DẠY DÙNG CÔN NHỊ KHÚC
lượt xem 228
download
CÁC TƯ THÊ DÙNG CÔN NHỊ KHÚC Dùng côn nhị khúc có nhiều tư thế thao diễn khác nhau. Nói tư thế có nghĩa là, trong lúc đối phó với địch thủ, ta cầm côn trong 1 hình thức tự nhiên mà có thể phòng thủ và tấn công 1 cách hữu hiệu nhất. Tư thế thường dùng của côn nhị khúc có 4 loại là : 1. Song Thủ Kích Thiên ( Hai tay chống trời ) _ Hình 2 2. Điểu Long Phiên Đằng ( Chim rồng bay lượn ) _ Hình 3 3. Bạch Xà Thổ Tín ( Con rắn trắng thè lưỡi)...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: DẠY DÙNG CÔN NHỊ KHÚC
- Chương 1 CÁC TƯ THÊ DÙNG CÔN NHỊ KHÚC Dùng côn nhị khúc có nhiều tư thế thao diễn khác nhau. Nói tư thế có nghĩa là, trong lúc đối phó với địch thủ, ta cầm côn trong 1 hình thức tự nhiên mà có thể phòng thủ và tấn công 1 cách hữu hiệu nhất. Tư thế thường dùng của côn nhị khúc có 4 loại là : 1. Song Thủ Kích Thiên ( Hai tay chống trời ) _ Hình 2 2. Điểu Long Phiên Đằng ( Chim rồng bay lượn ) _ Hình 3 3. Bạch Xà Thổ Tín ( Con rắn trắng thè lưỡi) _ Hình 4 4. Tô Tần Bố Kiếm ( Tô Tần Vác Kiếm ) _ Hình 5 Trong thực tế thì 2 thế Song Thủ Kích Thiên và Điểu Long Phiên Đằng là được sử dụng nhiều nhất . H.2 Thế Song Thủ Kích Thiên H.3 Thế Điểu Long Phiên Đằng H.4 Thế Bạch Xà Thổ Tín H.5 Thế Tô Tần Bối Kiếm Chương 2 CÁC THẾ VẬN ĐỘNG CHUẨN BỊ CỦA CÔN NHỊ KHÚC Thông thường người ta đột nhiên vận động với một cường độ khá lớn thì thân thể sẽ không thích ứng được . Vì vậy , trước khi tập luyện côn nhị khúc bạn nên thực hiện một số động tác chuẩn bị như sau : Động tác 1 : Tàng Long Ngọa Hổ Động tác 2 : Tả Dao Hữu Bãi Động tác 3 : Lưc Bạt Sơn Hà Động tác 4 : Chiêm Tiền Cố Hậu Động Tác 1 :
- Tàng Long Ngọa Hổ Ngồi dưới đất , 2 chân xoạc ra hết sức, dùng côn nhị khúc móc vào một bàn chân , hai tay dùng hết sức kếo côn , thân trên cúi gập người xuống phía trước hết mức , phần trán chạm vào đầu gối thì hơi dừng lại, sau đó trở về tư thế ngồi ban đầu, hoán đổi bên trái bên phải mà tập luyện . ( Hình 6). H.6 Động Tác 2 : Tả Dao Hữu Bãi Gập 2 khúc côn lại , dùng 1 tay cầm duỗi ra phía trước, cao ngang vai . Chuyển động khớp cổ tay ( lắc cổ tay ) qua phải qua trái, lấy động tác lắc hết cỡ làm chuẩn , không hạn định số lần, hết sức thì dừng. Cách tập 2 tay giống nhau . ( Hình 7) . H.7 Động Tác 3 : Lực Bạt Sơn Hà 2 chân đứng mở ra, 2 tay nắm 2 đầu côn đưa lên cao quá đầu. Tay phải dùng sức kéo côn dẫn động thân mình nghiêng qua bên phải hết sức ( đầu gối phải không được cong ). Hơi dừng lại , trở về tư thế cũ . Tiếp theo nghiêng người bên trái , cách tập giống như bên phải ( Hình 8 , Hình 9 ). H.8 H.9 Động Tác 4 : Chiêm Tiền Cố Hậu Hai chân đứng dang ra thành thế kỵ mã, 2 tay cầm 2 đầu côn đưa ra phía trước người. Tay phải dùng sức kéo động côn dẫn động thân mình quay qua phải vặn người ra phía sau hết sức ( đầu và mắt theo động tác xoay người nhìn ra hướng phía sau ), hơi dừng lại rối trở về tư thế cũ. Sau đó , xoay qua trái, cũng giống như vậy ( Hình 10, Hình 11 )
- H.10 H.11 Chương 3 CÔN PHÁP CÔN NHỊ KHÚC ĐƠN VÀ ĐÔI Bạn mới tập luyện côn nhị khúc cần phải tuần tự tiến hành tập luyện, xin đừng quá nóng nảy mà phải luyện từng động tác cho thật chính xác. Sau khi đã tập luyện nhuần nhuyễn từng động tác một, mới kết hợp thành nguyên bài côn pháp và tập luyện để tăng cường tính liên tục các động tác và cách biến hóa để có thể phát huy được cách phòng thủ và cách tấn công của bộ côn pháp này, đồng thời từng bước di chuyển cũng phải tập luyện rất kĩ để có thể thích nghi trong chiến đấu thực tế. Suốt quá trình tập luyện phải nắm vững tốc độ, sự thăng bằng, thời gian tập luyện và điểm tấn công phải đánh thật chính xác, đó là điều quan trọng nhất của côn nhị khúc. CÔN PHÁP CÔN NHỊ KHÚC ĐƠN ( GỒM 13 THỨC ) Tập Luyện 1 : Lưu Tinh Cản Nguyệt ( Sao xẹt đuổi trăng ) H.12 Hướng dẫn điểm quan trọng của động tác : (1) Tay phải nắm vững côn nhị khúc và xoay theo chiều từ trê xuống và từ sau lên ở bên hông ( cũng có thể xoay theo chiều từ trên xuống dưới và ra ngoài sau ). (2) Cánh tay và khuỷu tay cự li không được quá xa với hông để phát huy được sức mạnh và dùng sức bằng cổ tay là chính, tay phải và tay trái đều tập trung đồng đều. (Hình 12) Tác dụng : Chủ yếu dùng để phòng vệ và công kích. Tư thế này có thể xoay chuyển trước sau. Tập Luyện 2 : Tả Hữu Phùng Nguyên ( Trái phải cùng nguồn )
- H.13 Hướng dẫn điểm quan trọng của động tác : (1) Tay cầm côn nhị khúc múa thành hình số 8 trước mặt, tay trái và tay phải đều phải tập luyện cho nhuần nhuyễn . (2) Tay và cổ tay phải dùng sức chính xác, thân và các bước chân di chuyển phải đồng bộ với nhau . (Hình 13) Tác dụng : Có thể bảo vệ toàn thân, vừa tấn công vừa phòng thủ. Chiêu thức này có thể nối tiếp với các chiêu thức Lưu Tinh Cản Nguyệt và Độc Xà Thổ Tín. Tập Luyện 3 : Huyên Tân Đoạt Chủ ( khách náo loạn đoạt ngôi chủ ) H.14 H.15 H.16 Hướng dẫn điểm quan trọng của động tác : (1) Dùng ngón trỏ móc vào đoạn giữa của côn nhị khúc (Hình 14), khúc A ở trên và khúc B ở dưới.
- (2) Dùng ngón tay cái nắm côn nhị khúc và buông 3 ngón tay ở dưới ra, sử dụng sức của cổ tay để tạo cho côn B tự bắn vòng lên đến côn A, đồng thời 3 ngón tay buông ra để nắm lấy côn A và hai ngón tay đang nắm lấy côn A lập tức buông ra khi côn B bắn lên và rơi xuống, tức thay đổi vị trí. Côn A và B có thể luân phiên thay nhau buông ra để sử dụng và tập luyện tay trái và phải cho đồng đều. (3) Các động tác trên phải tiến hành trong thời gian rất ngắn, có thể là hoàn thành liên tục 1 hơi. Tác dụng : Có thể tập luyện cho phản ứng của các ngón tay được nhanh chóng buông và nắm cây côn một cách linh hoạt. Thế này có thể liên kết với chiêu thức Quyện Điểu Tri Phản , Lưu Tinh Cản Nguỵệt ( Hình 15, Hình 16 ) Tập Luyện 4 : Bạch Xà Thổ Tín H.17 H.18 Hướng dẫn điểm quan trọng của động tác : (1) Dùng nách phải kẹp đầu của côn của B, tay phải nắm cây côn A. (Hình 17) (2) Thả lỏng nách và trong nháy mắt duỗi thẳng cánh tay ra phía trước, cổ tay phải dùng sức để hất bắn cây côn hướng tới phía trước. (3) Sử dụng sức của cổ tay và cánh tay, nhanh chóng thu côn về kẹp dưới nách, và sử dụng cánh tay khép lại (như hình 19 ,20) .Cần phải tập luyện cho tay trái và tay phải như nhau. (4) Khi đánh cây côn ra vai, cánh tay, khủy tay đồng thời phải hướng về phía trước, khi rút côn về phải đứng xéo, như thế có thể tiện cho việc đánh côn và rút côn về kẹp dưới nách. Tác dụng : Những động tác này rất là thực dụng, có thể dùng tấn công đầu , mặt , vai, cằm dưới , hông và bộ hạ của đối phương và khó để cho đối phương đoán trước được, chiêu thức này có thể kết hợp với chiêu thức Lưu Tinh Cản Nguyệt. H.19
- H.20 Tập Luyện 5 : Tô Tần Bối Kiếm ( Tô tần vác kiếm ) Hướng dẫn điểm quan trọng của động tác : (1) Tay phải nắm côn A, tay trái buông ra ( Hình 21) Tay phải dùng sức đánh côn về phía trước , xoay 1 vòng ( Hình 22) H.21 H.22 (2) Sau khi đợi cho côn đi hết 1 vòng trở về trên vai phải , tay trái buông ra và nắm lấy đầu côn bên kia, như thế thì tay phải và tay trái thay phiên nhau để nắm láy côn và xoay chuyển theo ý (Hình 23 , 24 ,25 ). (3) Sau khi thu côn về phải nắm vững đầu côn và khúc dây đoạn giữa áp sát vai, như thế thì mới không đánh trúng mình. (4) Tác dụng : Chiêu này có thể đánh từ trên xuống tới đầu , mặt , tay của đối phương , và tư thế này có thể kết hợp với chiêu Lưu Tinh Cản Nguyệt, Quyện Điểu Tri Phản.
- H.23 H.24 H.25 Tập Luyện 6 : Quyện Điểu Tri Phản ( Chim mệt biết về tổ ) Hướng dẫn điểm quan trọng của động tác : (1) Phải đứng trong tư thế mã bộ, 2 tay năm côn (Hình 26) (2) Buông tay trái ra để cho côn thòng xuống , khi côn sắp sửa thòng xuống hết tay phải nhanh chóng dùng lực cổ tay giật côn bắn ngược lên để trở về tay trái . Sau đó buông tay phải ra , động tác cứ như thế tiến hành tập luyện 2 tay ( Hình 27, 28, 29, 30) H.26 H.27
- H.28 Tác Dụng : Tư thế này có thể làm đảo lộn tầm nhìn của đối phương , không cho họ biết mình muốn tấn công họ ở vị trí nào . Có thể tấn công vào chân , háng , eo , hông , sườn và phần đầu. Thế này có thể nối tiếp với thế Lưu Tinh Cản Nguỵêt, Song Thủ Kích Thiên. H.29 H.30 Tập Luyện 7 : Xạ Côn Thế Hướng dẫn điểm quan trọng của động tác : (1) Tay phải nắm côn, 2 côn phải giữ thăng bằng nhau và côn song song với mặt đất, không được một cao, một thấp. Nếu không sẽ ảnh hưởng đến kĩ thuật luyện.(Hình 31) (2) Kình lực tập trung vào tay phải, lấy ngón cái và lòng bàn tay kẹp chặt mé dưới côn, kình lực cánh tay và cổ tay bắn mạnh khúc côn chồng mé lòng bàn tay ra phía trước. (Hình 32 ,33). (3) Khi cây côn đã đi hết thế, giật côn trở về phía sau cho 2 khúc côn khép lại và nắm trong bàn tay như trước, phải luyện tập tay trái , tay phải đồng đều nhau. (Hình 34,35) H.31 – 32
- H.33 Tác Dụng : Tư thế này có thể tấn công đầu , mặt, của đối phương. Thế này có thể nối tiếp với thế Lưu Tinh Cản Nguyệt , Tiền Trảm Hậu Tấu. H.34 H.35 Tập Luyện 8 : Tuyết Hoa Cái Đỉnh ( Hoa tuyết che đầu ) H.36 Hướng dẫn điểm quan trọng của động tác : Để côn trên đầu và xoay hình tròn theo mặt phẳng. Hai tay thay phiên nhau và tập luyện với 2 vòng xoay nghich chiều nhau. (hình 36 ) Tác Dụng : Tư thế này có thể bảo vệ được đầu và tấn công đối phương ở huyệt thái dương , mặt và cổ… Thế này có thể nối tiếp với thế Lưu Tinh Cản Nguyệt, Tả Hữu Phùng Nguyên. Tập Luyện 9 : Phiên Sơn Việt Lãnh ( Trèo núi vượt đỉnh ) Hướng dẫn điểm quan trọng của động tác : (1) Đứng trong tư thế tự nhiên , 2 tay nắm lấy cây côn. (Hình 37) (2) Buông tay trái ra , tay phải nắm lấy cây côn từ phía sau đánh vòng xuống ra phía trước rồi lên trên đầu, đồng thời chuyển động cổ tay khiến cho côn xoay 1 vòng tròn nhỏ hướng qua bên trái rồi vòng qua phải hạ xuống dần. (Hình 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44)
- H.37 H.38 H.39 H.40 H.41
- H.42 H.43 H.44 H.45 (3) Với tư thế trên , khi đưa côn qua sau lưng trái , điều khiển đoạn dây giữa dính sát vào eo , đồng thời eo tức tốc hơi xoay sang bên trái rồi bật xoay lại bên phải, cổ tay dùng cho côn bay lên bên phải ra phía trước. Tay trái nhanh chóng từ phía trước chuyển sang phía sau lưng, sau đó sử dụng cùng 1 phương pháp luyện tập tay trái (Hình 45 , 46 ,47, 48, 49, 50) (4) Khi côn chạy đến phần eo , lưng phải cho dây nối của côn áp sát lưng, eo nương theo thế vặn theo cho hết đà rồi xoay ngược lại , mới tập đừng dùng quá sức mạnh để tránh bị thương .
- H.46 H.47 H.48 H.49 H.50 Tác Dụng : Thế này tập luyện cho toàn thân và tay phối hợp đồng bộ, xoay trên không và lấy sức phẩn eo làm điểm tựa, tạo cho đối thủ không biết mình định đánh hướng nào mà thừa cơ đánh thắng đối thủ. Tư thế này có thể kết hợp với Tuyết Hoa Cái Đỉnh, Tả Hữu Phùng Nguyên. Tập Luyện 10 :
- Tiền Trảm Hậu Tấu ( Chém trước tấu sau ) Hướng dẫn điểm quan trọng của động tác : (1) Đứng trong tư thế tự nhiên, hai tay nắm lấy côn ( như hình 50 ) Buông lỏng tay trái, cẳng tay phải đưa lên tạo cho cánh tay phải thẳng ngay (như xà đơn) khiến cho côn được đánh về phía sau như tư thế đang lộn xà đơn, rồi bật ngược lên (Hình 51) (2) Khi côn bật lên có thể nắm lại trong tay, cũng có thể cho côn đánh xuống hết phía trước mà không nắm lại nhưng đồng thời giơ cao chân phải lên đón côn và để cho côn vừa chạm vào đùi (Hình 52) (3) Mượn xích của côn áp sát vào đùi bắn ngược côn trở lên phía trên đầu, đồng thời buông chân phải xuống, vận sức của cổ tay khiến cho côn trở về trong tay phải. (Hình 53) H.51 H.52 H.53 Tác Dụng : Tư thế này có thể lợi dụng sức bật khi côn đánh vào cánh tay và đùi, phối hợp với bộ pháp và thân pháp tấn công địch 1 cách bất ngờ. Tư thế này có thể nối tiếp với chiêu Tả Hữu Phùng Nguyên, Lưu Tinh Cản Nguyệt . Tập Luyện 11 : Song Thủ Kích Thiên ( Hai tay chống trời ) Hướng dẫn điểm quan trọng của động tác : (1) Đứng trong tư thế cung bộ nghiêng 1 bên , 2 tay nắm côn đưa lên cao (Hình 54) (2) Buông tay phải ra , tay trái dùng sức đánh côn xuống dưới thành 1 hình bán nguyệt và tùy thuộc với sức và các bước di chuyển, côn được đánh về phía trước sẽ đến bên tay phải , sau đó buông tay trái ra tiếp tục tập luyện phương pháp này cho cả 2 tay (Hình 55, 56, 57, 58, 59) H.54
- H.55 H.56 H.57 H.58 H.59 Tác Dụng : Tư thế này có thể tấn công phần đầu , phần cổ , vai , hạ bộ và lưng eo của địch thủ. Thế này có thể tiếp nối với chiêu Uy Trấn Bát Phương, Quyện Điểu Tri Phản . Tập Luyện 12 : Uy Trấn Bát Phương Hướng dẫn điểm quan trọng của động tác :
- (1) Đứng tư thế mã bộ, hai tay nắm lấy côn (Hình 60) (2) Buông tay trái ra, tay phải đánh côn đến ngang đầu (Hình 61), đồng thời tay phải dùng sức đánh côn ngang về phía trước thành hình số 8 (Hình 62, 63 , 64) H.60 H.61 H.62 (3) Khi côn từ phía trên bên trái hạ xuống đến eo trái, dùng tay nắm lấy và trở về tư thế cũ. Tập luyện tư thế này cả 2 tay (Hình 65, 66, 67) Tư thế này yêu cầu sức cổ tay phải mạnh, nếu người nào có sức cổ tay yếu thì lúc đầu không nên tập tư thế này . Tác Dụng : Chủ yếu dùng để bảo vệ toàn thân, và tấn công đối thủ. Tư thế này có thể kết hợp với Lưu Tinh Cản Nguyệt, Tả Hữu Phùng Nguyên. H.63 H.64
- H.65 H.66 H.67 Tập Luyện 13 : Tiên Túng Hậu Cầm ( Thả trước bắt sau ) Hướng dẫn điểm quan trọng của động tác : (1) Đứng tư thế cung bộ , tay phải nắm 1 đầu côn và nách kẹp đầu B ( Hình 68) (2) Cánh tay phải xoay vào trong, hướng phía bên phải đánh côn xuống, đồng thời chân phải bước lui ra phía sau 1 bước, sau đó tay phải di chuyển vêg hướng phải và hướng lên trên đánh côn thành 1 vòng tròn, đồng thời chan phải tiến tới.(Hình 69, 70) H.68 H.69
- H.70 (3) Khi côn đi hết thế, chân phải rút về, điều khiển côn hướng ra sau 1 vòng lên phía trước thành 1 hình tròn, đồng thời chân phải tiến một bước về phía trước. Sau khi côn đã quay hết 1 vòng 360o thừa thế thu côn về và kẹp dưới nách . Tay trái và tay phải thay phiên nhau tập luyện (Hình 71, 72 ,73 ,74 ,75, 76) H.71 H.72 H.73 H.74
- H.75 H.76 Tác Dụng : Tư thế này kết hợp với Tả Hữu Phùng Nguyên và Lưu Tinh Cản Nguyệt, có thể liên tục tấn công đối phương. Tư thế này cũng có thể kết hợp với Quyện Điểu Tri Phản, Bạch Xà Thổ Tín. ….. CÔN PHÁP CÔN NHỊ KHÚC ĐÔI ( GỒM 6 THỨC ) Tập Luyện 1 : Đại Bàng Triển Xí (Đại bàng xòe cánh) Hướng dẫn điểm quan trọng của động tác : 2 tay nắm lấy 2 cây côn nhị khúc và thân hình đứng im, 2 cây côn đánh về phía trước thành hình tròn đồng bộ. Ngưng một lát và đánh côn với hướng ngược lại (Hình 77). Tác Dụng : Như tư thế Lưu Tinh Cản Nguyệt. H.77 Tập Luyện 2 : Song Long Xuất Hải (Hai con rồng ra biển) Hướng dẫn điểm quan trọng của động tác : (1) Hai tay nắm lấy 2 cây côn nhị khúc kẹp dưới nách (Hình 78) (2) Đồng thời buông ra và dùng sức 2 cánh tay đánh thẳng ra, đồng thời 2 cánh tay duỗi thẳng về phía trước. ( Hình 79) (3) Đợi cho côn đi hết đà, sau đó vòng trở về lập tức rút về kẹp dưới nách, trở về tư thế ban đầu và tập luyện tiếp. ( Hình 80) H.78 H.79
- H.80 Tác Dụng : Như tư thế Bạch Xà Thổ Tín nhưng uy lực của côn tăng thêm và độ khó lại cao hơn. Tư thế này có thể phối hợp với Đại Bàng Triển Sí và Mãnh Hổ Hạ Sơn. Tập Luyện 3 : Giao Long Phiên Giang (Giao long giỡn sông) Hướng dẫn điểm quan trọng của động tác : (1) Hai tay nắm lấy 2 cây côn , đứng với tư thế tự nhiên (Hình 81) (2) Hai tay dùng ngón tay cái kẹp côn lại và buông 4 ngón tay ra, đồng thời 2 tay đánh về phía trên. Tạo cho 2 khúc côn có sức bật và lơij dụng sức bật bắn côn về phía trước. (Hình 82) (3) Sau khi 2 cây côn đi hết đà lập tức thu hồi lại về tư thế như ban đầu. (Hình 83) H.81 H.82 H.83 Tác Dụng : Giống tư thế Tiền Trảm Hậu Tấu Tư thế này có thể kết hợp với Đại Bàng Triển Sí và La Thông Tảo Bắc. Tập Luyện 4 : La Thông Tảo Bắc (La thông phạt bắc) Hướng dẫn điểm quan trọng của động tác : (1) Chuẩn bị tư thế với thế đứng tự nhiên, 2 tay nắm lấy 2 cây côn (2) Chân trái bước lên 1 bước và trọng tâm đứng về phía trước, 2 tay đánh 2 côn một trước – một sau ( tay phải về phía trước, tay trái về phía sau ) (Hình 84 ) (3) Bước chân phải lên, nửa thân người trên xoay qua bên trái, đồng thời tay phải đánh côn ra phía trước. Tay trái đưa côn về phía sau. (Hình 85) (4) Chân trái đạp đất nhảy lên, thân xoay quay qua trái ra phía sau, chân trái theo sự di chuyển của thân thể hạ xuống đất, 2 tay đánh côn xâoy 1 vòng trở về tư thế ban đâu.(Hình 86) (5) Hai cây côn phải bung ra đồng thời, thân pháp , bộ pháp và côn pháp phải phối hợp nhịp nhàng với nhau.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn