Đề cương môn Dược liệu
lượt xem 4
download
Đề cương môn Dược liệu giúp các bạn học sinh tự rèn luyện, củng cố kiến thức của bản thân, nâng cao hiệu quả học tập. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương môn Dược liệu
- ĐỀ CƯƠNG DƯỢC LIỆU – LỚP ĐH DƯỢC K 10 I. DƯỢC LIỆU CHỨA CARBOHYDRAT: cây trạch tả và cây hoài sơn 1. TRẠCH TẢ Phân bố: mọc hoang thành từng đám ở ruộng lầy Lào Cai, Bắc Thái Trồng trọt và thu hái: +Trồng bằng hạt hoặc mọc hoang. + Cây lấy giống thì bấm bỏ hoa cho củ to. +Thu hoạch 2 vụ ( tháng 6, 12) . + đào cả cây, cắt bỏ thân, lá,gọt sạch rễ con, rễ to rửa sạch, sấy khô. Bộ phận dùng: thân rễ, chế biến: cạo vỏ ngoài, phơi hoặc sấy khô. TPHH: tinh bột, polysaccarid, protid, tinh dầu, nhựa… Tác dụng dược lý : + Thuốc có tác dụng lợi tiểu và làm cho Natri, Kali, Chlorid và Urê thải ra nhiều hơn +Trạch tả đều có tác dụng hạ Lipid trong máu rõ. + Trạch tả cải thiện chức năng chuyển hóa lipid của gan và chống gan mỡ + Cao cồn chiết xuất Trạch tả có tác dụng hạ áp nhẹ. Thuốc còn có tác dụng chống đông máu. + Nước sắc Trạch tả có tác dụng hạ đường huyết Công dụng: lợi tiểu, trị phù thũng, đái rắt, đái ra máu, cước khí , viêm thận. 2. HOÀI SƠN Phân bố: + mọc khắp nơi tại các vùng rừng núi nước ta nhiều nhất ở các tỉnh Hà bắc, Hoàng liên sơn, Thanh hóa, Nghệ tĩnh và Quảng ninh. +Hiện nay ta cũng đã trồng củ mài để chế thuốc Trồng trọt và thu hái: + Nhân giống bằng củ. + Thu hoạch từ tháng 11 đến thắng 4 năm sau. Thu củ khi cấy lụi. Bộ phận dùng và chế biến: + bộ phận dùng: rễ củ + chế biến : Củ mài đào về rửa sạch đất, gọt vỏ, ngâm nước phèn chua 24 giờ, vớt ra cho vào lò sấy diêm sinh đến khi củ mềm, mang ra phơi hay sấy cho se, đem gọt và lăn thành trụ tròn. Tiếp tục sấy diêm sinh một ngày một đêm nữa
- rồi đem phơi hay sấy ở nhiệt độ 60oC cho tới khi độ ẩm không quá 10%. đem sao cách cám. Thành phần hoá học + Thành phần chủ yếu là tinh bột, chất nhầy. + Thành phần ngoài tinh bột có chứa mucin, alantoin, cholin và maltase. Tác dụng dược lý : Theo Đỗ Tất Lợi chất Mucin hòa tan trong nước trong điều kiện acid và nhiệt độ thích hợp sẽ phân giải thành chất protid và hydrat carbon có tính chất bổ. Ở nhiệt độ 45 55độ C, khả năng thủy phân chất đường của men trong Hoài sơn rất cao, trong acid loãng trong 3 giờ có thể tiêu hóa 5 lần lượng đường. Ngoài giá trị dinh dưỡng, thuốc có giá trị giúp tiêu hóa thức ăn chất bột Công dụng: bổ thận, bổ tỳ, lỵ mạn tính, đái đường, tiểu đêm, di tinh, mồ hôi trộm, chóng mặt, hoa mắt, đau lưng. II. DƯỢC LIỆU CHỨA GLYCOSID TIM : cây trúc đào 3. TRÚC ĐÀO Phân bố: ở nước ta câu được trồng làm cảnh trong các công viên và cấc vườn tư nhân Trồng trọt, thu hái: + cắt những cành bánh tẻ thành từng đoạn dài 1550cm, cắm nghiêng xuống đất, tưới nước để giữu độ ẩm. Từ 1530 ngày là cây mọc + thu hái vào tháng 1011 hoặc tháng 4 + hái những lá già dài hơn 10cm đem về làm khô ở nhiệt độ không quá 50 độ C Bộ phận dùng: lá Chế biến: Lá hái xong, cẩn phơi ngay cho khô, để lâu, tỷ lệ hoạt chất bị giảm sút. Cần phơi ngoài gió hay ở nhiệt độ thấp hơn 60°. Trúc đào mọc ở ta thường chỉ ít lá vào các tháng 123. Lá chỉ nên thu hái vào mùa hè, mùa thu. Các mùa khác cho ít hoạt chất. Thành phần hh chính: +các glycosid tim, chủ yếu là neriolin Tác dụng dược lý: + làm chậm nhịp tim (tác dụng lên tim rất nhanh, đào thải ra ngoài cơ thể cũng rất nhanh) + tác dụng thông tiểu, giảm hiện tượng phù + tác dụng kháng khuẩn, UCTKTW, chống tăng sản tế bào ung thư tuyến tụy người. Công dụng: chiết xuất neriolin làm thuốc trợ tim trong y học hiện đại,
- III. DƯỢC LIỆU CHỨA SAPONIN : cam thảo bắc, tam thất, viễn chí, cát cánh 4. CAM THẢO BẮC Phân bố: được trồng ở nhiều nước trên thế giới như TQ, mông cổ…. dược liệu được nhập từ TQ Trồng trọt: thường được trồng bằng đoạn thân ngầm có 23 mầm vào mùa xuân. Đất phải tốt và phải bón phân. Thu hái: sau 34 năm bắt đàu thu hoạch vào cuối thu. Bộ phận dùng: Rễ, thân rễ Chế biến: Cam thảo loại bỏ tạp chất, rửa sạch, cạo bỏ lớp bần, ủ khoảng 48 giờ cho mềm, thái lát dày 1 2 mm, sao vàng hoặc tẩm mật sao Thành phần chính:saponin( glycyrrhizin), flavoonoid( liquiritin) Tp khác: tinh bột, glucose, saccarose, coumarin.. Tác dụng và công dụng : + Tác dụng long đờm ( saponin) + Tác dụng chống viêm ( acid glycyrrhetic) + Tác dụng chống co thắt, chống loét dạ dày (flavonoid) + Tác dụng tương tự như cortison => giữ nước gây phù nếu dùng kéo dài. + Tác dụng chống viruts của glycyrrhizin + nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. + ức chế E. MAO (liquirigenin, isoliquiritigenin) + chống ung tư tuyến tiền liệt (isoliquiritigenin) Công dụng: + Thuốc chữa ho, chữa loét dạ dày + Thuốc mỡ có chứa acid glycyrrhetic dùng làm thuốc chống viêm tại chỗ + làm tá dược điều vị + phối hợp làm thuốc nhuận tràng. 5. TAM THẤT Phân bố: nguồn gốc từ Trung Quốc (Vân Nam) + ở việt nam tìm thấy ở 1 số tỉnh giáp Vân Nam( Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang) Trồng trọt, thu hái: + khoảng tháng 11, 12 thu hạt ở những cây đã mọc 34 năm + Thu hạt, xát bỏ lớp thịt quả, rửa sạch để ráo, thêm ít tro và gieo vào vườn ươm. + tháng 34 năm sau cây mới mọc, khi cây được 1 tuổi thì bứng cây non, bỏ lá gốc, trồng vào vườn chính.
- + sau 34 năm hoặc 7 năm thì thu hoạch.củ được thu hái vào mua thu trước khi cây ra hoa. Bộ phận dùng: rễ củ phơi khô của cây Tam thất Chế biến : + Củ đào về bỏ rễ, rửa sạch đất, phơi khô, (độ ẩm khoảng 12%). + khi dùng đem hấp cho mềm rồi thái miếng. Có khi dược liệu được xay thành bột để uống. Thành phần chính: saponin thuộc nhóm dammaran Tác dụng : tĩnh huyết, ức chế kết tập tiểu cầu, kháng viêm, bỏa vệ gan, làm giảm sự gia tăng cấc enzym gan gây bởi carbon tetrachlorid. 1.Trong đông y tam thất đc coi là vị thuốc có tác dụng làm mất sự ứ huyết, td cầm máu, giảm viêm, giảm đau. 2.Chữa ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, đại tiện ra máu, tử cung xuất huyết, chấn thương. 3.Hay dùng cho phụ nữ sau khi sinh.Áp dụng trong điều trị nhãn khoa có tác dụng tiêu máu tốt. 4.Phụ nữ đang mang thai ko nên dùng. Công dụng + chữa thổ huyết, ho ra máu, chảy máu cm. + băng huyết, rong kinh, sau khi đẻ huyết hư không ra, ứ trệ đau bụng. + kiết lị ra máu, + có tác dụng hoạt huyết, làm tan ứ huyết . chữa sưng tấy thiếu máu , + người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt , vết thương chảy máu. 6. CÁT CÁNH Phân bố: Mọc hoang và trồng ở Trung Quốc, hiện nay ta còn phải nhập. Trồng trọt, thu hái: Ở đồng bằng có thể gieo trồng vào tháng 1011, ở miền núi vào tháng 23. Nếu gieo vào đất quá khô hay đất quá ướt bị nén chặt thì hạt lâu mọc. Thu hoạch vào mùa thu đông hay mùa xuân, rửa sạch đất cát phơi hay sấy khô, phía trên còn sót lại gốc của thân. rễ củ đào vào muà đông ở nững cây đã được 34 năm rửa sạch đất cát phơi hay sấy khô, phía trên còn sót lại gốc của thân. Bộ phận dùng: rễ củ Chế biến: Rửa bằng nước sạch, để ráo, thái mỏng dày khoảng 2 3 mm, phơi hay sấy khô được Cát cánh phiến.,hoặc tẩm mật sao Theo trung y: + Dùng Cát cánh nên bỏ đầu cuống, giã chung với Bách hợp sống, ngâm nước 1 đêm xong vớt ra sấy khô.
- + Dùng Cát cánh cạo vỏ ngoài, tẩm nước gạo 1 đêm, xắt lát sao qua . Kinh nghiệm việt nam: khi thu mua mậu dịch đã cắt bỏ đầu cuống, rửa sạch, để ráo, ủ 1 đêm, hôm sau đem thái lát mỏng phơi khô dùng sống có khi tẩm mật sao qua. Thành phần chính: saponin triterpenoid nhóm oleanan. Ngoài ra còn chứa phytosterol, inulin, tannin Tác dụng: + Hạ nhiệt, giảm đau, kháng viêm + Long đờm và tiêu đờm, kháng histamine, hạ lipid và cholesterol máu + Kháng khuẩn, hạ đường huyết, làm dịu thần kinh, giãn mạch, hạ huyết áp + Tác dụng phá huyết mạnh (saponin) Công dụng: + Điều trị ho có đờm, viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn + Cao lipid huyết, cao huyết áp, tiểu đường + Kháng viêm, suy giảm miễn dịch 7.VIỄN CHÍ Phân bố:nhiều nơi trên TG và mọc nhiều ở miền Trung( Nghệ Tĩnh). Trồng trọt,Thu hái: + viễn chí tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt hoặc có thể gieo trồng được . + thời điểm thu hái chủ yếu là vào mùa xuân và mùa thu.sau khi cây được đào lên, bỏ thân tàn, rễ con và đất, phơi cho vỏ hơi nhăn, rút bỏ lõi gỗ, phơi khô. Bộ phận dùng: rễ khô Chế biến: + viễn chí Bỏ lõi đã phơi hoặc sấy , sao cám hoặc chích cam thảo Thành phần hh chính: saponin Tác dụng: + tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh + Viễn chí có tác dụng giảm ho , long đờm, kích thích sựu bài tiết nước bọt và các tuyến ở da và thông tiểu + tac dụng hạ đường huyết. Công dụng + làm thuốc Chữa ho nhiều đờm, viêm phế quản, hay quên, giảm trí nhớ + Chữa liệt dương, yếu sức, mộng tinh,thuốc làm sáng mắt thính tai + Cồn chữa đau tức ngực, suy nhược thần kinh, ác mộng.. + Dùng ngoài viễn chí phơi khô tán bột, tẩm nước , đắp chữa đòn ngã tổn thương,mụn nhọt, lở loét, sưng và đau vú, rắn độc cắn.
- IV. DL CHỨA ANTHRANOID : thảo quyết minh, đại hoàng; cốt khí muồng, ba kích 8.THẢO QUYẾT MINH (327) Phân bố: Cây mọc hoang và trồng nhiều ở nước ta, Campuchia, Lào, miền Nam TQ Trồng trọt, thu hái: vào tháng 911, quả chín hái về, phơi khô, đập lấy hạt, lại phơi cho thật khô Bộ phận dùng: hạt già, phơi khô của cây thảo quyết minh. Lá chét cũng được dùng nhưng ít Chế biến: sau thu hái thảo quyết minh đem Sao vàng hoặc sao cháy TPHH chính: Anthranoid, dầu béo Tác dụng dược lý: + tác dụng nhuận tràng + tác dụng giảm hoạt động thần kinh trung ương + hạ huyết áp, an thần , kháng khuẩn, kháng nấm + hạ lipid máu Công dụng: + chữa đau mắt đỏ, mắt mờ, chảy nước mắt, quáng gà + chữa nhức đầu, mất ngủ, cao huyết áp, giải nhiệt bổ thận, táo bón 9. ĐẠI HOÀNG (334) Phân bố:có nguồn gốc Trung Quốc, dần thâm nhập vào Châu Âu, hịện nay ta còn phải nhập. Bộ phận dùng: thân rễ Chế biến: thân rễ đã cạo vỏ để nguyên hay thái thành phiến phơi hoặc sấy khô, chích giấm , chích rượu. Trồng trọt, thu hái: + Cây ưa mọc khí hậu mát, ở độ cao trên 1000m + Sau 3 năm thì thu hoạch vào tháng 910 (mùa thu), khi cây bắt đầu lụi..đào cả cây, cắt bỏ rễ, còn thân rễ đem gọt vỏ ngoài , bổ dọc hoặc cắt ngang thành miếng nhỏ rồi phơi hoặc sấy khô. Cất giữ sau 1 năm mới dùng. Thành phần chính: anthranoid, tannin, chất vô cơ,tinh bột, nhựa. Tác dụng dược lý: + Tác dụng lợi mật: Nước sắc Đại hoàng làm tăng co bóp túi mật, giãn cơ vòng Oddi khiến mật bài tiết
- + tác dụng lên đại tràng làm tăng hấp thu nước bằng cách làm tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch. + tác dụng lên cơ trơn bàng quang và tử cung + Tác dụng cầm máu: thuốc có tác dụng cầm máu, rút ngắn thờỉ gian đông máu, làm giảm tính thẩm thấu của mao mạch + Tác dụng kháng khuẩn: lỵ, tụ cầu , thương hàn + cao chiết đại hoàng và emodin có tác dụng chống sự xâm nhiễm của virus SARS. Emodin trong đại hoàng có tắc dụng làm tăng nhu động ruột làm nhuận tràng, kháng khuẩn , chống oxy hóa, chống khối u, buộc tế bào chết theo chường trình, chống tạo mạch và di căn của tế bào ung thư. + Nước sắc Đại hoàng cho chó gây mê uống, gây hạ áp Công dụng: +liều nhỏ (0.050.1g) là thuốc bổ , giúp tiêu hóa +liều 0.15g làm thuốc nhuận tràng + liều 0.52g là liều xổ + Tác dụng nhuận tẩy, kháng khuẩn + Có tác dụng gây xung huyết nên không dùng cho người bị trĩ + Tăng nhu động ruột làm nhuận tràng, kháng khuẩn, chống oxy hóa, có tác dụng chống khối u, buộc tế bào chết theo chương trình + Liều nhỏ có tác dụng lợi tiểu hóa, liều cao tẩy nhẹ trong trường hợp táo bón, làm thuốc bổ đắng cho ng mới ốm dậy, người già thiếu máu, biếng ăn 10. CỐT KHÍ MUỒNG Phânbố:Loài liên nhiệt đới,mọc hoang ven đường,các bãi cỏ, trồng Nhiều nơi ở nước ta. Trồng trọt: gieo hạt vào mùa xuân Thu hái và chế biến: thu lấy thân và lá vào mùa hè và mùa thu,phơi khô dùng dần,thu Hái quả chín, phơi khô,dập lấy hạt. Bộphậndùng:hạt,rễ,thân,lá Thànhphầnchính:Anthraquinon,FLAVONOID,chất nhầy. Côngdụng: +Hạt có tác dụng nhuận,giúp tiêu hóa,chữa táo bón mãn tính,chữa tê
- thấp,chữa đau mắt.Ở Ấn Độ,hạt rang lên uống có tác dụng thông tiểu, Chữa ho,chữa co giật ở trẻ em. +Lá làm hạ nhiệt +Rễ làm thuốc bổ và lợi tiểu. 11.BA KÍCH Phânbố: mọchoang,được trồng ở một số vùng đồi núi. Bộphậndùng:rễ Trồngtrọt:khi trồng chọn ngày râm mát hoặc có mưa vào vụ xuân hoặc Vụ thu,trộn đều phân với đất rồi trồng mỗi hố1cây,xé bỏ bầu,lấpđất kín, Nén chặt xung quanh gốc,phủ thảm mục hoặc rơm rạ lên kín miệng hố để Giữ ẩm và hạn chế cỏ dại.Sau khi cây cao,cắm que làm giá cho cây leo. Sau khi cây trồng đã phát triển ổn định,kiểm tra và dặm những cây đã bị chết. Thu hái Có thể thu hoạch ba kích sau khi trồng được khoảng 3 năm. Thời gian thu hoạch thường rơi vào tháng 10 – 11. Đào rộng xung quanh cây ba kích để lấy toàn bộ phần rễ, rửa sạch. chế biến:Loại tạp, rửa sạch, bỏ lõi, cắt thành đoạn 35 cm, phơi hoặc sấy khô., chích muối , chích rượu, chích cam thảo. Thànhphầnchính:Anthranoid, đường, nhựa, acid hữu cơ, phytosterol. Côngdụng&tácdụng: +Các Polysaccarids trong Ba Kích có tác dụng bảo vệ, chống mất xương, Có tính chống oxy hóa. +Nước sắc có tác dụng tăng nhu động ruột và làm giảm huyết áp V. DL chứa flavonoid :râu mèo; tô mộc, núc nác 12. RÂU MÈO (392)
- Phân bố: mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở nước ta. ( trồng ở vài nơi thuộc TP.HCM đẻ cung cấp nguyên liệucho các xí nghiệp dưọc phẩm. Trồng trọt: bằng hạt hay giâm cành Thu hái: thu hái vào khoảng tháng 9 hằng năm. Cần thu hái khi cây đã phát triển mạnh, không quá già hay còn quá non. Thời điểm phù hợp nhất là khi cây chuẩn bị ra hoa. thu hái lá và ngọn cây khi cây mới bắt đầu ra hoa, phơi khô Bộ phận dùng: bộ phận trên mặt đất Chế biến : Sau khi thu hái, cần cắt thành từng khúc nhỏ rồi đem rửa nhiều nước cho thật sạch rồi phơi khô. Thành phần chính: flavonoid, saponin, coumarin, các hợp chất diterpen, acid hữu cơ và khoáng Tác dụng dược lý: +tác dụng lợi tiểu, giúp cho sự bào tiết chlorid,ure, a.uric + là thuốc thông mật. +độc vs tế bào ung thư ác tính trên gan. +tác dụng chống oxy hóa. + hạ huyết áp và làm giảm tần số hô hấp + Râu mèo có td kiềm hóa máu, sự có mặt của hoạt chất orthosiphonin và muối kali trong dl có td giữ cho acid uric và muối urat ở dạng hòa tan, do đó phòng ngừa được sự lắng đọng của chúng để tạo thành sỏi thận + Dịch râu mèo có tác dụng làm tăng sự bài tiết citrate và oxalate, oxalat với hàm lượng cao có thể tăng nguy cơ sỏi thận Công dụng: Chữa viêm thận cấp và mạn, sỏi thận, viêm túi mật ,viêm bàng quang, Sỏi đường niệu. Thấp khớp tạng khớp 13.TÔ MỘC (429) Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng một số nơi ở nước ta. Bộ phận dùng: Gỗ lõi của cây đã già, khi gỗ đã có màu vàng đỏ Chế biến: Thân cây to sẽ được cưa thành từng đoạn và phơi khô. Khi sử dụng, chẻ nhỏ và sắc với các dược liệu khác. Trồng trọt:cây được nhân giống bằng hạt gieo thẳng hoặc trồng cây con vào mùa xuân. Thu hái: Cây được thu hái chủ yếu vào mùa đông .hạ cây và cưa thành khúc dài 20cm rồi chẻ nhỏ thành thanh rộng 58cm dày 0,5cm. Gỗ dễ chẻ theo chiều dọc của thớ, không mùi, vị hơi chát. Thành phần chính: neoflavonoid. Sapanin, tanin, acid gallic
- Tác dụng: + Kháng khuẩn. + Tăng và kéo dài thời gian tác dụng của hormone thượng thận. +Tác dụng co mạch + tác dụng áp chế miễn dịch mạnh + Tác dụng đối kháng với chất có td hưng phấn trung khu thần kinh như strychnine gây ra + Có tác dụng gây ngủ. Cải thiện tuần hoàn máu làm mất đi sự ứ huyết, giảm viêm, giảm đau Công dụng: + Chữa mất kinh, loạn kinh, ứ huyết sau sinh, đau nhói vùng ngực, bụng( PNCT không dùng) + Nước sắc: nhuộm gỗ, nhuộm vi phẫu thực vật + Dùng làm thuốc thử acid kiềm + Nhân dân dùng tô mộc làm thuốc săn da và cầm máu, dùng trong các trường hợp tử cung chảy máu, sinh đẻ mất máu quá nhiều, choáng váng, hoa mắt + Dùng chữa lỵ ra máu, chảy máu trong ruột,ỉa chảy do nhiễm trùng đường ruột VI. DL chứa Coumarin : bạch chỉ, sài đất 14.BẠCH CHỈ (453) Phân bố: cây đã được di thực và trồng có kết quả tại 1 số tỉnh miền bắc việt nam, cây mọc tốt cả ở đồng bằng và vùng núi cao mát. Trồng trọt, thu hái: cây mọc tốt ở đồng bằng lẫn miền núi, hạt giống thu hoạch ở cây mọc 2 năm, gieo hạt vào tháng 1011. rễ củ thu hoạch vào tháng 78. Thu hoạch khi trời khô ráo, lúc đào tránh sây sát vỏ hoặc làm gãy. Sau khi rửa sạch thì để ráo nước, cho vào lò xông sinh 1 ngày đêm rồi đem phơi hoặc sấy. Khi khô, xông sinh 1 lần nữa. Bộ phận dùng: Rễ củ Chế biến : sau thu hoạch rễ củ đem rửa sạch,để ráo nước, cho vào lò xông sinh 1 ngày đêm rồi đem phơi hoặc sấy. Khi khô, xông sinh 1 lần nữa.Loại tạp, rửa sạch, ủ trong khoảng 3 giờ cho mềm, thái lát dày 0,2 0,4 cm, phơi hoặc sấy ở nhiệt độ (40 50°) cho khô Thành phần chính: tinh dầu, coumarin Tác dụng +Tác dụng kháng khuẩn: Bạch chỉ có tác dụng kháng khuẩn đối với các loại Shigella và Salmonella. Nước sắc và cao chiết từ Bạch chỉ có tác dụng kháng khuẩn đối với các chủng phế cầu, liên cầu , tụ cầu vàng
- + tác dụng ức chế enzym acetylcholinesterase + tác dụng lên enzym có liên quan đến thành lập hắc tố da melanin + Tác dụng hạ sốt, giảm đau: Làm giảm đau đầu do cảm cúm, đau đầu sau đẻ, đau lợi răng, đau thần kinh mặt. Tác dụng chống viêm. + Tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh + Kháng khuẩn lao: Đối với vi khuẩn lao ở người thuốc có tác dựng ức chế rõ rệt Công dụng: Hạ sốt giảm đau; Liều nhỏ làm tăng HA, mạch chậm, hơi thở kéo dài. Liều cao gây co giật, tê liệt toàn than, giãn động mạch vành, + trong đông y : Chữa cảm sốt, nhức đầu ngạt mũi do lạnh, chữa đau nhức răng, bị thương tích viêm tấy. Chữa khí hư ở phụ nữ. 15. SÀI ĐẤT (461) Phân bố: Cây mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta. Thường ưa nơi ẩm mát, gần đây, do nhu càu, nhiều nơ đã trồng sài đất để dùng làm thuốc.. trồng trọt: trồng bằng những mẩu thân, rất dễ sống. Thu hái: gần như quanh năm, nhưng tốt nhất vào vụ hè các tháng 4,5, 8 lúc cây đang ra hoa. Bộ phận dùng: phần trên mặt đất phơi hoặc sấy khô. chế biến : Cây được cắt sát gốc và đem về dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần. Đối với những cây đã bị cắt, người ta tiếp tục tưới nước và bón phân để cây đâm chồi mới. Sau khoảng nửa tháng lại tiếp tục thu hoạch được. TPHH chính: + dẫn chất coumarin, flavonoid, dẫn chất diterpen, các acid phenol đơn giản...... Tác dụng: + Kháng khuẩn; wedelolacton có td estrogen; không có độc tính. + Theo kinh nghiệm dân gian, sài đất có tác dụng chữa mụn nhọt, chốc, lở ngứa, đau mắt, viêm bàng quang, viêm tuyến vú, hạ sốt, giảm đau... + Theo Đông y: sài đất vị ngọt, hơi chua, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cầm ho, mát máu, chữa cảm mạo, sốt, viêm họng, Công dụng: + chữa các bệnh viêm nhiễm như viêm gan, viêm tuyến sữa, viêm bàng quan, viêm tai mũi họng, mụn nhọt, lở loét, phòng và chữa rôm sẩy. + điều trị các bệnh về gan, xuất huyết tửu dung, rong kinh. + chưã viêm họng, viêm thanh quản,...
- (Dự phòng bệnh sởi; Cảm cúm, sổ mũi; Bạch hầu, viêm hầu, sưng amidal; Viêm khí quản, viêm phổi nhẹ, ho gà, ho ra máu; Huyết áp cao. Dùng ngoài chữa đinh nhọt, ghẻ lở, rôm sảy, bắp chuối, sưng vú, sưng tấy ngoài da. Lấy một lượng cây tươi cần thiết giã đắp, lấy nước rửa hay bôi. ) VII. DL chứa tannin: ổi 16. ỔI (490) Phân bố: cây trồng để ăn quả, được trồng khắp nơi nước ta Trồng trọt , thu hái: + Thu hái: Thu hái quanh năm, đối với quả ổi thì chỉ thu hoạch những quả chín. + Chế biến: Sử dụng khi còn tươi hoặc đã qua qúa trình phơi khô. Phơi khô quả, lá, vỏ, rễ đến khi đạt độ giòn nhất định. Bộ phận dùng: búp non, lá non, quả, vỏ rễ và vỏ thân. TPHH: + Búp và lá non của ổi chứa 10% tanin. Gồm cả 3 loại tanin: thủy phân được, không thủy phân được và loại phối hợp + Các dẫn chất flavan monomer của các tanin; + Các flavonoid; +Các phenol và phenyl ethan glycosid; +Các triterpenoid tự do + Trong quả, nhất là quả chưa chín cũng có nhiều tanin và flavonoid Tác dụng và công dụng: + Các flavonoid trong búp và lá ổi có tính kháng khuẩn mạnh trên nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh + Casuarinin và casuarictin là 2 chất ellagitanin có tác dụng ức chế sự peroxid hóa ở gan và kháng sự oxy hóa một số thành phần của màng hồng cầu trên động vât thí nghiệm. + Dịch chiết aceton và các phenylethanoid glycosid có tác dụng ức chế trung bình các dòng tế bào ung thư + Búp và lá ổi được dùng nhiều nơi để chữa đi lỏng, lỵ, tiểu đường. Có thể dùng nước sắc để rửa các vết loét, vết thương VIII.DL chứa alkaloid: ma hoàng, ích mẫu, bình vôi, ô đầu 17. MA HOÀNG (31) Phân bố: mọc hoang và trồn ở nhiều nơi nước ta.Chủ yếu là Trung Quốc Bộ phận dùng: phần trên mặt đất, đôi khi cả rễ
- Chế biến: thu hoạch dược liệu vào cuối mùa thu. Sau khi cắt lấy thân thì đem phơi khô , tẩm mật sao Trồng trọt, thu hái: Trồng bằng hạt. Thu hái vào mùa thu, đem phơi cho khô Thành phần hóa học: alkaloid,(chủ yếu là ephedrin ), tannin, flavonoid, tinh dầu, acid hữu cơ. Tác dụng dược lý: + Tác dụng của ephedrin gần giống với tác dụng của adrenalin(cường giao cảm) nhưng thường yếu và lâu hơn: làm tim đập nhanh, tăng huyết áp, co mạch ngoại vi, giãn phế quản, giãn đồng tử. + Tác dụng kích thích thần kinh trung ương theo kiểu amphetamin( gây nghiện) + trên lâm sàng tác dụng tăng tiết mồ hôi rõ rệt. + tác dụng thông tiểu, kích thích bài tiết nước bọt, bài tiết dịch vị. Công dụng + yhct sd ma hoàng trị viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn ,sốt ko ra mồ hôi, ho có nhiều đờm , viêm thận ,lợi tiểu. + Rễ ma hoàng dùng để làm giảm mồ hôi trong trường hợp mồ hôi nhiều, mồ hôi trộm. + Sử dụng ephedrin: dạng muối HCL, sulfat :chữa hen + Sử dụng pseudoephedrin :có tác dụn chống xung huyết, giảm viêm, chữa viêm mũi, sổ mũi . TDKMM trên tim, thần kinh trung ương ít hơn ephedrin. 18. ÍCH MẪU (40) Phân bố: + Mọc hoang trên những vùng đất ẩm ở bãi sông + Chủ yếu ở vùng đồng bằng,trung du bắc bộ. Trồng trọt, thu hái: + Gieo hạt vào tháng 10.cây ưa sáng và ẩm, lụi vào mùa thu. + Thu hoạch vào mùa hè khi hoa chớm nở,rũ sạch đất,phơi,sấy khô. + Lấy quả vào mùa thu khi quả chín,cắt cả cây,phơi khô ,đập và rũ lấy quả. Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất có nhiều lá và quả ích mẫu Chế biến: sau khi thu hái hơi nắng hoặc sấy khô nhẹ. Sau khi sơ chế, dược liệu thu được phải có màu xanh úa hoặc xanh lục. TPHH chính: Alcaloid, tanin, acid amin, acid béo flavonoid Tác dụng : +Tác dụng trên tử cung: Ích mẫu có tác dụng trực tiếp hưng phấn tử cung, làm cho tử cung co thắt nhiều và mạnh hơn +Tác dụng trên tim mạch: thuốc có tác dụng tăng lưu lượng động mạch vành
- +Tác dụng trên huyết áp: Cao Ích mẫu làm giảm huyết áp, nhất là đối với thời kì đầu của bệnh cao huyết áp. + Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương: chất Leonurine trong Ích mẫu gây hưng phấn trung khu hô hấp ở não và Ancaloid trong Ích mẫu ức chế thần kinh trung ương của ếch. +Tác dụng kháng sinh đối với một số vi trùng ngoài da +Tác dụng điều trị rối loạn kinh nguyệt. Công dụng: Kinh nguyệt bế tắc, máu ứ tích tụ sau khi sinh đẻ, trước khi thấy kinh đau bụng hoặc kinh ra quá nhiều. 19. BÌNH VÔI Phân bố: Phân bố khác rộng trên 3 miền Bắc, Trung, Nam. Thường gặp ở núi đá vôi: Tuyên Quang, Hòa Bình,...Một số loài chỉ gặp ở núi đất và biển Trồng trọt và thu hái: Có thể trồng bằng hạt. Thu hái quả chín, sấy lấy hạt đem gieo. Ngoài ươm cây giống bằng hạt có thể lấy các đoạn thân cây hoặc cắt phần đầu của củ đem trồng. Hiện nay thu hái củ bình vôi chủ yếu từ nguồn mọc hoang. Khi thu về đem cạo sạch vỏ nâu đen, thái lát mỏng đem phơi hoặc sấy Bộ phận dùng: củ đã cạo sạch vỏ nâu đen Chế biến: Rễ củ, thu hái vào mùa thu – đông (lúc này hàm lượng hoạt chất cao nhất), cạo sạch vỏ ngoài, thái lát, phơi trong râm cho khô. Có thể dùng dược liệu khô để chiết hoạt chất tác dụng. Có nơi, người ta dùng rễ củ tươi sát hoặc giã nhỏ, ép lấy nước, rồi từ nước này chiết lấy hoạt chất (cách này thường được sử dụng khi phải vận chuyển dược liệu đi xa và mất nhiều thời gian). TPHH: Alkaloid chính là l – tetrahydropalmatin. Ngoài ra còn có: roemerin, palmatin, cepharanthin Tác dụng dược lý: + Tác dụng an thần, gây ngủ, hạ huyết áp. + gây tê niêm mạc và phong bế. +tác dụng giãn mạnh nhẹtreen những mạch vi tuần hoàn. +tăng cường sản sinh kháng thể Công dụng: + bình vôi thái lát phơi khô chưã mất ngủ, ho hen, sốt, lỵ , đau bụng. + trấn kinh an thần, nhức đầu, đau dạ dày. + trong y học hiện đại :Điều trị một số trường hợp đau tim, mất ngủ, hen, đau bụng, lỵ amíp. Tác dụng rõ rệt nhất là ngủ và an thần. 20. Ô ĐẦU (163)
- Phân bố: Âu ô đầu mọc hoang và trồng ở châu Âu. Ô đầu mọc hoang và trồng ở Trung Quốc, Việt Nam ( hà giang, lào cai) Trồng trọt, thu hái + Trồng bằng hạt hoặc các củ con + Ở Trung Quốc tháng 11 hàng năm người ta thu hoạch lấy củ to làm thuốc, củ con dùng để trồng vào mùa sau + Thu hoạch khi cây trồng được 12 năm, cắt bỏ rễ con, rửa sạch đất, phơi hay sấy khô. Nếu thu hạt thì đến cuối năm thu hạt xong tiếp tục chăm sóc để thu củ vào mùa sau.Ở nước ta thu hái vào tháng 910 khi cây đang ra hoa. Bộ phận dùng: Củ mẹ (ô đầu). Củ con (phụ tử) chế biến:+ Theo Trung Y: Dùng Ô đầu sống hoặc nướng chín hoặc cùng nấu với đậu đen để giảm bớt độc tính tuỳ từng trường hợp + Theo kinh nghiệm Việt Nam: Tán nhỏ ngâm rượu 5 7 ngày để xoa bóp, hoặc tán bột trộn với bột thuốc khác làm thuốc dùng ngoài, ít khi dùng trong. Thành phần chính: Alcaloid (aconitin 8590%); Acid hữu cơ, tinh bột, chất đường, muối vô cơ,.. Tác dụng dược lý: +Tác dụng giảm đau: alkaloid trong ô đầu có tác dụng làm giảm đau trên chuột trắng. + Aconitin có tác dụng kích thích gây ngứa, có cảm giác nóng bỏng, sau đó mât cảm giác tê dại, ức chế rrung khu hô hấp, tăng cường tiết nước bọt +Alcaloid ô đầu có tác dụng ức chế hiện tượng tăng thẩm thấu của thành mạch Công dụng + Sống: dùng ngoài để xoa bóp khi nhức đầu, mỏi tay chân, dau khớp, bong gân + Giảm đau:bệnh do dây thần kinh sinh ba: giảm viêm: thanh quản, phế quản, họng và chữa ho IX. DL chứa tinh dầu: chanh, thông, quế 21. CHANH Phân bố: được trồng ở nhiều nơi trên thế giới thuộc khu vực nhiệt đới và cận nhiệt Bộ phận dùng: dịch Quả. Tinh dầu vỏ quả. Tinh dầu lá Chế biến: + vỏ chanh thai nhỏ phơi khô (thanh bì) + quả chanh gìa thái mỏng phơi khô( chỉ xác) + quả chanh non thái miếng dày 12mm phơi khô(chỉ thực) Trồng trọt, thu hái: Trồng bằng hạt hoặc chiết cành. Thu hoạch sau 3 năm Thành phần hóa học+ Trong quả: acid citric, vitamin C, flavonoid, pectin,
- tinh dầu (0,5%). Trong lá: tinh dầu (0,09% 0,11%) + Trong vỏ: tinh dầu Tác dụng dược lý: Có tác dụng chống viêm Công dụng + Dịch quả: nước uống mát, thông tiểu tiện, kích thích tiêu hóa, thiếu vitamin C, điều chế acid citric + Vỏ quả: nguyên liệu sản xuất tinh dầu và flavonoid + Lá làm da vị. Rễ chữa ho + tinh dầu chanh làm thơm thuốc, dùng trong kỹ nghệ pha chế đồ uống, kỹ nghệ bánh kẹo, kỹ nghệ sản xuất nước hoa và hương liệu + Giúp tẩy chất nhờn ở da, miễn dịch rất tốt.kích thích cho tinh thần sảng khoái + Chống nhiễm trùng và làm sạch không khí + Chống nôn rất tốt, đặt biệt kết hợp với bạc hà 22. THÔNG Phân bố: Thông nhựa hay thông 2 lá: mọc thành rừng tự nhiên và trồng ở cả 2 miền nam .bắc + Thông đuôi ngựa:trồng ở các tỉnh phía bắc. + Thông ba lá: tập trung nhiều ở Lâm đồng và 1 số tỉnh miền núi phía Bắc. Trồng trọt, thu hái: + Trồng bằng hạt + Sau 1520 năm lấy nhựa bằng pp chích vào vỏ thân cây. Thời gian lấy nhựa từ tháng 3 đến tháng 10. Bộ phận dùng:nhựa thông, tinh dầu thông, colophan( tùng hương) Thành phần hh chính: + Nhựa thông:tùng hương( colophan), tinh dầu + Tinh dầu thông: hydrocacbon monoterpenoid + Tùng hương: 65% acid resinic Công dụng: + Nhựa thông sau tinh chế: vị thuốc long đờm, điều hòa bài tiết ở phổi và thuốc sát khuẩn đường tiết niệu, dùng chế cao dán +Tinh dầu thông: thuốc tiêu sưng, gây sung huyết da, trị ngộ độc phospho, là nguyên liệu bán tổng hợp camphor, terpen, terpineol. Trong công nghiệp dùng chế vecni, sơn, sáp, phục hồi cao su + Tùng hương dùng trong kỹ nghệ sơn, v + Trồng để khai thác gỗ 23. GỪNG Phânbố:được trồng nhiều ở Việt Nam và ở các nước trên thế giới: Các
- Nước Đông Nam Á,Trung Quốc, Ấn Độ ,Australia... Trồng trọt và thu hái: +Được trồng bằng các nhánh của thân rễ có mang mầm. +Trồng vào mùa xuân, mùa thu, cây sẽ phát triển và thu hoạch khi bắt đầu lụ i Bộ phận dùng : thân rễ. Gừng khôcan khương, gừng tươisinh khương. chế biến: sau thu hái rửa sạch đất, thái lát, dùng sống + giã nát ép lấy nước, sấy nhẹ cho khô , tán bột, hoặc là giã nát sấy nhẹ cho khô , tán bột nhỏ.bột này dùng trong hoàn tán dùngchung hoặc dùng riêng với các thuốc khác. + Lấy các củ gừng già rửa sạch, để khô se, thái phiến vát, dầy 2 3 mm. Phơi khô hoặc sấy khô ở nhiệt độ 50 60°C được can khương, sao vàng( can khương sao vàng), sao cháy( thán khương). Thànhphầnchính:Tinh dầu(23%),nhựa dầu(4,26,5%),chất béo(3%), Chất cay(zingerol,shagaol...) Côngdụng: +Gừng tươi, gừng khô làm gia vị trong bữa ăn hàng ngày,làm mứt,trà gừng. +Tinh dầu gừng và nhựa dầu làm chất thơm trong kĩ nghệ thực phẩm và Pha chế đồ uống. +Trong YHCT, gừng tươi là vị thuốc tân ôn giải biểu, tác dụng vào kinh phế, vị,tỳ,tác dụng:phát tán phong hàn, chữa cảm mạo phong hàn, làm ấm dạ dày,hoá đờm,chỉ ho,lợi niệu,giải độc,khử khuẩn. +Gừng khô:vì cay tính ấm,td vào kinh tâm ,phế ,tỳ, vị,td ôn trung hồi dương, ôn trung khí tả,chỉ nôn,chỉ huyết các trường hợp xuất huyết do hư
- 24QUẾ Phân bố: + Được trồng nhiều ở Việt Nam và các tỉnh phía Nam Trung Quốc + Trong nước, quế được trồng các tỉnh phía Bắc đến các tỉnh phía Nam miền Trung. Bộ phận dùng: vỏ quế, cành nhỏ (quế chi), tinh dầu quế Chế biến: + Chế biến vỏ quế khô: vỏ tươi thu về, trải ra sân phơi nắng cho khô bớt rồi bó thành bó 2025kg để đem sấy. sau 21 ngày thì bốc dỡ quế ra khỏi lò. Sấy ở nhiệt độ 7075 độ C. + cành non phơi khô : quế chi Trồng trọt, thu hái: Trồng bằng hạt. Gieo hạt trong vườn ươm, khi cây cao khoảng 0.60.7m thì bứng đem trồng. Sau 10 năm có thể thu hoạch vỏ. Thu hoạch vào 2 vụ tháng 45 và 910 là khi cây có nhiều nhựa, dễ bóc. TPHH: + Vỏ quế: Tinh dầu. Các hợp chất diterpenoid, phenylglycosid, chất nhày, các hợp chất flavonoid, tanin và coumarin. + Lá: tinh dầu 0.141.04% Tác dụng dược lý và công dụng: + Tác dụng kích thích tiêu hóa, trợ hô hấp và tuần hoàn, tăng sự bài tiết, co mạch, tăng nhu động ruột và co bóp tử cung + chống khối u, chống cơ vữa động mạch vành, chống oxy hóa. + Quế còn sử dụng để làm gia vị. Do tác dụng kích thích ăn ngon, kích thích tiêu hóa và tác dụng ức chế sự phát triển của nấm, bảo vệ thức ăn khỏi thiu thối. + Trong Đông Y: Dùng để hồi dương cứu nghịch, mệnh môn hỏa suy, tạng phủ lạnh, tiêu hóa kém, đau đầy bụng. Sử dụng quế chi để chữa cảm lạnh không ra mồ hôi, tê thấp, chân tay đau buốt. X. DL chứa lipid: thầu dầu 25. THẦU DẦU Phân bố:cây mọc hoang và được trồng ở nhiều địa phương nước ta Trồng trọt, thu hái:+ trồng vào tháng 12 tháng 1 + thu hoạch vào tháng 45 Bộ phận dùng: hạt, dầu, lá Chế biến: + hạt đem phơi khô + dầu được ép từ hạt
- + lá có thể dùng tươi hoặc phơi khô Thành phần hh chính: +hạt:dầu béo(50%), protein(26%) trong đó ricin là 1 protein độc, ricinin.... + dầu thầu dầu: acylglycerol của acid ricinoleic, acid stearic, acid palmitic.. + lá: acid hữu cơ, flavonoid, tannin, acid béo no và k no Tác dụng và công dụng: + dầu thầu dầu có tác dụng nhuận và tẩy do acid ricinoleic + cracking dầu thầu dầu thu dc acid undecilein và oenanthol. Acid undecilein làm thuốc trị nấm ngoài da, oenanthol dùng trong kỹ nghệ tổng hợp chất thơm + dầu thầu dầu dùng điều chế xà phòng, dùng làm dầu bôi trơn cho các động cơ máy bay, dầu phanh, làm chất phá bọt trong các nồi hơi, nồi cất tinh dầu + hạt thầu dầu: giã nhỏ chế cao dán để chữa viêm hạch cổ, viêm tuyến vú +y học cổ truyền: lá tươi giã đắp vào gan bàn chân để chữa sót rau, đem lăn trước ngực và sau lưng để chữa bệnh sởi không mọc, dùng diệt bọ gậy.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Hóa Dược - Dược Lý part 6
36 p | 355 | 141
-
Giáo trình Hóa Dược - Dược Lý part 5
36 p | 273 | 117
-
Bài giảng Đại cương về dược liệu
35 p | 579 | 83
-
Đề thi môn điều dưỡng cơ bản 1 - ĐH Y dược Huế năm 2009 - 2010 Đề A
12 p | 1108 | 81
-
Đề thi môn điều dưỡng cơ bản - ĐH Y dược Huế năm 2007 - 2008 Đề A
12 p | 487 | 80
-
Đề ôn tập Phôi thai học - Y14 - Y khoa Hội
16 p | 432 | 62
-
Đề thi môn điều dưỡng cơ bản 2 - ĐH Y dược Huế năm 2007 - 2008 Đề B
12 p | 451 | 55
-
Đề thi môn điều dưỡng cơ bản 2 - ĐH Y dược Huế năm 2008 - 2009 Lớp cử nhân điều dưỡng năm 3 Đề A
11 p | 525 | 47
-
Đề cương tham khảo ôn thi kết thúc học phần môn học: Ngoại khoa thú y thực hành - Học kỳ 2 (Năm học 2013-2014)
58 p | 240 | 46
-
Đề cương thi môn Dược xã hội
9 p | 569 | 44
-
Đề cương ôn thi hết học phần môn: Chẩn đoán bệnh thú y - Học kỳ 2 (Năm học 2012-2013)
59 p | 207 | 41
-
Đề thi môn điều dưỡng cơ bản 2 - ĐH Y dược Huế năm 2008 - 2009 Lớp cử nhân điều dưỡng năm 3 Đề B
12 p | 285 | 33
-
Đề cương tham khảo ôn thi kết thúc học phần có đáp án môn: Dược lý học lâm sàng thú y - Học kỳ 1 (Năm học 2013-2014)
7 p | 254 | 24
-
Đề cương ôn thi hết học phần môn: Dược liệu thú y - Học kỳ 2 (Năm học 2012-2013)
34 p | 167 | 19
-
Đề cương Dược lý năm 2017-2018
13 p | 116 | 16
-
Cà Cuống
6 p | 158 | 16
-
Đề cương chi tiết học phần: Khai thác dược liệu tự nhiên
7 p | 45 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn