Đầu tư vào thị trường chứng khoán và những rủi ro của nó.
lượt xem 16
download
Sau cơn sốt giá, thị trường chứng khoán tại Việt Nam đang có dấu hiệu điều chỉnh và người ta còn chờ đợi nhiều giao động bất ngờ khiến một số nhà đầu tư cá nhân có thể sẽ bị thua thiệt. Diễn đàn Kinh tế đề cập tới những rủi ro ấy qua phần trao đổi sau đây cùng kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa về việc đầu tư vào cổ phiếu .
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đầu tư vào thị trường chứng khoán và những rủi ro của nó.
- Đầu tư vào thị trường chứng khoán và những rủi ro của nó. Sau cơn sốt giá, thị trường chứng khoán tại Việt Nam đang có dấu hiệu điều chỉnh và người ta còn chờ đợi nhiều giao động bất ngờ khiến một số nhà đầu tư cá nhân có thể sẽ bị thua thiệt. Diễn đàn Kinh tế đề cập tới những rủi ro ấy qua phần trao đổi sau đây cùng kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa về việc đầu tư vào cổ phiếu . Thưa ông Nguyễn Xuân Nghĩa, liên tiếp từ ba ngày của tuần trước qua đến Thứ Hai, thị trường chứng khoán tại Việt Nam đã có những dấu hiệu điều chỉnh chờ đợi từ lâu.Việc điều chỉnh ấy sẽ vận hành ra sao, là một câu hỏi đáng quan tâm cho nhiều người cho nên chúng tôi đề nghị là kỳ này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về việc đầu tư vào thị trường chứng khoán và những rủi ro của nó. Thưa đây là một cơ hội tốt cho mọi người cùng bình tĩnh kiểm lại một số quy tắc cơ bản về đầu tư trong thị trường này.Trước hết, tôi xin đề nghị là ta cùng định nghĩa lại nghiệp vụ đầu tư, thị trường chứng khoán và một số nguyên lý vận hành của thị trường này cho các nhà đầu tư cá nhân. Các nhà đầu tư có tổ chức, gọi là đầu tư định chế, là loại công ty chuyên nghiệp theo phương cách đầu tư khoa học thì ta không nói ở đây. Nếu vậy, câu hỏi đầu tiên : đầu tư là gì ? Đầu tư là khi ta dùng tiền tiết kiệm của mình mà đưa vào lãnh vực sản xuất để kiếm lời với rủi ro có thể là bị lỗ. Trên đại thể thì việc đầu tư ấy có thể là
- trực tiếp hay gián tiếp. Trực tiếp là khi ta lấy tiền tiết kiệm lập ra cơ sở sản xuất để kiếm lời qua bán hàng hay cung cấp dịch vụ trên thị trường. Gián tiếp là khi ta dùng tiền ấy mua tài sản của một cơ sở sản xuất sẵn có để kiếm lời nếu cơ sở ấy có lời mà cũng chịu rủi bị lỗ nếu cơ sở bị lỗ. Việc đầu tư gián tiếp ấy có khác gì đầu cơ hay không ? Thuần về kinh tế mà nói, đầu tư và đầu cơ giống nhau ở việc không tiêu tiền tiết kiệm mà dùng tiền ấy cho mục đích kiếm lời sau này. Khác nhau là đầu cơ nhắm vào mối lợi lớn trong ngắn hạn và cũng bị rủi ro rất lớn. Cho tới nay, đại đa số các nhà đầu tư tại Việt Nam vẫn có động thái đáng lo ngại của người đầu cơ mà lại không thấy ra sự rủi ro. Theo nguyên lý ông giải thích thì đầu tư gián tiếp là đưa tiền của mình cho người khác kinh doanh và chia lời phải không ? Thưa đúng vậy. Trên nguyên tắc, thị trường chứng khoán là nơi nhà đầu tư có thể bỏ tiền ra mua chứng phiếu gồm có hai loại là cổ phiếu và trái phiếu do doanh nghiệp phát hành. Cổ phiếu ( Stocks) là tiền hùn vào phần vốn, còn Trái phiếu ( Bonds) là tiền cho vay với phân lời đã định trước. Cho đến nay, vật dụng đầu tư tại thị trường chứng khoán Việt Nam chủ yếu là cổ phiếu, là loại có thể lời cao hơn phân lời của trái phiếu nhưng cũng có rủi ro cao hơn. Nhưng việc đầu tư ấy có lợi thế nào cho doanh nghiệp và nền kinh tế ? Khi bước vào thị trường này, ta có ba cách ứng xử, một là mua, hai là giữ nguyên những gì mình đã mua trước đó, ba là bán. Quyết định mua hoặc giữ nguyên những cổ phiếu đã mua là khi mình tin rằng trị giá cổ phiếu sẽ còn tăng. Nếu thấy là giá cổ phiếu sẽ sụt thì mình quyết định bán. Yếu tố quyết định ở đây là triển vọng sinh lời của doanh nghiệp được yết giá trên sàn giao dịch. Doanh nghiệp huy động vốn kinh doanh từ loại thị trường ấy, và nhà đầu tư không tiêu thụ mà giao tiền cho doanh nghiệp dùng vào sản xuất để kiếm
- lời cho mình. Theo nguyên tắc này, mà xứ nào hay nhà đầu tư nào cũng phải biết, là mình chỉ lấy tiền tiết kiệm ra đầu tư với giả thuyết là dù có mất hết thì cũng không ảnh hưởng đến lợi tức hay mức sống thường nhật của mình. Trút hết tài sản ra “chơi stock” như ở nhà vẫn thường nói ngày nay chỉ là đánh bạc và nếu bị lỗ lã thì gia đình bị thua thiệt, kinh tế sa sút. Nếu lại còn vay tiền ngân hàng đưa vào cuộc đỏ đen ấy thì mình có thể gây ra khủng hoảng tài chính và kinh tế nếu thị trường tuột giá, là điều có thể xảy ra tại Việt Nam khi luật lệ về tài trợ đầu tư chưa đủ tinh tế. Nói vắn tắt lại thì trong lời trình bày của ông, nhà đầu tư cá nhân chỉ nên dùng tài sản tiết kiệm được để đầu tư trong tinh thần cẩn trọng, phải không ? Thưa đúng như thế, và đấy là một phản ứng tâm lý cần thiết khi mình bắt đầu bước vào thị trường chứng khoán, là hình thái đầu tư vẫn còn quá mới lạ và chưa có đủ thông tin tối thiểu ngoài những lời đồn đại và thành tích lạc quan của một thiểu số được bạc. Xin nói thêm là trên thị trường này, ta có quy luật “bù trừ”, tức là người này thắng thì đâu đó phải có người thua một ngân khoản tương đương. Chỉ nghe nói là đại gia này hay nhân vật kia đã thắng lớn trên thị trường chứng khoán mà hồ hởi nhảy vào là sẽ mất tiền oan. Ông vừa trình bày phần đại lược của nghiệp vụ đầu tư vào cổ phiếu, bây giờ bước qua phần chuyên môn một chút là làm sao tính ra triển vọng lời lỗ để quyết định đầu tư. Khi bước vào thị trường này, ta có ba cách ứng xử, một là mua, hai là giữ nguyên những gì mình đã mua trước đó, ba là bán. Quyết định mua hoặc giữ nguyên những cổ phiếu đã mua là khi mình tin rằng trị giá cổ phiếu sẽ còn tăng. Nếu thấy là giá cổ phiếu sẽ sụt thì mình quyết định bán. Yếu tố quyết định ở đây là triển vọng sinh lời của doanh nghiệp được yết giá trên sàn giao dịch. Nhiều nhà đầu tư tại Việt Nam có khi hoàn toàn không biết và không cần
- biết gì về doanh nghiệp đối tượng, thậm chí mua cổ phiếu trên chợ đen của doanh nghiệp chưa hoạt động mà mới chỉ được cấp giấy phép. Đấy là phương pháp “dựa chõ nghe hơi” cực kỳ nguy hiểm của tay mơ đi vào đầu tư như vào sòng bạc. Khi làm chủ một số cổ phiếu của doanh nghiệp, nhà đầu tư là một cổ đông, làm chủ một phần tài sản của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có lời thì có thể chia mức lời ấy cho các cổ đông, ta gọi là cổ tức, là một trị giá được thông báo cho mọi người cùng biết. Ngoài số tiền lời gọi là cổ tức, nhà đầu tư có thể còn nghĩ đến một cách kiếm lời khác là bán ra cổ phiếu với giá cao hơn giá mua trước đấy. Yếu tố ấy giữ phần quyết định có lẽ còn lớn hơn cổ tức nên mới giải thích khối lượng giao dịch rất lớn mỗi ngày trên thị trường chứng khoán làm giá cả thăng trầm rất mạnh. Cụ thể thì có cách gì đo lường được trị giá phải chăng của cổ phiếu hay không ? Theo kinh nghiệm từ vài trăm năm nay của thế giới thì thông thường, khi trị giá cổ phiếu xê dịch trong khoảng 15 đến 17 lần cổ tức thì ta coi đó là giá phải chăng, gọi là tỷ số P/E do chữ Price Earning Ratio mà ra. Khi tỷ số P/E này lại cao gần gấp trăm lần cổ tức thì ta đoán rằng giá đó là giá ảo, tức là sẽ có ngày sụt mạnh như điều sẽ xảy ra cho một số cổ phiếu tại Việt Nam. Bong bóng đầu tư đang căng phồng thiếu cơ sở nên sẽ bị xì, có khi sẽ bị bể như trường hợp đã xảy ra tại Hoa Kỳ bảy năm về trước với loại công ty cao kỹ trên thị trường Nasdaq làm kinh tế Mỹ bị suy trầm vào năm 2001. Nhưng làm sao người ta có thể tính ra những triển vọng ấy mà quyết định về giá cổ phiếu nên mua hay nên bán ? Trên đại thể, ta có hai phương pháp đầu tư khác nhau. Phương pháp thứ nhất gọi là “phân tích cơ bản”, là tìm hiểu về tình hình kinh doanh của đối tượng từ đó định ra loại yếu tố tích cực và tiêu cực có thể giúp doanh nghiệp phát triển để có lời cao hơn, hoặc ngược lại, khiến doanh nghiệp gặp
- trở ngại và có khi bị lỗ. Phương pháp thứ hai, gọi là “phân tích kỹ thuật”, thì có thể khỏi cần biết đến tình hình cơ bản của doanh nghiệp đối tượng mà chỉ cần theo dõi dạng thức chuyển dịch, thăng hay giáng, của cổ phiếu qua một số tuyến đồ từ đấy mình suy đoán ra sự chuyển dịch, lên hay xuống, trong tương lai. Theo thiển ý của tôi, phương pháp cơ bản có thể giải thích ra cái “nhân”, là yếu tố khiến cổ phiếu có thể tăng hay giảm, nhưng nhiều khi không trả lời được một câu hỏi rất quan trọng là nếu tăng thì tăng đến đâu, bao giờ sẽ lên đến mức ấy? Hoặc ngược lại, nếu giảm thì sẽ ra sao? Nếu cứ nói là cổ phiếu doanh nghiệp này sẽ tăng thì ta chưa có một thông tin đủ chuẩn xác. Một nhà đầu tư cá nhân tìm đâu ra những dữ kiện để tiến hành việc phân tích theo hai hướng đó ? Đấy mới là vấn đề. Nhiều nhà đầu tư tại Việt Nam có khi hoàn toàn không biết và không cần biết gì về doanh nghiệp đối tượng, thậm chí mua cổ phiếu trên chợ đen của doanh nghiệp chưa hoạt động mà mới chỉ được cấp giấy phép. Đấy là phương pháp “dựa chõ nghe hơi” cực kỳ nguy hiểm của tay mơ đi vào đầu tư như vào sòng bạc. Về đại cương, phương pháp cơ bản đòi hỏi nhà đầu tư phải biết về tình hình kinh tế tài chính tổng quát, rồi tìm hiểu sâu hơn vào khu vực hay ngành nghề kinh doanh của xí nghiệp mà mình muốn mua cổ phiếu để cân nhắc lợi thế hay nhược điểm của xí nghiệp đó. Sau đấy mới đối chiếu tình hình chung của môi trường và những đặc điểm riêng của xí nghiệp, như tài sản, số nợ, khả năng của ban quản trị, v.v.... Việt Nam thực ra chưa có đủ thông tin và cơ chế để áp dụng phương pháp cơ bản, là điều đáng lẽ đã phải có sau khi thị trường chứng khoán hoạt động được gần chục năm. Muốn có thì phải làm một cuộc cách mạng về thông tin và luật lệ để mọi doanh nghiệp muốn huy động vốn trên thị trường chứng khoán phải công khai hoá sổ sách kế toán, từ bảng tổng kết tài sản đến các trương mục lời lỗ và mọi chi tiết cần thiết về thị trường và tổ chức lẫn nhân sự của doanh nghiệp. Kế đó, báo chí phải có quyền tự do thông tin và tìm hiểu về từng doanh
- nghiệp để thông báo cho công chúng biết. Sau cùng, phải cho phép thành lập các công ty dịch vụ chuyên về phân tích và thông tin kinh tế và kinh doanh cho những ai muốn biết thì mua. Đấy là về phương pháp phân tích cơ bản, còn phân tích kỹ thuật thì sao ? Tình hình còn phức tạp và mù mờ hơn vì chúng ta thiếu một chiều dày lịch sử để thẩm định được tâm lý của thị trường hầu có thể lập ra những biểu đồ trình bày các đường tuyến thăng trầm trong quá khứ. Thứ nữa, phương pháp này cũng khá phức tạp vì dùng nhiều kỹ thuật cho đến nay vẫn chưa được thấu hiểu hay sử dụng phổ biến. Việc cho phép lập ra những công ty dịch vụ cung cấp tin tức và phân tích thị trường có thể góp phần khai thông sự yếu kém ấy. Khi vận động viện trợ của các nước, Việt Nam nên yêu cầu được giúp đỡ về mặt kỹ thuật và truyền thông báo chí nên cố gắng tìm hiểu và quảng bá những kỹ thuật giúp nhà đầu tư hiểu được và tận dụng được phương pháp này. Người ta có thể so sánh được ưu và khuyết điểm của hai phương pháp trên không ? Giới đầu tư thành thạo thì biết chọn lấy phương pháp thích hợp nhất và trường phái nào cũng cho rằng phương pháp của mình là hữu hiệu hơn. Theo thiển ý của tôi, phương pháp cơ bản có thể giải thích ra cái “nhân”, là yếu tố khiến cổ phiếu có thể tăng hay giảm, nhưng nhiều khi không trả lời được một câu hỏi rất quan trọng là nếu tăng thì tăng đến đâu, bao giờ sẽ lên đến mức ấy? Hoặc ngược lại, nếu giảm thì sẽ ra sao? Nếu cứ nói là cổ phiếu doanh nghiệp này sẽ tăng thì ta chưa có một thông tin đủ chuẩn xác. Ngược lại, phương pháp kỹ thuật thì chỉ nhìn trên biểu hiện ở bề mặt để đoán ra cái “duyên”, khiến giá cổ phiếu có thể lên xuống đến mức đó vào một thời điểm nào đó. Kinh nghiệm cho thấy là nếu tới thời điểm ấy mà giá cổ phiếu vượt qua một “điểm chặn” thì có thể còn bung lên cao hơn, hoặc sụt quá một “điểm nâng” thì sẽ còn sụt nữa.
- Một thí dụ là tuần qua, khi thấy chỉ số chứng khoán VN-Index đụng tới đỉnh cao 1.000 điểm rồi dập dình nhiều ngày mà không qua được, ta đoán rằng chỉ số 1.000 này là điểm chặn, nếu không vượt được là sẽ sụt và chu kỳ điều chỉnh coi như bắt đầu. Những điểm chặn hay điểm nâng ấy thường là số chẵn và là một biểu hiện của tâm lý thị trường mà phải nghiên cứu và phân tích khá lâu mới chẩn đoán được. Qua một chương trình phát thanh thì ta khó trình bày các đồ biểu minh diễn những điều kể trên cho mọi người cùng tham khảo và suy đoán. Để kết luận thì trong hiện tại, phương pháp cơ bản vẫn có cơ sở khả tín hơn và dễ được tìm hiểu để áp dụng một cách phổ biến sau khi chính quyền khai thông bế tắc về thông tin. Câu hỏi cuối, ông có lời khuyên gì với các nhà đầu tư Việt Nam không ? Đầu tư là việc trường kỳ và bảo đảm lợi tức trong lâu dài, đừng muốn ăn xổi, mua qua bán lại thật nhanh để kiếm lời. Thứ nữa, chỉ đầu tư khi mất vốn vẫn không sạt nghiệp. Thứ ba, đừng cay cú khi cổ phiếu sụt giá mà mình cứ mong là sẽ lại lên trong tương lai. Nếu sụt quá 8 hay 10% của giá mua là phải bán để giới hạn rủi ro và mức lỗ. Sau cùng, khi thấy những người không hiểu biết mà ào vào thị trường thì ta biết ngay là đang có hiện tượng a dua, chạy theo ảo giác vì hồ hởi sảng. Đấy là lúc nên bán để thủ thân. Có thể là chúng ta sẽ phải còn đề cập đến đề tài rất phức tạp này trong nhiều kỳ khác nữa. Bong Bóng Đầu Cơ trên thị trường chứng khoán Trong vòng tháng qua, các thị trường đầu tư tài chánh thế giới bị giao động mạnh vì cùng mối lo là trái bóng đầu cơ có thể vỡ làm nhiều người bị phá sản và kinh tế suy trầm. Vì hiện tượng bong bóng đầu cơ đang xảy ra trên thị trường chứng khoán Trung Quốc, thị trường gia cư Hoa Kỳ và cả thị trường cổ phiếu lẫn bất động sản tại Việt Nam.
- Thưa ông Nguyễn Xuân Nghĩa, sau vụ sụt giá cổ phiếu tại Thượng Hải và Thẩm Quyến của Trung Quốc vào ngày 27 tháng Hai vừa qua, đến lượt thị trường chứng khoán Hoa Kỳ cũng tuột giá cùng nhiều thị trường tài chính quốc tế khác. Khi ấy, mọi người mới nhìn thấy là trong khi giá cổ phiếu Trung Quốc đã bị căng phồng như trái bóng và có thể vỡ thì thị trường bất động sản cho mục tiêu gia cư của Hoa Kỳ có thể cũng là một trái bóng ảo sẽ vỡ. Những biến động ấy khiến mọi người cũng liên tưởng đến việc trái bóng cổ phiếu tại Việt Nam có thể đang xì, trong khi thị trường bất động sản lại nóng bất ngờ với hàng tỷ đô la đang trút vào Việt Nam nhờ viễn ảnh WTO. Vì lý do trên, chúng tôi xin đề nghị là kỳ này, ta sẽ cùng tìm hiểu về hiện tượng bong bóng kinh tế, hầu thính giả cùng biết và, nếu có thể, cùng tránh được những hậu quả tai hại... Người ta có nhiều cách gọi khác nhau về hiện tượng này, là khi mà giá cả một số tài sản đầu tư gia tăng phi lý vì không có cơ sở thực tế và do đó sẽ có lúc sụt. Đó là nạn “bong bóng đầu cơ”, nạn “giá ảo”, “bong bóng tài chính” hay “dịch đầu cơ” trong ý nghĩa dịch bệnh vì lan rộng bất thường và gây ra hậu quả tai hại cho nền kinh tế. Vì kinh tế thế giới đang hội nhập vào một khuôn khổ toàn cầu, dịch đầu cơ có thể lây lan từ xứ này qua xứ khác như một phản ứng dây chuyền, và nếu bong bóng đầu cơ mà vỡ thì hậu quả cũng từ xứ này có khi lan qua xứ khác. Trong vấn đề ấy, ta có hai vế cần tìm hiểu, vì sao lại có dịch đầu cơ và khi trái bóng đầu cơ bị vỡ thì những gì sẽ xảy ra? Trên diễn đàn này, ông thường nhấn mạnh rằng thuần tuý về kinh tế mà nói thì đầu cơ cũng chỉ là đầu tư, tức là không có ý nghĩa xấu về đạo đức, mà chỉ là muốn có lời nhiều và nhanh nên bị rủi ro lớn. Như vậy, câu hỏi đầu tiên của chúng tôi là vì sao giới đầu tư lại có phản ứng đầu cơ như ông vừa nói là “phi lý”, làm giá cả tăng mạnh không có cơ sở? Thưa trước hết, trên thị trường gồm những người mua và người bán mà giá cả là mức đo lường sự đồng thuận giữa hai thành phần ấy. Khi người muốn mua lại đông hơn hoặc có sự ham muốn cao hơn người bán thì giá sẽ tăng, theo quy luật cung cầu. Ngược lại, khi người ta muốn bán nhiều hơn mua thì giá sẽ giảm, mà nếu lại muốn bán tháo bằng mọi giá thì giá sẽ sụt mạnh. Đó là hiện tượng bể bóng đầu cơ. Yêu tố then chốt ở đây là tâm lý của giới
- đầu tư hay đầu cơ. Tâm lý ấy là tin rằng thị trường còn có nhiều người điên hoặc liều lĩnh hơn mình. Tôi xin lấy một thí dụ: khi thấy cố phiếu một công ty gia tăng, tôi biết rằng người khác cũng biết vậy nên họ sẽ muốn mua để kiếm lời. Đấy là phản ứng đầu tư thông thường. Bây giờ, khi thấy là giá gia tăng quá mạnh, tôi lạc quan nghĩ rằng giá sẽ còn tăng nữa và tôi vẫn cứ mua vào, thực tế là tính nhẩm trong đầu là thị trường còn có nhiều người tham hay điên hơn mình nên vẫn sẽ mua lại của tôi với giá cao hơn. Trái bóng giá cả tiếp tục căng phồng khi nhiều người tin rằng thiên hạ vẫn điên hơn mình, vẫn sẽ tìm mua với giá cao hơn. Trái bóng chỉ bắt đầu vỡ khi chẳng còn ai điên như thế để đòi mua với giá cao hơn. Lúc ấy, những ai đã lỡ mua vào rồi thì phải tìm cách bán ra, dù với giá thấp hơn giá mua. Khi mọi người đều cùng muốn bán vì không muốn là kẻ điên sau cùng thì chúng ta có hiện tượng bán tháo, làm giá sụt mạnh. Đó là về nguyên nhân tâm lý... Ông nói vậy có nghĩa là còn nguyên nhân khác nằm ngoài lãnh vực tâm lý hay sao? Tôi cứ hay nói chuyện nhân duyên trong kinh tế! Cái nhân nằm trong tâm lý ham lời và đầu cơ qua suy luận rằng dù giá cao vẫn sẽ có người tham mà mua lại của mình sau này nên cứ mua đã. Cái duyên, là cơ hội cho cái nhân đó phát tác, là khi thị trường có một số điều kiện thuận lợi cho tính toán đầu cơ kiểu ấy. Điều kiện thuận lợi là khi tiền rẻ - tức là nếu đi vay để đầu cơ theo lối liều lĩnh ấy thì vẫn trả lãi suất thấp nên vẫn có lời. Điều kiện thuận lợi nhất là khi tiền nhiều. “Nhiều” là khi ta so sánh về cung cầu giữa lượng tiền khả dụng với số tài sản mình có thể đầu tư, thí dụ như số cổ phiếu hay bất động sản mình có thể mua vào để đợi khi lên giá thì bán ra. Lý do kinh tế vì vậy là khi khối lượng hiện kim hay tiền mặt có thể tung vào thị trường đầu cơ. Thí dụ tại Việt Nam là sau khi kiếm ra một số tiền nhờ thị trường chứng khoán được thổi giá quá cao năm ngoái, người ta bắt đầu sợ giá sụt nên bán cổ phiếu để lấy tiền mặt dồn qua thị trường bất động sản hay cao ốc thương mại, là chuyện cũng đã xảy ra tại Mỹ từ năm 2001 khi trái bóng cổ phiếu cao kỹ bị vỡ và thổi lên trái bóng gia cư, bảy năm sau thì bắt đầu xì... Tôi sở dĩ gọi yếu tố kinh tế là “duyên” hơn là “nhân” vì nguyên nhân chính vẫn là máu tham và tâm lý lạc quan đến liều lĩnh của
- giới đầu cơ. Nếu kết hợp cả hai yếu tố kinh tế và tâm lý, ta có thể nghĩ đến một chuỗi tính toán tưởng là hợp lý mà thực ra vẫn tiềm ẩn tinh thần lạc quan phi lý về tương lai. Giới đầu tư hay đầu cơ thực ra có tính toán chi ly dù là phi ký đến như vậy không? Ta không nói đến hiện tượng “bà già trầu đi vào thị trường chứng khoán”, là khi người không am hiểu mà cũng nhảy vào đầu tư như đánh bạc, một chỉ dấu không sai về nguy cơ bể bóng đầu cơ. Nhưng mọi nhà đầu tư hay đầu cơ, dù ở tại Hoa lục, Hoa Kỳ hay Việt Nam, đều cũng có thể nghiêm túc tính toán như vậy và được thiên hạ cho là khôn, khi mọi chuyện còn khả quan tốt đẹp. Chỉ khi bóng bể giá chìm thì người ta mới thấy rằng đó là phản ứng theo đàn của bầy cừu dại, là phản ứng a dua nhắm mắt chạy theo đám đông vì tâm lý “hồ hởi sảng”, “lạc quan tếu”. Bước qua phần thứ hai, người ta làm thế nào để tránh được hiện tượng hồ hởi sảng ấy? Thưa máu tham vốn là căn tính của đa số và thực ra cũng là một động lực cần thiết cho sự tiến hoá, cho nên chúng ta không thể duy ý chí cải tạo xã hội con người như đã thấy tại Việt Nam mấy chục năm về trước. Tuy nhiên, vì tâm lý thị trường cũng tùy thuộc vào thông tin thị trường, người ta có thể phần nào ngăn ngừa được phản ứng đầu cơ dại dột ấy khi có nhiều thông tin hơn hầu tránh được tâm lý “bịt tai ăn cắp chuông chùa”, vì tham mà tối mắt nên cứ tưởng rằng không ai biết, không ai thấy đâm ra chỉ có mình là bị thiệt. Vả lại, nói cho phũ phàng thì “có gan làm - có gan chịu , đầu cơ trật cửa mà bị lỗ thì phải chịu rủi ro của hậu quả, đấy là phản ứng cần thiết mà thật ra lành mạnh của thị trường. Nhưng chính quyền có thể cũng phải có biện pháp ngăn ngừa trước, chứ chẳng lẽ để nhiều người bị phá sản? Ông không thấy vậy hay sao? Thưa đây là khía cạnh phức tạp nhất của vấn đề bong bóng đầu cơ vì hàm chứa rất nhiều yếu tố. Trước hết, khi tưởng rằng mình có thể khôn ngoan làm giàu nhanh chóng nhờ đầu cơ, giới đầu tư khỏi cần tới chính quyền. Họ còn cho rằng chính
- quyền cứ làm thị trường cụt hứng qua những lời cảnh báo mà vì hồ hởi sảng họ chẳng muốn nghe. Điều này cũng đã có thấy tại Việt Nam khi chỉ số VN-Index mấp mé 1.000 điểm. Thế rồi khi bóng bể thì nhiều người phá sản lại cào mặt ăn vạ và đòi chính quyền cấp cứu. Tôi thiển nghĩ rằng cấp cứu khi ấy là chuyện sai, không phải vì lý do đạo đức là... nên trừng phạt kẻ đầu cơ, mà vì một lý do tâm lý kinh tế. Khi lấy rủi ro lớn để làm giầu nhanh rồi bị khánh tận lại đòi chính quyền cấp cứu thì nhà đầu cơ tiếp tục lấy rủi ro nữa vì tin rằng khi mình té ngã thì vẫn có tấm lưới cứu vớt của chính quyền. Kinh tế học gọi tâm lý ấy là “ỷ thế làm liều”, morale hazard, là chuyển dịch rủi ro cho ai khác, hay nghĩ rằng cuối cùng vẫn có nhà nước đỡ đòn cho mình! Một trong các nguyên nhân thổi lên bong bóng đầu cơ chính là nạn “ỷ thế làm liều” đó, tại Nhật Bản, Đông Á và Trung Quốc. Bây giờ, ta mới nói đến những gì chính quyền có thể làm để chặn trước, từ khi chưa manh nha... Thưa vâng, đây mới là yếu tố quan trọng nhất vì ngừa bệnh vẫn hay hơn chữa bệnh. Tôi thiển nghĩ là khởi đầu phải là tính trung lập của chính trị đối với thị trường. Thông thường, khi thị trường tăng giá, các chính quyền ấu trĩ đều coi đó là công lao của mình, là điều có xảy ra tại Việt Nam sau khi bước qua chặng WTO. Nhưng tính trung lập để khỏi nhận vơ lại không có nghĩa là vô vi hay bất can thiệp, mà phải cực kỳ bén nhạy trong sự theo dõi để phòng trước. Nếu bong bóng đầu cơ bị thổi phồng vì tiền nhiều hay tiền rẻ thì cơ quan phụ trách về tín dụng và tiền tệ - là ngân hàng trung ương - phải điều tiết khối lượng tiền tệ bằng cách nâng lãi suất hay định mức tài trợ của các ngân hàng, là điều Trung Quốc đã làm tiếp hôm Thứ Bảy 16, lần thứ ba trong 11 tháng, sau khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo báo động hôm 15 rằng tình hình kinh tế vĩ mô Hoa lục bị mất quân bình và thiếu điều hợp nên không thể tiếp tục mãi như vậy. Cũng trong ý trung lập đó, hệ thống ngân hàng trung ương nên có quy chế độc lập để khách quan điều tiết thị trường thay vì là công cụ can thiệp của chính quyền theo mục tiêu chính trị nhất thời như sắp có bầu cử hay đại hội đảng. Ngoài ra, nếu trái bóng đầu cơ phát sinh vì chênh lệch cung cầu như
- tại Việt Nam hiện nay khi có quá ít cổ phiếu được lưu hành thì chính quyền có thể điều chỉnh bằng cách nâng cao mức cung, cho phát hành thêm cổ phiếu các doanh nghiệp được cổ phần hoá. Sau cùng, quan trọng nhất, phải rà soát và nâng cao khả năng quản lý thị trường bằng luật lệ đầy đủ và nghiêm minh để tránh lạm dụng. Trong một kỳ sau, chúng ta có thể nói đến các trái bóng đầu cơ đang bị thổi lên trên thế giới và hậu của của nạn bóng bể đối với nền kinh tế. V.L
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chương 3: Thị trường chứng khoán sơ cấp
6 p | 1972 | 413
-
Phân tích kĩ thuật thị trường chứng khoán - 2
7 p | 542 | 336
-
CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG VIỆT NAM HIỆN NAY
14 p | 776 | 322
-
Nhà đầu tư chứng khoán thông minh
2 p | 492 | 276
-
Tránh rủi ro chứng khóan: Nhà đầu tư phải tự bảo vệ mình
4 p | 430 | 189
-
Cái nhìn sâu sắc hơn về Giả thuyết Thị trường Hiệu quả
3 p | 530 | 167
-
Thị trường chứng khoán Việt Nam
20 p | 283 | 165
-
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM NĂM 2009 – NHỮNG YẾU TỐ TÍCH CỰC part 2
12 p | 378 | 136
-
Một số cảnh báo khi đầu tư vào Thị trường chứng khoán nước ngoài
4 p | 104 | 30
-
Định hướng phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở nướcta
12 p | 136 | 13
-
Những điều quan trọng cần biết nếu Bạn muốn đầu tư vào Thị trường chứng khoán
19 p | 105 | 13
-
Dòng tiền tiếp tục chảy vào thị trường chứng khoán
4 p | 79 | 12
-
Quản trị lợi nhuận và biến động đồng bộ giá cổ phiếu: Nghiên cứu thực nghiệm tại thị trường chứng khoán Việt Nam
4 p | 49 | 7
-
Bước cải cách lớn về thu hút dòng vốn ngoại vào thị trường chứng khoán
3 p | 94 | 5
-
Chính sách thuế với quỹ hoán đổi danh mục trên thị trường chứng khoán
3 p | 57 | 5
-
Tác động của thanh khoản đến biến động giá cổ phiếu: Nghiên cứu trường hợp các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
12 p | 11 | 5
-
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng mức độ tham gia thị trường chứng khoán của người dân Thành phố Thủ Dầu Một
10 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn