intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập HK 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2016-2017

Chia sẻ: Nguyễn Văn Toàn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

55
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập HK 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2016-2017 tổng hợp kiến thức môn học, nắm vững các phần bài học trọng tâm giúp ôn tập nhanh và dễ dàng hơn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập HK 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2016-2017

TRƯỜNG THCS NGUYỄN THANH ĐẰNG<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH 9 HỌC KÌ II<br /> NĂM HỌC: 2016-2017<br /> Câu 1: Thế nào là một hệ sinh thái? Cho ví dụ. Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm những<br /> thành phần cơ bản nào?<br /> Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh). Hệ sinh thái<br /> là một hệ thống ổn định và tương đối hoàn chỉnh.<br /> Ví dụ: một cái ao, một cái hồ, vườn Quốc gia Cúc Phương, một con sông...là những hệ sinh thái<br /> điển hình.<br /> Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm những thành phần cơ bản:<br /> Thành phần vô sinh: Các chất vô cơ, các chất hữu cơ và khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,<br /> gió, bão,...)<br /> Thành phần hữu sinh:<br /> + Sinh vật sản xuất: thực vật (quang hợp tạo ra nguồn thức ăn sơ cấp từ những chất vô cơ đơn<br /> giản lấy từ môi trường).<br /> + Sinh vật tiêu thụ: động vật sống dị dưỡng nhờ vào nguồn thức ăn do thực vật tạo ra. Đó là<br /> những loài ăn cỏ (thực vật), động vật ăn thịt bậc 1, bậc 2, bậc 3,...<br /> + Sinh vật phân giải: (chủ yếu là các loài nấm, vi sinh vật hoại sinh) là những sinh vật dị dưỡng,<br /> biến đổi vật chất từ những thành phần có cấu tạo phức tạp thành những chất vô cơ đơn giản nhất.<br /> Câu 2: Thế nào là giới hạn sinh thái? Vì sao ở nước ta, cá chép lại sống được nhiều vùng<br /> khác nhau hơn cá rô phi?<br /> Giới hạn sinh thái: giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định<br /> gọi là giới hạn sinh thái.<br /> Cá chép sống được nhiều vùng khác nhau hơn cá rô phi vì cá chép có giới hạn sinh thái rộng hơn<br /> cá rô phi (giới hạn chịu nhiệt của cá chép là 2oC đến 44oC, của cá rô phi là 5oC đến 42oC)<br /> Câu 3: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật? Sự phân chia nhóm sinh<br /> vật theo nhiệt độ và độ ẩm?<br /> a. Ảnh hưởng nhiệt độ lên đời sống sinh vật:<br /> - Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lý của sinh vật.<br /> - Hình thành nhóm sinh vật.<br /> + Sinh vật biến nhiệt: có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường: Vi sinh vật, nấm,<br /> thực vật, động vật không xương sống, cá, lưỡng cư, bò sát.<br /> + Sinh vật hằng nhiệt: Nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường: Chim, thú,<br /> người.<br /> b. Ảnh hưởng độ ẩm lên đời sống sinh vật:<br /> - Sinh vật thích nghi với môi trường sống có độ ẩm khác nhau.<br /> - Hình thành các nhóm sinh vật:<br /> + Thực vật: TV ưa ẩm và TV chịu hạn<br /> + Động vật: ĐV ưa ẩmvà ĐV ưa khô<br /> Các nhóm SV<br /> Tên SV<br /> Thực vật ưa ẩm<br /> - Lúa nước; dương xỉ; rêu...<br /> Thực vật chịu hạn<br /> - Xương rồng; thông; phi lao...<br /> Động vật ưa ẩm<br /> - Giun đất; Ếch, nhái; Con ốc sên...<br /> Động vật ưa khô<br /> - Thằn lằn; Lạc đà, chuột nhảy...<br /> Câu 4: Điểm giống nhau và khác nhau giữa quần thể người và quần thể các sinh vật khác<br /> là gì? Tại sao?<br /> Giống nhau: đều có các đặc điểm: giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản và tử vong.<br /> <br /> TRƯỜNG THCS NGUYỄN THANH ĐẰNG<br /> Khác nhau: chỉ ở quần thể người mới có các đặc điểm: pháp luật, kinh tế, xã hội, hôn<br /> nhân, giáo dục và văn hóa.<br /> Sở dĩ có sự khác nhau đó là do con người có lao động ,tư duy, có trí thông minh, nên có<br /> khả năng tự điều chỉnh các đặc trưng sinh thái trong quần thể của mình, đồng thời có khả năng<br /> cải tạo thiên nhiên.<br /> Câu 5: Thế nào là chuỗi và lưới thức ăn, vẽ sơ đồ chuỗi và lưới thức ăn của một hệ sinh thái<br /> nhất định?<br /> a. Chuỗi thức ăn: Là 1 dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài là 1<br /> mắt xích, vừa là sv tiêu thụ mắt xích đứng trước, vừa là sinh vật bị mắt xích ở phía sau tiêu thụ.<br /> - Chuổi thức ăn gồm các sinh vật: Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân hủy.<br /> VD: - Cây cỏ  chuột  rắn<br /> - Cây  sâu ăn lá  cầy  đại bàng  SV phân hủy<br /> b. Lưói thức ăn: Bao gồm các chuổi thức ăn có nhiều mắc xích chung.<br /> - Một lưới thức ăn hoàn chỉnh gồm 3 thành phần chủ yếu: sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ,<br /> sinh vật phân giải.<br /> - VD:<br /> Sâu<br /> Gà<br /> Thực vật<br /> <br /> Thỏ<br /> <br /> Cáo<br /> <br /> Dê<br /> <br /> Hổ<br /> <br /> Đại bàng<br /> <br /> VSV<br /> <br /> c. Bài tập: Hãy vẽ 1 lưới thức ăn trong đó có các SV: cây cỏ, bọ rùa, ếch nhái, rắn, châu chấu,<br /> diều hâu, nấm, vi khuẩn, cáo, gà rừng, dê, hổ<br /> Bọ rùa<br /> Ếch nhái<br /> Rắn<br /> Diều hâu<br /> Cây cỏ<br /> <br /> Châu chấu<br /> Dê<br /> <br /> Gà<br /> <br /> Cáo<br /> <br /> vikhuẩn, nấm<br /> <br /> Hổ<br /> <br /> Câu 6: Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh giữa các cá thể<br /> sinh vật để không làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng?<br />  Trong trồng trọt: trồng cây với mật độ thích hợp, kết hợp tỉa thưa cây, chăm sóc đầy đủ, tạo điều<br /> kiện cho cây trồng phát triển tốt.<br />  Trong chăn nuôi: Khi đàn quá đông và nhu cầu về nơi ăn, chỗ ở tở nên thiếu thốn, môi trường bị<br /> ô nhiễm ta cần tách đàn, cung cấp đầy đủ thức ăn cho chúng cùng với kết hợp vệ sinh môi trường<br /> sạch sẽ, tạo điều kiện cho vật nuôi phát triển tốt.<br /> Câu 7: Thế nào là ô nhiễm môi trường? Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường là gì? Tác<br /> hại của ô nhiễm môi trường là gì? Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường?<br /> *Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí,<br /> hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật<br /> khác.<br /> - Ô nhiễm môi trường do: + Hoạt động của con người.<br /> + Hoạt động tự nhiên: núi lửa, sinh vật.<br /> *Các tác nhân:<br /> 1. Ô nhiễm do các khí thải:<br /> <br /> TRƯỜNG THCS NGUYỄN THANH ĐẰNG<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 2. Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học:<br /> 3. Ô nhiễm do các chất phóng xạ:<br /> 4. Ô nhiễm do các chất thải rắn:<br /> 5. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh:<br /> *Tác hại của ô nhiễm môi trường là<br /> Gây hại cho đời sống của con người và các loài sinh vật khác, tạo điều kiện cho nhiều<br /> loài vi sinh vật gây bệnh phát triển.<br /> Việc sử dụng thuốc bảo vệ thức vật không đúng cách có tác dụng bất lợi tới toàn bộ hệ<br /> sinh thái, ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Năng lượng nguyên tử và các chất thải phóng xạ có<br /> khả năng gây đột biến ở người và các sinh vật khác, gây ra một số bệnh di truyền, bệnh ung thư.<br /> Ô nhiễm môi trường còn góp phần làm suy thoài các hệ sinh thái, suy thoài môi trường<br /> sống của con người và sinh vật.<br /> *Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường (HS liên hệ bản thân nêu cụ thể hơn)<br /> Có nhiều biện pháp phòng, chống ô nhiễm môi trường như xử lí chất thải công nghiệp và<br /> chất thải sinh hoạt, xây dựng nhiều công viên, trồng cây xanh,.......<br /> Câu 8: Những hậu quả của nạn phá rừng là gì?<br /> Làm xói mòn, rửa trôi đất<br /> Không ngăn cản được nước chảy bề mặt nên dễ gây ra lũ quét<br /> Mất nơi ở của các loài sinh vật, làm mất cân bằng sinh thái, làm giảm đa dạng sinh học của các<br /> loài sinh vật.<br /> Làm giảm lượng nước ngầm<br /> Làm khí hậu thay đổi, giảm lượng mưa<br /> Câu 9: Phân biệt tài nguyên tái sinh và không tái sinh.Vì sao phải sử dụng hợp lí các nguồn<br /> tài nguyên không tái sinh?<br /> *Phân biệt tài nguyên tái sinh và không tái sinh<br /> Tài nguyên tái sinh là nguồn tài nguyên sau khi khai thác và sử dụng một cách hợp lí sẽ được<br /> phục hồi.<br /> Vd: tài nguyên đất, nước, tài nguyên sinh vật…<br /> Tài nguyên không tái sinh là nguồn tài nguyên sau khi khai thác và sử dụng thì sẽ cạn kiệt dần<br /> không có khả năng phục hồi.<br /> Vd: khí đốt thiên nhiên, than đá, dầu lửa,...<br /> *Phải sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên không tái sinh:<br /> Do tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, chúng ta cần phải sử dụng một cách tiết<br /> kiệm và hợp lí, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại, vừa đảm bảo duy trì<br /> lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau.<br /> Câu 10: Vì sao phải khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã? Các biện pháp<br /> bảo vệ thiên nhiên hoang dã?<br /> Con người phải khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã là vì:<br /> Nhiều vùng trên Trái Đất đang ngày một suy thoái, rất cần có biện pháp khôi phục và giữ gìn.<br /> Cần phải bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng<br /> Cần phải khôi phục môi trường và bảo vệ thiên nhiên để phát triển bền vững.<br /> Các biện pháp để bảo vệ thiên nhiên hoang dã:<br /> Tăng cường trồng rừng và bảo tồn động vật quý hiếm<br /> Cải tạo các hệ sinh thái đã suy thoái<br /> Bảo vệ tài nguyên sinh vật.<br /> - HẾT -<br /> <br /> TRƯỜNG THCS NGUYỄN THANH ĐẰNG<br /> <br /> Chúc các em thi đạt kết quả cao !!!<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2