Đề cương ôn tập giữa HK1 môn GDCD 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Chu Văn An được biên soạn và tổng hợp những kiến thức đã được học trong nửa đầu học kì 1, từ đó giúp các em dễ dàng hơn trong việc ôn luyện, ôn thi, chuẩn bị chu đáo cho kì thi sắp diễn ra. Chúc các bạn thi tốt!
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa HK1 môn GDCD 6 năm 2020-2021 - Trường THCS Chu Văn An
- ĐỀ CƯƠNG ÔN THI GIỮA KÌ I
MÔN: GDCD 6
NĂM HỌC: 2020- 2021
A. Tự luận
Câu 1:Ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể:
* Mặt thể chất:
Giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh, cân đối, có sức chịu đựng
dẻo dai, thích nghi với mọi sự biến đổi của môi trường, do đó làm việc, học
tập có hiệu quả.
*Mặt tinh thần:
Thấy sảng khoái, sống lạc quan, yêu đời.
Câu 2:Cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể:
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng.
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn.
- Tích cực phòng bệnh.
- Khi mắc bệnh phải tích cực chữa bệnh.
- Khắc phục những thiếu sót, những thói quen có hại.
Câu 3: Thế nào là siêng năng, kiên trì?
Siêng năng thể hiện sự cần cù, tự giác, miệt mài trong công việc, làm
việc một cách thường xuyên, đều đặn, không tiếc công sức.
Kiên trì: Là sự quyết tâm làm đến cùng, không bỏ dở giữa chừng mặc
dù có khó khăn, gian khổ hoặc trở ngại.
Câu 4: Ý nghĩa của siêng năng , kiên trì?
- Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người thành công trong công việc, trong
cuộc sống
Câu 4: Thế nào là tiết kiệm?
Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời
gian, sức lực của mình và của người khác.
Câu 5: Ý nghĩa của sống tiết kiệm:
-Về đạo đức: Đây là phẩm chất tốt đẹp, thể hiện sự quý trọng kết
quả lao động của mình và của xã hội, quý trọng mồ hội, công sức, trí tuệ
của con người.
-Về kinh tế: Giúp ta tích lũy vốn để phát triển kinh tế gia đình,
kinh tế đất nước.
- Về văn hóa: Thể hiện lối sống có văn hóa
Câu 6: Tìm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ có nội dung nói về
siêng năng, kiên trì và tiết kiệm (học sinh tự tìm)
B. Trắc nghiệm
1
- Câu 1: Những hành vi trái với lễ độ là?
A. Nói tục, chửi bậy. B. Cãi bố mẹ.
C. Không nghe lời ông bà. D. Cả A,B,C.
Câu 2: Thành ngữ nói về lễ độ là ?
A. Có công mài sắt có ngày nên kim. B. Đi thưa về gửi.
C. Vắt cổ chày ra nước. D. Góp gió thành bão.
Câu 3: Khi gặp một cụ già đứng bên vỉa hè chờ đèn đỏ để sang đường
em sẽ làm gì ?
A. Không làm gì cả. B. Mặc kệ.
C. Đưa bà sang đường. D. Để cụ già tự qua đường
Câu 4: Biểu hiện của Lễ độ là ?
A. Tôn trọng, quý mến mọi người. B. Quý trọng sức lao
động.
C. Cần cù, tự giác. D. Siêng năng, kiên trì.
Câu 5: Đối với xã hội, Lễ độ sẽ giúp xã hội ?
A. Hạnh phúc. B. Tươi đẹp.
C. Văn minh. D. Tốt đẹp.
Câu 6: Em sẽ lên án hành vi nào dưới đây ?
A. Đánh chửi cha mẹ. B. Trả lại tiền cho người đã mất.
C. Chào hỏi người lớn tuổi.
D. Nhường chỗ cho trẻ em, người già và phụ nữ mang thai.
Câu 7: Các hành động thể hiện sự lễ độ trong gia đình là?
A. Nghe lời bố mẹ, anh chị. B. Kính trọng ông bà.
C. Yêu thương, dạy dỗ em. D. Cả A,B,C.
2