hội: Phù hợp với năng lực<br />
nông hộ về đất đai, vốn và kỹ thuật sản xuất;<br />
giảm nặng cho phụ nữ, không làm trẻ em mất<br />
cơ hội học hành; phù hợp với pháp luật hiện<br />
hành và hƣơng ƣớc làng bản.<br />
+ Bền vững về sinh thái: Giảm xói mòn, thoái<br />
hóa đất, tăng độ phì cho đất; tăng độ che phủ<br />
rừng; bảo vệ nguồn nƣớc; nâng cao, đa dạng<br />
hóa sinh học của hệ sinh thái[3].<br />
Một số biện pháp và mô hình canh tác bền<br />
vững trên đất dốc ở Việt Nam.<br />
a. Hướng đi cơ bản để canh tác bền vững<br />
đất dốc.<br />
- Tăng tối đa lƣợng chất hữu cơ trong đất;<br />
- Liên tục che phủ đất bằng lớp phủ thực vật<br />
sống hay đã khô;<br />
- Không làm đất hoặc làm đất tối thiểu;<br />
- Luân canh, xen canh và đa dạng hóa<br />
cây trồng;<br />
- Nuôi cây chủ yếu thông qua lớp che phủ;<br />
- Nguyên tắc thiết kế kỹ thuật;<br />
- Áp dụng các biện pháp canh tác truyền<br />
thống có hiệu quả.[3]<br />
<br />
114<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Trƣơng Thành Nam và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
b. Một số biện pháp truyền thống mà người<br />
dân miền núi đã áp dụng để canh tác bền<br />
vững trên đất dốc.<br />
- Kiến thiết ruộng bậc thang với bờ đất hoặc<br />
bờ đá.<br />
+ Ƣu điểm: Là biện pháp chống xói mòn<br />
hiệu quả, có tác dụng giữ nƣớc tốt góp<br />
phần định canh định cƣ cho đồng bào<br />
miền núi; dễ canh tác.<br />
+ Nhƣợc điểm: Tốn nhiều thời gian, chi phí<br />
làm diện tích bậc thang; những nơi chỉ toàn<br />
đất dốc thì khó làm và bảo vệ bậc thang; chỉ<br />
áp dụng hiệu quả ở những nơi có độ đốc nhỏ<br />
hơn 150.<br />
- Canh tác theo đƣờng đồng mức.Là biện<br />
pháp mà ngƣời dân trồng các loại cây trồng<br />
theo các đƣờng đồng mức trên đất dốc.<br />
+ Ƣu điểm: Chống xói mòn, rửa trôi hiệu quả.<br />
+ Nhƣợc điểm: Khó khăn đối với việc chăm<br />
sóc và thu hoạch các loại cây trồng; khó áp<br />
dụng đối với đất có cấu trúc kém hoặc đất<br />
quá dốc.<br />
- Xếp tƣờng đá, làm hàng rào bảo vệ đồng<br />
ruộng, đào hào dẫn nƣớc thoát khỏi khu vực<br />
canh tác để chống xói mòn.<br />
+ Ƣu điểm: Là biện pháp chống xói mòn hiệu<br />
quả, đơn giản.<br />
+ Nhƣợc điểm: Chỉ áp dụng cho những nơi<br />
có nhiều đá; tốn nhiều thời gian và tốn đất<br />
canh tác...<br />
Ngoài ra còn một số biện pháp canh tác khá<br />
hiệu quả mà ngƣời dân miền núi đã áp dung:<br />
Đào hào, hố giữ nƣớc trên đỉnh hoặc sƣờn<br />
dốc; làm bậc thang vẩy ốc,....[4]<br />
c. Một số mô hình canh tác bền vững trên<br />
đất dốc.<br />
Mô hình nông- lâm kết hợp.<br />
* Tác động của mô hình nông- lâm kết hợp.<br />
- Tác động tích cực:<br />
+ Tác động đối kinh tế nông hộ: Cung cấp<br />
lƣơng thực thực phẩm; tăng thu nhập cho<br />
nông hộ; tạo công ăn việc làm; đa dạng hóa<br />
sản phẩm; giảm rủi ro trong sản xuất, tăng<br />
mức độ an toàn lƣơng thực; ....<br />
<br />
90(02): 113 - 117<br />
<br />
+ Tác động về mặt xã hội: Góp phần giải<br />
quyết khó khăn về tăng dân số; thúc đẩy lâm<br />
nghiệp xã hội phát triển; góp phần hạn chế<br />
tình trạng du canh du cƣ, đốt lƣơng làm rẫy,<br />
góp phần xóa đói giảm nghèo cho một số bộ<br />
phận nông dân miền núi; .....<br />
+ Tác động tới sử dụng tài nguyên và môi<br />
trƣờng: Có tác dụng bảo vệ nguồn tài nguyên<br />
đất, nƣớc; bảo vệ tài nguyên rừng và đa dạng<br />
sinh học; hạn chế xói mòn rửa trôi;....<br />
- Tác động tiêu cực:<br />
+ Nếu chọn và bố trí cây trồng (vƣờn cây ăn<br />
quả) không phù hợp có thể dẫn đến hiện<br />
tƣợng cạnh tranh sinh học.<br />
+ Một số loài cây trồng (nhƣ cây keo dậu)<br />
thƣờng tạo ra các chất kháng hóa học gây<br />
ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển của các loài<br />
thực vật khác kể cả hoa màu.<br />
+ Gia súc có thể gây hại đến các loại cây ăn<br />
quả, hoa màu và những thực vật khác khi áp<br />
dụng việc chăn thả kết hợp dƣới rừng<br />
trồng.[1]<br />
* Các nguyên tắc lựa chọn cây trồng, vật<br />
nuôi trong mô hình nông- lâm kết hợp.<br />
- Đảm bảo mục đích cây trồng<br />
- Phù hợp với điều kiện đất đai nơi trồng<br />
- Có khả năng sản xuất hàng hoá cho năng<br />
suất cao và đạt hiệu quả kinh tế lớn hơn:<br />
- Có nguồn gốc giống tốt hoặc có khả năng<br />
giải quyết đƣợc nguồn giống đủ về số<br />
lƣợng và có chất lƣợng.<br />
- Nguyên tắc chọn cây trồng trong hệ thống<br />
nông- lâm kết hợp: Các loại cây trồng phải<br />
có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau; phải năm vững<br />
kỹ thuật hoặc đã có kinh nghiệm gây<br />
trồng.[5]<br />
* Một số loại hình sử dụng đất theo hƣớng<br />
nông- lâm kết hợp.<br />
- Vƣờn nhà: Là những mảnh đất ở quanh nhà,<br />
gần nhà đƣợc dùng để trồng cây ăn quả, các<br />
loại rau màu, cây thuốc, cây lấy gỗ vừa để cải<br />
thiện bữa ăn, lấy củi đun và gỗ làm nhà.<br />
115<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Trƣơng Thành Nam và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
+ Một số kiểu vƣờn nhà đƣợc áp dụng:<br />
o Vƣờn nhà với cây công nghiệp: Mỗi vƣờn<br />
trung bình có diện tích 0,5- 1 ha. Kết cấu của<br />
vƣờn gồm 2 nhóm cây chính: Nhóm cây kinh<br />
tế ( các loại cà phê, điều, dâu tằm,....) và<br />
nhóm cây sinh thái( bao gồm: cây đậu tràm,<br />
keo lá tràm...).<br />
o Vƣờn nhà với cây ăn quả: Thƣờng có kết<br />
cấu 3 tầng cây gỗ cho quả theo chiều cao:<br />
Tầng 1 gồm các cây gỗ cao, to, ƣa sáng mạnh<br />
và cho quả nhƣ sầu riêng, dừa...; tầng 2 gồm<br />
các cây gỗ có kích thƣớc trung bình, ƣa sáng<br />
trung bình, tán lá rậm nhƣ măng cụt, hồng<br />
xiêm...; tầng 3 gồm các cây có kích thƣớc<br />
thấp, nhỏ nhƣ chuối, bòng bong....<br />
- Vƣờn rừng: Là những mảnh đất ở chân,<br />
sƣờn hoặc đỉnh đồi có độ dốc vừa, đƣợc trồng<br />
cây rừng trên dốc cao, trồng cây ăn quả ở cấp<br />
độ thấp hơn diện tích khoảng 2000 – 5000m2<br />
với biện pháp thâm canh theo kiểu làm vƣờn.<br />
+ Phân loại: Có 2 loại là vƣờn rừng có kết<br />
hợp chăn nuôi gia súc và vƣờn rừng chỉ<br />
trồng cây.<br />
+ Kết cấu của vƣờn rừng: Vƣờn rừng thƣờng<br />
có kết cấu một tầng cây chính đƣợc trồng gần<br />
nhƣ thuần loài nhƣ tre, trúc... Ngoài ra còn có<br />
một tầng thấp đƣợc trồng xen dƣới tán hay<br />
tầng thảm tƣơi tự nhiên đƣợc duy trì bảo vệ<br />
giữ lại.<br />
- Mô hình SALT (Sloping Agricultural Land<br />
Technology): Hệ thống kỹ thuật canh tác này<br />
thực chất là sử dụng cây phân xanh làm các<br />
băng chống xói mòn và hệ thống các cây<br />
trồng trong băng.<br />
+ Ƣu điểm: Lấy ngắn nuôi dài; tăng độ che<br />
phủ, chống xói mòn, rửa trôi; tận dụng đƣợc<br />
Băng<br />
xanh<br />
<br />
90(02): 113 - 117<br />
<br />
nguồn phân xanh tại chỗ; giảm tối thiểu rủi ro<br />
cho đa dạng sinh học; dễ làm, dễ áp dụng và<br />
phổ biến hơn hẳn các biện pháp khác;...<br />
+ Các hợp phần kỹ thuật cơ bản:<br />
o Phần bắt buộc (Phần cứng): là các băng cây<br />
xanh theo đƣờng đồng mức, là các cây<br />
phân xanh họ đậu nhƣ cốt khí, đậu chàm,<br />
muồng, Flemingia, Renzonii, keo dậu,...<br />
o Phần mềm: (phần tùy chọn): là các cây<br />
trồng trong băng.<br />
+ Các mô hình SALT:<br />
o Mô hình kỹ thuật canh tác nông nghiệp<br />
đất dốc( SALT1): Cơ cấu cây trồng<br />
trong mô hình này, để đảm bảo ổn định và<br />
hiệu quả nhất là 75% cây nông nghiệp, 25%<br />
cây lâm nghiệp.Với mô hình này trên một ha<br />
hàng năm ngƣời dân thu hoạch lƣợng sản<br />
phẩm hàng hóa gấp rƣỡi so với trồng sắn, khả<br />
năng chống xói mòn tăng gấp 4 lần.<br />
o Mô hình kỹ thuật nông lâm súc kết hợp<br />
đơn giản (SALT2): Trong mô hình này, một<br />
phần đất đƣợc dành cho chăn nuôi và kết hợp<br />
với trồng trọt, là hệ thống cải tiến từ SALT1.<br />
o Mô hình kỹ thuật canh tác nông lâm kết<br />
hợp bền vững (SALT3).Mô hình này kết hợp<br />
một cách tổng hợp việc trồng rừng quy mô<br />
nhỏ với sản xuất lƣơng thực, cây ăn quả và<br />
cây thực phẩm.<br />
o Mô hình sản xuất nông nghiệp trồng cây<br />
ăn quả nhỏ (SALT4). Là hệ thống canh tác<br />
kết hợp giữa SALT3 và cây ăn quả(cam,<br />
chanh, xoài, bưởi, đu đủ…) hoặc trồng cây<br />
công nghiệp dài ngày (chè, café, quế…) với<br />
quy mô vừa[1].<br />
<br />
cây<br />
<br />
Cây<br />
Lâm nghiệp<br />
<br />
Cây nông<br />
nghiệp<br />
<br />
Hình 3.1. Mô hình SALT<br />
<br />
116<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Trƣơng Thành Nam và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Mô hình hệ sinh thái VAC<br />
VAC là một hệ thống sử dụng tổng hợp đất và<br />
mặt nƣớc trong đó 3 hợp phần chính: vƣờn<br />
cây (V), mặt nƣớc (A) và chuồng gia súc (C) hỗ<br />
trợ liên hoàn nhau để cho hiệu quả cao lâu bền.<br />
- Ƣu điểm: Góp phần cải thiện dinh dƣỡng,<br />
đảm bảo an ninh lƣơng thực, tạo công ăn việc<br />
làm, cung cấp thêm của cải cho xã hội. Làm<br />
vƣờn theo cách kết hợp trồng cây nông<br />
nghiệp, cây lâm nghiệp với chăn nuôi, nuôi<br />
trồng thủy sản, đã tạo ra những hệ sinh thái<br />
bền vững, cảnh quan sống trong lành, phủ<br />
xanh đất trống đồi núi trọc, đất cát…góp phần<br />
giữ gìn và cải thiện môi trƣờng.[1]<br />
d. Một số giải pháp khác<br />
- Để quản lý và sử dụng đất dốc bền vững<br />
ngoài việc lựa chọn một hệ thống canh tác<br />
hợp lý, phát huy nội lực của vùng thì cần có<br />
sự hỗ trợ từ bên ngoài. Cụ thể:<br />
+ Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng: Nhƣ<br />
phát triển đƣờng xá, công trình thủy lợi, tƣới<br />
tiêu, cơ sở chế biến, ...nhằm rút ngắn khoảng<br />
cách giữa vùng sâu vùng xa với trung tâm<br />
kinh tế, văn hóa xã hội của địa phƣơng.<br />
+ Giải pháp về vốn tín dụng: Ngoài các chính<br />
sách hỗ trợ giá phân bón, giống mới.. cần có<br />
những giải pháp để họ có điều kiện sản xuất<br />
thâm canh cây trồng, góp phần ổn định và duy<br />
trì đời sống ngƣời dân, hạn chế tình trạng du<br />
canh, du cƣ.<br />
+ Giải pháp về khuyến nông, khuyến lâm: Coi<br />
trọng phƣơng pháp nông dân hƣớng dẫn nông<br />
dân nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất cũng<br />
nhƣ hiệu quả sử dụng đồng vốn.<br />
- Giải pháp về thị trƣờng tiêu thụ: Cần hình<br />
thành tổ chức và tƣ vấn cho nông dân có định<br />
hƣớng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.<br />
<br />
90(02): 113 - 117<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Nhƣ vậy, trên cơ sở phân tích tiềm năng, hạn<br />
chế của đất dốc ở Việt Nam, tiếp thu những<br />
kinh nghiệm canh tác của một số nƣớc trên<br />
Thế giới và nắm bắt rõ tình hình canh tác<br />
trên đất dốc của Việt Nam hiện nay, chuyên<br />
đề đã đƣa ra các định hƣớng trong quản lý<br />
sử dụng đất bền vững và một số mô hình<br />
canh tác bền vững trên đất dốc khá hiệu quả<br />
nhƣ: mô hình nông lâm kết hợp, mô hình<br />
VAC. Các định hƣớng và giải pháp mà<br />
chuyên đề đƣa ra đều hƣớng tới mục tiêu<br />
phát triển bền vững, phù hợp với kinh tế<br />
ngƣời dân, nâng cao chất lƣợng tài nguyên<br />
thiên nhiên và đảm bảo phát triển văn hóa<br />
cộng đồng.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
I. Tiếng Việt<br />
[1]. Lê Quốc Doanh và cs, 2006, Canh tác đất dốc<br />
bền vững, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.<br />
[2]. Lê Văn Khoa, Trần Thị Lành, Môi trƣờng<br />
và phát triển bền vững miền núi, Nhà xuất bản<br />
Giaó dục.<br />
[3]. Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm, 1998, Canh tác<br />
bền vững đất dốc Việt Nam.<br />
[4]. Bùi Quang Toản, 1991, Một số vấn đề về đất<br />
nƣơng rẫy ở Tây Bắc và phƣơng hƣớng sử dụng,<br />
Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam.<br />
[5]. Nguyễn Viết Khoa, Trần Ngọc Hải, Vũ Văn Mễ,<br />
2006, Cẩm nang ngành Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp<br />
và Phát triển Nông thôn.<br />
II. Tiếng Anh<br />
[6]. Sajjapongse A, 1993, The network for the<br />
managament of sloping lans for sutaiable agriculture<br />
in Asia, Report and papers on the management of<br />
acid soil, Ibsram/Asia land network document.<br />
[7]. Samfujiska. A, 1996, Farmer Participatory and<br />
Adoption of contour Hedgerows for soil<br />
Conservation.<br />
<br />
SUMMARY<br />
RESEARCH ON THE SLOPE AND SUSTAINABLE CULTIVATION ON SLOPING<br />
LAND IN VIET NAM<br />
Truong Thanh Nam*, Ha Anh Tuan<br />
College of Agriculture and Forestry - TNU<br />
Thematic and research carried out by overview and more fully on sloping land in Vietnam. Based on analysis<br />
of the potential and limitations of soils combined with the experience of some countries in the world and the<br />
situation of farming on sloping land in Vietnam at present, has thematic synthesis, exchange and make some<br />
direction and solutions, sustainable farming techniques on land in Vietnam.<br />
Key words: Land slope, sustainable farming.<br />
*<br />
<br />
Tel:0986.767.535; Email: thanhnam.tuaf@gmail.com<br />
<br />
117<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />